Sách Linh Khu
LINH KHU 67- 80
15-12-2015
Hoàng Đế hỏi Kỳ Bá: " Ta đã nghe thầy giảng về phép châm cửu châm, và ta đã áp dụng để chữa bệnh cho trăm ho, nhưng huyết khí của trăm họ không giống nhau về thịnh suy, cũng không giống nhau về thể chất: Có những người mà thán khí dễ bị kích động, vừa mới châm vào thì khí của người bệnh đã có phản ứng, có những người mà vừa châm vào thì khí phản ứng xảy ra đồng thời, có những người mà khi rút kim ra xong rồi thì khí mới phản ứng 1 mình, có những người phải châm nhiều lần thì người b�...
LINH KHU 46-66
15-12-2015
Hoàng Đế hỏi Thiếu Du: “Ta nghe rằng trăm bệnh xảy ra, ắt phải sinh ra từ khí Phong, Vu, Hàn, Thử, chúng đi dọc theo lớp lông hào mao để nhập vào đến tấu lý rồi hoặc quay trở ra, hoặc lưu lại, hoặc thành chứng Phong thũng, mồ hôi xuất ra, hoặc thành chứng Tiêu đơn, hoặc thành chứng Hàn nhiệt, hoặc thành chứng Lưu tý, hoặc thành chứng Tích tụ, kỳ tà tràn ngập nhiều không kể xiết[1]. Ta mong được nghe về nguyên nhân nào đã khiến nên như thế ? [2]Ôi ! Cũng đồng thời bị bệnh, hoặc bệnh như thế này, h...
LINH KHU 27- 45
15-12-2015
Hoàng Đế hỏi Kỳ Bá: "Chứng Chu tý ở tại thân thể chúng ta, nó lên xuống di chuyển theo mạch khí, Khi nó ở trên dưới và tả hữu đều có sự tương ứng, không bao giờ có lúc có nơi không (rỗng), Ta mong được nghe sự thống này trong huyết mạch ư ? Hay là ở trong khoảng phận nhục ? Tại sao lại đến nỗi như vậy ?[1] (Có khi) sự thống di chuyển nhanh đến chưa kịp xuống kim, có khí động rồi mà thống thì lại không kịp định xem nó ở đâu để trị, mà thống đã dứt rồi, Con đường vận hành nào đã khiến n...
LINH KHU 10 - 15
15-12-2015
Lôi Công hỏi Hoàng Đế: “Thiên ‘Cấm phục’ có nói, phàm cái lý của việc châm là phải lấy kinh mạch làm đầu, nó có nhiệm vụ doanh cho sự vận hành của khí, nó ‘chế’ để cho khí trở thành ‘độ lượng’; bên trong, nó làm cho khí của ngũ tạng vận hành thành thứ tự, bên ngoài, nó làm cho lục phủ phân biệt nhau. Thần mong được nghe về cái đạo vận hành ấy” [1].
LINH KHU 6-9
10-12-2015
Hoàng Đế hỏi Thiếu Sư: “Ta nghe nói sự sống của con người (biểu hiện) bằng những nét có cương có nhu, có nhược có cường, có đoản có trường, có Âm có Dương, Ta mong được nghe về phương cách xử lý (các trường hợp đã nói trên)”
LINH KHU 3-5
10-12-2015
Khi nói rằng: Dễ trình bày (dị trần ) có nghĩa là dễ nói. Khó vào (nan nhập) có nghĩa là khó làm cho người khác sáng tỏ vấn đề. Sự vụng về (thô thủ hình) là lo giữ về mặt hình thái của bệnh, có nghĩa là (người châm) chỉ lo giữ lấy phép châm. Sự khéo léo (thượng thủ thần) là phải lưu ý đến thần khí, có nghĩa là (người châm) phải chú ý đến huyết khí của người bệnh đang hữu dư hay bất túc để mà bổ tả.
LINH KHU 1-2
10-12-2015
Hoàng Đế hỏi Kỳ Bá: “Ta xem vạn dân như con, ta nuôi dưỡng trăm họ, thu tô thuế của họ. Ta chỉ buồn là nuôi họ không đủ để rồi họ bị bệnh tật. Ta không muốn để cho họ bị uống phải độc dược, cũng không muốn dùng đá để biếm. Ta muốn dùng loại kim vi châm để thông kinh mạch cho họ, điều hòa khí huyết cho họ, làm thế nào để cho khí huyết vận hành theo nghịch hay thuận đều có chỗ hội nhau.