Giải Phẩu
Chương mười một: HỆ SINH SẢN
Ngày : 14-12-2015 Lượt xem : 4614
Chương mười một: HỆ SINH SẢN
Hoạt động tình dục là một ham muốn cơ bản, một hoạt động mà con người có chung với tất cả các loài động vật khác.Nó bắt buộc phải có do nhu cầu sinh sản để cho có loài tiếp tục tồn tại.Ở con người, các cơ quan và các tuyến sinh sản bắt đầu phát triển trong giai đoạn tăng trưởng được gọi là tuổi dậy thì.Ở phụ nữ, một cơ chế định thời điều chỉnh chính xác kiểm soát các quá trình tự nhiên quan trọng của sự sinh sản và điều này là rõ ràng trong các quá trình hành kinh, thụ thai và thai kì.
Các cơ quan sinh sản
Các cơ quan sinh sản của nam và nữ được chia thành hai phần: các bộ phận sinh dục ngoài và trong; và các tuyến sinh dục.Các tuyến sinh dục tiêu biểu ở nam giới là tinh hoàn và ở nữ giới là noãn sào.
Chính trong tuổi dậy thì các tuyến sinh dục bắt đầu lớn lên và trở nên hoạt động, do ảnh hưởng của các hoocmon gonadotropic được sản xuất trong tuyến yên.các hoocmon này lần lượt kích thích sự sản xuất các hoocmon giới tính: testosterone hay kích thích tố nam ở nam giới và oestrogen. Progesterone ở nữ giới.Các hoocmon giới tính này thúc đẩy sự phát triển bộ phận sinh duc cũng như các đặc tính sinh dục cấp hai như sự lớn lên của thanh quản ở nam giới (tạo ra sự bể tiếng, bể giọng) và sự bắt đầu hành kinh, hay lần hành kinh đầu của nữ giới.
NAM GIỚI
Ở đàn ông, bộ phận sinh dục ngoài gồm có dương vật và bìu, có vị trí ở ngoài cơ thể, tuyến tiền liệt. túi tinh và các ống khác thuộc đường sinh dục, được thấy bên trong khoang bụng.Hệ thống sinh dục nam được thiết kế để sản xuất tinh trùng và đưa chúng vào cơ thể phụ nữ.
Dương vật gồm có một ống trung tâm – niệu đạo là đường nước tiểu đi qua khi người đàn ông tiểu tiện, hoặc đường tinh dịch đi qua trong lúc giao hợp.Niệu đạo nối liền bàng quang (nơi lưu trữ nước tiểu) đến một lỗ ở đầu dương vật.Tinh dịch đi vào niệu đạo trong lúc giao hợp qua hai ống được gọi là ống dẫn tinh, nối liền niệu đạo ngay sau khi niệu đạo rời khỏi bàng quang.Một vòng cơ thắt chặt tại lỗ mỡ từ bàng quang vào niệu đạo giữ cho đường đi được đóng chặt, sao cho nước tiểu chỉ thoát ra khi điều này được dự định.
Dương vật thường thòng xuống phía trước bìu, túi da năng có chứa tinh hoàn, trong một trạng thái chùng lỏng.Chiều dài của nó thay đổi từ 6- 12cm.Khi bị kích thích tình dục, nó trở nên cứng và thẳng, thường chĩa về phía trước.Lúc đó nó dài khoảng 10 – 20cm.Đầu dương vật – quy đầu – là khu vực nhạy cảm nhất.Khe phía sau quy đầu là rãnh vòng đầu, chiều dài chính của dương vật là thận và khu vực dương nối liền với bụng dưới được gọi là gốc.
- TRẠNG THÁI CƯƠNG
Phần lớn dương vật được tạo nên bởi ba nhóm mô chịu trách nhiệm về sự cương cứng.Các vùng này được cung cấp bằng nhiều mạng mạch máu và khi người đàn ông bị kích thích tình dục, lượng máu chảy vào các vùng này tăng lên rất lớn, trong khi cùng một lúc nó bị ngăn chặn không cho chảy đi.Sự ứ máu này làm cho dương vật dài hơn, to hơn và cứng, nó còn tăng lên vì áp suất bên trong gia tăng.
Sau khi sự xuất tinh xảy ra và sự kích thích tình dục lắng xuống, lưu lượng máu giảm xuống đến mức bình thường và dương vật trở lại trạng thái mềm, vì lượng máu tăng thêm gây cương cứng đã được chảy đi.
- BAO QUY ĐẦU VÀ QUY ĐẦU
Quy đầu nhạy cảm được bảo vệ bằng nếp gấp da mềm gọi là bao quy đầu hoặc da quy đầu.Khi dương vật to lên trong lúc cương cứng, da quy đầu tuộc ra phía sau để cho quy đầu nhô ra ngoài, sự kích thích cuối cùng dẫn đến cực khoái.
Da trên quy đầu và bao quy đầu tiết ra một chất nhờn được gọi là bựa sinh dục, có vai trò như chất bôi trơn làm cho chuyển động của bao quy đầu trên quy đầu dễ dàng.Thường xuyên rữa rạch bựa sinh dục là rất quan trọng: ở một số đàn ông, bựa sinh dục có khuynh hướng tích tụ, tạo thành một chất như phô mát nặng mùi, có thể gây đau đớn hoặc viêm bao quy đầu.Viêm quy đầu nhiều lần hoặc dai dẵngđôi khi là lý do điều trị bằng thủ thuật cắt bao quy đầu.Lý do cắt bao quy đầu bình thường còn gọi là phong tục tín ngưỡng hoặc xã hội.
Người đàn ông bình thường có hai tinh hoàn, chúng phát triển trong phôi thai từ một gờ mô ở phía sau bụng.Khi tinh hoàn đã hình thành, chúng dần dần di chuyển xuống bên trong bụng sao cho đến lúc sinh ra, mỗi tinh hoàn thường đến đúng vị trí sau cùng của nó bên trong bìu.
Chức năng của tinh hoàn gồm hai phần.Thứ nhất, chúng cung cấp vị trí nơi mà tinh trùng được sản xuất, mỗi tinh trùng chứa đựng toàn bộ thông tin di truyền đối với người đàn ông riêng biệt đó.Thứ hai, tinh hoàn chứa đựng các tế bào sản xuất ra hoocmon sinh dục nam testosterone và do đó các đặc tính của phái nam như giọng nói trầm, sự phân bố râu và sự phân bố đặc trưng cơ bắp.Hai chức năng này được thực hiện bởi các nhóm tế bào hoàn toàn riêng biệt trong mỗi tinh hoàn, một chức năng này có thể thiếu mà chức năng kia không nhất thiết cũng thiếu theo.
Tinh hoàn có cấu trúc hình bầu dục.Gắn vào phía sau của mỗi tinh hoàn là một cấu trúc nhỏ hơn có hình dạng giống như một dấu phẩy dài được gọi là mào tinh hoàn.Mào tinh hoàn gồm có một chuỗi các ống cực nhỏ, chúng tập hợp tinh trùng từ tinh hoàn.Các ống này liên kết chúng với nhau để hình thành một ống, được gọi là ống dẫn tinh, ống này chuyển tinh trùng về phía đáy của bàng quang.Toàn bộ các cấu trúc này, ngoại trừ ống dẫn tinh, đều có kích thước vô cùng nhỏ bé.
Mỗi tinh hoàn được treo lơ lững trong bìu bằng một dây tinh, dây này gồm có ống dẫn tinh, động mạch tinh hoàn và tĩnh mạch tinh hoàn.Ba cấu trúc này được bao bọc bằng một ống cơ, được gọi là cơ bao bọc.Vì thế dây tinh được dùng cho hai mục đích: thứ nhất, cung cấp hệ thống cấp máu cho tinh hoàn và thứ hai dẫn đường cho tinh trùng mới tạo thành ra khỏi tinh hoàn.
- TINH TRÙNG
Tinh trùng là tên đặt cho tế bào sinh sản phái nam.Mục đích duy nhất của nó là đạt được sự thụ tinh bằng cách hòa hợp với tế bào sinh sản nữ, noãn.
Mỗi tinh trùng có chiều dài khoảng 0,05mm và có hình dạng giống con nòng nọc.Nó có ba phần chính, bao gồm đầu, phần giữa và đuôi.Phần trước đầu – cực đầu thể nhọn- có chứa các enzyme đặc biệt làm cho tinh trùng có khả năng thâm nhập vào noãn (trứng) và như vậy hoàn thành sự thụ tinh.Phần giữa gồm có các cấu trúc gọi là ty lạp thể, chứa đựng nguồn năng lượng sống còn rất cần cho tinh trùng trong cuộc hành trình đi tới noãn.
Chức năng của đôi chỉ để đẩy tinh trung đi tới, nó thực hiện bằng cách vung vẫy theo kiểu giống như sợi roi, tạo ra một tốc độ khoảng 3-3,5mm một phút.
Tinh trùng được cấu tạo bởi một số chất hóa học và di truyền (gen).Đây là các nhiễm sắc thể mang thiết kế di truyền 9gen) của người cha và sẽ quyết định các đặc tính thừa kế của người cha của đứa trẻ.Chính tinh trùng mang thông tin di truyền quyết định giối tính của đứa trẻ.
