Giải Phẩu
Chương mười: HỆ THỒNG BÀI TIẾT
Ngày : 14-12-2015 Lượt xem : 5045
Chương mười: HỆ THỒNG BÀI TIẾT
Cách thức cơ thể tự lọc sạch chất thải:
- Da bài tiết nước và muối được chuyển hóa từ thực phẩm qua các lỗ chân lông theo các tuyến mồ hôi. Phổi thải cacbonic từ sự đốt gluco và một số nước qua khí quản và miệng. Gan và túi mật tiết ra Bilinrubin từ sự phân hủy hemoglobin từ các hồng cầu trong gan, qua mật được chuyển ra ngoài cùng phân. Thận bài tiết ure từ sự sử dụng các protein của các tế bào cùng nước và muối khoáng đi qua bàng quang và niệu đạo. Rưột già bài tiết phân qua hậu môn
Có thể có một vài phương pháp loại bỏ các chất thải. Chất thải được loại bỏ để cho cơ thể không bị nhiễm độc.Điều này được thực hiện thông qua các hệ thống bài tiết khác nhau, các hệ thống này phù thuộc vào một số cơ quan và tuyến loại bỏ chất thải:hệ tiết niệu có các bộ phận chính là bàng quang và thận, ruột già; túi mật và các tuyến mồ hôi trên da.
Sự bài tiết
Bài tiết là quá trình qua đó cơ thể tự loại bỏ các chất thải.Các bộ phận khác nhau của cơ thể liên tục sản xuất ra các sản phẩm phụ của riêng chúng và các sản phẩm này phải được loại bỏ nếu cơ thể không muốn, trên thực tế, tự đầu độc.các cơ quan khác nhau- bao gồm phồi, thận, gan và ruột – bảo đảm rằng điều này không xảy ra.
Dường như là kỳ quặc khi có ý nghĩ rằng phổi giống như cơ quan bài tiết, mà carbondioxide là chất thải quan trọng nhất cần phải được cơ thể loại bỏ.Nếu carbon dioxide bắt đầu hòa tan trong máu với số lượng hơn bình thường, lúc đó máu sẻ có rất nhiều acid.Điều này lần lượt làm tê liệt nhiều hoạt động hóa học trong cơ thể và sự tử vong có thể xảy ra.đây được gọi là suy hô hấp và có thể là giai đoạn cuối trong chứng viêm phế quản mãn tính.
-
HỆ TIẾT NIỆU:
Hầu hết các tế bào cơ thể sử dụng protein nào đó trong các hoạt động hóa học của nó và mỗi khi protein bị phân hủy các chất thải có chứa nito .Thận chịu trách nhiệm lọc chât thải có chứa lượng nước đi ra khỏi cơ thể và giữ cân bằng muối chính xác trong cơ thể.
Hoạt động của thận rất phức tạp.Thận nhận khoảng một lít máu trong mỗi phút.Máu này cuối cùng đi đến một bộ lọc ở đầu của một trong số các tiểu quản thận- mà tiểu quản có khoảng hai triệu trong một quả thận – và được tách rời ra để cho nguyên tố nước trong máu (huyết tương) đi vào tiểu quản trong khi đó hầu hết phần còn lại ở lại trong dòng máu.Chất dịch được lọc đi xuống tiểu quản thận dài và đa số nước, muối và các chất có giá trị khác được hấp thụ vào dòng máu.Một số nước, ure và các chất thải khác được chuyển dưới hình thức nước tiểu xuống hai ống đi vào báng quang.
Hệ tiết niệu nam và nữ
Thận sản sinh nước tiểu liên tục suốt ngày đêm.Khoảng hai lít nước tiểu được đi qua trong vòng 24 giờ, nhưng điều này có thể biến đổi rất nhiều.Sự kiểm soát tinh vi về sự cân bằng nước của cơ thể được tạo ra bởi tiểu quản thận mà có thể hấp thụ nhiều hay ít chất dịch được lọc đi xuống nó.mệnh lệnh hấp thụ thêm nước nếu cơ thể đang trở nên mất nước xuất phát từ hoocmon ADH (antidiuretic hormone) – hoocmon kháng bài niệu.Hoocmon này được tiết ra từ tuyến yên trong não.tổng số lượng ure được đi ra vẫn xấp xỉ như nhau, nhưng nó được hòa tan vào nhiều hay ít nước và như vậy dẫn đến nước tiểu nhiều hay ít hơn.
