0913 840 746
Thứ năm, ngày 21 tháng 11 năm 2024
TÌM KIẾM
TIN MỚI Y HỌC
80% BỆNH NHÂN UNG THƯ VN ĐẾN BỆNH VIỆN Ở GIAI ĐOẠN CUỐI
Mỗi năm VN có 200 ngàn bệnh nhân ung thư mới, 70 ngàn người bệnh ung thư tử vong. Trong đó, đến 80% bệnh nhân ung thư ở VN đến bệnh viện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Việt Nam có 160.000 ca ung thư/năm: Vì sao ăn bẩn, độc
Mỗi năm Việt Nam có từ 130 nghìn đến 160 nghìn trường hợp mắc mới, trong đó có khoảng 85 nghìn đến 115 nghìn người tử vong do căn bệnh này.
Công bố danh sách “làng ung thư”
Theo dự án Điều tra, tìm kiếm nguồn nước hợp vệ sinh phục vụ cấp nước sinh hoạt cho một số làng ung thư của VN, các nguồn nước ăn uống, sinh hoạt tại 37 làng ung thư đều ô nhiễm nặng.
Triclosan trong kem đánh răng Colgate: vạch trần hàm lượng nguy hiểm sức khỏe
Từ sau khi Triclosan được nhiều nghiên cứu khoa học công bố là làm tăng nguy cơ ung thư, nhiều hãng sản xuất hóa mỹ phẩm đã loại bỏ nó trong thành phần sản phẩm. Chất này bị cấm ở nhiều nước Âu Mỹ. Tại Việt Nam, Triclosan cũng không còn được sử dụng trong các sản phẩm kem đánh răng, trừ Colgate. Đáp lại mối lo ngại của người tiêu dùng, Bộ Y tế cho biết Triclosan được phép sử dụng nếu hàm lượng không vượt ngưỡng 0,3%.
Cung cấp thuốc kém chất lượng, công ty dược của Mỹ bị rút giấy phép
Ngoài việc bị rút giấy phép hoạt động, Công ty Ronbinson Pharma, Inc (Mỹ) phải nộp phạt 80 triệu đồng vì sản xuất thuốc kém chất lượng, trong đó có nhiều lô glucosamine
HOANG MANG VỚI VỎ THUỐC-GELATINE
Gelatin có trong mô liên kết, xương, da của động vật và là sản phẩm được sản xuất từ da heo, da bò. Từ da heo, bò, collagen được thủy phân hóa một phần để biến thành gelatin. Như vậy để bào chế thuốc là viên nang phải có vỏ nang được chế tạo từ nguyên liệu là gelatin. Và gelatin dùng trong ngành dược sản xuất thuốc phải là gelatin dược dụng.
Kem đánh răng nào ở VN có chất gây ung thư triclosan?
Khảo sát của Kiến Thức về các sản phẩm kem đánh răng hiện nay: đều ghi rõ thành phần, không ghi hàm lượng. Câu hỏi đặt ra: chất triclosan gây ung thư chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

ĐƯỜNG DÂY NÓNG

0913 840 746

GĐ : NGUYỄN CÔNG KHUÔNG

[email protected]

TƯ VẤN TRAO ĐỔI

Phuongtd Thao

TƯ VẤN - HỖ TRỢ
THỐNG KÊ TRUY CẬP
14751
Đang online: 3
Truy cập hôm nay: 37
Truy cập hôm qua: 134
Truy cập trung bình: 14751
Tổng số truy cập: 14751
Your IP : 3.144.82.128

CHỮA BỆNH THẬN TIẾT LIỆU BẰNG THẢO DƯỢC

CHỮA BỆNH THẬN TIẾT LIỆU BẰNG THẢO DƯỢC

Đại danh y Hải thượng Lãn Ông nhận định: Thận là nguồn sinh hóa của 5 tạng; Trăm bệnh đều bắt rễ ở Thận.

