0913 840 746
Thứ sáu, ngày 29 tháng 03 năm 2024
TÌM KIẾM
TIN MỚI Y HỌC
80% BỆNH NHÂN UNG THƯ VN ĐẾN BỆNH VIỆN Ở GIAI ĐOẠN CUỐI
Mỗi năm VN có 200 ngàn bệnh nhân ung thư mới, 70 ngàn người bệnh ung thư tử vong. Trong đó, đến 80% bệnh nhân ung thư ở VN đến bệnh viện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Việt Nam có 160.000 ca ung thư/năm: Vì sao ăn bẩn, độc
Mỗi năm Việt Nam có từ 130 nghìn đến 160 nghìn trường hợp mắc mới, trong đó có khoảng 85 nghìn đến 115 nghìn người tử vong do căn bệnh này.
Công bố danh sách “làng ung thư”
Theo dự án Điều tra, tìm kiếm nguồn nước hợp vệ sinh phục vụ cấp nước sinh hoạt cho một số làng ung thư của VN, các nguồn nước ăn uống, sinh hoạt tại 37 làng ung thư đều ô nhiễm nặng.
Triclosan trong kem đánh răng Colgate: vạch trần hàm lượng nguy hiểm sức khỏe
Từ sau khi Triclosan được nhiều nghiên cứu khoa học công bố là làm tăng nguy cơ ung thư, nhiều hãng sản xuất hóa mỹ phẩm đã loại bỏ nó trong thành phần sản phẩm. Chất này bị cấm ở nhiều nước Âu Mỹ. Tại Việt Nam, Triclosan cũng không còn được sử dụng trong các sản phẩm kem đánh răng, trừ Colgate. Đáp lại mối lo ngại của người tiêu dùng, Bộ Y tế cho biết Triclosan được phép sử dụng nếu hàm lượng không vượt ngưỡng 0,3%.
Cung cấp thuốc kém chất lượng, công ty dược của Mỹ bị rút giấy phép
Ngoài việc bị rút giấy phép hoạt động, Công ty Ronbinson Pharma, Inc (Mỹ) phải nộp phạt 80 triệu đồng vì sản xuất thuốc kém chất lượng, trong đó có nhiều lô glucosamine
HOANG MANG VỚI VỎ THUỐC-GELATINE
Gelatin có trong mô liên kết, xương, da của động vật và là sản phẩm được sản xuất từ da heo, da bò. Từ da heo, bò, collagen được thủy phân hóa một phần để biến thành gelatin. Như vậy để bào chế thuốc là viên nang phải có vỏ nang được chế tạo từ nguyên liệu là gelatin. Và gelatin dùng trong ngành dược sản xuất thuốc phải là gelatin dược dụng.
Kem đánh răng nào ở VN có chất gây ung thư triclosan?
Khảo sát của Kiến Thức về các sản phẩm kem đánh răng hiện nay: đều ghi rõ thành phần, không ghi hàm lượng. Câu hỏi đặt ra: chất triclosan gây ung thư chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

ĐƯỜNG DÂY NÓNG

0913 840 746

GĐ : NGUYỄN CÔNG KHUÔNG

[email protected]

TƯ VẤN TRAO ĐỔI

Phuongtd Thao

TƯ VẤN - HỖ TRỢ
THỐNG KÊ TRUY CẬP
3882
Đang online: 1
Truy cập hôm nay: 56
Truy cập hôm qua: 44
Truy cập trung bình: 3882
Tổng số truy cập: 3882
Your IP : 44.220.59.236
SẢN PHẨM : Ngải cứu
Ngải cứu
NGẢI CỨU
(Artemisia vulgaris L)
Tên khác: Thuốc cứu, ngải diệp, nhả ngải(tày), co linh ly (Thái), quá sú (H’ mông), ngỏi (Dao)
Tên nước ngoài: Warmwood, mugwort, fleabane, felon herb, motherwort, sailon’s tobacco(anh),
armoise, herbe de feu, artemise, herbe de Saint –Jean, remise(Phaps)
Họ : Cúc (Asteraceae)
 