Một hệ thống rất giống nhau tồn tại vể điều khiển sự cân bằng mà một hoocmon được gọi là aldosterone, được tiết ra từ tuyến thượng thận ngay phía trên hai quả thận, tác động lên tiểu quản và làm cho nó hấp thụ lại nhiều hay ít muối theo các nhu cầu của cơ thể.
-
TÚI MẬT
Mật được lưu trữ trong túi mật, tiết mật ra đi vào ruột khi thức ăn xuống từ bao tử. Lý do để tiết mật là do nó có chứa các chất phân hủy những giọt nhỏ lớn thành những giọt nhỏ hơn – một quá trình được gọi là sự nhũ hóa và làm cho chúng hấp thụ dễ dàng hơn.Vì thế hệ thống mật không chỉ cung cấp một phương pháp có ích về loại bỏ các chất thải của gan mà còn đóng một vài trò quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn.
-
RUỘT GIÀ
Khi thức ăn đi vào bao tử, nó được khuấy trộn và phân hóa bởi acid cho đến khi nó thành chất lỏng.Sau đó nó đi vào ruột non, nơi mà quá trình thật sự tiêu hóa xảy ra và toàn bộ chất dinh dưỡng đáng mong muốn trong thức ăn được hấp thụ.Cuối cùng nó đi vào kết tràng hay ruột già.Đây là một ống dài, rông bắt đầu ở góc dưới bên phải của bụng, rồi sau đó tiến dần lên và rẽ theo hình móng ngựa trước khi kết thúc ở hậu môn.
Chính trong lúc đi qua ruột già này mà những gì còn lại của thức ăn ban đầu dần dần đặc lại, vì nước từ thức ăn được hấp thụ vào dòng máu qua thành ruột. Độ cứng sau cùng của chất thải thức ăn – phân – phụ thuộc bao nhiêu nước được tiêu thụ.
Hầu hết chất phân chỉ là bã thức ăn sau khi các chất dinh dưỡng đã được lấy hết.Điều có thể tranh cãi ở đây có phải được gọi là sự bài tiết không, mà ruột chắc chắn có chứa một số chất tiết thực sự, vì nó có chứa các chất thải hóa học tế bào dưới hình thức mật.
-
CÁC TUYẾN MỒ HÔI
Vào một ngày nóng bức, cơ thể mất đi một lượng lớn muối và nước trong mồ hôi.Mồ hôi là sản phẩm của các tuyến mồ hôi trên da và mục đích duy nhất của nó là điều hòa thân nhiệt, vì nhiệt độ bị mất khi mồ hôi bốc hơi từ da.Nhiệt độ trung bình của cơ thể là 37 độ C ( 98,6 độ F ), khi nhiệt độ bên ngoài tăng thì mồ hôi tiết ra để giảm nhiệt độ trong cơ thể.
Mồ hôi là một chất dịch lỏng với dung môi là nước và nhiều lại chất tan hàm chứa trong đó (chủ yếu là các muốiclorua) do các tuyến mồ hôi nằm ở da của các động vật có vú tiết ra.[1] Trong mồ hôi cũng hàm chứa nhiều chất thơm như 2-methylphenol (o-cresol) và 4-methylphenol (p-cresol) cũng như một lượng nhỏ urê. Hiện tượng cơ thể bài tiết mồ hôi được gọi bằng một tên thông dụng là đổ mồ hôi hay ra mồ hôi, còn hiện tượng bài tiết mồ hôi ở cường độ cao do sốc hay do cơ thể nằm trong tình trạng nguy hiểm được gọi là vã mồ hôi hay toát mồ hôi.
Tuy nhiên, giả sử một người nào đó không hề đổ mồ hôi trong một ngày, lúc đó bất ký lượng muối hay nước dư thừa nào cũng sẽ được bài tiết bởi hai quả thận.vì vậy mồ hôi không đáp ứng bất kỳ chức năng quan trọng nào trong việc lọc sạch các chất thải.