- SẢN XUẤT TINH TRÙNG
Sản xuất tinh trùng thành công bắt buộc phải có một nhiệt độ thấp hơn phần còn của cơ thể khoảng 3 dộ C.Do đó, việc sản xuất diễn ra bên ngoài cơ thể, bên trong bìu.Mô bao bọc giúp điều hòa nhiệt độ của các tinh hoàn bên trong bìu bằng cách kéo chúng lên phía trên cơ thể trong hoàn cảnh bị lạnh và bằng cách cung cấp dồi dào các mạch máu để phân tán hơi nóng khi nhiệt độ lên quá cao.
Sản lượng tinh trùng với mức từ 10 đến 30 tỉ trong một tháng diển ra trong các tiêu quản sinh tinh trong tinh hoàn.Tinh trùng mới hình thành sau đó đi qua các tiểu quản sinh tinh vào trong mào tinh hoàn có vị trí phía sau tinh hoàn.Mào tinh hoàn được dunh2 như một kho giữ trữ và khu vực phát triển, thời gian cần cho một tinh trùng trưởng thành đẩy đủ là từ 60-72 giờ.Trên thực tế, mào tinh hoàn có thể hết sạch tinh trùng do ba hay bốn lần xuất tinh trong vòng mười hai giờ,để chứa đầy trở lại phải mất khoảng hai ngày.Nếu không có sự xuất tinh, tinh trùng phân hủy và được tái hấp thụ.
- XUẤT TINH
Trước khi sự xuất tinh xảy ra, tinh trùng di chuyển dọc theo ống dẫn tinh- hao ống nối liền hai ống tinh hoàn với tuyến tiền liệt và đi vào một khu vực dự trữ xa hơn, gọi là bóng..Ở đây tinh trùng nhận được một số chất tiết từ hai túi tinh, hai ống uốn khúc nối liền với bóng.Chất tiết này, được gọi là tinh dịch, kích thích sự di động – khả năng tự chuyển động của tinh trùng và giúp chúng tồn tại trong chất tiết âm đạo.Tuyến tiền liệt – nhờ tuyến này mà tinh trùng đi qua trong lúc xuất tinh – nó sản xuất một lượng nhỏ chất dịch tương tự tinh dịch, làm cho tinh trùng di động thoải mái.
Ngay lúc xuất tinh, tinh trùng và tinh dịch bị đẩy mạnh ra khỏi bóng và mào tinh hoàn, đi vào niệu đạo do một loạt các co bóp cơ.
Nếu như tinh trùng vừa được phóng vào âm đạo của người phụ nữ, chúng có thể bơi thật nhanh qua cổ và đi vào tử cung, nơi mà chúng đi đến là các vòi Fallope (ống dẫn trứng).Chính tại các vòi này, sự thụ tinh có thể xảy ra nếu có một trứng ở đó.
- TUYẾN TIỀN LIỆT
Tuyến tiền liệt là một cấu trúc có hình dạng quả ốc chó chỉ thấy ờ đàn ông.Nó nằm ở đấy bàng quang và bao quanh niệu đạo.Tuyến này sản xuất ra các chất dịch hòa lẫn với tinh dịch tạo thành một phần tinh dịch.Mặc dù chức năng chính xác của chất dịch tiền liệt chưa được biết, nhưng người ta cho rằng một trong những vai trò cúa nó là giúp tinh trùng tiếp tục hoạt động để cho sự thụ tinh có thể xảy ra dễ dàng hơn.
Vì vị trí của nó trong cơ thể, nên những vấn đề gắn liền với tuyến này thường có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của bàng quang, tuy nhiên vấn đề đặc biệt này thường xảy ra ở những người đàn ông lớn tuổi nhiều hơn.
NỮ GIỚI
Hệ sinh sản của nữ giới không những phải nhận tinh trung mà còn phải sản xuất ra noãn (trứng) cho sự thụ tinh và cuối cùng nuôi dưỡng một trứng nếu nó được thụ tinh, để cho một em bé có thể phát triển.
Các bộ phận sinh dục ngoài của nữ giới là âm vật và các mép, mà gọi chung là âm hộ, nổi bật nhất trong các bộ phận âm hộ là hai cặp “môi” hoặc mép.Hai mép lớn ở phía ngoài và lớn gồm có các nếp da gày bao phủ và bảo vệ phần lớn các bộ phận khác.Chúng trở nên mỏng hơn ở đáy dưới đáy và sát nhập với đáy chậu (da ở trên khu vực giữa âm hộ và hậu môn). Ở phần trên, hai mép ngoài hòa lẫn vào da và lông mọc trên gò mô mỡ che phủ xương mu, được gọi là gò mu – thường được ám chỉ đến như là Đồi Vệ Nữ.
Bên trong hai mép lớn là hai mép nhỏ.Chúng nối liền ở phía trên để tạo thành cái mũ bảo ve65o73 trên âm vật nhạy cảm, chia thành các nếp gấp bao quanh âm vật.Chúng còn bảo vệ lỗ mở của niệu đạo.Khu vực giữa hai mép nhỏ chủ yếu bị choán bởi một khoảng trống được gọi là tiền đình.Trước khi người phụ nữ có hoạt động tình dục, hầu hết khoảng trống được che phủ bằng màng trinh.Màng này thay đổi vể hình dạng kích thước và độ dai.Các mảnh da mà nhiều phụ nữ có xung quanh tiền đình là phần còn lại của màng trinh và được gọi là mào lá sim.Ở phía sau, hai mép nhỏ nối liền để tạo thành ức chim thường bị rách trong lúc sanh con so.
- ÂM VẬT VÀ CÁC TUYẾN
Trên thực tế, âm vật có cấu trúc tương tự như dương vật, ngay cả mức độ có một cái mũ bằng mép nhỏ tương đương với bao quy đầu và một dãi mô liên kết được gọi là màng da.Nó chủ yếu là một cơ quan kích thích tình dục.Nó vô cùng nhạy cảm và khi bị kích thích mô xốp của nó sẻ chứa đầy máu và trở nên cương lên.Sự cọ xát lên âm vật cương cứng – hoặc là do chuyển động của dương vật trong lúc giao hợp hoặc bằng các biện pháp nào đó – thường sẻ dẫn đến cực khoái.Các bộ phận khác của âm hộ cũng đáp ứng lại sự kích thích tình dục: các mép chứa đựng mô gây cương và thường trở nên to ra trong lúc làm tình và các tuyến Bartholin (tuyến tiền đình lớn) trở nên tích cực hoạt động.
Có hai cặp tuyến được kết hợp với âm hộ.Cặp đầu là tuyến skene nằm ngay bên dưới âm vật và tiết ra chất dịch kiềm (alkaline) làm giảm bớt chất acid tự nhiên của âm đạo.Cặp thứ hai lớn hơn nằm dưới đáy tiền đình.Đây là tuyến Bartholin và chúng tiết ra chất dịch khi người phụ nữ khơi ngợi tình dục, để cho lối vào âm đạo trở nên ẩm ướt và có thể làm cho dương vật dễ dàng thích nghi hơn. tuyến này bình thường có kích thước cỡ hạt đậu Hà Lan và không nhô lên.Tuy nhiên chúng có thể bị bệnh hoa liễu và các loại nhiễm trùng khác, bị sưng lên, đỏ và rất đau khi chạm vào.Bệnh này (viêm tuyến Bartholin) cần phải được điều trị bằng các kháng sinh.Trong một số trường hợp, một áp xe hình thành ở một trong những tuyến này – áp xe Bartolin – trường hợp này có thể cần phải được hạch ra để làm thoát mủ.
- ÂM ĐẠO
Âm đạo là đường ống dẫn từ âm hộ đến tử cung.Trong suốt cuộc đời của người phụ nữ, âm hộ trải qua một vài thay đổi.Âm đạo của đứa trẻ rõ ràng là nhỏ hơn âm đạo của người phụ nữ trưởng thành.Lớp lót thành âm đạo ở đứa trẻ hoặc ở phụ nữ sau mãn kinh mỏng hơn lớp lót của thành âm đạo ở phụ nữ trong lứa tuổi sinh sản.Những thay đổi này chủ yếu là do ảnh hưởng bởi một nhóm hoocmon được noãn hoàn phóng thích, các hoocmon này được gọi là oestrogen.
Âm d9ao6 đóng một vai trò quan trọng trong lúc giao hợp và sinh đẻ.vai trò trong khi sinh đẻ tương đối thụ động, khi mà âm đạo tạo thành phần dười của đường sinh đẻ và có khả năng mỡ rộng đủ để cho phép đẻ ra đứa bé.Gần đây chúng ta bắt đầu hiểu chỉ tương đối một số thay đổi xảy ra trong âm đạo trong lúc giao hợp.
- CẤU TRÚC
Âm đạo là một ống dài từ 7-9cm, được bao bọc bằng mô cơ và sợi, nhưng được lót bằng một lớp tế bào được gọi là biểu mô vảy.Các thành ống bình thường được xếp gấp lên nhau tạo thành nhiều nếp gấp.Các đặc tính này tạo sự dễ dàng cho âm đạo được giãn ra trong lúc giao hợp hoặc sinh đẻ.Niệu đạo nằm trên thành trước của âm đạo và trực tràng nằm trên một phần ba trên của mặt sau âm đạo.Hậu môn được tách rời khỏi âm đạo bằng một mô cơ sợi được gọi là thân đáy chậu.