Mô tả:
Cây thảo, sống lâu năm, cao 0.40 – 1m. Thân cành mọc sum sê, có rãnh và lông nhỏ. Lá mọc so le, chẻ lông chim, phiến men theo cuống đến tận gốc, dính vào thân như có bẹ, các thùy hình mác hẹp, đầu nhọn, mặt trên màu xanh lục sẫm, nhẵn hoặc có ít lông, mặt dưới phủ đầy lông nhung màu trắng, những lá ngọn có hoa không chẻ. Cụm hoa mọc ở ngọn thân và đầu cành thành chùm kép, mang nhiều đầu nhỏ, màu vàng lục nhạt; tổng bao gồm những lá bắc nguyên giống như những vảy có lông; đầu mọc chúc xuống cùng phía, hình trứng cụt, mang hoa cái hoặc hoa lưỡng tính trên cùng một cụm hoặc ở những cụm khác nhau; thường hoa có chiếm nhiều hơn; hoa không có có mào lông; tràng hoa cái có ống mảnh, cụt hoặc có hai răng ở đầu, tràng hoa lưỡng tính hình phễu, có 5 thùy uốn cong ra phía ngoài; nhị 5.
Quả bế, thuôn nhỏ, không có túm lông
Toàn cây có mùi thơm hắc.
Mùa hoa quả: tháng 10-12
·        Phân bố sinh thái:
Ngải cứu có nguồn gốc ở vùng ôn đới ấm châu Âu  hoặc châu Á, hiện nay cây được chồng và trở nên hoang dại ở vùng nhiệt đới Nam á, Dông – Nam – Á, Ấn độ, Pakistan, Srilanca, Bangladesh, Lào, Thái lan, Indonesia, Trung quốc.. Việt Nam, cây được trồng từ lâu đời trong nhân dân từ nam đến bắc. rr độ cao từ khoảng 800 m trở lên, có cây ngải dại mọc tư nhiên rất nhiều ở tỉnh Lào cai(Sâp, Bắc Hà, Bát Xát, Mường khương, Than Uyên); Lai châu (Phong thổ, Sìn Hồ, Tuần giáo, Tủa chùa); Yên bái ( Mù căng Cahir); cao bằng (Trungfg khánh, Bảo lạc) và Lạng Sơn (Vũng mẫu sơn); Hòa bình (mai châu) và Hà Giang chính ngải dại là nguồn dược liệu được khai thác thường xuyên mỗi năm đến 1000 tấn để sản xuất thuốc. Còn ngải cứu trống chỉ được sử dụng tại chỗ trong phạm vi nhân dân.
Ngải cứu là cây ưa ẩm, có thể hơi chịu  bóng, thường được trồng phân tán trong các vườn gia đình, hay các vườn thuốc của các cơ sở y học dân tộc. cây mọc thành từng khóm, nếu không bị thu hái, tỉa thưa sẽ nhanh chóng bò lan tạo thành đám lớn khó phân biệt giữa các cá thể: Cây sinh trưởng manh trong mùa xuân – hè; về mùa đông, phần thân, cành trên mặt đất có hiện tượng tàn lụi một phần. Ngải cứu ra hoa quả nhiều hàng năm, song hạt không được sử dụng để gioeo trồng.
 
·        Cách trồng:
 