Ruột già
Các nhà giải phẩu chia ruột già thành bốn phần:manh tràng, kết tràng hay đại tràng, trực tràng và ống hậu môn hay hậu môn.Manh tràng và ruột thừa giống như con sâu kéo dài từ manh tràng là hai ngõ cụt chưa biết chức năng ở con người.
Phần đầu của ruột già được gọi là kết tràng lên.Nó chạy thẳng lên bên phải của khoang bụng.Cách hai đến ba centimet từ đầu dưới có một chổ nối hình chữa T, nơi mà hồi tràng (phần cuối của ruột non) đi vào.
Ở phía trên bên phải kết tràng cong về bên trái, ngay dưới gan.Sau đó, nó đi ngang cơ thể bên dưới bao tử và chạy xuống bên trái cơ thể đi vào khu vực khoang chậu, nơi mà nó tiếp tục như trực tràng.
Chổ cong đầu tiên của kết tràng từ bên phải được gọi là góc dưới gan, chổ cong thứ hai, vì nó đi xuống, được gọi là các góc dưới gan, chổ cong thứ hai, vì nó đi xuống, được gọi là các góc dưới hách.Phần kết tràng băng ngang cơ thể là kết tràng ngang và không ngạc nhiên lắm khi phần này chạy xuống cơ thể được gọi là kết tràng xuống.
Kết tràng là phần lớn hơn rất nhiều trong ruột già, dài khoảng 1,3 mét.Chức năng của kết tràng là di chuyển chất đặc đến hậu môn bằng quá trình nhu động và hấp thụ muối, nước được phân phối đến nó từ ruột non. Nước được máu hấp thụ từ đồ tiêu hóa lỏng còn lại.
Kết tràng lên, cùng với phần cuối của ruột non, được cung cấp bằng máu bởi động mạch này treo ruột trên.Từ đó động mạch màng treo ruột dưới đưa máu đến phần còn lại của ruột già.Cả hai mạch máu là các nhánh của động mạch chủ.Các nhánh của tĩnh mạch cửa đưa máu từ các ruột đến gan.
-
VIÊM KẾT TRÀNG / ĐẠI TRÀNG
-
Viêm kết tràng là viêm niêm mạc kết tràng.Có hai loại: viêm kết tràng cấp tính thường là do nhiễm trùng hoặc dị ứng và kéo dài chỉ trong một thời gian ngắn.Viêm kết tràng mãn tính hay viêm loét đại tràng thì nghiêm trọng hơn nhiều.Nó có thể có những biến chứng nghiêm trọng và cần phải điều trị kéo dài.Viêm kết tràng hay viêm đại tràng mãn tính thường thấy nhiều hơn ở nhóm tuổi 20 – 40, nhưng nó cũng có thể xảy ra ở bất cứ tuổi nào.
-
TRỰC TRÀNG
-
Có nhiều sự lầm lẫn giữa những người không có chuyên môn về sự khác nhau giữa trực tràng và hậu môn.hậu môn chỉ là một ống hẹp ngắn được một vòng cơ bao quanh nối liền với trực tràng phần dưới cùng của ruột già về phía ngoài.Chức năng chính của hậu môn là duy trì sự tiết độ phân trong khi trực tràng có nhiệm vụ như chổ chứa đựng chúng.
Bản thân trực tràng, giống như phần còn lại của ruột già, gồm có một ống cơ được lót bằng một màng đặc biệt được gọi là biểu mô.Trong trực tràng, lớp biểu mô này có chứa các tuyến sản xuất ra dịch nhầy (niêm dịch) để làm cho phân trơn và làm cho đường đi của chúng dễ dàng hơn.Phần cơ của trực tràng co bóp trong lúc đi tiêu để tống phân ra, nhưng ở những thời điểm khác có thể giãn ra.Chính vì khả năng tăng lên kích thước nà mà làm cho trực tràng có thể thực hiện chức năng của một chổ chứa.
-
HẬU MÔN
Hậu môn hay ống hậu môn dài khoảng 10cm và có lổ mở, qua đó chất thải đặc của cơ thể gọi là phân được thải ra.