Trong suốt những năm sinh sản của đời người phụ nữ, các chất tiết âm đạo hơi có tính acdi.Chất này có khuynh hướng ngăn chặn sự phát triển của vi trúng có hại trong âm đạo, suốt những năm trước tuổi dậy thì và sau khi mãn kinh, dịch âm đạo trở nên có tính kiềm nhẹ.Trong môi trường này vi trùng có thể phát triển mạnh và thỉnh thoảng làm cho âm đạo bị đau rát và khó chịu – một bệnh được gọi là viêm âm đạo thoái hóa.
Các thành âm đạo được bôi trơn tốt bằng các chất tiết từ ống cổ tử cung và các tuyến Bartholin.Trong lúc giao hợp, các chất tiết cũng rĩ ra qua biểu mô âm đạo vào ống âm đạo.Một số lượng nào đó tiết ra từ âm đạo là bình thường ở mọi phụ nữ. Số lượng tăng lên trong thời gian rụng trứng và kích thích tình dục.
Màng trinh
Màng trinh, về chức năng sinh lý học thì chưa được biết nhưng có tầm quan trọng rất lớn trong hầu hết tất cả các nền văn hóa như là một dấu hiệu của sự trinh trắng.Tuy nhiên, các màng trinh có sẵn đủ hình dạng và kích thước và không có căn cứ nào là tuyệt đối để cho rằng màng trinh có thể là một dấu hiệu đáng tin cậy về sự trong trắng.
Màng trinh thường mỏng, có các lổ thủng và có thể bị rách dễ dàng do tập thể dục căng thẳng hoặc ráng sức như khi chạy hoặc cưỡi ngựa.Sự âu yếm say sưa, thủ dâm hay dài băng vệ sinh cũng có làm rách màng trinh.
Mặc dù điều kiện về màng trinh không chứng minh được sự trong trắng, nhưng màng trinh rất thường bị rách lần đầu trong lúc giao hợp.Trái ngược với sự tin tưởng phổ biến, một màng trinh còn nguyên vẹn không ngăn cản được sự mang thai.Một tinh trùng tiếp xúc với khu vực sinh dục, có lẻ là do âu yếm say sưa, có thể đi qua một lỗ trong màng trinh và tiến vào ống âm đạo.
- CHỨC NĂNG CỦA ÂM ĐẠO
Trong lúc kích thích tình dục, các cơ quan sinh dục, đặc biệt là hai mép nhỏ và âm đạo dưới, trở nên bị dồn máu và lượng chất tiết âm đạo tăng lên.Trong thời điểm cực khoái các cơ của khung chậu bao gồm các cơ xung quanh âm đạo co lại một cách tự động.
Nếu người phụ nữ bị căng thẳng hoặc lo lắng, đặc biệt là trong lúc giao hợp, các cơ xung quanh âm đạo sẻ lâm vào tình trạng co thắt.Điều này làm cho âm đạo hẹp hơn và cũng làm cho sự giao hợp đau đớn.tình trạng này được gọi là co đau âm đạo.Nó có thể được chữa khỏi bằng sự giúp đỡ của nhà tư vấn tâm lý tình dục, nhưng thường phải mất nhiều tháng trước khi người phụ nữ có thể đạt khoái cảm tình dục hoàn toàn.
- TỬ CUNG ( DẠ CON)
Tử cung gồm có hai phần chính – thân tử cung và cổ tử cung và nó có thể trải quanhu7ng4 thay đổi lớn trong suốt cuộc sống sinh sản của người phụ nữ.Từ lúc dậy thì cho đến tuổi mãn kinh, nội mạc tử cung phát triển mỗi tháng để cung cấp dinh dưỡng cho trứng đã thụ tinh.Nếu trứng không được thụ tinh thì nôi mạc tử cung sẻ rụng trong lúc hành kinh và dần dần được thay thế trong chu kì kinh nguyệt kế tiếp.
Cổ tử cung có hình dạng như một hình trụ và phần dưới của nó nhô vào trong âm đạo.Cổ tử cung dài khoảng 2,5cm, có một ống nhỏ chạy qua nó và mỡ vào trong khoang cổ tử cung phía trên và âm đạo phía dưới.Nếu lòn một ngón tay vào trong âm đạo, có thể cảm thấy cổ tử cung như một chỗ trũng nhỏ.
Ở người phụ nữ chưa có con, lỗ mở vào trong âm đạo này tròn và rất nhỏ.Trong lúc sinh đẻ lỗ mỡ này giãn ra để cho phép em bé đi qua và sau khi sinh nó tái định hình thành một khe hình chữ thập.
Trong thời gian mang thai, tử cung nở rộng cho phép bào thai lớn lên, bảo vệ và cung cấp chất dinh dưỡng cho bào thai.Đồng thời các sợi cơ lớn được ngăm chặn không cho co lại.
Tử cung thay đổi đột ngột vai trò của nó khi bào thai trưởng thành và bắt đầu co bóp để mỡ rộng cổ tử cung và cho phép em bé và nhau thai đi qua.Tử cung sau đó co lại trạng thái tiền thai kỳ, sẵn sàng đón nhân một sự thụ tinh khác.Trường hợp mang thai ngay sau khi sinh xong là rất hiếm mà có xảy ra sớm nhất là 36 ngày sau khi sinh.
Tử cung dường như thật sự không có khả năng trước tuổi dậy thì và sau thời kỳ mãn kinh, khi mà rõ ràng là nó không thích hợp về tinh thần lẫn sức khỏe cho người phụ nữ có con.
Tất cả những thay đổi về chức năng của tử cung này được điều phối bởi các hoocmon được phóng thích từ tuyến yên và từ các buồng trứng (noãn sào) và bởi các chất tương tự được gọi là prostaglandin do mô tử cung phóng thích.Cách thức mà các chất này tác động lẫn nhau vẫn chưa được hiểu rõ.
- VỊ TRÍ
Ở người phụ nữ trưởng thành, tử cung là một cơ quan rỗng có hình dạng và kích thước gần giống như một quả lê nhỏ, nằm bên trong đai xương chậu.Đầu hẹp của quả lê tương đương với cổ tử cung nhô ra trong trứng, hàng tháng vận chuyển trứng được phóng thích từ một trong buồng trứng (noãn sào).Theo cách này, tử cung tạo thành phần ống giữa khoang bụng và thế giới bên ngoài cơ thể.
Các cơ cấu đặc biệt tồn tại để ngăn chặn sự nhiễm trùng lan rộng qua đường này vào trong khoang bụng.Vì thế lớp lót của tử cung bị rụng ra khi người phụ nữ hành kinh, cổ tử cung tiết ra các chất kháng thể bảo vệ và các chất acid tự nhiên của âm đạo ức chế sự phát triển của vi trùng có hại.
Mặt trước của tử cung đè lên bàng quang và mặt sau nằm gần trực tràng.Bình thường tử cung được nâng đỡ bên trong khung chậu bằng các cơ – được gọi là các cơ sàn chậu và bằng các dãi mô liên kết và các mạch máu từ thành bên của khung chậu được gắn chặt vào cổ tử cung.
Trong lúc mang thai tử cung to lên, vì thế vào tuần thứ 12 có thể sờ thấy tử cung bên trong khoang bụng phía trên xương mu.Đến khoảng 38 tuần, nó thường trải ra tới đầu dưới khung sườn và khoảng 2 tuần sau khi em bé được sinh ra, tử cung có thể như bình thường không còn sờ thấy trong bụng.Sau thời kì mãn kinh, kích thước tử cung co lại.
Những biến đổi về kích thước được kiểm soát bởi các chất tiết của hoocmon sinh dục, các hoocmon này còn chi phối trạng thái tự nhiên của nội mạc tử cung.Trong thời gian nửa đầu chu kì kinh nguyệt của phụ nữ, nội mạc tử cung tăng lên độ dày cho đến khi trứng được phóng thích.Sau đó, nó ngưng phát triển mà bắt đầu tiết ra các chất giàu dinh dưỡng cho phép trứng phát triển thên nữa nếu trứng được thụ tinh.Nếu trứng không được thụ tinh, nội mạc tử cung bị rụng tróc ra trong lúc hành kinh.
- NOÃN SÀO (BUỒNG TRỨNG)
Noãn sào là bộ phận của hệ sinh sản của phụ nữ được thiết kế để tạo ra và phóng thích noãn (trứng). Khi trứng được thụ tinh bởi một tinh trùng của người đàn ông, nó đánh dấu sự khởi đầu của một sinh mạng con người mới.Từ kỳ hành kinh đầu tiên cho đến lúc mãn kinh, thông thường noãn sào phóng thích một trứng mỗi tháng.Chúng còn là bộ phận thiết yếu của hệ thống hoocmon hay hệ nội tiết của cơ thể.