A.  Tây y với bệnh thận

 Sinh lý học hiện đại cho rằng Thận là một bộ phận quan trọng của hệ tiết niệu và có chức năng hằng định nội môi như điều chỉnh các chất điện phân, duy trì sự ổn định axit-bazơ, và điều chỉnh huyết áp thận đóng vai trò là bộ lọc máu tự nhiên trong cơ thể, và các chất thải theo niệu quản được dẫn đến bàng quang để thải ra ngoài. Thận bài tiết các chất thải như urê, acid uric và amoniac; thận cũng có nhiệm vụ tái hấp thụ nước, glucose, và các axít amin. Thận sản xuất các hóc môn như calcitriol, renin, và erythropoietin.

Các bệnh của Thận

Viêm cầu thận.

Triệu chứng, nước tiểu sẫm màu, có bọt (do dư thừa protein); tăng huyết áp; phù; mệt mỏi, thiếu máu; đi tiểu ít hơn bình thường. Bệnh viêm cầu thận tổn thương ít chiếm tới 80% hội chứng thận hư ở trẻ em, 20% ở người lớn, hơn 90% trẻ em khỏi bệnh sau 3 tháng điều trị, tỉ lệ khỏi bệnh ở người lớn là 80%. Thuốc thường được dùng là corticoid. Thuốc giảm miễn dịch được chỉ định khi có hiện tượng kháng corticoid.

Bệnh thận IgA: là nguyên nhân gây viêm cầu thận hàng đầu ở người lớn, nam mắc nhiều hơn nữ. Đặc thù của bệnh này là sự xuất hiện thường xuyên hồng cầu trong nước tiểu. Tiên lượng bệnh rất khác nhau, khoảng 20% bệnh nhân sẽ tiến triển đến suy thận giai đoạn cuối.

Viêm cầu thận sau nhiễm khuẩn: Có thể xảy ra với nhiều loại nhiễm khuẩn, nhưng nguyên nhân hay gặp nhất là sau nhiễm liên cầu nhóm D, đặc biệt là Streptoccocus pyogenes. Bệnh xuất hiện sau các nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm khuẩn da khoảng 10 - 14 ngày.

Viêm cầu thận tăng sinh màng/viêm cầu thận tăng sinh gian mạch: Bệnh có thể tiên phát hoặc thứ phát sau lupus ban đỏ, viêm gan virut. Người ta nhận thấy các tiểu cầu thận có hiện tượng tăng sinh tế bào bất thường cả ở màng đáy, mao mạch và khoảng gian mạch. Biểu hiện bằng tình trạng thận hư - viêm thận và tiến triển đến suy thận giai đoạn cuối là điều không tránh khỏi.

Viêm cầu thận tiến triển nhanh: Thể bệnh này có tiên lượng xấu. Bệnh tiến triển nhanh chóng đến suy thận giai đoạn cuối trong vòng vài tuần. Corticoid có thể được sử dụng nhưng hiệu quả không thực sự rõ ràng. Bao gồm các nguyên nhân sau: Viêm cầu thận tế bào hình liềm (Tổn thương cầu thận kết hợp với viêm thận kẽ. Bệnh xuất hiện sau viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn. Vì thế biểu hiện lâm sàng của bệnh ngoài triệu chứng của VCT còn có triệu chứng của tổn thương phổi như ho ra máu); Các bệnh lý tổn thương mạch máu (điển hình là viêm nhiều động mạch (polyartritis) và U hạt Wegener. Chẩn đoán dựa vào sự xuất hiện kháng thể kháng tế bào chất của bạch cầu trong máu).

Sỏi thận là một hiện tượng chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi. Sỏi thận là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến suy thận.

     Nếu sỏi thận nhỏ, có thể tự đẩy ra ngoài theo đường nước tiểu. Nhưng nếu sỏi thận lớn, viên sỏi di chuyển cọ xát vào đường niệu có thể gây ra những cơn đau lưng, tiểu ra máu. Nếu sỏi thận bị kẹt trong cuống đài thận, gây bế tắc, làm giãn nở và tạo ra áp lực tác động lên dây thần kinh thận và vỏ thận gây ra cơn đau quặn thận... sỏi có thể làm tắc nghẽn đường tiểu, tồn đọng nước tiểu, gây viêm nhiễm, lâu ngày sẽ dẫn đến xơ hóa đường tiểu và giảm chức năng co bóp đường tiểu gây nên các lỗ rò ở bàng quang, niệu quản gây ra suy thận.