Thường thường phân gồm có khoảng 75% nước và 25% chất rắn.Một số nước là dịch nhầy làm trơn đường tiêu hóa và nới lỏng đường đi của phân từ cơ thể. Trong số chất rắn có khoảng 1/3 là vi trùng, 1/3 là chất béo và protein không tiêu hóa được và 1/3 là cellulose hay chất xơ, phần thức ăn thực vật không tiêu hóa.
Màu sắc của phân là do các sắc tố mật (sản phẩm phân hủy hóa học của hồng cầu) được gọi là stercobilin và bilirubin.các sắc tố mật này còn giúp tiệt trùng và khử mùi phân.
Mùi phân chủ yếu là do tác động của vi trùng trong ruột, tác động này tạo ra nhiều hợp chất nito và còn có hydro sunfua, đem lại một mùi vị đặc trưng như “trứng thối”.
-
HẬU MÔN HOẠT ĐỘNG RA SAO.
-
Khi phân đến gần đoạn cuối đường đi xuống các ruột, chúng dần dần cứng lại vì các chất lỏng được cơ thể hấp thụ và chất thải đặc được đẩy vào trực tràng.Ở cuối hậu môn là hai vòng cơ, được gọi là cơ thắt trong và cơ thắt ngoài,Bình thường hai cơ thắt giữa cho hậu môn đóng lại, nhưng trong lúc đi tiêu – phân đi qua chúng giãn ra để cho phép phân thoát ra. Cơ thắt trong (nằm giữa sự kiễm soát của hệ thần kinh) cảm nhận sự hiện diện của phân và giãn ra, cho phép chúng đi vào ống hậu môn.Cơ thắt ngoài cứ đóng chặt một cách cố định (một kinh nghiệm chúng ta biết ở trẻ thơ) cho đến một lúc thích hợp tự nó xuất hiện vào lúc mà phân có thể được đi qua.Để làm bớt căng đường đi của phân từ hậu môn, mô trong lớp lót của ống tiết ra một chất dịch làm trơn được gọi là dịch nhầy.
-
RUỘT THỪA
Ruột thừa là một khúc ruột hình ống hẹp giống như một cái đuôi, nằm ở đầu của ruột già.đầu ống bị bịt kín, đầu kia nối vào ruột già.Nó có thể dài tới 10cm và đường kính khoảng 1cm.
Ruột thừa chỉ thấy ở con người, một số loài khỉ không đuôi và gấu túi.các động vật khác có một cơ quan ở cùng vị trí như ruột thừa thực hiện chức năng của một bao tử phụ, nơi mà cellulose, phần xơ của thực vật, được vi khuẩn tiêu hóa.Dường như là chúng ta đã tiến hóa qua nhiều thế hệ và bắt đầu ăn ít cellulose, chiếu cố đến thịt nhiều hơn, một cơ quan đặc biệt không còn cần thiết cho sự tiêu hóa nữa.Vì thế ruột thừa có thể được xem như là dấu tích của sự tiến hóa.
-
VIÊM RUỘT THỪA
Những thực tế về ruột thừa có vẽ mâu thuẫn nhau.Một mặt tạo hóa đã lắp đặt nó để làm nhiệm vụ của một con chó giữ nhà đối với sự nhiễm trùng ở đầu dưới của ruột.giống như các hạch amidan va hạch VA, nó chứa đựng nhiều tuyến mạch huyết cho mục đích này, nhưng nếu ruột thừa bị viêm, dẫn đến tình trạng là viêm ruột thừa và nó có thể phải bị cắt bỏ.mặc khác, ruột thừa dường như không cần thiết tí nào cho sức khỏe.Nó có thể không cần đến ở lứa tuổi nhỏ, không có gì khác biệt rõ ràng và hầu như teo lại hoàn toàn vào lứa tuổi khoảng 40.
THẬN
Chúng ta có hai quả thận, nằm ở thành bụng phía sau .Từ phía trong của mỗi quả thận có một ống được gọi là niệu quản chạy xuống phía sau khoang bụng và đi vào bàng quang. ống dẫn từ bàng quang được gọi là niệu đạo.ở phụ nữ, lổ mỡ của nó ở phía trước âm đạo và ở nam giới nó ở đầu dương vật.
