0913 840 746
Thứ năm, ngày 21 tháng 11 năm 2024
TÌM KIẾM
TIN MỚI Y HỌC
80% BỆNH NHÂN UNG THƯ VN ĐẾN BỆNH VIỆN Ở GIAI ĐOẠN CUỐI
Mỗi năm VN có 200 ngàn bệnh nhân ung thư mới, 70 ngàn người bệnh ung thư tử vong. Trong đó, đến 80% bệnh nhân ung thư ở VN đến bệnh viện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Việt Nam có 160.000 ca ung thư/năm: Vì sao ăn bẩn, độc
Mỗi năm Việt Nam có từ 130 nghìn đến 160 nghìn trường hợp mắc mới, trong đó có khoảng 85 nghìn đến 115 nghìn người tử vong do căn bệnh này.
Công bố danh sách “làng ung thư”
Theo dự án Điều tra, tìm kiếm nguồn nước hợp vệ sinh phục vụ cấp nước sinh hoạt cho một số làng ung thư của VN, các nguồn nước ăn uống, sinh hoạt tại 37 làng ung thư đều ô nhiễm nặng.
Triclosan trong kem đánh răng Colgate: vạch trần hàm lượng nguy hiểm sức khỏe
Từ sau khi Triclosan được nhiều nghiên cứu khoa học công bố là làm tăng nguy cơ ung thư, nhiều hãng sản xuất hóa mỹ phẩm đã loại bỏ nó trong thành phần sản phẩm. Chất này bị cấm ở nhiều nước Âu Mỹ. Tại Việt Nam, Triclosan cũng không còn được sử dụng trong các sản phẩm kem đánh răng, trừ Colgate. Đáp lại mối lo ngại của người tiêu dùng, Bộ Y tế cho biết Triclosan được phép sử dụng nếu hàm lượng không vượt ngưỡng 0,3%.
Cung cấp thuốc kém chất lượng, công ty dược của Mỹ bị rút giấy phép
Ngoài việc bị rút giấy phép hoạt động, Công ty Ronbinson Pharma, Inc (Mỹ) phải nộp phạt 80 triệu đồng vì sản xuất thuốc kém chất lượng, trong đó có nhiều lô glucosamine
HOANG MANG VỚI VỎ THUỐC-GELATINE
Gelatin có trong mô liên kết, xương, da của động vật và là sản phẩm được sản xuất từ da heo, da bò. Từ da heo, bò, collagen được thủy phân hóa một phần để biến thành gelatin. Như vậy để bào chế thuốc là viên nang phải có vỏ nang được chế tạo từ nguyên liệu là gelatin. Và gelatin dùng trong ngành dược sản xuất thuốc phải là gelatin dược dụng.
Kem đánh răng nào ở VN có chất gây ung thư triclosan?
Khảo sát của Kiến Thức về các sản phẩm kem đánh răng hiện nay: đều ghi rõ thành phần, không ghi hàm lượng. Câu hỏi đặt ra: chất triclosan gây ung thư chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

ĐƯỜNG DÂY NÓNG

0913 840 746

GĐ : NGUYỄN CÔNG KHUÔNG

[email protected]

TƯ VẤN TRAO ĐỔI

Phuongtd Thao

TƯ VẤN - HỖ TRỢ
THỐNG KÊ TRUY CẬP
14769
Đang online: 3
Truy cập hôm nay: 55
Truy cập hôm qua: 134
Truy cập trung bình: 14769
Tổng số truy cập: 14769
Your IP : 3.145.66.104
SẢN PHẨM : Cải củ
Cải củ

CẢI CỦ

Raphanus sativus L.var.longipinnatus Bail.

Tên khác:  La bạc, củ cải

Tên nước ngoài: Garden radish (Anh); radis rose, petit radis, navet rave, radis rond, chou radis (Pháp).

Họ: Cải (Brassicaceae).

