0913 840 746
Thứ năm, ngày 21 tháng 11 năm 2024
TÌM KIẾM
TIN MỚI Y HỌC
80% BỆNH NHÂN UNG THƯ VN ĐẾN BỆNH VIỆN Ở GIAI ĐOẠN CUỐI
Mỗi năm VN có 200 ngàn bệnh nhân ung thư mới, 70 ngàn người bệnh ung thư tử vong. Trong đó, đến 80% bệnh nhân ung thư ở VN đến bệnh viện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Việt Nam có 160.000 ca ung thư/năm: Vì sao ăn bẩn, độc
Mỗi năm Việt Nam có từ 130 nghìn đến 160 nghìn trường hợp mắc mới, trong đó có khoảng 85 nghìn đến 115 nghìn người tử vong do căn bệnh này.
Công bố danh sách “làng ung thư”
Theo dự án Điều tra, tìm kiếm nguồn nước hợp vệ sinh phục vụ cấp nước sinh hoạt cho một số làng ung thư của VN, các nguồn nước ăn uống, sinh hoạt tại 37 làng ung thư đều ô nhiễm nặng.
Triclosan trong kem đánh răng Colgate: vạch trần hàm lượng nguy hiểm sức khỏe
Từ sau khi Triclosan được nhiều nghiên cứu khoa học công bố là làm tăng nguy cơ ung thư, nhiều hãng sản xuất hóa mỹ phẩm đã loại bỏ nó trong thành phần sản phẩm. Chất này bị cấm ở nhiều nước Âu Mỹ. Tại Việt Nam, Triclosan cũng không còn được sử dụng trong các sản phẩm kem đánh răng, trừ Colgate. Đáp lại mối lo ngại của người tiêu dùng, Bộ Y tế cho biết Triclosan được phép sử dụng nếu hàm lượng không vượt ngưỡng 0,3%.
Cung cấp thuốc kém chất lượng, công ty dược của Mỹ bị rút giấy phép
Ngoài việc bị rút giấy phép hoạt động, Công ty Ronbinson Pharma, Inc (Mỹ) phải nộp phạt 80 triệu đồng vì sản xuất thuốc kém chất lượng, trong đó có nhiều lô glucosamine
HOANG MANG VỚI VỎ THUỐC-GELATINE
Gelatin có trong mô liên kết, xương, da của động vật và là sản phẩm được sản xuất từ da heo, da bò. Từ da heo, bò, collagen được thủy phân hóa một phần để biến thành gelatin. Như vậy để bào chế thuốc là viên nang phải có vỏ nang được chế tạo từ nguyên liệu là gelatin. Và gelatin dùng trong ngành dược sản xuất thuốc phải là gelatin dược dụng.
Kem đánh răng nào ở VN có chất gây ung thư triclosan?
Khảo sát của Kiến Thức về các sản phẩm kem đánh răng hiện nay: đều ghi rõ thành phần, không ghi hàm lượng. Câu hỏi đặt ra: chất triclosan gây ung thư chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

ĐƯỜNG DÂY NÓNG

0913 840 746

GĐ : NGUYỄN CÔNG KHUÔNG

[email protected]

TƯ VẤN TRAO ĐỔI

Phuongtd Thao

TƯ VẤN - HỖ TRỢ
THỐNG KÊ TRUY CẬP
14754
Đang online: 6
Truy cập hôm nay: 40
Truy cập hôm qua: 134
Truy cập trung bình: 14754
Tổng số truy cập: 14754
Your IP : 18.226.93.22
SẢN PHẨM : Bồ công anh thấp
Bồ công anh thấp

 

Công dụng của Bồ công anh thấp

 

 

-   Bổ dưỡng, thanh nhiệt, giải độc, kháng khuẩn mạnh, chống nấm, chống sán, chống virut. Tác dụng trên: nhịp thở, Hồi tràng, Tử cung, và Tim.

-  Thông sữa, lợi sữa, lợi mật, lợi tiểu,

-  Chữa Sưng vú, viêm vú, tiểu tiện khó, nhiễm khuẩn tiết liệu, mụn nhọt, sưng tấy, nở ngứa, tiêu ung, thống kinh, mất kinh

-   Chống đau răng, làm chắc răng.