Noãn sào là hai cấu trúc hình quả hạnh màu hồng xám, mỗi não sào dài khoảng 3cm và dài khoảng 1cm.Chúng được thấy ở trong khung chậu, khoang thân được giới hạn bởi hông hoặc các xương chậu và hai noãn sào nằm trên hai bên tử cung.Mỗi noãn sào được giữ đúng vị trí bằng các dây chằng khỏe, đàn hồi.Ngay trên mỗi noãn sào là lổ mỡ có lông có vòi Fallope dần đến tử cung.Mặc dù, chúng rất gần nhau nhưng không nối liền trực tiếp giữa noãn sào và lỗ mở của vòi.
Ở người phụ nữ trưởng thành, các noãn sào có một bề ngoài khá lồi lõm.Lý do của sự lồi lõm này có thể nhìn thấy bằng cách nhìn vào cấu trúc bên trong dưới kính hiển vi.Bao phủ noãn sào là một lớp tế bào được gọi là biểu mô mầm.Chính từ các tế bào trong lớp viền này mà các trứng hình thành, hàng ngàn trứng non, mỗi trứng trong một nang tròn (túi trứng) có thể được nhìn thấy thành cụm gần mép noãn sào.
Tuy nhiên, đáng chú ý nhiều hơn là các nang chứa đựng trứng trong các giai đoạn chín/trưỏng thành khác nhau. Khi các nang này lớn lên và sau khi các trứng của chúng đã phóng thích, chúng tạo racác chỗ lồi đặc biệt trên bề mật noãn sào. Trung tâm noãn sào đuọc chứa đầy mô sợi đàn hồi có nhiệm vụ chống đỡ cho lớp ngoài có chúa nang.
•SỰ PHÓNG NOÃN:
Dưói kính hiển vi, các nang trưỏng thành của noãn sào có thể nhìn thấy như những hình cầu nhỏ bé bao bọc một gò nhỏ của các tế bào. Trong trung tâm của gò là tế bào trứng truong các giai đoạn trưỏng thành sau cùng của nó. Khi nang chin` và trứng trưỏng thành, các tế bào ở rìa nang cho phép trứng rời đi. Điều này xảy ra như thế nào vẫn còn la một bí mật. Sau đó, trứng được các đầu lông hay vân mao của vòi Fallope đưa nhẹ vào lỗ mở của vòi.
Trong vai trò của cơ quan sản xuất trứng, các noãn sào còn có nhiệm vụ như các tuyến nội tiết. Các noãn sào hoạt động dưói sự kiểm soát của các tuyến yên ở đáy não. Tuyến yên trứoc hết tạo ra một hoócmon được gọi là FSH, hoócmon này đi vào dòng máu đến các noãn sào. FSH kích thích các nang và sự phát triển trứng, nhưng nó cũng tạo ra sự tiết hoócmon oestrogen. Dưói ảnh hưỏng của oetro-geen, lớp lót của tử cung trở nên dày để chuẩn bị tiếp nhận trứng thụ tinh. Oestrogen cũng kích thích sự tích lại của các protein của cơ thể và dẫn đến sự giữ lại chất dịch.
Sau khi một nang đã chín và vỡ ra, một hoócmon tuyến yên khác, hoócmon tạo hoàn thể(luteinizing hor-mone : LH) đi vào hoạt động và tạo ra sự phát triển của hoàng thể trong nang rỗng (nhiệm vụ của hoàng thể là thiết lập sự mang thai). Lần lựot, hoàng thể tạo ra và phóng thích hoócmon của riêng nó-progesterone. Nếu trứng không được thụ tinh trong vòng hai tuần thì hoàng thể co lại, việc sản xuất progest-erone được chấm dứt và lớp lót của tử cung bị tróc rụng như chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng. Bấy giờ sự sản xuất FSH lại bắt đầu và toàn bộ chu kỳ đượcc lặp lại. Tuy nhiên, nếu trứng vừa được thụ tinh, lúc đó hoàng thể tiếp tục hoạt động cho đến khi nhau thai được thiết lập và không có sự chảy máu.
Hành kinh
Sự phát triển noãn sào gần như đầy đủ vào lúc bào thai nữ đang ở tháng thứ 3 của sự sống trong dạ con và một vài thay đổi lớn sẽ xảy ra cho đến tuổi dậy thì. Vào lúc một bé gái được sinh ra noãn sào của bé, cả hai noãn sào có chứa từ 40.000 đến 300.000 nang nguyên thủy, mỗi nang chứa một trứng non. Tối đa chỉ khoảng 500 trứng trong số này sẽ được phóng thích và chắc là không nhiều hơn nữa..
Khi các noãn sào lần đầu bắt đầu tạo ra hoocmon oestrongen, chúng chưa có khả năng phóng thích, chúng chưa có khả năng phóng thích các trứng trưởng thành. Các oestrogen ban đầu này gây ra các thay đổi cơ thể ở tuổi dậy thì như sự phát triển của vú, lông mu, và sự mở rộng hông. Những thay đổi này bắt đầu tối thiểu là một năm trước khi cô gái thấy kinh lần đầu và là một dấu hiệu cho biết các oestrongen đã bắt đầu kích thích sự phóng thích các trứng trưởng thành.
• HÀNH KINH LẦN ĐẦU:
Sự bắt đầu chảy máu theo chu kỳ ( hành kinh) của tử cung được gọi là hành kinh lần đầu và nó chỉ là một giai đoạn của chu kỳ hành kinh bị ảnh hưởng bởi các hooc mon từ tuyến yên trong não và từ các noãn sào.
Khoảng 4 hoặc 5 năm trước khi hành kinh bắt đầu, cấu tạo dưới đồi ra lệnh cho tuyến yên tiết ra hoocmon tăng trưởng chịu trách nhiệm về sự tăng lên đột ngột về chiều cao của cô gái. thường sự gia tăng này đạt đến cao điểm khoảng 2 năm trước khi hành kinh lần đầu và chậm dần ngay trước kỳ hành kinh bắt đầu. Các hoócmon tuyến yên cũng thúc đẩy các tế bào trứng trong noãn sào tiết ra oestrogen, hoócmon sinh duc, chịu trách nhiệm chủ yếu làm cho vú to lên, kích thích mọc lông mu và tạo lên lớp lót tử cung.
Khoảng 1 năm trước khi thấy kinh lần đầu, các cô gái có thể để ý thấy một ít chất tiết âm đạo,. Điều này kèm theo sự thay đổi bên ngoài và bên trong cơ thể, chẳng hạn như cơ thể đã trưỏng thành về sinh dục. đồng thời, sự tăng và giảm các mức oestrogen và các hoócmon tuyến yên cũng bắt đầu hình thành một kiểu mẫu tác động lẫn nhau để giữ cho chu kỳ hành kinh hoạt động. Kỳ hành kinh đầu tiên khi mức độ oestrogen giảm xuống, để lại sự tích tụ lớp lót tử cung mà không không có sự chu cấp cần thiết của nó. Lớp này sau đó vỡ ra, máu và các tế bào rơi vào trong tử cung, đi qua cổ tử cung và thế là đi ra ngoài.
Mặc dù kỳ hành kinh đầu tienn cũng phải có mau chảy tưong tự như các chu kỳ kinh nguyệt xảy ra sau này nhưgn noãn sào chưa sản xuất bất kỳ trứng chín nào cả. Để cho noãn sào hoạt động đầy đủ và cho cô bé đến tuổi dậy thì, cũng phải mất vài tháng, thậm chí một năm, khi đó hệ sinh sản của cô bé đó mới được phát triển đầy đủ, tuy nhiên cô bé vẫn còn phải hoàn thiên về cơ thể và xúc cảm.
• CHU KỲ KINH NGUYỆT:
Thời gian từ một ngày thứ nhất của một kỳ hành kinh đến ngày thứ nhất của kỳ hành kinh kế tiếp được gọi là chu kỳ kinh nguyệt. Trong suốt chu kỳ này các cơ quan sinh sản trải qua một loạt những thay đổi có thể làm cho một trứng được phóng thích khỏi noãn sào và đi đến tử cung . Nếu trứng này được thụ tinh, nó sẽ được nuôi dưỡng bằng các chất tiết từ tế bào lót tử cung cho đến khi nó đi sâu vào trong lớp lót tử cung và được nuôi dưỡng từ nguồn cung cấp máu của ngưòi mẹ.
Nếu trứng không chịu thụ tinh, lớp lót tử cung bị tróc ra và theo dòng máu kinh nguyệt. Điều này cho phép một lớp lót mới phát triển, sắn sàng nuôi dưõng trứng tiếp theo.
Chu kỳ hoạt động phức tạp này được một trung tâm trong não kiểm soát, được gọi là cấu tạo dưới đồi, có nhiệm vụ như một đồng hồ kinh nguyệt. Đồng hồ điều khiển thông qua một tuyến nhỏ được gọi là tuyến yên trước, có vị trí ở đáy não. Tuyến này phóng thích vài hoócmon, hai trong số các hoócmon này đặc biệt quan trong đối với sự sinh sản. Một hoócmon kích thích sự tăng trưỏng và trưỏng thành của một số trứng nhỏ trong noãn sào, trong khi các hoócmon kia kích thích sự phóng thích các trứng đã chín này.
