SẢN PHẨM : Chuối hột
CHUỐI HỘT
Musa brachycarpa Back
Tên đồng nghĩa: Musa basjoo Sieb
Tên khác: Chuối chat
Họ: Chối ( Musaceae )
Chuối hột đã được trồng từ lâu để lấy lá gói bánh: Quả chín ăn được; còn hạt được coi là một vị thuốc quý.
Chuối hột là loại cây ưa ẩm, có sức sống khỏe hơn các loại chuối trồng khác. Cây có khả năng chịu bóng và có thể cạnh tranh được với một vài loài cây trồng khác. Do đó để tận dụng đất đai, người ta thường trồng chuối hột ở góc vườn, dưới bóng các cây ăn quả khác, thậm chí cây được trồng sát với bụi tre mà vẫn sinh trưởng phát triển tốt. Hàng năm từ gốc cây mẹ, thường mọc lên 1 – 3 cây chồi. Ngoài ra hạt chuối hột có khả năng nảy mầm tốt để tạo thành cây con, những năm gần đây, chuối hột đã dần dần trở lên hiếm trong nhân dân và có nguy cơ bị mất giống. Về giá trị nguồn gen, chính chuối hột và một loài chuối rừng là cặp bố mẹ lai tự nhiên, tạo ra loài chuối trồng hiện nay. Do đó chuối hột là đối tượng đáng lưu ý trong kế hoạch bảo tồn nguồn gen ở Việt Nam.
Bộ phận dùng
Củ, thân, quả và hạt.
Tính vị, công năng
Chuối hột có tác dụng lương huyết, thoái nhiệt, lợi tiểu.
Công dụng.
Quả chuối hột lúc còn xanh được ăn thay rau, quà chín ăn được nhưng không ngon, lại có tác dụng tẩy giun. Ở một số địa phương, người ta dùng quả chuối hột xanh chữa sỏi đường tiết niệu theo cách làm sau.
Lấy 7-8 quả thái mỏng sao vàng, rồi nấy 3-5g hạ thổ rồi sắc uống 3-4 bát mỗi ngày vào lúc no. Có thể cho vào ấm hãm với nước sôi như pha trà, ngày uống 3-4 lần. Cũng có nơi người ta dùng hạt chuối hột để tống sỏi. Như trường hợp anh Nguyễn Thanh T, đau quặn thận, chụp phim thấy một viên sỏi 8mm ở đoạn giữa của niệu quản trái và 2 viên 4mm ở bàng quang.
Dùng hạt quả chuối hột, rang giòn giã nát, rây bột, mỗi ngày dùng 2 thìa canh bột cho vào ấm tích chế nước sôi như pha trà uống. Trong thời gian uống thuốc thấy có chất lắng đục ở đáy dụng cụ đựng nước tiểu qua đêm. Uống liên tục trong 30 ngày, sỏi ra hết thành những viên nhỏ hơn trong phim chụp ( thuốc và sức khỏe số 120 – 15 – 7 – 1998 – trang 14 )
Vỏ chuối hột 40g, phơi khô sao hơi vàng, tán bột, quế chi 4g, cam thảo 2g tán bột luyện với mật làm viến uống 2-3 lần trong ngày với nước ấm chữa đau bụng khinh nhiên. Hoặc vỏ chuối hột 20g, rễ gai tâm xọng 20g, vỏ quả lựu 20g, rễ tầm xuân 20g, búp ổi 10g phơi khô, thái nhỏ sắc uống chữa kiết lỵ.
Củ chuối hột giã lát vắt lấy nước uống, chữa sốt cao mê sảng, củ chuối hột kết hợp với củ sả, tầm gửi cây táo hay vỏ cây táo ( mỗi thứ 4g ) sao vàng, sắc với 200ml nước làm một lần trong ngày chữa kiết lỵ, ra máu, củ chuối hột phối hợp với tầm gửi cây dâu, rễ cỏ tranh, thài lài tía, mỗi thứ 15g sắc nước uống chữa ho ra máu. Củ chuối hột, củ chuối rừng, rễ cây móc, mỗi thứ 10 – 20g sao vàng sắc uống là thuốc an thai của đồng bào thái ở tây Bắc.
Thân cây chuối hột còn non, cắt một đoạn nướng chín ép lấy nước ngậm chữa đau răng, nước tiết ra từ thân cây chuối hột chữa đái đường.
Theo tài liệu nước ngoài, nước sắc thân và lá chuối hột có tác dụng lợi tiểu, chữa phù thũng, quả chuối hột có tác dụng chữa đái đường, viêm thận, cao huyết áp, nước hãm củ chuối hột uống mát, giải độc kích thích tiêu hóa.
CHUỐI RỪNG.