-  Chữa: ung thư gan, ung thư máu, ung thư mũi, ung thư thanh quản.

-  Chống: Viêm gan, xơ gan, sung huyết gan, vàng da.

-  Chữa: viêm ống mật mạn tính, sỏi mật, sỏi thận, suy thận, viêm bàng quang.

-   Chữa: loét dạ dày, viêm ruột kết, táo bón, rối loạn tiêu hóa, trĩ.

-  Chữa: Phù nề, đái đường, gút, giảm béo, tăng cân, vữa xơ động mạch, thiếu máu.

 

 THÀNH PHẦN, CÁCH DÙNG

 

Nước ép Bồ công anh thấp có dung tích 310 mml, gồm dưới 40 % nước ép Bồ công anh thấp, nhỏ hơn 17 % đường thô, độ chua nhỏ hơn 4,6. nước tinh khiết vừa đủ.

Trước khi uống phải lắc đều, uống sau khi ăn sáng, vừa ngậm vừa uống.

1.  Uống để Bổ dưỡng, thanh nhiệt, giải độc, kháng khuẩn mạnh, chống nấm, chống sán, chống virut, chắc răng, bảo vệ gan, chống say rượu, mỗi tối uống 1 chai.

2.  Để thông sữa, uống 2 chai một ngày cách nhau 3 giờ, sau 5 giờ có sữa ngay, ngày sau uống tiếp 2 chai.

3.   Ít sữa sữa, uống 2 ngày, ngày 2 chai sẽ nhiều sữa ngay.

4.   Lợi mật, tiểu tiện khó, nhiễm khuẩn tiết liệu, uống 2 chai 1 ngày uống trong 7 ngày.

5.   Chữa Sưng vú, viêm vú, mụn nhọt, sưng tấy,  nở ngứa, thống kinh, mất kinh. uống 2 chai 1 ngày trong thời gian 10 ngày.

6.   Chống đau răng, uống 2 chai 1 ngày trong 2 ngày là khỏi.

7.  Chữa: Ung thư gan, ung thư máu, ung thư mũi, ung thư thanh quản. Uống 5 loại nước ép trên ( ngày uống 3 trong 5 loại ) trong thời gian 5 tháng sẽ khỏi bệnh mà không đau đớn, tốn ít tiền (chỉ 30 triệu) so với điều trị bằng hóa chất, phóng xạ, nội tiết ( tốn vài trăm triệu )…..mà không phải chờ đợi do bệnh viện bị quá tải.

8.   Chống: Viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ, sung huyết gan, vàng da. Uống mỗi ngày 2 chai Bồ công anh, ½ chai Gừng, trong 3 tháng.

9.   Chữa: viêm ống mật mạn tính, sỏi mật, sỏi thận, suy thận, viêm bàng quang. Uống mỗi ngày 2 chai Bồ công anh, và 1 chai gừng trong thời gian 30 ngày.

10.   Chữa: loét dạ dày, viêm ruột kết. Uống 3o ngày, mỗi ngày 2 chai Bồ công anh và 1/2 chai gừng.

11. Táo bón, rối loạn tiêu hóa. Uống 3 ngày, mỗi ngày 2 chai Bồ công anh.

12. Trĩ, uốn mỗi ngày 2 chai Bồ công anh trong 2 tháng, 7 ngày đầu, mỗi ngày giã 0,5 kg rau dấp cá, hòa 3 lít nước ấm rồi ngâm 30 phút.

13.   Chữa: Phù nề, vữa xơ động mạch. Uống mỗi ngày 1 chai Bồ công anh và 1 chai Gừng trong 15 ngày.

14. Chữa Đái đường, ngày uống 2 chai sáng 1 chai Bồ công anh thấp và buổi chiều uống một chai mướp đắng, uống trong thời gian 4 tháng bệnh sẽ khỏi.