Các trứng mà trưỏng thành trong suốt một chu kỳ kinh nguyệt được bao bọc bởi các tế bào sinh ra hoócmon. Trứng,cùng với các tế bào này được gọi là nang Graaf. Hoócmon chính được nang này sản xuất là oestrogen. Trong suốt chu kỳ, sự sản xuất oestrogen tăng lên, có nhiệm vụ kích thích sự phát triển và hình thành các tuyến trong lớp lót tử cung, làm cho tinh trùng bơi vào tử cung dễ dàng hơn và như vậy gặp được trứng. Khoảng 15 ngày trước khi đến kỳ hành kinh kế tiêp, tuyến yên phóng thích một số lưọng lớn hoócmon luteinizing, hoócmon này kích thích sự phóng thích một trứng khỏi noãn sào khoảng 36 giờ sau đó. Sau đó trứng đi xuống vòi Fallope vào trong tử cung. sự thụ tinh thưòng xảy ra trong vòi Fallope.
Các tế bào trong noãn sào đã hình thành nang Graff lúc này trải qua những thay đổi, bao gồm việc hấp thụ chất béo. Bây giờ, chúng được xem như hoàng thể (thể vàng). Chúng vẫn sản xuất oestrogen, nhưng giờ đây còn sản xuất một hoócmon được gọi là progesterone. Progesterone có hai chức năng chính trong chu kỳ kinh nguyệt. Thứ nhất là biến đổi dịch nhầy ở cổ tử cung, làm cho nó dày hơn để cho tinh trùng dễ bơi vào tử cung, thứ hai là làm cho các tuyến lót lót tử cung tiết ra một chất dịch sẽ nuôi dưỡng trứng mới thụ tinh.
Nếu trứng không thụ tinh, thì hoàng thể sẽ thái hoá. Các mạch máu nhỏ trong khu vực bắt đầu co thắt lại để cho các tế bào lót tử cung không còn nhận được oxy và chết. Sau đó chúng bị tróc ra cùng với một ít máu khi hành kinh và chu kỳ cung hoàn thành. tất cả các hoócmon được phóng thích trong suốt chu kỳ có thể ảnh hưởng đến đồng hồ kinh nguyệt.
SỰ THỤ THAI VÀ SINH SẢN
Thụ thai là sự kết hợp của một tinh trùng và trứng. Nó là một quá trình phức tạp trong đó nhiều điều kiện phải đúng để bảo đảm rằng sự thụ thai thành công.
Nếu giao hợp xảy ra vào khoảng thời gian phóng noãn (trứng rụng) thì có rất nhiều khả năng thụ thai. Một người đàn ông sản xuất ra khoảng 400 trăm triệu tinh trùng trong mỗi lần xuất tinh. Số tinh trùng này được bao bọc bằng chất tinh dịch, bảo vệ tinh trùng khỏi chất acid trong âm đạo.
Ngay khi được đưa vào trong âm đạo, tinh trùng lập tức bắt đầu cuộc hành trình của chúng lên âm đạo qua cổ và đi vào tử cung. Chúng di chuyển bằng cách quẫy mạnh cái đuôi nhỏ bé. Một số tinh trùng không hoàn tất cuộc hành trình sẽ teo đi và chết trong môi trường acid trong âm đạo. Đây là cách chọn lọc tự nhiên, nếu tinh trùng nào bị tổn hại và không khỏa mạnh thì không thể tìm được cách để thụ tinh cho trứng.
• SỰ THỤ TINH CHO TRỨNG:
Hàng triệu tinh trùng vừa đến tử cung được nuôi dưỡng bằng dịch nhầy kiềm của cổ tử cung. Sau đó, chúng đi vào các vòi Fallope. Chặng đường này khoảng 20 cm, mất khoảng 45 phút – chỉ khoảng 2000 tinh trùng thật sự có thể sống sót. Tinh trùng sẽ vẫn sống trong các vòi Fallope tối đa là ba ngày, sẵn sàng để kết hợp với một trứng, nếu sự phóng noãn xảy ra ngay lập tức.
Sự thụ tinh đạt kết quả khi một tinh trùng thâm nhập vào bề mặt của trứng. Mỗi tinh trùng mang một enzyme ( một chất chịu trách nhiệm gây ra các quá trình hóa học duy trì sự sống) giúp hóa lỏng mặt ngoài của trứng làm cho sự xâm nhập của một tinh trùng riêng biệt dễ dàng hơn. Ngay khi trứng đã được thụ tinh, số tinh trùng còn lại sẽ chết.
Trứng và tinh trùng ( lúc này đã bị loại bỏ đuôi) sau đó kết hợp với nhau để hình thành một nhân ( tâm) riêng rẽ, mà sau đó bắt đầu chia thành hai tế bào. Trong vòng 72 giờ, các tế bào tiếp tục chia cho đến khi một trứng có 64 tế bào được tạo ra.
Trứng đã thụ tinh, sau đó di chuyển xuống đến tử cung trong vòng 72 ngày (ngày 21 trong một chu kì 28 ngày). Trong suốt thời gian này, nó phát triển các nhú nhỏ bé giúp nó bám vào lớp lót tử cung, nơi mà nó có thể được nuôi dưỡng và một thai kỳ có thể bắt đầu. Ngay khi quá trình này vừa xảy ra được gọi là làm tổ thì sự thụ thai đã hoàn thành.
Lúc này, trứng có thể được nuôi dưỡng bằng nguồn cung cấp máu dồi dào hiện có trong lớp lót tử cung. Từ lúc thụ tinh, trứng tạo ra 1 hoocmon được gọi là HCG (Human Chorionic Gonadatrophin) báo cho noãn sào biết rằng sự thụ tinh vừa xảy ra và HCG duy trì nguồn cung cấp máu đến lớp lót tử cung để cho trứng có thể tiếp tục sự phát triển của nó.
• NHAU THAI :
Nhau thai hình thành một bộ phận chuyên hóa của trứng thụ tinh, được gọi là dưỡng mạc (lá nuôi), gắn chặt vào thành tử cung của người mẹ. Vào tuần thứ 12 của thai kỳ, nhau thai là một cơ quan riêng biệt. Vào lúc sinh em bé, nhau thai nặng khoảng 500g, màu đỏ sậm, sốt và có dạng hình dĩa. Hai lớp tế bào giữ cho sự tuần máu của thai nhi trong nhau thai riêng biệt với máu của người mẹ, nhưng nhiều chất có thể truyền từ người mẹ sang bào thai.
• CHỨC NĂNG :
Toàn bộ thức ăn và oxy bào thai cần đều nhận từ người mẹ và nó có khả năng loại bỏ các chất thải về cho người mẹ. Chức năng trao đổi quan trọng này được nhau thai thực hiện, ở nơi mà bào thai được dính bằng dây rốn. Carbon dioxide, các chất thải và hoocmon chuyển từ bào thai sang người mẹ, oxy, các chất dinh dưỡng (Carbonhydrate đơn giản, chất béo và amino acid) và các hoocmon từ mẹ sang bào thai.
Nhau thai còn có nhiệm vụ như một rào cản bảo vệ bào thai khỏi các chất có khả năng gây hại, tuy vậy nhiều loại thuốc có thể đi qua nhau thai và có thể gây hại cho bào thai. Một số kháng thể của người mẹ cũng đi qua nhau thai nữa.
Cuối cùng, nhau thai sản xuất một vài hoocmon, một số trong các hoocmon này ngăn chặn người phụ nữ phóng thích thêm trứng hoặc hành kinh trong lúc mang thai. Chúng còn kích thích sự phát triển của vú để chuẩn bị cho sự bú mẹ và thiết lập lượng mỡ trong đùi, bụng và mông như một nguồn dự trữ năng lượng tương lai. Các hoocmon khác cũng kích thích sự lớn lên của dạ con và có thể ức chế nó không co lại trước khi cơn đau đẻ bắt đầu. Cũng có bằng chứng gợi ra rằng các số lượng hoocmon này được nhau thai phóng thích có thể là một nhân tố quan trọng trong việc xác định khi nào sự đau đẻ bắt đầu.
SỰ PHÁT TRIỂN BÀO THAI:
Bào thai là tên được đặt cho đứa trẻ chưa sinh từ thời điểm nó có thể nhận ra như một con người đang phát triển (từ khoảng hai tháng sau khi trứng đã thụ tinh). Trước thời gian này, trứng thụ tinh đang phát triển được gọi là phôi hoặc phôi thai.
Bác sĩ sẽ xác định ngày tháng bắt đầu của thai kỳ từ ngày thứ nhất của kỳ hành kinh sau cùng, cộng thêm 9 tháng dương lịch và 7 ngày để đi đến ước đoán ngày tháng sinh đẻ. Thai kỳ được chia thành các kỳ 3 tháng ( các giai đoạn 3 tháng trong sự sống của phôi hoặc bào thai). Nhưng trên thực thế, sự thụ thai có thể sẽ xảy ra giữa ngày thứ 10 và thứ 14 của chu kỳ kinh nguyệt, thời điểm mà người phụ nữ có khả năng rụng trứng nhất và khả năng sinh sản nhiều nhất; vì vậy, thai kỳ có thể bắt đầu trong khoảng tuần lễ thứ 2 của kỳ 3 tháng thứ nhất. Ở giai đoạn này, thai kỳ gồm có một tế bào hay một trứng thụ tinh riêng biệt. Trong khoảng 3 ngày sau khi thụ tinh, tế bào này di chuyển dọc theo vòi Fallope hướng về tử cung, tiếp tục phân chia liên tục để tạo thành một nhóm nhỏ tế bào được gọi là phôi dâu.
