Trinh nữ hoàng cung có 2 tác dụng chính: Ức chế sự phân bào và kích thích sự phát triển của bạch cầu và các tế bào Lympho T. Hai đặc tính này có vai trò quan trọng trong việc phòng chống ung thư và u xơ là căn bệnh nguy hiểm nhất hiện nay. Nếu ta kế hợp nước ép Trinh nữ hoàng cung với 4 loại nước ép khác là Bồ công anh thấp, Gừng, Riềng, Mướp đắng trong thời gian 5 tháng để điều trị ung thư và u xơ chắc chắn sẽ khỏi bệnh. Uống 5 loại nước ép này tức là ta đã áp dụng cùng lúc 2 phương pháp trị ung thư 1 lúc: Biện pháp miễn dịch và hooc mon. Mỗi ngày uống 1 chai Bồ công anh, 1 chai Trinh nữ hoàng cung, một chai Riềng, 1 chai mướp đắng và 1/2 chai Gừng.
TÁC DỤNG CỦA TRINH NỮ HOÀNG CUNG
1. Tăng cường hệ miễn dịch phòng chống viêm nhiễm
2. Ngăn chặn ung thư và u xơ
TRINH NỮ HOÀNG CUNG
Danh pháp Khoa học: Crinum latifolium L.
Tên khác: Tỏi lơi lá rộng.
Họ: Loa kèn đỏ (Amaryllidaceae).
Mô tả:
Cây cỏ lớn. Thân hành to, gần hình cầu hoặc hình trứng thuôn, đường kính 8-10 cm, phủ bởi những vảy hình bản to, dày, màu trắng. Lá mọc thẳng từ thân hành, hình dải dài đến 50 cm, có khi hơn, rộng 7- 10 cm, mép nguyên gốc phẳng có bẹ, đầu nhọn hoặc tù, gân song song.
Phân bố, sinh thái :
Chi Crinum L. Có khoảng 100 loài, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới, trong đó một số loài được trồng làm cảnh và làm thuốc tương đối phổ biến.
Bộ phận dùng:
Lá, thân hành
Thành phần hóa học: Trinh nữ hoàng cung được nghiên cứu về hóa học chủ yếu từ 1980.
Các alcaloid có trong Trinh nữ hoàng cung thuộc 2 nhóm:
Không dị vòng: latisolin, latisodin, beladin
Dị vòng: ambelin, crinafolin, crinafolidin, 11- o-acetylambelin, 11-o-acetyl 1.2 β-epoxyambelin, lycorin, epilycorin, epipancrassidin, 9-0-demethylhomolycorin, lycorin-1-0-glucosid, pseudolycorin -1-0- β-D-glucosid, latindin, pratorin, (hippadin), pratorinin, pratorimin, pratosin, latifin, (Shibnath Glosal và cs,1983,1985,1986,1988,1989,Jeffs Peter W.1985, Kobayashi Shigeru, 1984)
Thân rễ chứa 2 glucan: glucan A và glucan B có khoảng 110 gốc của glucose (Tomada Mashashi và cs, 1985).
Ở Việt Nam, theo Nguyễn Hoàng và cs,1997, Trinh nữ hoàng cung có 11 alcaloid, 11acid amin, acid hữu cơ. Các acid amin là phenylalanine, 1- leucin, dl-valin và 1.arginin monohydroclorid.
Trần Văn Sung và cs,1997, đã phân lập được từ thân hành Trinh nữ hoàng cung 5alcaloid trong đó, 2 chất là l.lycorin và pratorin được nhận dạng bằng phổ khối lượng và phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton carbon 13.
Võ Thị Bạch Huệ và cs 1998, đã phân lập được từ lá 2 alcaloid là crinamidin, 6- hydroxycrinamidin được nhận dạng bằng các phân tích hóa học và quang phổ.
Tác dụng dược lý:
Cao methanol của rễ, thân, và cao chiết alcaloid toàn phần của Trinh nữ hoàng cung đều có tác dụng ức chế sự phân bào, kìm hãm sự tăng trưởng của rễ hành ta, hoạt tính cao của Trinh nữ hoàng cung bằng hoặc hơn 50% so với hoạt tính của colchicin ở cùng nồng độ. Panacrin là chế phẩm thuốc bào chế từ hỗn hợp 3 dược liệu: lá Trinh nữ hoàng cung, củ tam thất và lá đu đủ, được nghiên cứu về tác dụng chống ung thư. Trên mô hình gây u bang thực nghiệm bằng cách cấy truyền vào xoang bụng chuột nhắt trắng tế bào u báng Sarcom TG-180 với lượng 106 tế bào/ một chuột. Thuốc đã có tác dụng làm giảm sinh khối của u hay giảm tổng số tế bào ung thư, đồng thời làm giảm chỉ số gián phân của tế bào ung thư.
