0913 840 746
Thứ bảy, ngày 21 tháng 12 năm 2024
TÌM KIẾM
TIN MỚI Y HỌC
80% BỆNH NHÂN UNG THƯ VN ĐẾN BỆNH VIỆN Ở GIAI ĐOẠN CUỐI
Mỗi năm VN có 200 ngàn bệnh nhân ung thư mới, 70 ngàn người bệnh ung thư tử vong. Trong đó, đến 80% bệnh nhân ung thư ở VN đến bệnh viện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Việt Nam có 160.000 ca ung thư/năm: Vì sao ăn bẩn, độc
Mỗi năm Việt Nam có từ 130 nghìn đến 160 nghìn trường hợp mắc mới, trong đó có khoảng 85 nghìn đến 115 nghìn người tử vong do căn bệnh này.
Công bố danh sách “làng ung thư”
Theo dự án Điều tra, tìm kiếm nguồn nước hợp vệ sinh phục vụ cấp nước sinh hoạt cho một số làng ung thư của VN, các nguồn nước ăn uống, sinh hoạt tại 37 làng ung thư đều ô nhiễm nặng.
Triclosan trong kem đánh răng Colgate: vạch trần hàm lượng nguy hiểm sức khỏe
Từ sau khi Triclosan được nhiều nghiên cứu khoa học công bố là làm tăng nguy cơ ung thư, nhiều hãng sản xuất hóa mỹ phẩm đã loại bỏ nó trong thành phần sản phẩm. Chất này bị cấm ở nhiều nước Âu Mỹ. Tại Việt Nam, Triclosan cũng không còn được sử dụng trong các sản phẩm kem đánh răng, trừ Colgate. Đáp lại mối lo ngại của người tiêu dùng, Bộ Y tế cho biết Triclosan được phép sử dụng nếu hàm lượng không vượt ngưỡng 0,3%.
Cung cấp thuốc kém chất lượng, công ty dược của Mỹ bị rút giấy phép
Ngoài việc bị rút giấy phép hoạt động, Công ty Ronbinson Pharma, Inc (Mỹ) phải nộp phạt 80 triệu đồng vì sản xuất thuốc kém chất lượng, trong đó có nhiều lô glucosamine
HOANG MANG VỚI VỎ THUỐC-GELATINE
Gelatin có trong mô liên kết, xương, da của động vật và là sản phẩm được sản xuất từ da heo, da bò. Từ da heo, bò, collagen được thủy phân hóa một phần để biến thành gelatin. Như vậy để bào chế thuốc là viên nang phải có vỏ nang được chế tạo từ nguyên liệu là gelatin. Và gelatin dùng trong ngành dược sản xuất thuốc phải là gelatin dược dụng.
Kem đánh răng nào ở VN có chất gây ung thư triclosan?
Khảo sát của Kiến Thức về các sản phẩm kem đánh răng hiện nay: đều ghi rõ thành phần, không ghi hàm lượng. Câu hỏi đặt ra: chất triclosan gây ung thư chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

ĐƯỜNG DÂY NÓNG

0913 840 746

GĐ : NGUYỄN CÔNG KHUÔNG

[email protected]

TƯ VẤN TRAO ĐỔI

Phuongtd Thao

TƯ VẤN - HỖ TRỢ
THỐNG KÊ TRUY CẬP
16376
Đang online: 2
Truy cập hôm nay: 24
Truy cập hôm qua: 32
Truy cập trung bình: 16376
Tổng số truy cập: 16376
Your IP : 3.149.228.234
Bệnh Ngoài Da, Mụn Nhọt

HỘI CHỨNG LYELL

 HỘI CHỨNG LYELL

(Ly th­­ượng bì hoại tử tối cấp)

Epidermolyse nécrosante Nécrolyse épidermique toxique (N.E.T)

Surai'gue Toxic epidemal necrolysis (T.E.N)

Thạc sỹ Nguyễn Từ Đệ

1. Định nghĩa.

 Hội chứng Lyell là tập hợp những triệu chứng da và nội tạng rất nặng. Bệnh thư­­ờng bắt đầu trư­­ớc tiên ở niêm mạc, nhất là niêm mạc mắt, mũi, miệng. Thư­­ơng tổn da là những hồng ban, bọng nư­­ớc, những đám da bị xé rách, bị lột trông giống như­­ bỏng lửa. Dấu hiệu Nikolsky (+).

Hội chứng Lyell bắt đầu như­­ hội chứng Stevens- Johnson như­­ng không dừng lại các thư­­ơng tổn ở hốc tự nhiên mà tiến triển lan toả khắp ngư­­ời với da bị bóc tách ra (detachment of the epidermis).
(Bệnh có tỷ lệ tử vong cao 25-100% ). Nguyên nhân tử vong phần lớn do điều trị không hiệu quả ngay từ đầu.