Ngải cứu được trông phổ biến ở khắp nơi. Cây ưa ẩm, mát, không kén đất, rất dễ trồng bằng đoạn thân cành mọc sát mặt đất hoặc bằng cây con.
Thời vụ trồng tốt nhất là mùa xuân. Chọn đất ẩm, mát, nhiều n\mùn, không bị ngặp úng, cuốc xới cho tơi xốp rồi bổ hốc với khoảng cách 30cmx40cm. Cũng có thể trồng theo rạch hoặc theo luống với khoảng cách trồng như trên. Dùng ít phân chuồng hoai mục trồn đều với đất ơt mỗi hốc hoặc rạch rồi đặt đọa thân cành(mỗi hốc 2 đoạn, mỗi đoạn 20-25cm). Lấp đất 2/3 rồi tưới nước.
Lúc cây còn nhỏ cần bảo đảm đủ độ ẩm, khi cây đã lớn, thường kỳ làm cỏ, xới xáo, thoát nước nếu bị úng, bón thúc bằng nước phân chuồng, nước giải hoặc đạm pha loãng và bấm ngọn để kích thích cây đẻ nhiều chồi nhánh.
Ngải cứu sống khỏ, ít sâu bệnh, trồng một lần có thể thu hái liên tục trong nhiều năm. Sau mỗi lần thu hái cần bón thúc thêm phân cho cành non tái sinh và ra nhiều lá.
·        Bộ phận dùng:
Phần trên mặt đất thu hai khi cây có hoa, dùng tươi hay phơi khô trong râm. Nếu tán nhỏ rồi lấy rây lấy phần lông trắng thì được ngải nhung. Dùng sống hoặc chế biến như sau.
1.     Ngải diệp sao: Dùng lửa nhỏ, sao lá ngải cho khô, hơi vàng.
2.     Ngải diệp sao cháy: Lấy lá ngải cho vào nồi, sao đến khi có màu đen, vẩy ít nước để trừ hỏa độc.
3.     Ngải diệp chích mật:
Lá ngải: 10kg
Mật ong: 2kg
Đem mật ong pha loãng, đun sôi cho lá ngải vào đảo đều cho đến khi khô vàng, sờ không dính tay là được.
4.     Ngải diệp trích giấm.
Lá ngải: 10g
Giấm: 1.2kg
Chộn đều lá ngải với giấm để 30p, sao đến khô khi dược liệu có màu đen.
5.     Ngải diệp trích dượu.
Lá ngải 10kg
Rượu, giấm: mỗi thứ 1kg
Gừng tươi: 20kg
Muối ăn: 80kg
Đem gừng rửa sạch thái lát rồi giã, vắt lấy nước cốt, làm vài lần như vậy, hòa muối vào nước gừng rồi trộn với rượu và giấm, đem hỗn dịch trộn với lá ngải, ủ một giờ cho mềm rồi chưng một giờ, phơi khô.
 
Thành phần hóa học
Toàn thân ngải cứu chứa tinh dầu với hàm lượng .0.20 – 0.34%. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là là monoterpen và sesquyterpen gồm 1.8 cineolcamphor ( là những thành phần ít thay đổi ) còn thuyon (x hoặc y) thường có mặt với hàm lượng thấp hoặc đôi khi không có ( PROSEA 1999 ) ngoài ra cón dehydromatricaria ester tetradecatrilin tricosanol, aracholatcol
CH3 – C = C - C = C C = C – CH
H3 COOC – CH
Dạng cis – dehydromatricariaester
CH3 - C = C - C = C C = C – CH
CH – COOCH3
Dạng trans
CH3 – ( C – C )3 – CH = CH – CH – CH2 – CH – CH2 – CH3
Tetradecatyilin ( 2.4.6 ) en ( 8 ) on (12 )
CH3 – ( CH2)10 – CH ( OH ) – (CH2)10 – CH3
Tricosanol
Các flavonoid hầu hết là 3 – 0 – flavonl luterosid một triterpen là fermenlo, đáng chú ý là hợp chất sesquiterpenlacton rất phổ biến trong chi artemisia, nhưng hiếm thấy trong ngải cứu, người ta mới phát hiện một chất là psilostachyin trong một mẫu ngải cứu ở Lam Tư ( cũ )
Trong ngải cứu Việt Nam, có những chất màu indigo – base, gần 50 hợp chất đã phân tích và xác định có trong lá , chủ yếu là b caryophyllen 24% và b cubedene 12% ( PROSEA – 1999 )
Macro j; Alberto; samz,zuan F ( CA – 115.1991 89208n ) đã được tìm thấy trong phần trên mặt đất của ngải cứu các chất eudesman.
woerner, Martin, Schreier Peter  đã phân tích trong ngải cứu bằng sắc ký phối cổ và xác định được chất vulgarol ( CA – 116, 1992, 191050n )
Những năm gần đây nhiều tác giả đã nghiên cứu các glycoprotein allegen trong ngải cứu, Valenta,Audolf, Du, chena. Michael phát hiện được chất profilin ( CA, 116,1992,81968 K )
Một số chất allergen quan trọng có trong ngải cứu có hàm lượng phân tử 12.000 – 100.000 ( CA.115,1991,133607t ) Các allergen Ag 7, Art vI Art vII cũng đã được phân lập và xác định cấu trúc phân tử ( CA 114,1990,40527f; CA 114,1990,162076d; CA 113,1990 229153b,CA 113,1990,150298u )
Banthorpe. Derek; Brown Geoffrey phát hiện 2 dẫn chất coumarin là scopoletin và isofraxidin cùng với stigmasterol và sitosterol trong một số loài ngải cứu nuôi cấy mô ( CA. 112,1990, 135979 C )
Trong ngải cứu, còn có các acid amin như ademin cholin Subinidze. v.v… Bochzidze. L. D đã phân tích phần trên mặt đất của ngải cứu thấy có 13 acid amin tự do và 20 acid amin liên kết ( CA 110,1989, 132225 )
 