15. Chữa gút, Uống mỗi ngày 2 chai nước Bồ công anh thấp ( sau bữa sáng 1 chai, chiều 1 chai ) và ½ chai nước Gừng trong 2 tháng bệnh gut sẽ giảm, uống tiếp 2 tháng nữa bệnh sẽ khỏi.

16. Chữa giảm béo, mỗi ngày uống 1 chai Bồ công anh và 1 chai mướp đắng trong thời gian 3 tháng sẽ giảm tời chuẩn Broca.

17. Muốn tăng cân, chữa thiếu máu, mỗi ngày uống 2 chai Bồ công anh trong 2 - 3 tháng sẽ tăng đạt chuẩn Broca ( chiều cao cm - 105 ).

 

BỒ CÔNG ANH THẤP

 

Tên khoa học: Taraxacum officinale Wigg

Tên đồng nghĩa:  Taraxacumdens – leonis Desf.

Tên khác:   Bồ công anh Trung Quốc

Tên nước ngoài:  Dendelion (Anh); pissenlit, laitue des chiens, salade de taupe, couronne de moine, dent - de – lion (Pháp).

Họ:   Cúc (Asteraceae).

 

Mô tả.

Cây thảo nhỏ, sống một năm hay nhiều năm, cao 0,20 – 0,40cm, không có thân. Rễ đơn, hình trụ, dài, mập, mặt ngoài màu nâu, mặt trong màu trắng. Lá mọc thẳng từ rễ, loà xoà sát mặt đất thành hình hoa thị, phiến lá hình trái xoan ngược, gốc thuôn, đầu tròn hoặc hơi nhọn, mép chia thuỳ sâu và khía răng không đều, trông như bị xé rách, các thuỳ và răng thường uốn cong lên trên, hai mặt nhẵn.

Cụm hoa là từng đầu riêng biệt màu vàng trên một cuống dài 10 – 20cm, rỗng, xuất phát từ kẽ lá; tỗng bao lá bắc hình chuông gồm nhiều dãy, những lá phía ngoài xoè ra và gập xuống, các lá phía trong mọc thẳng đứng; hoa toàn hình lưỡi nhỏ có màu nâu ở mặt lưng; đầu nhuỵ chẻ đôi.

Quả bế có 10 nếp nhăn, tận cùng bằng chòm lông trắng trên một cuống dài mảnh.

Cách trồng.

Bồ công anh thấp được nhân giống từ hạt, bằng cách gieo thẳng vào tháng 2 – 3. Đất trồng phải cao ráo, màu mỡ, tiện tưới tiêu. Sau khi làm đất, lên thành luống cao 15 - 20cm, rộng 1 – 1,2m, rạch ngang hay dọc xuống để gieo hạt. Khoảng cách cây phù hợp là 20 x 20cm. Có thể bón lót bằng phân chuồng, nước giải hay đạm pha loãng. Lượng phân bón tuỳ theo khả năng nhưng không cần nhiều, chỉ cần cây luôn giữ được màu xanh vừa phải là được. Cần giữ cho cây luôn sạch cỏ.

Bộ phận dùng.

Toàn cây gồm rễ, thân, lá. Lá thu hái trước khi cây có hoa. Rễ thu hái vào tháng 6 -7.

Thành phần hoá học.

Toàn cây bồ công Anh thấp chứa 0,98% flavonoid toàn phần: lactopicrin, taraxaxin, taraxacerin, taraxasterol, cosmossin, homotaraxasterol, luteolin - 7 – glucosid, β – sitosterol, stigmasterol. Ngoài ra, còn có nhựa, tinh dầu, pectose, các axit béo (acid melissic và p. hydroxyphenacetic), sáp (ceryl palmitat, cerylstearat).

Lá và hoa có: 88,8% nước, 0,6% protein, 0,44% sợi, 1,6% phần chiết bằng ether, 2,3% tro, 3,7% cacbonhydrat, 59,1mg/100g photpho, 73mg/100g vitamin C.

Rễ chứa taraxol,  taraxerol,  Ψ - taraxasterol, amyrin,stigmasterol.