• KÌ BA THÁNG THỨ NHẤT :
Thêm khoảng ba ngày nữa, phôi dâu lơ lửng trong tử cung. Nó lại phân chia liên tục để tạo thành một nhóm tế bào rỗng được gọi là túi phôi, có thể nhìn thấy hoàn toàn bằng mắt thường.
Tuần 2: túi phôi tự gắn chặt vào nội mạc tử cung : Quá trình này được gọi là cấy ghép (hay làm tổ). Các nhung mao Chorionic, chỗ nhô ra từ lớp ngoài của túi phôi, bám chặt vào lớp lót tử cung, để bảo đảm sự nuôi dưỡng cho phôi thai.
Lớp bọc ngoài túi phôi được gọi là dưỡng mạc, bắt đầu phát triển thành nhau thai. Các tế bào máu bắt đầu hình thành và các tế bào tim đầu tiên được thiết lập.
Tuần 3: Những biến đổi hoocmon khiến cho nội mạc tử cung dày lên và máu từ nội mạc nuôi dưỡng túi phôi.
Tuần 4: Túi màng ối được phát triển tốt. Phôi thai và sau này là bào thai sẽ ở trong túi này suốt thai kỳ., được treo lơ lửng thoải mái trong dịch màng ối, với một nhiệt độ không thay đổi và được dịch ối làm vật đệm chống sốc. Tim đã bắt đầu đập, lúc đầu không đểu đặn, nhưng không lâu sau rất ổn định và nhanh hơn nhịp tim của người mẹ.
Xương sống và phần đầu của hệ thần kinh đang bắt đầu hình thành trong phôi thai, lúc này chiều dài của nó khoảng 7mm.
Tuần 5: Các cơ quan đầu tiên hình thành. Đầu đang lớn lên, bao gồm não đang phát triển, được nối liền với dây cột sống sơ bộ. Các tay, chân xuất hiện như những cái chồi tim và các hệ thống tuần hoàn máu được thiết lập rõ.
Tuần 6: Sự phát triển của đầu trở nên nhanh hơn. Các bộ phận bên trong tai và mắt tiếp tục hình thành (mắt được bao phủ bằng da mà sau này sẽ trở thành mí mắt). Các lỗ nhỏ sau nsày trở thành lỗ mũi bắt đầu phát triển. Não và dây tủy sống gần như được hình thành. Sự phát triển của hệ tiêu hóa và tiết niệu tiếp tục. Tuy nhiên, gan và thận chưa có khả năng hoạt động. Các chồi tay và chân đã mọc và bây giờ hoàn toàn có thể nhìn thấy các bộ phận thô sơ của bàn tay và bàn chân. Vào cuối tuần thứ 6, phôi thai dài khoảng 1,3cm.
Tuần 7: Thông qua nhau thai mà phôi thai nhận được chất dinh dưỡng từ sự tuần hoàn máu của mẹ nó và chuyển trở lại các chất thải của nó để được bài tiết. Nhau thai bây giờ đã phát triển tốt. Đây là một thời điểm quan trọng cho sự phát triển của mặt và các bộ phận của tay trong và tim đập mạnh hơn. Sự hình thành hệ tiêu hóa tiếp tục và nhiều cơ quan bên trong hiện có, nhưng vẫn còn trong trạng thái rất đơn giản. Phổi đang phát triển, nhưng vào thời điểm này chúng còn đặc. Có các chuyển động xương sống nhỏ và mặt tiếp tục hình thành, đến mức có thể nhìn thấy những khởi đầu của miệng. Các cánh tay và chân đang mọc ra và đã phát triển thành các khớp không đầu gối, vai và cùi chỏ.
Tuần 8: Đôi mắt hầu như được phát triển đầy đủ, nhưng vẫn còn che phủ bằng da mí mắt đã hình thành dang dở. Mặt tiếp tục hình thành và bây giờ có những khởi đầu của mũi. Bây giờ có thể nhìn thấy các ngón chân, ngón tay riêng biệt và tay chân có khả năng chuyển động chút ít. Đầu, lớn so với phần còn lại của cơ thể, cúi xuống phía ngực. Lúc này bào thai dài khoảng xấp xỉ 4cm.
Tuần 9: Dây rốn được hình thành đầy đủ và nuôi dưỡng hệ tuần hoàn của bào thai bằng máu. Bộ phận bên trong tai đã hoàn thành; bộ phận ngoài đang bắt đầu hình thành. Tất cả các cơ quan quan trọng bên trong cơ thể vẫn tiếp tục phát triển và kích thước của tử cung đã tăng lên. Vào lúc này bào thai dài khoảng 4,5cm.
Tuần 10: Hệ tuần hoàn bây giờ đang bơm máu đi khắp cơ thể bào thai. Hệ sinh sản bắt đầu hình thành, nhưng bên trong cơ thễ: các bộ phận sinh dục ngoài chưa thễ nhỉn thấy. Mặt tiếp tục phát triển và cánh tay, chân bây giờ được hình thành rất rõ, có các ngòn tay và ngón chân nhỏ bé có màng. Chuyển động của bàn tay và bàn chân mạnh mẽ hơn, nhưng người mẹ vẫn không thể cảm thấy được. Vào cuối tuần 10, bào thai đo được 5,5cm.
Tuần 11: Mặt gần như được hình thành đầy đủ và mí mắt vừa phát triển, các cơ quan bắt đầu hình thành và sự phát triển của các cơ quan sinh dục ngoài đã bắt đầu.Nhau thai lúc này là một cơ quan riêng biệt, một đệm mô mềm.Dung lượng chất dịch trong túi màng ối liên tục tăng lên giữa tuần thứ 11 và 40 của thai kỳ.
Tuần thứ 12 – 14: Hầu như toàn bộ các cơ quan bên trong bây giờ được hình thành, nhưng chúng chưa thể hoạt động độc lập với mẹ nó. Ngay lúc này có thể sờ thấy tử cung nổi lên phía trên các xương chậu, nhưng người mẹ chưa cho thấy thai kỳ của mình.
- KỲ BA THÁNG THỨ HAI:
Tuần 14 – 16: Tay chân tiếp tục hình thành và các khớp có khả năng cử động.Các móng tay và móng chân phát triển và lông mềm, mịn được gọi là lông tơ bao phủ toàn bộ bào thai.
Sau tuần 14 nhau thai được hình thành đầy đủ.Sự tăng trưởng vể kích thước bắt đầu nhanh chóng: lúc này bào thai nặng khoảng 135gam và dài xấp xỉ 12cm.
Tuần 20: Vào lúc này bào thai khả năng tạo ra những chuyển động đạp mạnh mà người mẹ có thể cảm thấy.Các cơ quan phát triển nhanh và tóc đã bắt đầu mọc trên đầu.Giờ đây bào thai dài khoảng 21cm.
Tuần 24: Các cơ hầu như được hình thành đầy đủ, nhau thai đang lớn liên tục: tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết, bao gồm oxy đi qua nhau thai từ mẹ đến bào thai và các chất thải đi ngược lại qua nhau thai vào hệ tuần hoàn của mẹ và được mẹ bài tiết ra ngoài.Sự tuần hoàn và máu của người mẹ và em bé vẫn hoàn toàn riêng biệt.
Bào thai vẫn không có khả năng tồn tại độc lập với người mẹ.Tuy nhiên, trong những trường hợp cá biệt hiếm hoi, các bé bị sinh non trong thời điểm này và được nuôi dưỡng với sự chăm sóc của các chuyên gia đã sống sốt.Trọng lượng của bào thai khoảng 570g và chiều dài khoảng 33cm.
Tuần 28: Đây là thời điểm mà bào thời được cho rằng có thể sống được, bởi vì nó sẻ có 5% cơ hội sống sót, giả sử nó bị sinh non.Được bao phủ bằng một chất nhờn được gọi là bã nhờn, để bảo vệ bào thai khỏi chất dịch trong túi đầu ối, lúc này bào thai dài khoảng 37cm.
- KỲ BA THÁNG THỨ BA:
Sự phát triển của thân bào thai này đã theo kịp sự phát triển của đầu và bào thai có kích thước cơ thể của một em bé.Tuy nhiên nó gầy hơn nhiều, bởi vì lớp mỡ dưới da chưa phát triển.Số lượng bã nhờn đã tăng lên.Chiều dài của cơ thể bây giờ khoảng 45cm và em bé bị sinh non ở giai đoạn này có cơ hội sống sót là 15%.
Tuần 36: Vào thời điểm này, cơ hội sống sót được tăng lên đến 9o%, vì phổi đã hình thành đầy đủ.Trong nhiều trường hợp, em bé đã xoay đầu hướng xuống tử cung, nhưng ở các phụ nữ đã có con rồi điều này có thể không thể xảy ra cho đến lúc đó.