 

 

 Mô tả:

  Cây nhỏ, sống một năm hay hai năm, cao 15-45cm. Rễ phình to thành củ trụ dài, hình trứng hay hình cầu; không phân nhánh, màu trắng. Thân rất ngắn chỉ khi ra hoa mới vượt lên. Lá mọc so le, hình bầu dục hay hình mác, phiến lá men theo cuống đến tận gốc, đôi khi xẻ thành những tai ngắn, đầu tròn, mép lá có răng cưa tù hoặc chia thùy không đều, uốn lượn, gân hình mạng nổi rõ ở mặt dưới.
  Cụm hoa mọc thành chùm, trên một cán dài phân nhánh, mỗi nhánh mang nhiều hoa màu trắng, đôi khi pha tím nhạt; dài có 4 răng thuôn hẹp; tràng có 4 cánh mỏng; nhị 6, 2 cái ngắn, bầu hình trụ.
  Quả cải, thắt từng quãng nom như chuỗi hạt, đầu nhọn dài; hạt nhỏ, nhiều màu vàng nhạt hoặc nâu đen.
  Mùa hoa quả: tháng 1 - 5
 
Phân bố, sinh thái:
 
  Chi Raphanus L. gồm một số loài là cây thảo, vài loài được trồng làm rau ăn, trong đó có cải củ.
  Hiện nay chưa xác định được cụ thể nguồn gốc của cây. Dự đoán rằng cây bắt nguồn từ vùng Đông Địa Trung Hải và Caspian, vì ở đó còn có một số loài cùng chi mọc hoang dại như Raphanus raphanistrum L.; R.maritimus Sm, R. - landra Moretti ex DC...
  Từ 2000 năm trước công nguyên, các bộ tộc ở vùng Địa Trung Hải đã biết trồng cải củ. Ở Trung Quốc có cải củ từ 500 năm trước công nguyên. Nhật Bản nhập cải củ từ Trung Quốc vào khoảng thế kỉ VII sau công nguyên. Mặc dù vậy, Trung Quốc và Nhật Bản nay đã trở thành trung tâm đa dạng về cải củ của thế giới, chỉ đứng sau vùng nguyên sản của nó ở chây Âu. Người ta đã phân chia cải củ thành 4 nhóm chính: cải củ Trung Quốc được trồng nhiều ở Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản và một số nước ở Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam; cải củ lá chủ yếu ở Châu Âu, người ta lấy lá làm thức ăn cho gia súc và phân xanh; cải củ đuôi chuột có nhiều ở Ấn Độ và cải củ nhỏ ở vùng ôn đới Châu Âu.
  Cải củ trồng ở Việt Nam có lẽ cũng được nhập từ Trung Quốc. Hiện nay có nhiều giống đang được trồng ở khắp các địa phương. Bên cạnh các loại cải củ màu trắng, gần đây một số giống củ màu tím được nhập trồng ở Phó Bảng (Hà Giang) và Đà Lạt (Lâm Đồng) có kết quả tốt. Nhìn chung, các loại cải củ trồng hiện nay đều có các đặc điểm sinh thái giống nhau. Đó là tính ưa sáng, ưa điều kiện ẩm mát. Do đó, người ta thường trồng cải củ vào mùa thu - đông hay mùa xuân. Ở vùng núi cao trên 1500m cải củ được trồng vào vụ xuân - hè.
 
Cách trồng:
 