Điều trị ngoại khoa

Với những sỏi có kích thước lớn hoặc đã có biến chứng thì thường áp dụng các biện pháp như: tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da, phẫu thuật lấy sỏi...

Tán sỏi ngoài cơ thể: Máy tán sỏi phát ra tia laser hoặc sóng xung kích, phá bề mặt sỏi, đập vụn sỏi ra và đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu. Bệnh nhân hầu như không đau đớn. Phương pháp này áp dụng với bệnh nhân có sỏi khoảng dưới 3cm.

Tán sỏi nội soi ngược dòng: Dùng ống soi niệu quản đi từ niệu đạo, lên bàng quang và lên niệu quản tiếp cận trực tiếp viên sỏi, dùng nguồn năng lượng bằng laser hoặc khí nén để phá vụn sỏi, bơm rửa lấy hết sỏi.

Tán sỏi 1/3 giữa và 1/3 dưới niệu quản đối với nam giới, ở nữ giới có thể tán sỏi cao hơn lên ngang đốt sống L3, L4. Tán sỏi bằng laser đang được thực hiện ở những nước phát triển trên thế giới, tốt hơn so với tán sỏi bằng khí nén và siêu âm. Laser có thể tán được mọi loại sỏi, kích thước nhỏ hơn 2cm, nếu có polyp bao quanh sỏi có dùng laser để đốt polyp và sau đó tán sỏi.

Lấy sỏi thận qua da: Tạo đường hầm vào thận và đưa ống nội soi đường kính 10mm - 15mm vào tiếp cận sỏi. Phá vỡ sỏi bằng laser hoặc khí nén hoặc siêu âm phá vỡ sỏi và lấy sỏi ra ngoài. Chỉ định cho sỏi bể thận, sỏi có kích thước lớn, sỏi san hô, sỏi cứng, sỏi nhóm đài dưới.

Phẫu thuật nội soi lấy sỏi: Chỉ định cho những sỏi bể thận, sỏi 1/3 trên niệu quản, những sỏi lớn, mật độ chắc.

Phẫu thuật mổ mở: Hiện nay có chỉ định ít hơn do nhiều tai biến, thời gian hồi phục lâu. Áp dụng cho những sỏi thận, niệu quản kích thước lớn, chức năng thận kém.

Phẫu thuật bằng robot: Thực hiện ở những nước phát triển, chỉ định cho những sỏi thận lớn, rút ngắn thời gian nằm viện, chi phí rất cao.

Điều trị nội khoa

Với những loại sỏi vừa hoặc chưa có biến chứng thì việc dùng các thuốc uống giúp tan sỏi sẽ thích hợp hơn bởi tính an toàn, tiện dụng, không đau đớn.

Dùng thuốc Đông y như kim tiền thảo, bông mã đề, chuốt hột (sắc nước uống), kết hợp uống nhiều nước, vận động.

Dùng thuốc giãn cơ trơn, giảm đau nếu cần.

Bệnh nhân cần được theo dõi bằng siêu âm, nếu sau 1- 2 tháng kích thước sỏi không giảm cần chuyển phương pháp điều trị. 

Suy Thận. Là Thận bị yếu, không làm trọn chức năng của Thận.

Theo thống kê của hiệp hội bệnh thận thế giới, suy thận mãn tính mỗi năm tỷ lệ mắc bệnh khoảng 98 đến 198/ 1 triệu người, các nước có nền kinh tế phát triển tỷ lệ mắc bệnh càng cao, tỷ lệ mắc bệnh của Mỹ và Nhật Bản lần lượt là 802/ 1 triệu và 996/ 1 triệu. Mỗi năm cứ mỗi 1 triệu người ước tính có 96 – 100 người tử vong vì căn bệnh suy thận. Mỗi năm nước Mỹ có khoảng 50 nghìn người chết vì nhiễm độc đường niệu, tỷ lệ mắc bệnh thận của Trung Quốc cao gấp hơn 6 lần so với Mỹ, mỗi năm số người chết vì bệnh thận không dừng ở con số hàng triệu.