Tác dụng dược lý
Cao ngải cứu có tác dụng diệt và đuổi côn trùng, kháng đột biến và trừ giun, hiệu lực của một thuốc gel chứa cao ngải cứu đã được nghiên cứu ở Nhật Bản trên 56 người có bệnh ngứa ra. Kết quả rất tốt ở 67% bệnh nhân viêm ngứa ra, 56% người viêm ra dị ứng và 73% trường hợp khô ra ở người già, kết quả kém hơn ở trường hợp viêm da do tiếp xúc, không thấy có tác dụng phụ.
Cáo nước ngải cứu có tác dụng ức chế sự rõ rệt của vi khuẩn gram – dương và gram – âm invitro, nó ức chế đáng kể sự phát triển của vi khuẩn gây sâu răng Streptococcus mutans. Tinh dầu từ lá ngải cứu tươi thử ở 5000 ppm đối với nấm A spergillus jlavus ức chế phát triển nấm 67%. Ngải cứu có thể gây viêm da tiếp xúc.
Nước sắc ngải cứu có tác dụng lợi tiểu, tác dụng này có tác dụng một phần do hàm lượng kali khá cáo trong cây.
Ngải cứu có tác dụng co thắt cơ trơn ruột chuột lang gây bởi histamin và acetylcholin và ức chế co thắt phế quản chuột lang đặt trong bình khí dung histamin.
Ngải cứu với liều tương ứng liều điều trị trên người không gây tổn thương cho nhiễm sắc thể.
tinh dầu ngải cứu có tác dụng kháng khuẩn đối với Proteus vulgaris Staphylococcus aureus, Diplcocus pneumoniae, Bacillus mycoides,Bacillus suptilis, Mycobacterium tuberculosis ( giảm độc )
Streptococcus hemolyticus, Salmonella typhi, Shigella dysenteriae, S. flexneri không tác dụng với Bacterium pyocyaneum. Tinh dầu còn có tác dụng diệt Entamoeba moshkowskii với nồng độ ức chế tối thiểu 1: 160.
Một bài thuốc điều kinh trong có ngải cứu và 5 dược liệu khác đã được thử tác dụng trên tử cung cô lập chuột lang và thấy nước sắc của bài thuốc này ( nồng độ 1/1.000 – 1/500 ) tác dụng đặc hiệu gây co trơn tử cung mà không làm co cơ trơn ruột của cùng con chuột lang. Ngải cứu khi thử riêng rẽ cũng có tác dụng đặc hiệu như vậy.
Ngải cứu cho động vật uống với liều gấp 10 lần liều bình thường trong một tuần không gây biểu hiện độc và không làm biến đổi các thnah2 phần của huyết thanh.
Tinh dầu ngải cứu có tính chất kích thích làm cho xay, alpha – thuyon có trong tinh dầu có tác dụng hưng phấn, nhưng dùng nhiếu có thể gây điên cuồng.
Nước cất ngải cứu làm điện phân đã điều trị cho 77 bệnh nhân mắc các bệnh khớp và chấn thương phần mềm. kết quả tốt trên 60 bệnh nhân ( hết sưng, hết đau )kết quả khá và vừa trên 15 bệnh nhân so sánh với điện phân bằng bovocain, natri salicylat và pyramidon thì thấy tác dụng điều trị điện phân bằng ngải cứu nhanh hơn, giảm đau tốt và không gây dị ứng. Điện phân novocain có thể gây dị ứng mẫn cảm ở bệnh nhân.
Siro ngải cứu dùng cho 2 bệnh nhi viêm cầu thận cấp, được theo dõi lâm sàng và cận lâm sàng, thấy thuốc có tác dụng, giảm protein niệu rõ rệt, rút phù giảm ure máu, tăng hệ số nhanh thải và tăng đạm toàn phần trong màu. Sai 2 năm theo rõi chưa thấy tái phát các cháu vẫn khỏe, ăn mặn, protein, niệu âm tính.
Bài thuốc lục phụ hoàn phối hợp với ngải cừu, câu kỷ tử, trứng gà được áp dụng trên 13 bệnh nhân đục thủy tinh  thể và theo rõi trong một năm, có kết quả tốt trong đục thủy tinh thể nhẹ được phát hiện sớm, hạn chế được bệnh tiến triển, tránh phải can thiệp bằng phẫu thuật.
Một loại cao dán từ một số tinh dầu trong có tinh dầu ngải cứu đã được bào chế để chữa sai khớp, bong gân, chấn thương.
Hai bài thuốc trong có ngải cứu và một số dược liệu khác đã được nghiên cứu sản xuất để điều trị bệnh cao huyết áp và điều kinh có kết quả tốt.
Bài thuốc trong có ngải diệp và 7 dược liệu khác đã được điều trị cho 31 thai phụ sảy thai liên tiếp, trong đó có 26 người chưa có con và 5 người đã có 1 con. Thời gian điều trị trung bình 45 ngày, kết quả là 31 người đã giữ được thai, tỷ lệ 93,7%, nếu có triệu chứng dọa sẩy ra huyết hay động thai nhiều lần, kết quả điều trị không được tốt.
 