Ngoài ra, còn chứa nhựa, cao su, glucosid, các đường (glucose, fructose, cymarose), asid acetic, vitamin B2.

Lá chứa luteolin, violaxanthin, plastoquinon.

Hoa chứa arnidol, flavoxanthin, 5 - α - stigmast - 7 - en 3 - β - ol, vitamin C, D.

Phấn hoa có β – sitosterol, acid floric, vitamin E.

Cánh hoa có β – sitosterol, coumestrol, caroten và đa đường.

Tác dụng dược lý.

Ở Ấn Độ, năm 1968, người ta đã nghiên cứu có hệ thống tác dụng sinh học của cao chiết bằng cồn 50º, sau đó bốc hơi cách thuỷ và cô chân không đến khô.

Tác dụng kháng khuẩn in vitro trên các vi khuẩn Bacillus subtilis, Staphylococcus aureus, Salmonella typhi, Escherichia coli với nồng độ đến 25 µg/ml.

Tác dụng chống nấm in vitro trên Candida albicans, Cryptococcus neoformans, Trichophyton mentagrophytes, Microsporum canis, Aspergillus niger với nồng độ 25 µg/ml.

Tác dụng chống amip trên Entamoeba histolytica chủng STH đến nồng độ 125 µg/ml.

Tác dụng chống sán Hymenolepis nana ở chuột cống trắng với liều 250 mg/kg.

Tác dụng chống virus trên virus bệnh Ranikhet và virus bệnh đậu bò với nồng độ 0,5mg/ml.

Tác dụng trên nhịp thở và biên độ hô hấp và tác dụng trên huyết áp ở chó bình thường với liều 50mg/kg.

Tác dụng trên hồi tràng chuột lang cô lập, trên tim chuột lang cô lập và trên tử cung chuột cống trắng cô lập.

Tác dụng trên hoạt động tự nhiên và tác dụng hạ thân nhiệt ở chuột nhắt trắng với liều 500mg/kg.

Tác dụng chống ung thư trên tế bào ung thư biểu mô mũi - thanh quản người in vitro; trên tế bào ung thư bạch cầu dòng lympho, tế bào sarcom 180 và tế bào gây u gan ở chuột nhắt trắng.

Kết quả cho thấy cao khô bồ công anh thấp không thể hiện tác dụng với các nghiệm pháp trên. Nhưng cao có tác dụng làm giảm glucose huyết trên chuột cống trắng ở liều 250mg/kg hơn 30% so với lô chứng. Thí nghiệm có tiến hành với một nhóm dùng thuốc tham chiếu là sulphonylurê (250mg/kg). Liều dung nạp tốt với chuột là 500mg/kg và uống với liều 1000mg/kg chuột nhắt trắng vẫn không chết.

Tính vị, công năng.

Bồ công anh thấp có vị ngọt, hơi đắng, tính bình, hơi hàn, vào kinh tỳ và vị, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, tiêu ung, thông sữa, lợi tiểu. Còn giúp ăn ngon, lợi mật, nhuận gan.

Công dụng.

Toàn cây bồ công anh thấp chũa sưng vú, viêm tuyến vú, ít sữa, tiểu tiện khó, nhiễm khuẩn tiết niệu, mụn nhọt sưng tấy, lở ngứa ngoài da. Ở Trung Quốc, còn dùng chữa đau mắt, tiêu hoá kém, rắn cắn.

Ở Pháp, bồ công anh thấp chữa rất nhiều loại bệnh khác nhau như các bệnh gan mật (viêm ống mật mạn tính, viêm gan, sung huyết gan, suy gan, vàng da, sỏi mật); các bệnh đường tiêu hoá ( rối loạn tiêu hoá, kém ăn, viêm ruột kết, táo bón, trĩ); sỏi thận, tiểu tiện khó, suy thận, tăng cholesterol - huyết, vữa xơ động mạch, béo phì; các bệnh ngoài da (mụn, nhọt, chảy mủ, mụn cóc, eczema, trứng cá, nấm); thấp khớp, thống phong, thiếu máu, suy nhược.