 Cải củ sinh trưởng, phát triển tốt ở những vùng có khí hậu mát, hoặc trong mùa đông ở đồng bằng và trung du Bắc bộ. Ở những nơi nóng hoặc mùa hè vẫn có thể trồng được nhưng cây không có củ.
 Vì là cây có củ nên cải củ được trồng tốt nhất trên đất cát pha, đất thịt nhẹ, nhiều mùn, thoát nước. Cây được nhân giống từ hạt bằng cách gieo thẳng. Ở những nơi có mùa đông quá lạnh như Sa Pa (Lào Cai) thường gieo hạt vào tháng 2 - 3, thu hoạch củ vào tháng 5 - 6. Ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ thường gieo vào tháng 8 - 9, thu hoạch vào tháng 11 - 12. Hạt giống được sản xuất bằng cách: Sau khi thu hoạch, cắt lấy mật củ(một đoạn dài 4 - 5 cm, gồm gốc củ và chồi búp) đem trồng và chăm sóc cho ra hoa kết hạt. Theo kinh nghiệm, hạt thu trực tiếp trên cây có chất lượng kém, củ nhỏ, năng suất củ không cao. Hạt sản xuất ở đồng bằng không tốt bằng hạt sản xuất ở vùng núi.
 Đất trồng cải củ cần được cày bừa kĩ, bón lót 10 - 15 tấn phân chuồng hoai mục, 100 - 150 kg phân lân, 50 - 75 kg phân kali cho mỗi hecta, lên luống cao 25 - 30 cm, rộng 0,8 - 1 m, rồi đánh rạch ngang mặt luống, cách nhau 20 cm. Phân lót nên bón theo rạch, vừa tập trung dinh dưỡng vừa làm xốp đất cục bộ cho cây (cải củ chỉ có lông hút ngắn mọc ra từ củ, không thể hút dinh dưỡng từ xa).
 Hạt cải củ được gieo theo rạch, có thể phủ rơm, rạ, trấu, tro bếp hoặc không phủ, nhưng cần chú ý phòng trừ kiến tha hạt. Nên trộn hạt với bột Basudin trước khi gieo. Nhân dân có kinh nghiệm trộn hạt với dầu hỏa cũng có kết quả tốt. Sau 4 - 5 ngày, hạt sẽ nảy mầm. Khi cây có 3 - 4 lá thật, tiến hành tỉa định cây, đảm bảo khoảng cách giữa các cây từ 10 - 15 cm.
 Ruộng cải củ cần có độ ẩm vừa phải, luôn sạch cỏ và thường xuyên được xới xáo, vun gốc. Ở thời kì cây con và khi cây bắt đầu ra củ, cần tưới bổ sung nước giải, đạm pha loãng hoặc nước phân chuồng.
 Cải củ thường bị sâu xám, sâu xanh và rệp hai lá. Củ thu vào lúc cây chưa ra ngồng, lá thu lúc còn non. Nếu thu hạt làm thuốc thì để hạt già, cắt lấy phần thân mang quả đem về phơi khô đập lấy hạt. Khi cây ra ngồng, củ trở nên xơ không ăn được.
 
Bộ phận dùng
 
  Rễ cải củ thu hái vào mùa đông, loại bó thân, rễ, lá, phơi khô.
  Hạt chín phơi khô, có thể sao trước khi dùng.
  Lá phơi hay sấy khô.
 
Thành phần hóa học
 
 Rễ cải củ chứa raphanin, glucose, saccharose. Ngoài ra, còn có acid coumaric, acid cafeic, acid ferulic, acid, gentisic, acid hydroxybenzoic, nhiều loại acid amin khác nhau, 4-methyl-thio-30-lutenyl glucosynolat.
 Rễ tươi có vitamin C.
 Hạt chứa dầu béo, tinh dầu. Dầu béo có acid arucic, glycerol cynapat. Ngoài ra, hạt còn có raphanin có tác dụng kháng khuẩn, β-sitosterol, γ-sitosterol, sinapin bisulfat.
 
Tác dụng dược lý
 
 Củ, lá, hoa và hạt cây cải củ có hoạt tính kháng khuẩn đối với những vi khuẩn gram dương. Trong thử nghiệm về tác dụng lợi niệu trên chuột cống trắng, liều của củ cải khô 1g/kg cho chuột uống dưới dạng cao nước có tác dụng làm tăng hiệu suất tiết niệu 164%, trong khi hiệu suất tiết niệu tăng 36% ở nhóm chuột uống placebo, và tăng 286% ở nhóm uống 25mg/kg hydroclorothiazid. Trong thử nghiệm trên chó, nước ép cải củ làm tăng bài niệu và tăng tiết mật. Những chế phẩm từ cây cải củ làm tăng sự dung nạp của cơ thể đối với carbon hydrat.
 
Tính vị, công năng
 
 Hạt cải củ (la bặc tử) có vị cay ngọt, mùi thơm, tính bình, vào các kinh phế, tỳ, vị. Có tác dụng hạ khí, tiêu đờm, trừ hen suyễn, tiêu thức ăn. Củ cải củ (la bặc căn), có vị ngọt, hơi cay đắng, tính bình, có tác dụng mạnh, tỳ vị, lợi tiểu, long đờm, tiêu thức ăn, giải độc.
 