Tính vị công năng.
Ngải cứu có vị đắng, mùi thơm , tính ấm, vào ba kinh can, tỳ, thận, có tác dụng điều hòa khí huyết, trừ hàn thấp, ôn kinh, an thai, giảm đau, cầm máu, sát trùng.
 
Công dụng.
Ngải cứu được dùng chữa kinh nguyệt, không đều, đau kinh, bụng lạnh đau, nôn mửa đi lỵ, thổ huyết, chảy máu cam, đa kinh, đái ra máu, bạch đới, đau dây thần kinh, phong thấp và ghẻ lở.
Để điều kinh một tuần lễ trước dự kỳ có kinh, uống mỗi ngày 6-12g ( tối đa 20g ), dưới dạng thuốc sắc hoặc hãm, chia làm 3 lần uống trong ngày, có thể uống dạng thuốc bột, ngay 5-10g hay thuốc cao đặc 1-4g.
nếu có thai, thuốc không gây xảy thai vì không có tác dụng kích thích đối với tử cung có thai.
Ngoài ra ngải cứu còn được dùng làm thuốc chữa giun và sốt rét, ngải nhung dược dùng lảm mồi cứu.
Loài ngải dại ( A vulgari L var.indica ( willd DC ) được dùng để thay thế ngải cứu.
Theo y học cổ truyển của Trung Quốc, lá ngải cứu được dùng làm thuốc cầm máu, hạ nhiệt, bổ toàn thân, và trị tiêu chảy, thuốc được chỉ định trong nhiễm độc thai nghén, viêm mủ da, đau dây thần kinh, thân và lá ngải cứu khô đốt và hít khói chữa hen phế quản, nước sắc phần trên mặt đất của ngải cứu dùng tắm để chữa sỏi thận và làm thuốc gây sảy thai. Dạng thuốc mỡ ngải cứu để chữa một số bệnh da.
Phần trên mặt đất của cây là nguyên liệu để làm mồi cứu, một phương pháp được dùng phổ biến ở Trung Quốc để chữa nhiều bệnh, dùng uống dạng thuốc sắc liều một lần 3-5g.
Trong y học Ấn Độ, lá và ngọn mang hopa ngải cứu được dùng dưới dạng nước hãm trong các bệnh thần kinh và co thắt hen và bệnh về não.
Nhân dân vùng trung tâm Haiti dùng lá ngải cứu làm thuốc chữa nôn dưới dạng nước sắc uống, nhân dân Trung Quốc và Nhật Bản dùng chồi ngải cứu để chữa bệnh viêm  gan , vàng da, viêm túi mật và làm thuốc thông mật, chống viêm giảm đau và lợi tiểu. Ở Philipphin, nước sắc hoặc nước hãm lá ngải cứu chữa vết thương, làm long đờm, làm thuốc ổ dạ dày và điều kinh. Ở indonesia ngải cứu được dùng làm thuốc lợi tiểu, chữa trĩ, tiêu chảy, bệnh da và mụn lở. Ở Malaysia, ngải cứu trị mụn lợ, ở Thái Lan rễ ngải cứu trị giun, lá chữa hen và ho có đờm.
 