Ở Bungari, một tài liệu ghi tới 21 bài thuốc dân gian co bồ công anh thấp phối hợp với các vị thuốc khác để chữa hầu hết các chứng bệnh như ở Pháp. Ngoài ra còn chữa hen phế quản, thống kinh, mất kinh, xơ gan, loét dạ dày, phù, đái tháo đường, viêm bàng quang bể thận. Mỗi bài thuốc đều có một vài vị thuốc không có trong danh mục cây thuốc ở nước ta.

Bồ công anh thấp được dùng dưới dạng thuốc hãm, thuốc sắc với liều 15 -30g toàn cây. Dùng tươi có thể đến 50g. còn dùng dạng cồn thuốc hoặc cao mềm. dùng ngoài không kể liều lượng.

 

Bài thuốc có bồ công anh thấp.

- Chữa rắn cắn, ong châm, bò cạp đốt:

Bồ công anh tươi, giã nát, đắp vào vết thương.

- Chữa sưng vú, viêm vú cấp tính:

Bồ công anh tươi 60g nấu nước uống, ngày 2 lần.

- Chữa viêm kết mạc cấp tính, mắt đỏ sưng đau:

Bồ công anh tươi 30g, chi tử 7 quả, sắc uống.

 

BỒ CÔNG ANH

 

( Dẫn nguồn từ Y học cổ truyền )

Xuất xứ:

Đường Bản Thảo.

Tên gọi:

Hoa màu vàng thân chỉ có một chân như cái đinh nên gọi là Hoàng hoa địa đinh.

Tên khác:

Phù công anh (Thiên Kim Phương), Cấu nậu thảo, Bồ công anh (Cương Mục), Bộc công anh (Đồ Kinh Bản Thảo), Thái nại, Lục anh, Đại đinh thảo, Bột cô anh (Canh Tân Ngọc Sách), Bồ công định, Thiệu kim bảo, Bồ anh, cổ đính, Thiệu kim bảo, Ba ba đinh, Địa đinh thảo, Bát tri nại, Bạch cổ đinh. Nhĩ bản thảo (Tục Danh), Kim trâm thảo, Kim cổ thảo, Hoàng hoa lang thảo, Mãn địa kim tiền, Bột Bột đinh thái (Hòa Hán Dược Khảo), Hoàng hoa địa đinh (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Tên khoa học:

Taraxacum offcinal Wig (Taraxacum dens-leonis Desf.).

Họ khoa học:

Họ Cúc (Compositae).

 

Mô tả:

Cỏ sống dai, rễ đơn, dài, khỏe, thuộc loại rễ hình trụ. Lá mọc từ rễ nhẵn, thuôn dài hình trái xoan ngược, có khía răng uốn lượn hoặc xẻ lông chim, mép giống như bị xé rách. Đầu màu đơn độc ở ngọn, cuống dài rỗng, từ rễ mọc lên. Tổng bao hình chuông gồm nhiều dãy lá bắc, những cái ở phía ngoài xòe ra và cong xuống, còn các cái ở trong thì mọc đứng. Hoa hình nhỏ ở phía ngoài có màu nâu ở mặt lưng, quả bế 10 cạnh, có mỏ dài. Các tơ của màu lông sắp theo 1 dẫy, ra hoa từ tháng 3-10.

Địa lý:

Mọc hoang ở những nơi vùng núi cao như Đà Lạt, Tam Đảo, Sa Pa, mọc hoang nhiều ở Trung Quốc.

Thu hái, sơ chế:

Chọn vào giữa tháng 4 đến tháng 5 là thời kỳ có vị đắng nhiều nhất, có người dùng thứ nhỏ và dài, thân và cành màu tím là tốt nhất. Dùng toàn cây phơi trong râm cho khô.

Phần dùng làm thuốc:

Dùng rễ khô toàn cây phơi khô. Lựa thứ nhiều lá, mầu lục tro, rễ nguyên đủ là tốt.