Thận chứa đựng hàng ngàn đơn vị lọc nhỏ bé, hay còn gọi là nephron.Mỗi nephron có thể chia thành hai phần quan trọng – phần lọc, hay cuộn tiểu cầu và phần tiểu quản, nơi mà nước và các chất dinh dưỡng từ máu được chiếc xuất.
Cuộn tiểu cầu gồm có một nút mao mạch nhỏ bé, các mao mạch này có các thành rất mỏng.Nước và chất thải hòa tan trong nước có thể tự do đi qua các thành này vào trong hệ thống tập hợp các tiểu quản ở phía bên kia.Mạng lưới mao mạch này quá lớn đền nổi nó có thể chứa được – bất cứ lúc nào – gần như ¼ lượng màu lưu thông khắp toàn bộ cơ thể và lọc từ máu mỗi phút khoảng 130ml.
Các lỗ trên thành mao mạch tạo thành một cái sàng (rây) sinh học và nhỏ đến nổi các phân tử lớn hơn một kích thước nào đó cũng không thể qua được.Khi thận bị nhiễm trùng, các cuộn tiểu cầu bị viêm và các sàng cũng không thể lọc được, làm cho các phân tử lớn hơn thoát vào nước tiểu.Một trong những phân tử protein nhỏ nhất tìm ra đường vào nước tiểu là albumin.Điều này giải thích vì sao bác sĩ xét nghiệm nước tiểu tìm protein để xem thận có hoạt động chính xác không.
Các tiểu quản chạy giữa các cuộn tiểu cầu đến một hệ thống tập hợp, cuối cùng dẫn lưu vào bàng quang.Mỗi cuộn tiểu cầu được bao bọc bởi một nang Bowman, nó là nơi bắt đầu của tiểu quản.Chính tại đây gần như toàn bộ nước và muối đã lóc được tái hấp thụ, để cho nước tiểu được đậm đặc.Để tái hấp thụ toàn bộ nước này, có thể có một hệ thống rất phức tạp, trong đó một hoocmon từ tuyến yên trong não được bài tiết vào máu làm thay đổi tính thấm của tiểu quản( khả năng hấp thụ lại nước của tiểu quản).
Trong khi hoocmon đang ở trong máu, tiểu quản cho phép rất nhiều nước được tái hấp thụ.Tuy nhiên khi hoocmon ‘bị cắt”, tiểu quản trở nên kém thấm đối với nước và như vậy nước bị mất trong nước tiểu nhiều hơn – điều này được gọi là tăng bài niệu và hoocmon có liên quan có tên là hoocmon kháng bài niệu (ADH: Antidiuretic hormone). Trong một số bệnh, chảng hạn như đái tháo lạt (không được nhầm lẫn với đái tháo đường) hoocmon này có thể bị thiếu hoàn toàn.Khi điều này xảy ra, bệnh nhân không giữ được nước và như vậy mất rất nhiều nước trong nước tiểu, cần phải được thay thế bằng cách uống nhiều nước vào.
Một hoocmon khác, aldosterone được các tuyến thượng thận ngay phía trên thận tiết ra, chịu trách nhiệm về trao đổi muối sodium ra muối potassium – vì vậy giúp kiểm soát huyết áp và cân bằng muối trong cơ thể.hoocmon cận giáp, một hoocmon nữa do bốn tuyến nhỏ nằm phía sau tuyến giáp sản xuất ra để điều hòa sự tái hấp thụ chất khoáng calcium cần thiết, từ sự tái hấp thụ này tạo ra các xương và răng.
-
HUYẾT ÁP CAO
-
Thận điều hòa lượng muối trong cơ thể và sãn xuất ra hoocmon được gọi là renin.Mức renin phụ thuộc vào mức muối, lần lượt được kiểm soát bởi tác động của hoocmon thượng thận – aldosterore – lên các tiểu quản.Renin kích hoạt một hoocmon khác, angiotensin.Hoocmon này có hai tác dụng: thứ nhất, nó làm co khít các tiểu động mạch và làm tăng huyết áp; thứ hai, nó làm cho tuyến thượng thận phóng thích aldosterone, khiến cho thận giữ lại muối và làm cho huyết áp tăng cao.