Bài thuốc có ngải cứu.
1.     Chữa ho:Lá ngải cứu, là nguyệt bạch, cây bọ mắm, mỗi thứ một nắm; trà ngon, đủ pha một ấm, gừng 3 lát sắc uống ngày 1 thang,
2.     Chữa thiếu máu: Ngải cứ, ích mẫu, hà thủ ô, là sung, củ mài mỗi vị 20g, hạt sen, táo nhân, đẳng sâm, thục vị mỗi vị 12g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang hoặc làm viên mỗi ngày uống 20-40g
3.     Chữa đái ra máu ( Bổ trung ích khí thang gia vị )
Ngải cứu sao 12g; đương quy, trần bì, thăng ma mỗi vị 8g, cam thảo 6g sắc uống ngày 1 thang.
4.     Chữa đau lưng cấp khi vác nặng, lệch tư thế.
Lá ngải cứu sao với rượu dắp ấm tại chỗ.
5.     Chữa sỏi đường tiết liệu không có cơn dâu, không tiểu tiện ra máu, không đái buốt, đái dắt,
Ngải cứu 16g, kim tiền thảo 40g kê nội kim 8g sắc uống ngày một thang.
6.     Chữa cảm thương hàn, đau đầu phát nóng, mạch thịnh.
Ngải cứu khô 3 lạng sắc uống cho ra mồ hôi.
7.     Chữa trúng phong cấm khẩu.
Dùng lá ngải cứu, đốt cứu ở huyệt dưới môi và bên góc hàm ( phối hợp với một số bài thuốc dùng uống)
8.     Thuốc xoa bóp chữa phong thấp.
Ngải cứu và phèn chua 2 vị cùng sao lẫn rồi đắp và bóp vào chỗ đau.
9.     Chữa ỉa ra máu ( sau khi ra phân mới ra máu )
Ngải cứu, gừng sống sắc uống.
 
10.  Chữa tỳ vị bị lạnh sinh đau.
Ngải cứu tán nhỏ uống với nước chín.
11.  Đề phòng bị gió sau khi khỏi đau mắt.
Ngải cứu, lá từ bi, lá nhãn, lá quýt, bạc hà đều bằng nhau, đun với nước rùi xông.
12. Chữa đầu phong, mặt lở ngứa chảy nước vàng.
Ngải cứu 80g, giấm thanh 600g sắc lấy nước, lấy giấy mỏng dấp nước thuốc rồi đắp, mỗi ngày 2 lần.
13. Chữa lưỡi co thun không nói được.
Lá ngải cứu tươi, giã lấy nước bôi
14.  Chữa khí hư,
Lá ngải cứu chưng với trưng với trứng gà mà ăn.
 