Mô tả dược liệu:

Rễ Bồ công anh Trung Quốc hình dùi tròn, uốn cong, dài 3,3 - 5cm, mầu nâu, nhăn. Đầu rễ có những lông nhung mầu nâu hoặc mầu trắng vàng hoặc đã rơi rụng. Lá mọc từ rễ, lát lá dài, nhăn lại thành đám hoặc nhăn không đều. Mặt ngoài mầu nâu lục hoặc màu lục tro. Ở mặt sau lá có gân chính nổi rõ. Có nhiều cuống hoa dài, ở mỗi đầu đỉnh cuống mọc một hoa tự đầu trạng, mầu nâu vàng hoặc mầu trắng vàng nhạt. Không mùi, vị hơi đắng (Dược Tài Học).

Bảo quản:

Phơi thật khô,  để nơi cao ráo, hoặc phơi nắng, bị ẩm thấp rất mau mốc và mục.

Thành phần hóa học:

+ Taraxasterol, Choline, Inulin, Pectin (Trung Dược Học).

+ Fructose (Power F B và cộng sự C A, 1913, 7: 13523).

+ Sucrose, Glucose (Belaev V F và cộng sự, C A, 1975, 51: 11495c).

Tác dụng dược lý:

. Thuốc sắc Bồ công anh có tác dụng ức chế các loại vi khuẩn như tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn dung huyết, phế cầu, não mô cầu, trực khuẩn bạch hầu, trực khuẩn lỵ Flexener, trực khuẩn mủ xanh, Leptospira hebdomadia (Trung Dược Học).

. Nước sắc Bồ công anh có tác dụng lợi mật, bảo vệ gan, lợi tiểu (Trung Dược Học).

. Nước sắc Bồ công anh có tác dụng nhuận trường (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

Tính vị:

+ Vị ngọt, tính bình, không độc (Tân Tu Bản Thảo).

+ Vị hơi đắng, tính hàn (Đông Viên Dược Tính Phú).

+ Vị ngọt, tính bình, hơi hàn (Bản Thảo Thuật).

+ Vị đắng, ngọt, tính hàn (Dược Tính Công Dụng).

+ Vị ngọt, đắng, tính hàn (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Quí kính:

+ Vào kinh Can, Vị (Trấn Nam Bản Thảo).

+ Vào kinh Dương minh Vị và Thái âm Phế (Bản Thảo Giảng Nghĩa Bổ Di).

+ Vào kinh Can, Vị (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Tác dụng:

+ Thanh nhiệt, giải độc, tán sưng tiêu ung [đặc hiệu trị vú sưng đau] (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Chủ trị:

+ Trị đinh nhọt sưng tấy, tuyến vú viêm, nhiễm trùng đường tiểu, amidal viêm cấp tính (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Liều dùng.

- Bên trong uống 12g  đến 40g. Dùng tươi, gĩa nát đắp vào nơi sưng đau. Bên ngoài dùng tùy ý theo nhu cầu.

Đơn thuốc kinh nghiệm:

+ Trị gai đâm hoặc bị nhằm nước đái của con cáo làm cho thịt sưng phù: Bồ công anh gĩa nát lấy nước cốt bôi vào nhiều lần thì khỏi (Đồ Kinh phương).

+ Trị sản hậu không cho con bú, sữa tích lại làm cho vú căng, sưng: Bồ công anh gĩa nát, đắp lên đó, ngày 3 đến 4 lần (Mai Sư phương).

+ Làm cho răng cứng, mạnh gân xương, sinh được thận thủy, tuổi chưa đến 80 có tác dụng làm đen râu tóc, tuổi trẻ uống gìa không yếu: Bồ công anh 1 cân, loại này thường sống ở trong vườn, nó có vào giữa tháng 3  tháng 4, sang mùa thu thì nở hoa, khi ấy cắt cả gốc lá, thân cây, 1 cân rửa sạch đem phơi âm can, không được phơi nắng, bỏ vào thùng đậy kín. Lấy 40g  muối, 20g  Hương phụ tử, tán bột rồi cho Bồ công anh vào đó ngâm 1 đêm, hôm sau chia làm 20 nắm, rồi dùng giấy bao 3-4 lớp thật chặt. Lấy phân giun đất buộc thật chặt cho vào lò sấy khô, dùng lửa nướng cho hồng lên là đủ. Xong đem ra bỏ phân giun đất đi rồi tán nhỏ, cứ sức vào răng vào buổi sáng, tối, nhổ cũng được, nuốt cũng được, làm lâu mới hiệu nghiệm (Hoàn Thiếu Đơn  - Thụy Trúc Đường Kinh Nghiệm phương).