Tinh hoàn của bé trai đi xuống trong túi bìu và bã nhờn tăng thêm.Trọng lượng của em bé tăng lên khoảng 28g một ngày.Một số em bé được sinh ra có lông tơ mịn trên cành tay, chân hoặc vai, nhưng lông tơ thường biến mất trong các tuần cuối của thai kỳ.
Sự sinh đẻ sẽ xảy ra vào khoảng tuần thứ 40, tuy vậy một số phụ nữ sẽ sinh muộn hoặc sớm ở thời điểm này.Khi em bé được sinh ra, sẽ vẫn có những mảng bã nhờn trên cơ thể, nhưng không có trên mắt và miệng.Đứa trẻ sẽ dài khoảng 50cm và có trọng lượng trung bình khoảng 3,4kg.
- NGƯỜI MẸ
Vì kỳ ba tháng đầu tiên chính là thời gian mà sự hình thành căn bản của bào thai xảy ra tránh bất cứ điều gì có thể gây ra dị dạng ch bào thai là điều hết sức quan trọng đối với người mẹ.Trước khi uống bất cứ dược phẩm nào, thai phụ cần được tham khỏa ý kiến bác sĩ và tất cả các phụ nữ đều được khuyên bỏ thuốc lá và uống rượu ngay khi họ bắt đầu mang thai.
Trước khi bắt đầu một thai kỳ, người phụ nữ phải đảm bảo rằng mình miễn dịch đối với bệnh ban đầu (bệnh sởi Đức) còn nếu không miễn dịch thì cần phải được tiêm chủng phòng ngừa nó.Nhiễm bệnh này trong lúc mang thai có thể làm cho em bé được sinh ra với nhiều dị tật nghiêm trọng.
Đối với người mẹ, đi gặp bác sĩ lúc bắt đầu mang thai là điều quan trong để được kiển tra sức khỏe cẩn thận và sắp xếp sự chăm sóc trước khi sinh.kiểm tra sự tiến triển của bào thai là một phần quan trọng trong kiểm tr sức khỏe.Các phương pháp khám thai đơn giản sắp xếp từ việc đo kích thước bụng người mẹ đến việc sử dụng máy siêu âm.
Khoảng một tuần trước khi chu kỳ hành kinh bình thường có lẽ bắt đầu, có thể có chảy máu chút ít vì các mạch máu mới đang hình thành để nuôi dưỡng phôi thai đang lớn.Cần phải cho bác sĩ biết điều này và bất cứ triệu chứng nào khác, bác sĩ cũng sẽ chỉ dẫn chế độ ăn uống và bổ sung các vitamin và chất sắc có thể cần thiết trong suốt thai kỳ.Các xét nghiệm nước tiểu và đo huyết áp đều đặn phải được thực hiện để kiểm tra sức khỏe và sự thích hợp của người mẹ.
Trong thời gian ba tháng thứ hai, người mẹ sẻ cảm thấy bào thai cử động bên trong mình, đặc biệt là ngay trước khi người mẹ ngủ thiếp đi.Hệ thống tuần hoàn máu của riêng người mẹ đã thay đổi, cùng với sự gia tăng liên tục về sản xuất các tế bào máu.
Nhiều phụ nữ thấy rằng trong thời gian này họ uống nước nhiều hơn bình thường và một số có thể cần bổ sung chất sắt để giúp sự sản xuất máu tăng lên.
Vào tuần 20 vú đã sẳn sàng cho con bú: một số phụ nữ nhận thấy rằng núm vú tiết ra một chất dịch vàng, được gọi là sữa non, nhưng không phải tất cả phụ nữ có thai đều trải qua hiện tượng này và những người mà không có sữa non phải không lo lắng khả năng nuôi con bằng sữa mẹ của họ sẻ bị ảnh hưởng.
Ở giai đoạn này của thai lỳ, một số bà mẹ bị chứng khó tiêu, ợ nóng (chua) và táo bón và họ cần lưu tâm đến các vấn đề này khi họ đang dự tính chế độ ăn uống của mình.Khi thai kỳ tăng lên, sự gia tăng trọng lượng và sức ép lên các cơ quan bên trong cơ thể gây ra bệnh trĩ trong trực tràng và căng giãn tĩnh mạch trong chân.Bệnh trĩ có thể ngăn chặn một phần bằng cách tránh táo bón và sự kích thích chúng gây ra có thể được làm giảm bớt bằng thuốc mỡ hoặc thuốc đạn (nhết hậu môn, âm đạo) được bác sĩ chỉ định. Việc mang băng chân đàn hồi nâng đỡ hoặc quần bó sát chân có thể giúp ngăn ngừa sự tạo thành những căng giãn tĩnh mạch.Nhưng điều cần thiết là các thứ này được mang vào trước khi bước ra khỏi giường vào buổi sáng.
* KỲ BA THÁNG THỨ BA
Vào kỳ ba tháng thứ ba, tử cung đã nỡ ra rất nhiều và nhiều phụ nữ thấy rằng đi bộ mà không ngã người ra sau một chút là rất khó, điều mà có thể gây đau lưng.Sẽ có những co bóp thỉnh thoảng không đau của tử cung là bình thường và nó giúp máu tuần hoàn qua nhau thai.
Lúc này. Nếu người mẹ nghiêng sang bên trái (đè lên bao tử) sẽ cảm thấy rất khó chịu.Tuy nhiên, ngay khi đầu em bé đã “ăn khớp” – đã đi xuống trong khung chậu – nhiều phụ nữ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều, bởi vì sức ép lên bao tử và cơ hoàn được giảm xuống rất nhiều.Một lúc nào đó trong tuần thứ 40 hoặc khoảng tuần thứ 40, sự đau đẻ sẽ bắt đầu.Các xương chậu của người mẹ đã trở nên tách ra nhiều rồi để sãn sàng cho sự sinh đẻ em bé.Các co bóp mạnh mẽ, sự rách túi màng ối, hoặc sự chảy ra một ít máu từ tử cung là trong số những dấu hiệu em bé sắp được sinh ra. Cổ tử cung bắt đầu giãn ra và em bé bắt đầu quãng đường của nó.
Lúc mới sinh, em bé trung bình nặng khoảng 3,4kg, nhưng trọng lượng sinh ra từ 2,8kg đến 4kg đều được xem là bình thường.
Tóc trên đầu em bé mới sinh khác nhau về chiều dài từ vùa đủ nhìn thấy đến khoảng 4cm, móng chìa ra đến các đầu ngón tay và ngón chân, hay dài ra một chút, dôi mắt hầu như luôn có màu xanh, bởi vì màu mắt chưa được hình thành đầy đủ.
VÚ
Vú được bọc bởi da; mỗi vú có một núm vú được bao quanh bởi quầng vú. Quầng vú có màu từ hồng đến nâu sậm, không có lông, và có nhiều tuyến nhờn. Tuyến vú lớn hơn, nằm trong vú tiết sữa; có nhiều thùy, mỗi vú có từ 10-20 ống dẫn sữa dẫn sữa từ thùy đến núm vú, mỗi ống có lỗ thoát riêng.
Phần lớn vú là mô liên kết, mô mỡ và dây chằng - Cooper. Vú nằm trên cơ ngực lớn và thường kéo dài từ đôi xương sườn thứ 2 tới đôi xương sườn thứ 6. ¼ vú đi xéo lên đến cuối nách. Một lớp mỏng mô vú kéo dài từ xương đòn trên đến đôi xương sườn thứ 7 hoặc 8 phía dưới và từ giữa đến cơ lưng. Vú được nâng chủ yếu bởi dây chằng Cooper, cộng thêm sự nâng đỡ từ da bao vú, và điều này quyết định hình dạng của vú. Vú có thể bị xệ xuống một cách tự nhiên bởi tuổi tác, do dây chằng ngày càng dãn ra.
Động mạch nuôi vú được chia ra từ động mạch ngực, động mạch ngực trong, động mạch ngực trước, động mạch ngực sau. Tĩnh mạch của vú chủ yếu là tĩnh mạch nách, nhưng một số đổ vào tĩnh mạch ngực trong và tĩnh mạch ngực.
Vú được phân bố bởi nhánh thần kinh da trước và sau thứ 4 đến thứ 6 của thần kinh sườn. Núm vú được đỡ bởi lớp da mỏng.
Cả hai giới đều có một sự tập trung mạch máu và các đầu dây thần kinh trong núm vú.
Kích thước vú phụ nữ thường được diễn tả dưới dạng cỡ áo ngực. Theo kết quả thống kê của tổ chức "Size UK", cỡ áo ngực trung bình của người Anh đã tăng từ 34B trong thập niên 1950 đến cỡ 36C ngày nay, và cỡ trung bình của phụ nữ Mỹ là 34B trong năm 2005 do tổ chức U.S. Department of Health and Human Services. Phụ nữ có bộ ngực lớn bất thường thường bị đau lưng nếu mặc áo ngực không đúng kích cỡ, trong khi ở một số nước phương Tây người ta tin rằng bộ ngực nhỏ làm người phụ nữ kém hấp dẫn về giới tính. Một số phụ nữ lo lắng không đúng về bộ ngực của họ, và nhiều người không thích về kích cỡ bộ ngực của mình đã đi giải phẫu thẩm mỹ thu nhỏ vú hoặc nâng ngực. Tổ chức American Society for Aesthetic Plastic Surgery thống kê có 334.052 ca nâng ngực đã được thực hiện trong năm 2004. Một số phụ nữ đã làm phẫu thuật tái tạo vú sau khi được phẫu thuật cắt bỏ vú sau ung thư vú, một số khác do sự bất đối xứng về cơ thể, và vì phụ nữ thường cảm thấy nữ tính và cảm giác ở bộ ngực của họ.