Trong mô hình gây ung thư đùi thực nghiệm bằng tiêm vào đùi chuột nhắt trắng tế bào u báng Sarcom TG-180, Panacrin có tác dụng hạn chế sự phát triển khối u và hạn chế sự di căn của tế bào ung thư từ u đùi lên gan, phổi, lách. Thuốc có tác dụng kéo dài thời gian sống của chuột mang ung thư được điều trị gần gấp đôi so với chuột đối chứng mang ung thư.
Trong công trình nghiên cứu khả năng tăng cường sự sinh sản invitro của tế bào lympho T khi sử dụng cao chiết bằng nước nóng từ Trinh nữ hoàng cung (1-8mg/ml), đã dùng bạch cầu đơn nhân to lấy từ máu ngoại vi của người cho máu khỏe mạnh, và nuôi cấy trong môi trường chứa cao chiết với nước nóng từ Trinh nữ hoàng cung theo tỷ lệ 1:3, cao chiết bằng nước nóng từ dược liệu có tác dụng kích thích sự sinh sản của tế bào limpho T, và đặc biệt có tách dụng kích thích trực tiếp các tế bào CD4 + T trong thử nghiệm in vitro, cho chuột nhắt trắng uống cao chiết nước nóng từ Trinh nữ hoàng cung, cũng thấy có tác dụng kích thích sự sinh sản của tế bào, lympho T có tầm quan trọng đặc biệt trong miễn dịch học ung thư.
Một số alcaloid trong cây Trinh nữ hoàng cung có hoạt tính sinh học. Lycorin ức chế sự tổng hợp protein và DNA của tế bào chuột, và ức chế sự phát triển của u báng cấy ở chuột. Trong thử nghiệm in vitro, lycorin làm giảm khả năng sống của các tế bào u. Lycorin ức chế sinh tổng hợp vitamin C trong cây cỏ, làm ngừng sự phát triển virus gây bệnh bại liệt, ức chế sự tổng hợp các tiền chất cần cho sự sinh trưởng của virut gây bệnh bại liệt, và enzyme poliopeptidase, và có tác dụng kháng virus. Lycorin có độc tính cấp tính thấp.
Lycorin-o-glycosid ở mức liều microgram gây kích thích các tế bào lympho lách chuột nhắt trắng, có tách dụng điều hòa miễn dịch. Pseudolycorin có tác dụng làm ngưng sự phát triển tế bào Hela, ngăn cản sự tổng hợp protein trong tế bào u báng và làm chậm lại quá trình tổng hợp DNA. Hippadin ức chế một cách hồi phục được sự thụ tinh của chuột cống đực; 1,2- β-epoxyambellin có tác dụng hoạt hóa tế bào lympho lách chuột nhắt. Hỗn hợp ambellin gây hoạt hóa tế bào lympho giống như chất concanavalinA.
Thuốc panacrin cũng được dùng cho 3 nhóm bệnh nhân gây ung thư dạ dày, ung thư gan và u lympho ác tính, có kiểm chứng thấy được dung nạp tốt và có ít tác dụng không mong muốn. Sau 3 tháng dùng thuốc mức độ đáp ứng của bệnh nhân dùng panacrin có thuận lợi hơn so với nhóm đối chứng, nhưng vì cỡ mẫu nghiên cứu còn nhỏ nên chưa tạo ra được sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Tính vị, công năng:
Trinh nữ hoàng cung có vị đắng, chát, có tác dụng gây sung huyết da
Công dụng:
Trinh nữ hoàng cung được dùng trong phạm vi dân gian để chữa ung thư vú, ung thư tử cung, ung thư tuyến tiền liệt. Lá thái nhỏ, với liều dùng mỗi ngày 3-5 lá sao vàng sắc uống. Cũng có người dùng điều trị ung thư dạ dày, ung thư phổi, ung thư gan và chữa đau dạ dày. Ở các tỉnh phía Nam Trinh nữ hoàng cung được dùng phổ biến chữa bệnh đường tiết niệu.
Dùng ngoài, lá và thân hành giã nát, hơ nóng dùng xoa bóp làm sung huyết da chữa tê thấp, đau nhức.
Ở Ấn Độ, nhân dân dùng thân hành cây Trinh nữ hoàng cung xào nóng, giã đắp trị thấp khớp, và cũng dùng đắp trị mụn nhọt và áp xe để gây mưng mủ. Dịch ép lá là thuốc nhỏ tai chữa đau tai. Ở Campuchia, nhân dân dùng cây Trinh nữ hoàng cung để điều trị bệnh phụ khoa.