+ Trị vú sưng đỏ: Bồ công anh 40g, Nhẫn đông đằng 80g, gĩa nát. Sắc với  2 chén nước còn 1 chén, uống trước bữa ăn (Tích Đức Đường phương).

+ Trị cam sang, đinh nhọt: Bồ công anh gĩa nát, lấy riêng một ít vắt nước trộn rượu sắc uống cho ra mồ hôi (Chứng Loại Bản Thảo).

+ Trị lở loét lâu ngày không khỏi, ong châm, rắn cắn, bọ cạp cắn: Bồ công anh gĩa nát,  đắp vào vết thương (Cấp Cứu phương).

+ Trị tuyến sữa viêm cấp tính: Bồ công anh 32g, Qua lâu, Liên kiều mỗi thứ 20g, Bạch chỉ 12g, sắc uống. Bên ngoài dùng Bồ công anh tươi gĩa nát đắp (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Trị ung độc sưng tấy cấp tính: Bồ công anh 20g  đến 40g, sắc uống (Bồ Công Anh Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Trị đinh nhọt, sưng độc phát sốt, lở loét ngoài da, đỏ mắt do phong hỏa: Bồ công anh 20g , Dã cúc hoa, Kim ngân hoa mỗi thứ 12g, Cam thảo sống 1,20g. Sắc uống.

+ Trị viêm ruột thừa chưa vỡ mủ: Bồ công anh 12g, Tử hoa địa đinh 20g, Mã xỉ hiện 40g, Hoàng cầm, Đơn sâm mỗi thứ 12g  sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Trị kết mạc viêm cấp tính, mắt đỏ sưng đau [do Can hỏa bốc lên]: Bồ công anh (tươi) 80g , Chi tử 7 trái, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Trị đường tiểu viêm, bàng quang viêm, tiêu hóa kém, căng đau vùng dạ dầy).: Bồ công anh 40g, Quất bì 24g, Sa nhân 12g, Tán bột. Mỗi  lần uống 1-2g, ngày 3 lần (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Trị các chứng sưng vú, thiếu sữa: Bồ công anh, Hạ khô thảo, Bối mẫu. Liên kiều, Bạch chỉ, Qua lâu căn, Quất diệp, Cam thảo, Đầu cấu, (gầu trên đầu). Hùng thử phẩn (phân chuột đực). Sơn đậu căn, Sơn từ cô, sắc uống làm viên tùy theo bệnh để làm quân, thần, tá, sứ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Tham khảo:

1) Bồ công anh có hoa nở vàng, vị ngọt, giải được các độc do ăn phải, tán được khí trệ, Nhập vào kinh Dương minh, Thái âm, hóa giải được nhiệt độc, tiêu sưng hạch rất đặc hiệu. Sắc chung với Nhẫn đông đằng uống với 1 chút rượu để trị nhũ ung, sau khi uống mà muốn ngủ là có công hiệu, khi ngủ ra mồ hôi là lành bệnh (Đan Khê Tâm Pháp).

2) Nước nhựa của Bồ công anh bôi vào chỗ nước đái của chồn đái là khỏi ngay (Tân Tu Bản Thảo Đồ Kinh).

3) Bồ công anh có thể giải được các thức ăn bị độc, làm tiêu tan được trệ khí, hòa được nhiệt độc, làm tiêu tan được trệ khí, hòa được nhiệt độc tiêu chỗ sưng đau, kết hạch đinh nhọt rất hiệu quả (Bản Thảo Diễn Nghĩa).

4) Dùng bồ công anh xát vào răng chữa được chứng đau răng, đen dược tóc, khỏe mạnh gân xương (Bản Thảo Cương Mục).