15.  Chữa phụ nữ băng huyết.
Lá ngải cứu khô một nắm, gừng khô một đồng cân, sắc lấy nước, lấy nửa lạng a giao sao tán nhỏ hòa vào thuốc trên, uống làm 3 lần.
16.  Chữa lở loét.
Lá ngải cứu khô đốt tồn tính và tán bột rắc.
17.  Chữa trĩ.
Ngải cứu, hoa hòe, kinh giới, chỉ xác, đều bằng nhau, nấu nước cho phèn chua vào, xông và rửa.
18.  Chữa kinh chậm, lượng ít, màu nhạt hoặc xám đen.
a, Ngải cứu thục địa, đẳng sâm mỗi vị 12g, xuyên khung, hà thủ ô, mỗi vị 10g, can khương, xương bồ mỗi vị 8g sắc uống.
b, Ngải cứu 8g, đẳng sâm, ngưu tất, mỗi vị 12g, xuyên khung, nghệ đen, quế chi, mỗi vị 8g gừng tươi 2g sắc uống mỗi ngày.
19. Cao hương ngải điều kinh, chữa tăng huyết áp.
Ngải cứu, hương phụ, ích mẫu, lá bạch đồng nữ, mỗi vị 2g, thêm nước vào sắc kỹ, co đến còn 10ml hàn và hấp tiệt trùng (  đun sôi và giữ sôi trong một giờ )
Chữa kinh nguyệt không đều, thấy kinh đau bụng, khó sinh nở, khí hư, ngày uống 3 đến 6 ống, muốn cho kinh nguyệt đều uống 10 ngày trước ngày dự đoán có kih, uống trong 2-3 tháng, có thể dùng lâu hơn. Còn chữa cao huyết áp, ngày 2-3 ống.
20.  Chữa kinh nguyệt kéo dài, máu ra nhiều.
Lá ngải cứu khô 20g nước 100ml cô còn 20ml thêm đường cho dễ uống, chia làm 2 lần, sánh và chiều, uống hàng tháng từ ngày bắt đầu hành kinh.
21. Thuốc điều kinh.
Ngải cứu 50g, ích mẫu 100g, hương phụ 100g, dạng thuốc viên hoặc cao lỏng có đường, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần uống 10 – 15g.
22.  Chữa đau bụng sau khi hành kinh.
Ngải cứu 8g, đảng sâm 16g, hoài sơn, bạch truật, hà thủ ô, kê huyết đằng, ngưu tất, mỗi vị 12g, nhục quế, can khương, mỗi vị 6g, sắc uống trong ngày.
23.  Chữa động thai ( đang có thai đau bụng, ra máu )
a, Lá ngải cứu 16g, tía tô 16g, nước 600ml, sắc đặc còn 100ml, thêm đường cho dễ uống, chia uống 3-4 lần trong ngày.
b, Lá ngải cứu tươi 8g giã nhỏ, chế nước vào vắt lấy 2 chén nước cốt, hòa với một chén mật ong đun sôi, thêm 10g cao da trâu hòa loãng để uống.
24.   Chữa trúng hàn thấp đau vùng tim bụng lan ra hông sườn.
Ngải cứu, quế, gừng khô , gừng sống 3 lát sắc uống nóng.
25.  Chữa sẩy thai liên tiếp.
Ngải cứu 8g, củ gai 20g, tô ngạnh 16g, tang kỳ anh 16g, thục địa 12g, đương quy 10g, hoàng cầm 8g, cam thảo 4g, sắc nước uống.
26.  Chữa trẻ em đau bụng do giun đũa
Lá ngải cứu tươi 8g, giã nhỏ chế nước sôi vào vắt lấy một chén to, uống vào lúc sáng sơm, sau khi đã cho ăn một miếng thịt nướng, vài giờ sau khi đi ngoài thì giun ra.
27.  Chữa rong kinh sau đặt vòng tránh thai.
a, Ngải cứu 8g, ích mẫu 20g, đào nhâ, uất kim, nga truật, hương phụ, mỗi vị 8g sắc uống.
b, Ngải cứu 12g, ngưu tất 16g, thục địa, cỏ nhọ nồi, mỗi vị 12g, xuyên khung, kỷ tử, quy bản, chi tử  sao, mỗi vị 8g sắc uống trong ngày.
28.  Chữa băng huyết và rong huyết kéo dài lâu ngày.
Ngải cứu 12g, thục địa 16g, bạch thược cao sừng hươu, mỗi vị 12g, đương quy, xuyên khung, a giao, phụ tử chế, mỗi vị 8g, thán khương 6g, sắc uống mỗi ngày một thang
Sản Phẩm Khác
Thiết kế website chất lượng cao NAM VIỆT IT