BÀNG QUANG
(bọng đái) là một cơ quan bằng cơ, rỗng, có thành dày nằm trong phần dưới khung chậu, giữa xương mu và trực tràng.Nó là một túi hình phễu có bốn mắt giống như một cái tháp lộn ngược.Đáy tháp cung cấp một bề mặt trên đó có ruột nằm lên hoặc có tử cung nằm trên nếu là phụ nữ.
Các thành của bàng quang gồm có một lớp cơ có khả năng giãn ra trong lúc bàng quang chứa đựng và sau đo co lại để trút ra.thận đưa một dòng nước tiểu nhỏ gần như liên tục xuống niệu quản đến các thành của bàng quang.Tuy nhiên bàng quang hoạt động khá giống một quả bong bóng, với áp suất liên tục tăng lên khi bị đầy hơi, các sợi cơ của bàng quang chịu được độ giãn đáng kể bằng cách thích ứng với dung lượng nước tiểu cho đến khi bàng quang hầu như đầy căng.Khi nó bắt đầu khàng lại, ta cảm thấy có nhu cầu đi tiểu.
Nước tiểu được đi ra khỏi cơ thể qua niệu đạo, bộ phân mở ra từ điểm thấp nhất của bàng quang.Bình thường lỗ mỡ này được đóng chặt nhờ một cơ thắt, một cơ vòng có thể co lại để bịt kín đường ống.Trong lúc tiểu, cơ thắt này nới lỏng, đồng thời các cơ của thành bàng quang co lại để tống tiểu ra ngoài.
Niêu đạo nam giới trưởng thành trung bình dài khoảng 20cm va gồm có 3 phần.Phần đầu hay phần tiền liệt dài khoang 2,5cm và đi từ cơ thắt ở lối ra của bàng quang qua giữa chính của tuyến tiền liệt.Phần giữa của niêu đạo ờ nam giới chỉ dài khoảng 12mm và thường được gọi là niệu đạo màng.
Phần cuối cùng dài nhất, trên 15cm được gọi là niêu đạo xốp hay niêu đạo hang.Phần này ở bên trong dương vật và mỡ ra ở lổ niêu đạo (khe hở trên đầu)
Ở nữ giới niêu đạo ngắn hơn nhiều và chức năng duy nhất của nó là một ống thải nước tiểu.Nó có đường kính khoảng 1cm và còn được bao quanh bằng các tuyến dịch nhầy, việc niệu đạo quá ngắn mỡ vào trong một khu vực không được che đậy giải thích vì sao nữ giới thường hay bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
* NƯỚC TIỂU
Các thú thuộc chất dịch bên trong các tế bào được giữ trong những giới hạn rất nghiêm chặt, một vài chất độc nào đó như là ure và các acid liên tục được hình thành và các chất này được loại bỏ để giữ sự tập trung của chúng trong máu ở mức độ thấp có thể chấp nhận.Một số chất khác như muối và nước cũng phải được giữ trong những giới hạn nghiêm ngắt và quá trình này,hằng định nội môi, là một chức năng quan trọng của thận.Rõ ràng là một hoạt động rất linh hoạt được cần đến – đặc biệt là vì sự lấy vào chất dịch biến đổi từ 0 đến nhiều hơn 10 lit một ngày.
Thành phần nước tiểu cuối cùng được tiết ra phụ thuộc vào các chất độc nào mà cơ thể đang tạo ra.Hầu như mọi thứ thấy trong nước tiểu thì cũng hiện diện trong máu; chỉ có những sự tập trung khác, các chất độc trong nước tiểu được biến đổi rất lớn để giữ sự tập trung.
Thành phần hoá học của nước tiểu bình thường
1. Các chất vô cơ
Các ion được thải ra ở nước tiểu: Na+, Cl-, Ca+2, NH4+, Mg+2, PO4-3, SO4-2...
Nói chung nồng độ của các chất vô cơ thay đổi nhiều trong nước tiểu, nên xét nghiệm các chất này trong nước tiểu ít có giá trị lâm sàng.