5) Bồ công anh khí không có gì độc cả, khí vị nhập vào Can, Vị. Đó là vị thuốc chính trong việc giải huyết, làm mát huyết. Nhọt sưng vú thuộc Can kinh, phụ nữ sau khi hành kinh thì Can chủ sự nên nó làm chủ, người đàn bà bị nhũ ung sưng vú, các chứng ấy nên dùng lá tươi (Bản Thảo Kinh Sơ).

6) Bồ công anh vị ngọt, tính bình, làm cho mát huyết, giải nhiệt, nên những chứng nhũ ung, vú có ung nhọt thì nó là thuốc quan trọng được xem như  đứng đầu. Vả lại nó hay thông lợi được chứng lâm, xát vào răng đau, bôi làm đen râu tóc, xức được gai chích, giải được thức ăn có độc, tiêu được đinh nhọt. Vì quanh đầu vú thuộc Can, nhũ phòng thuộc Vị nên khi phát ra chứng nhũ ung, nhũ nham phần nhiều bởi nhiệt thịnh mà có huyết độc trệ, dùng vị này nhập vào 2 kinh ấy, bên ngoài đắp có tác dụng tan khỏi sưng, nhưng nếu muốn chóng chóng tiêu thì nên dùng với Hạ khô thảo, Bối mẫu, Liên kiều, Bạch chỉ là những vị thuốc trị được rất hay. Bồ công anh thuộc thổ, hoa màu vàng nên trị được thức ăn đình trệ, hoặc có hơi độc cũng phải tiêu tan, nó lại nhập vào kinh Thận làm cho mát huyết, nên nhuộm đen được râu tóc. Nhưng phải chú ý cây nào chỉ có 1 ngọn 1 hoa thì mới đúng, nếu thấy nhiều cành nhiều hoa là không đúng (Bản Thảo Cầu Chân).

7) Bồ công anh có vị ngọt, khí bình cho nên thanh được phế, lợi được hung cách, hóa được đờm, tiêu tan được tích kết, chữa được những chứng mụn nhọt, nuôi dưỡng được âm phận, mát huyết, cứng xương, cứng răng, thông lợi được chứng nhũ ung, làm cho ít tinh khí. Khi non nó mềm mại như rau, lúc về gìa nó được dùng làm thuốc, đúng là 1 vị thuốc hay, người đời nay dùng nó để trị bệnh nhũ ung, sưng vú, đau vú nghĩa là bây giờ người ta chỉ biết dùng bình thường hoặc cũng bởi tính hẹp hòi sau đó mà không làm được việc gì (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

8) Bồ công anh và Tử hoa địa đinh đều có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Nhưng Bồ công anh có công hiệu sơ Can, trị viêm tuyến vú rất tốt, còn Tử hoa địa đinh có tác dụng mạnh trong thanh nhiệt, giải độc, trị đinh nhọt rất tốt (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Phân biệt:

1) Tùy theo Bồ công anh có hoa tựa màu vàng hay tím, hoa màu vàng thì gọi là Hoàng hoa địa đinh, Hoa màu tím thì gọi là Tử hoa địa đinh hoặc Đại đinh thảo, không có hoa thì gọi là Địa đởm thảo, hoa trắng thì gọi là Bạch cổ đinh.

2) Ở Trung Quốc người ta đều dùng các cây Taraxacum mongolicum Hand Mazt, Taraxacum sinicum Kitag., Taraxacum heterolepis Nakai et Koidz. Hoặc một số loài khác giống nhưng cùng họ gọi với tên là Bồ công anh.

3) Khác với cây Bồ công anh nam (Lactuca andica L.).

4) Cần phân biệt với cây chỉ Thiên (Elephantopus scaber L.) Ở Việt Nam gọi là cây Bồ công anh hay cây Bồ công anh nam do hình thái cây này hơi giống hình thái lá cây Bồ công anh, có thể mua lầm cây Chỉ thiên này làm Bồ công anh (Danh Từ Dược Vị Đông Y).

Sản Phẩm Khác
Thiết kế website chất lượng cao NAM VIỆT IT