Musa uranoscopos Lour
Tên đồng nghĩa. Musacoccinea Andr, M. rubra Wall. Kurz
Tên khác. Cuổi đông, mác chốc, mác phi vẹc ( tày )
Tên nước ngoài: RedfloWer banana, scarlet – banana ( anh )
Họ: Chuối ( Musaceae)
Mô tả.
Cây thảo lớn, cao 1-3m, dáng cây mảnh, gầy hơn các loại chuối trồng, thân giả do bẹ lá tạo thành đường kính khoảng 10m, màu lục hoặc hơi tía, lá có cuống mập, phiến thon dài đến 1 m, rộng 12 – 20cm khía rách, mép nguyên, hai mặt nhẵn, mặt trên sẫm, mặt dưới nhạt, cuống lá rất to nổi gồ ở mặt dưới, gân bên xếp ngang, rất xít nhau, những lá ở ngọt mọc vượt lên cụm hoa.
Cụm hoa mọc ở ngọn trên một thân thật thành bông ngắn thẳng đứng, dài 15- 25cm bao bọc bởi những lá sắc màu đỏ hoặc da cam có những chấm vàng ở đầu, xếp lợp, hoa xếp thành hàng đều ở kẽ lá bắc, có bao hoa màu vàng, đầu cánh màu lục, dài 3.5cm gồm một cánh hình mo ( ở hoa cái ) hoặc 2 cánh đều, một cánh rộng có 5 răng, cánh kia hẹp, nhị 5, chỉ nhị dài hơn bao phấn.
Quả nhỏ, hình trụ, hơi cong, có 3 cạnh, dài 9 cm. rộng 2.5cm, màu vàng, nhạt nhiều, hình chòn rất chát.
Mùa hoa, tháng 5-7, mùa quả tháng 9 – 11.
Phân bố sinh thái.
Có giả thiết cho rằng chuối rừng là một rạng ( genotyp ) lưỡng bội có nguồn gốc từ vùng rừng rậm nhiệt đới ở bán đảo Malaysia ( R. R . C Espino et al 1992 ) Cây phân bố tự nhiên ở khắp vùng nhiệt đới, đông dương, đông nam á và ấn độ, giới hạn phân bố về phía bắc đến tỉnh vân nam, quảng tây và đảo hải nam của trung quốc . Việt Nam cũng có thể là một trung tâm phân bố phong phú của chuối rừng, vì ở bất cứ vùng rừng ẩm nào cũng có thể phát hiện được cây mọc tự nhiên thành những quần thể dày đặc như ở một số vùng núi thuộc tỉnh lai châu, hà giang, lao cai, yên bái, sơn la và hòa bình …. khi cây gỗ rừng bị khai thác , chuối rừng có cơ hội xâm lấn và đào thải cả những cây dưới tán ra hoa. Quả chuối rừng có rất nhiều hạt, hạt có sức nảy mầm tốt, ngoài ra quả chuối rừng chín còn là nguồn thức ăn của nhiều loài chim, thú, nhờ đó hạt có điều kiệt phát tán khắp nơi.
Chuối rừng là một hợp phấn quan trọng trong tổ thành thảm thực vật rừng nhiệt đới ở Việt Nam. Cây có tác dụng giữ nước cho đất, chống xói mòn và nơi cư trú cho nhiều độc vật hoang dã. cây chuối rừng nhỏ còn được trồng làm cảnh ở hòn non bộ và dạng bon sai.
Bộ phận dùng.
Nõi thân, củ cụm, hoa và vỏ quả.
Công dụng.
Theo kinh nghiệm dân gian hầu hết các bộ phận của cây chuối rừng được dùng làm thuốc, trong thời kỳ kháng chiến chống mỹ, đồng bào tỉnh bình định đã dùng lõi thân chuối rừng đập dập rồi giã nát đắp để cầm máu chữa vết thương cho bộ đội và nhân dân trong vùng, vỏ quả chuối rừng đã chín vàng ( 4-8g phơi khô thái nhỏ, sắc nước uống chữa đau bụng, tiêu chảy, để chữa động thai đồng bào tây bắc dùng củ chuối rừng, củ chuối hột, rễ cây móc mỗi vị 20 g s8ac1 nước uống ngoài ra theo kinh nghiệm của cụ lò thị hùng ở huyện văn chấn ( yên bái ) dân tộc dao đã dùng cụm hoa chuối rừng ( không đậu quả ) sắc uống để hạn chế sinh đẻ, cần tiếp tục nghiên cứu thêm.
Về mặt thực phẩm, người ta thường lấy thân giả của cây chuối rừng, bóc bỏ lớp bẹ, lá già bên ngoài, nấy phần non bên trong, thái nhỏ ngâm nước cho bớt chát để ăn ghém hoặc muối dưa, củ chuối sau khi cạo bỏ vỏ ngoài, có thể nấu canh hay xào ăn.