Hai vú có kích cỡ không bằng nhau là chuyện bình thường, đặc biệt là khi vú đang phát triển trong thời kỳ dậy thì. Thống kê cho thấy số phụ nữ có vú trái lớn hơn nhiều hơn số người có vú phải lớn hơn một ít. Một số trường hợp hiếm gặp là một bên vú to hoặc nhỏ hơn bên kia rất nhiều, hoặc hoàn toàn không phát triển.
Phát triển
Cấu tạo vú
Sự phát triển của vú phụ nữ trong thời kỳ dậy thì là do các hormone sinh dục, chủ yếu là estrogen. Hormone này đã được chứng minh gây ra sự phát triển giống phụ nữ, làm vú to ra ở nam, gọi là hiện tượng nữ hóa. Hormone này còn được dùng trong các ca phẫu thuật chuyển đổi giới tính.
Một số điều kiện được biết đã gây ra sự phát triển bât thường ở vú trong thời kỳ dậy thì. Vú phát triển quá mức là tình trạng liên quan đến sự phát triển quá mức của vú trong thời kỳ dậy thì, và trong một số trường hợp vú tiếp tục phát triển sau tuổi dậy thì. Vú kém phát triển là tình trạng một hoặc cả hai bên vú đều không phát triển trong thời kỳ dậy thì.
Hình dạng giống quả cầu của vú đã làm giảm sự mất nhiệt, bởi vì nhiệt độ cao là một điều kiện cần có để sản xuất sữa.
Hệ thống mạch bạch huyết
Mạch máu trong vú
Khoảng 75% bạch huyết từ vú đi đến các hạch nách cùng bên. Phần còn lại đi đến hạch ức, tới vú bên kia hoặc các hạch bạch huyết bụng. Hạch nách, kể cả nhóm hạch ngực, hạch dưới vai, hạch cánh tay, tất cả đều đổ vào hạch bạch huyết trung tâm rồi tới hạch trên nách. Sự dẫn bạch huyết ở vú có phần liên quan đến ung thư học vì các tế bào ung thư có thể thoát ra từ khối u và trở thành bệnh ung thư thông thường, rồi di căn đến các phần khác của cơ thể.
Chức năng
Chức năng của tuyến vú tại giống cái là để nuôi con bằng cách tiết sữa vào núm vú. Tuy nhiên, các nhà động vật học đã chỉ ra rằng không có loài động vật có vú nào ngoài con người có vú có kích thước lớn, ngay cả lúc không cho con bú và con người là loài linh trưởng duy nhất có vú luôn căng phồng. Điều đó chứng tỏ rằng hình dạng, kích thước bên ngoài của vú còn liên quan đến một yếu tố khác ngoài tiết sữa.
Phần tuyến vú tiết sữa trong vú thực sự có phần liên quan đến toàn bộ mô vú. Nó thường được các nhà sinh vật học cho rằng nguyên nhân thực sự của sự tiến hóa vú phụ nữ là để hấp dẫn con đực cùng loài, nghĩa là vú còn có chức năng sinh dục phụ. Một giả thuyết khác cho rằng không giống như các loài linh trưởng khác, phụ nữ không có dấu hiệu rõ ràng của sự rụng trứng. Và việc này có thể làm con đực đáp ứng với những dấu hiệu nhỏ nhoi của sự rụng trứng. Trong thời kỳ rụng trứng, sự tăng hormone estrogen trong cơ thể người phụ nữ làm cho vú căng phồng, hấp dẫn đàn ông. Đáp lại, người phụ nữ sẽ có nhiều hưng phấn, trở thành người có nhiều khả năng rụng trứng nhất đối với người đàn ông.
Nhà động vật học Desmond Morris cho rằng vú phụ nữ phát triển như một bộ phận phía trước đối với mông. Do vậy, các loài linh trưởng khác giao phối trong tư thế đeo trên lưng còn con người thành công hơn trong tư thế mặt-đối-mặt. Tác dụng sinh dục phụ của cặp vú phụ nữ đã được chứng minh bằng sự nổi bật của con người, và sự giao hợp đối mặt cho thấy mối liên hệ giữa hai người đã vượt qua mối liên hệ tình dục đơn thuần.
Khi vú tiết sữa
Khoảng 75% bạch huyết từ vú đi đến các hạch nách cùng bên. Phần còn lại đi đến hạch ức, tới vú bên kia hoặc các hạch bạch huyết bụng. Hạch nách, kể cả nhóm hạch ngực, hạch dưới vai, hạch cánh tay, tất cả đều đổ vào hạch bạch huyết trung tâm rồi tới hạch trên nách. Sự dẫn bạch huyết ở vú có phần liên quan đến ung thư học vì các tế bào ung thư có thể thoát ra từ khối u và trở thành bệnh ung thư thông thường, rồi di căn đến các phần khác của cơ thể.
Chức năng
Chức năng của tuyến vú tại giống cái là để nuôi con bằng cách tiết sữa vào núm vú. Tuy nhiên, các nhà động vật học đã chỉ ra rằng không có loài động vật có vú nào ngoài con người có vú có kích thước lớn, ngay cả lúc không cho con bú và con người là loài linh trưởng duy nhất có vú luôn căng phồng. Điều đó chứng tỏ rằng hình dạng, kích thước bên ngoài của vú còn liên quan đến một yếu tố khác ngoài tiết sữa.
Phần tuyến vú tiết sữa trong vú thực sự có phần liên quan đến toàn bộ mô vú. Nó thường được các nhà sinh vật học cho rằng nguyên nhân thực sự của sự tiến hóa vú phụ nữ là để hấp dẫn con đực cùng loài, nghĩa là vú còn có chức năng sinh dục phụ. Một giả thuyết khác cho rằng không giống như các loài linh trưởng khác, phụ nữ không có dấu hiệu rõ ràng của sự rụng trứng. Và việc này có thể làm con đực đáp ứng với những dấu hiệu nhỏ nhoi của sự rụng trứng. Trong thời kỳ rụng trứng, sự tăng hormone estrogen trong cơ thể người phụ nữ làm cho vú căng phồng, hấp dẫn đàn ông. Đáp lại, người phụ nữ sẽ có nhiều hưng phấn, trở thành người có nhiều khả năng rụng trứng nhất đối với người đàn ông.
Nhà động vật học Desmond Morris cho rằng vú phụ nữ phát triển như một bộ phận phía trước đối với mông. Do vậy, các loài linh trưởng khác giao phối trong tư thế đeo trên lưng còn con người thành công hơn trong tư thế mặt-đối-mặt. Tác dụng sinh dục phụ của cặp vú phụ nữ đã được chứng minh bằng sự nổi bật của con người, và sự giao hợp đối mặt cho thấy mối liên hệ giữa hai người đã vượt qua mối liên hệ tình dục đơn thuần.
Khi vú tiết sữa
Mặt cắt dọc vú phụ nữ
Estrogen của buồng trứng trong nửa đầu chu kỳ kinh nguyệt tác động làm phát triển ống dẫn sữa. Còn progesteron của buồng trứng ở nửa sau chu kỳ kinh nguyệt (từ khi trứng rụng đến lúc thấy kinh) tác động thì làm phát triển các nang tuyến vú. Bởi vậy khi đang hành kinh vú thường mềm, sau đó cương dần nhưng không rõ rệt, chỉ đến cuối chu kỳ kinh (lúc sắp thấy kinh) thì vú mới căng tức, nắn thấy nổi rõ các thùy tuyến vú.
Khi có thai, các hormon của buồng trứng và sau đó là của rau thai tiếp tục làm vú phát triển to thêm nhưng không làm cho vú bài tiết sữa, mà cần phải có kích nhũ tố (prolactin). Kích nhũ tố là một hormon của thùy trước tuyến yên có từ tháng thứ 8 sau khi có thai, dưới sự hiệp đồng chuẩn bị của estrogen và progesterol; prolactin tác dụng đến tuyến vú làm bài tiết sữa. Nếu đứa trẻ bú nhiều thì vú sẽ tạo nhiều sữa. Khi trẻ mút vú, những xung động được truyền từ đầu vú qua vùng dưới đồi đến tuyến yên kích thích thùy sau tuyến yên tiết ra oxytoxin và thùy trước tuyến yên tiết ra prolactin. Prolactin kích thích sự tạo sữa, oxytoxin thì tác động vào các tế bào cơ trơn bao quanh nang sữa làm co cơ đẩy sữa từ nang sữa ra ống dẫn sữa xuống đầu vú để trẻ bú. Đó còn gọi là phản xạ xuống sữa hay là phản xạ phun sữa.