2. Các chất hữu cơ
- Urê: là thành phần có nhiều nhất trong nước tiểu (20 - 30g/24h). Việc bài xuất urê do thận là yếu tố quan trọng nhất trong việc duy trì cân bằng đạm của cơ thể. Sự bài xuất urê phụ thuộc vào chế độ ăn, tỷ lệ thuận với chế độ ăn nhiều đạm. Định lượng urê trong máu và nước tiểu là xét nghiệm cơ bản để thăm dò chức năng thận.
Thay đổi bệnh lý:
+ Urê niệu tăng: do tăng thoái hoá protid (sốt cao), tiểu đường, cường tuyến thượng thận, nhiễm độc asenic và phospho.
+ Urê niệu giảm: viêm thận cấp, viêm thận do nhiễm độc chì, thuỷ ngân, bệnh lý gan.
- Creatinin: Sự bài xuất creatinin trung bình ở người trưởng thành: nam giới khoảng 20 - 25mg/kg thân trọng, nữ giới 15 - 20mg/Kg thân trọng.
Thay đổi bệnh lý:
+ Creatinin niệu tăng: trong bệnh cơ nguyên phát như viêm đa cơ, teo cơ có kèm thoái hoá cơ, cường cận giáp.
+ Creatinin niệu giảm: suy thận mạn.
- Acid uric: Lượng acid uric bài xuất trong nước tiểu thay đổi tuỳ theo chế độ ăn, tăng ở chế độ ăn nhiều đạm. Trong trường hợp bệnh lý về thận, rối loạn chuyển hoá nucleoprotein ở tế bào như bệnh bạch cầu cũng là tăng acid uric trong nước tiểu.
- Acid amin: nước tiểu chứa tất cả các loại acid amin có trong protein, mỗi loại acid amin chiếm khoảng 20 - 30mg/24h.
- Ngoài ra, trong nước tiểu còn có các hormon, vitamin, enzym như enzym amylase, vitamin B1, PP, C; các hormon sinh dục nam, nữ, hormon vỏ thượng thận.
Các ion được thải ra ở nước tiểu: Na+, Cl-, Ca+2, NH4+, Mg+2, PO4-3, SO4-2...
Nói chung nồng độ của các chất vô cơ thay đổi nhiều trong nước tiểu, nên xét nghiệm các chất này trong nước tiểu ít có giá trị lâm sàng.
2. Các chất hữu cơ
- Urê: là thành phần có nhiều nhất trong nước tiểu (20 - 30g/24h). Việc bài xuất urê do thận là yếu tố quan trọng nhất trong việc duy trì cân bằng đạm của cơ thể. Sự bài xuất urê phụ thuộc vào chế độ ăn, tỷ lệ thuận với chế độ ăn nhiều đạm. Định lượng urê trong máu và nước tiểu là xét nghiệm cơ bản để thăm dò chức năng thận.
Thay đổi bệnh lý:
+ Urê niệu tăng: do tăng thoái hoá protid (sốt cao), tiểu đường, cường tuyến thượng thận, nhiễm độc asenic và phospho.
+ Urê niệu giảm: viêm thận cấp, viêm thận do nhiễm độc chì, thuỷ ngân, bệnh lý gan.
- Creatinin: Sự bài xuất creatinin trung bình ở người trưởng thành: nam giới khoảng 20 - 25mg/kg thân trọng, nữ giới 15 - 20mg/Kg thân trọng.
Thay đổi bệnh lý:
+ Creatinin niệu tăng: trong bệnh cơ nguyên phát như viêm đa cơ, teo cơ có kèm thoái hoá cơ, cường cận giáp.
+ Creatinin niệu giảm: suy thận mạn.
- Acid uric: Lượng acid uric bài xuất trong nước tiểu thay đổi tuỳ theo chế độ ăn, tăng ở chế độ ăn nhiều đạm. Trong trường hợp bệnh lý về thận, rối loạn chuyển hoá nucleoprotein ở tế bào như bệnh bạch cầu cũng là tăng acid uric trong nước tiểu.
- Acid amin: nước tiểu chứa tất cả các loại acid amin có trong protein, mỗi loại acid amin chiếm khoảng 20 - 30mg/24h.
- Ngoài ra, trong nước tiểu còn có các hormon, vitamin, enzym như enzym amylase, vitamin B1, PP, C; các hormon sinh dục nam, nữ, hormon vỏ thượng thận.