Công dụng
 
 Hạt cải củ được dùng chữa ăn không tiêu, sốt, ho, nhiều đờm, hen suyễn, ngực bụng đầy trướng, nôn mửa. Ngày uống 10 - 15 g dưới dạng thuốc sắc. Người khí hư không nên dùng.
 Củ cải củ hoặc lá cải củ phơi hay sấy khô với liều hàng ngày 10 - 15g được dùng với dạng thuốc sắc để làm thuốc thông tiểu tiện, chữa phù thũng. Củ cải củ còn được dùng chữa nhức đầu và thiên đầu thống (củ cải củ tươi giã, vắt lấy nước cốt, nằm ngửa nhổ vào lỗ mũi), và chữa tiêu chảy (luộc ăn hàng ngày).
 Trong y học cố truyền Trung Quốc, nước ép củ cải củ được dùng làm thuốc tăng cường tiêu hóa, làm mạnh dạ dày, lợi mật trong bệnh sỏi mật, long đờm và lợi tiểu. Rượu ngâm hạt và củ cải củ được dùng ngoài nốt tàn nhang. Hạt và củ cải củ dưới dạng thuốc bôi dẻo chữa một số bệnh ngoài da. Liều dùng nước ép củ cải củ uống mỗi lần là 50 - 90g.
 Trong y học cổ truyền Ấn Độ, củ cải củ được coi là thuốc làm khỏe khoắn và lọc máu. Những chế phẩm của củ cải củ có tác dụng tốt đối với những rối loạn chức năng gan và túi mật. Trong liệu pháp đồng căn củ cải được dùng trong những bệnh nhức đầu, đau dây thần kinh, mất ngủ và tiêu chảy mãn tính. Củ cải củ cũng được coi là có ích đối với những bệnh về đường tiết niệu, trĩ, và đau dạ dày. Một muối chiết từ củ sấy khô và đốt thành tro trắng được dùng trong rối loạn dạ dày.
 Củ cải củ có trong thành phần một chế phẩm thuốc trợ tim gồm: thân rễ gừng, rễ các cây sâm rừng, chè rừng, bạch hoa xà, quả tất bát (Piper longum), quả lựu, táo nhân, dịch ép quả bưởi và một số vị khác. Nước ép lá cải củ tươi dùng để lợi tiểu và nhuận tràng. Hạt cải củ có tác dụng lợi tiêu hóa, long đờm, lợi tiểu và gây trung tiện. Nước sắc hạt được uống trong thời kì kinh nguyệt trong khoảng 5 ngày để tránh thụ thai.
 Trong y học dân gian Italia, củ cải củ được dùng chữa ho, giảm đầy hơi và kháng khuẩn. Ở Trung Mỹ, nhân dân dùng củ cải củ làm nước lợi tiểu, hạ sốt, làm ra mồ hôi. Trong y học dân gian Indonesia, lá cải củ vò nát với vôi bột, và bôi vào vết đứt để cầm máu.
 Bên cạnh công dụng làm thuốc, cải củ được làm rau ăn, thường nấu chín, nhưng cũng có khi ăn sống. Ở một số nước, cải củ được ưa thích vì có vị cay và được coi là có tác dụng làm ăn ngon miệng.
 
Bài thuốc có cải củ
 
1. Chữa ho nhiều đờm, hen suyễn, khó thở, tức ngực.
 Hạt cải củ 10g, hạt tía tô 10g, hạt cải trắng (bạch giới tử) 3g. Các vị sao, tán nhỏ cho vào túi vải, thêm 500ml nước, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.
2. Chữa đờm suyễn kéo lên, ngực căng thở gấp:
 Hạt cải củ sao, hạt bồ kết đốt tồn tính, hai vị bằng nhau, tán bột viên với mật ong, uống mỗi lần 4g, ngày uống 2 - 3 lần.
3. Chữa đờm suyễn và ho lâu ngày:
 Hạt cải củ sao, hạnh nhân bỏ vỏ sao. Các vị đều bằng nhau, tán nhỏ, làm thành viên bằng hạt đỗ xanh, mỗi lần uống 3 - 5 viên.
4. Chữa hen suyễn:
 Hạt cải củ 200g, sâm đại hành 60g, gừng già 50g, cam thảo dây 20g, trần bì 20g.
 Hạt cải củ đồ chín, phơi hay sấy khô, sâm đại hành thái mỏng phơi khô; các vị khác tán nhỏ, dùng chất nhớt dây tơ xanh (Cassytha filiformis) luyện và làm thành hoàn 0,30g, sấy khô. Mỗi lần uống 4g, ngày 2 lần.
5. Chữa phù thũng:
 Hạt cải củ 40g, sắc uống.
6. Chữa ngạt do khói than:
 Củ hay lá cây cải củ, giã nhỏ vắt lấy nước cốt, đồ vào miệng.
7. Chữa bỏng:
 Củ cải củ, giã nát đắp vào trong chỗ bỏng.
Sản Phẩm Khác
Thiết kế website chất lượng cao NAM VIỆT IT