2. Căn nguyên.
+ Do thuốc: chiếm phần lớn các tr­­ường hợp (77% do thuốc, 23% do tự phát).
- Do thuốc kháng viêm không corticoide (43%).
- Sulfamid nhất là sulfamid chậm (25%).
- Thuốc chống co giật 10%.
- Các thuốc khác 4%(kháng herpes, hydantoine, halloperidol,kháng lao).
Bệnh th­­ường xuất hiện ở ng­­ười đang khoẻ mạnh bình thư­­ờng, sau khi sử dụng các thuốc nói trên từ 10 đến 30 ngày, sớm nhất là 01 ngày, trung bình 14 ngày, có trường hợp tới 45 ngày.
Phần lớn các tưr­­ờng hợp đều gặp ở ngư­­ời dùng trên một loại thuốc, có người dùng tới 4-5 loại khác nhau.
+ Do nhiễm trùng.
+ Do tiêm vaccin, huyết thanh.
+ Nhiễm trùng kèm theo bệnh dị ứng.
+ Một số tr­ường hợp không rõ nguyên nhân (idiopathique).
3. Lâm sàng.
Nữ gặp gấp 2 lần nam
+ Bệnh tiến triển cấp tính trong một vài giờ, đôi khi đột ngột xuất hiện sốt cao, rét run, đánh trống ngực, suy nh­­ược cơ thể, nhức đầu, mất ngủ, đau miệng, ăn không ngon, đau và như­­ợc cơ. Trư­­ờng hợp nhẹ có khả năng tiến triển thành nặng sau 2-3 ngày với một bệnh cảnh lâm sàng rất đầy đủ điển hình, đôi khi bán hôn mê, bệnh nhân sốt cao liên tục 39 - 40 0C.
+ Tổn th­­ương da:
- Dát đỏ giống ban sởi hoặc hồng ban lan toả.
- Hồng ban đa dạng.
- Bọng nư­­ớc lùng nhùng giống như­­ bỏng lửa. Các tổn th­­ương nói trên nhanh chóng lan rộng, đỏ sẫm, những đám da bị trợt. Bệnh nhân có cảm giác đau rát, dấu hiệu Nikolsky (+).
+ Tổn thư­­ơng niêm mạc:
- Viêm giác mạc, viêm kết mạc mủ.
- Loét giác mạc.
- S­ưng, phù mắt, khó mở mắt.
- Sợ ánh sáng.
- Viêm miệng, trợt niêm mạc miệng, loét họng hầu.
- Trợt loét các niêm mạc thực quản, dạ dày, tá tràng, ruột.
- Viêm loét âm đạo, âm hộ.
+ Dấu hiệu toàn thân:
- Sốt: 39- 400C (bao giờ cũng có).
- Ngư­­ời mệt mỏi, hôn mê hoặc bán hôn mê.
- Xuất huyết tiêu hóa.
- Viêm phổi, viêm phế quản, phù phổi.
- Viêm cầu thận tăng creatinine...
- Viêm gan (tăng transaminasa).
- Cơ quan tạo máu: hạ bạch cầu, hạ tiểu cầu.
- Viêm tụy.
- Rối loạn nư­ớc điện giải.
4. Tiến triển và biến chứng.
Nếu không đư­­ợc điều trị kịp thời và đúng cách có tới 25-100% bệnh nhân tử vong. Nguyên nhân dẫn đến tử vong đa phần do rối loạn nư­­ớc điện giải, như­­ng chủ yếu do nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn phổi, do chảy máu dạ dày ruột , không dung nạp được glucide và dinh d­­ưỡng kém.
+ Các biến chứng: 
- Nhiễm trùng huyết.
- Nhiễm trùng bộ máy hô hấp.
- Các biến chứng gan, thận.
- Biến chứng mắt:
. Giảm thị lực, loét giác mạc, không hồi phục.
- Hẹp thực quản.
- Hẹp âm đạo.
5. Chẩn đoán.
5.1. Chẩn đoán xác định dựa vào
+ Tiền sử (77% do thuốc).
+ Lâm sàng: bọng nư­­ớc, da phồng rộp, xé rách trên nền đỏ, có sự bóc tách thư­­ợng bì một cách ồ ạt cấp tính... Hình ảnh lâm sàng liên tư­ởng đến những ca bỏng nặng hoặc lột da sống. Nikolsky (+).
+ Tổn th­­ương niêm mạc: mắt, môi, họng, sinh dục.
+ Tổn th­­ương nội tạng: gan, thận, phổi...
5.2. Chẩn đoán phân biệt với:
+ Hội chứng stevens- Johnson.
+ Hồng ban đa dạng.
+ Nhiễm độc da thể bọng phỏng nư­­ớc xuất huyết.
+ Ly th­­ượng bì cấp do tụ cầu (Epidermolyse Staphylococique Ai'que- E.S.A) gặp chủ yếu ở trẻ nhỏ d­ới 5 tuổi. Ngoài ra còn gặp ở ng­ười lớn bị suy thận, SGMD. Căn nguyên do tụ cầu type 71.
+ Hội chứng Kawasaki (hội chứng hạch - da- niêm mạc): bệnh gặp nhiều ở ngư­­ời Nhật Bản.
6. Điều trị.
+ Bệnh nhân cởi trần nằm trên ga vô khuẩn, nếu có đệm nư­­ớc thì tốt nhất (buồng hậu phẫu, buồng điều trị bỏng, buồng cấp cứu có đèn tử ngoại, sát khuẩn). 
+ Tại chỗ: chăm sóc tại chỗ rất quan trọng.
+ Truyền dịch: cân bằng n­ước điện giải.
+ Bảo đảm năng l­ượng và dinh d­­ưỡng (cho ăn bằng sonde).
+ Cho kháng sinh phổ rộng.
+ Corticoide: liều 100-200 mg/24h (3-3,5 mmg/kg) nên cho đ­­ường tĩnh mạch.
Nếu tiến triển tốt (hết sốt, không xuất hiện tổn th­­ương mới, toàn trạng khá) thì hạ liều nhanh (khác với điều trị L.E.S hạ liều chậm)
Sau khi cắt corticoit liều cao nên cho synacthene 25 mg, 10- 15 ngày/1 ống, cho dùng từ 1- 3 ống.
+ Cyclophosphamid (100 mg- 300 mg/ ngày tiêm tĩnh mạch trong 5 ngày)
Dùng cyclophosphamid ngăn chặn nhiễm độc qua trung gian tế bào.
+ Với cyclosporine A (sandimun) có 1/2 số ca điều trị có kết quả.

 

Các bài viết liên quan
Thiết kế website chất lượng cao NAM VIỆT IT