Triệu chứng: Người bệnh bị suy thận có triệu chứng đau đầu do cao huyết áp, phù mặt hoặc tay chân hoặc bụng hoặc tất cả do ứ nước trong cơ thể, mệt mỏi, đắng miệng, chán ăn, buồn nôn, mờ mắt, đau đầu, giảm tập trung và giảm ham muốn tình dục, chóng mặt, da xanh, móng tay chân và niêm mạc mắt nhợt nhạt do thiếu máu, ngoài ra còn có thể thấy môi thâm, răng xỉn, đau xương và răng, và chảy máu chân răng.

Điều trị:

Giảm tốc độ tiến triển suy thận mãn, ngăn tiến triển đến suy thận mạn giai đoạn cuối.

Cải thiện các biểu hiện và triệu chứng của suy thận mạn (Buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, thiếu máu…).

Kiểm soát huyết áp, tiết chế đạm, kiểm soát biến dưỡng.

Trị bệnh thận, loại bỏ các chất độc thận.

Tùy theo mức độ suy thận mạn sẽ có điều trị khác nhau.

Chế độ ăn

Đạm và phosphorus:

Chống chỉ định điều trị dinh dưỡng/ suy thận mạn.

Chán ăn, nôn ói nhiều.

Không nhận đủ năng lượng/ ngày (35Kcal/kg/ngày).

Không chịu đựng nỗi chế độ ăn kiêng.

Đang bị các tình trạng thoái biến đạm (nhiểm trùng nặng, đại phẫu).

Có các biểu hiện viêm màng ngoài tim.

Viêm thần kinh ngoại vi rõ trên lâm sàng.

Các thành phần dinh dưỡng khác:

Lipid (40- 50% tổng năng lượng) với tỷ lệ acid béo đa bão hoà/ bảo hòa= 1/1.

Đường (45- 55%).

Chất xơ (20- 25g), khoáng chất (Muối 1- 3g, canxi 1,4- 1,6g, kali 40- 70 mEq…).

Vitamin (B1, B6, B12,  E, C…).

Tổng năng lượng: Bệnh nhân < 60 tuổi: 35Kcal/kg/ngày, ≥ 60 tuổi: 30- 35 Kcal/kg/ngày.

Tăng huyết áp

Huyết áp mục tiêu dựa theo protein niệu:

Bệnh nhân lọc máu định kỳ nên giữ Huyết áp ở mức 135/ 85 mmHg.

Điều trị không dùng thuốc: Hạn chế muối (Na+ < 100 mEq/ ngày), hạn chế đạm, điều trị rối loạn Lipid máu (chỉ định trên bệnh nhân < 65 tuổi kèm rối loạn nặng).

Điều trị thuốc hạ áp:

Lợi tiểu: Là thuốc được lựa chọn đầu tiên, thường dùng nhóm lợi tiểu quai (Thiazide không hiệu quả khi creatinine ≥ 2,5 mg%),không dùng lợi tiểu giữ kali.

Cl - Cr < 20 ml/ phút: Liều cao nhất của Furosemide là 160 mg/ ngày ( 320- 400 mg với liều uống). Dùng liều cao hơn không hiệu quả , gây độc tính trên tai.

Bệnh nhân suy thận mạn có lọc máu định kỳ không nên dùng lợi tiểi.

Thuốc chẹn giao cảm:

Chẹn bêta: Cần thiết khi bệnh nhân có kèm bệnh mạch vành.

Dùng chẹn bêta tan trong mỡ (propranolol, Alprenolol…).

Chẹn a và ß (Labetalol): rất có hiệu quả, lưu ý thuốc có thể gây hạ huyết áp tư thế đứng.

Thuốc ức chế Canxi:

Không hại đến thận, được dùng rộng rãi.

Phối hợp với nhóm thuốc ức chế men chuyển thường dung nạp tốt và rất hiệu quả trong điều trị hạ áp.

Nhóm không Dihydropyridine (Diltiazem, Verapamil…) có tác dụng bảo vệ thận.

Thuốc ức chế men chuyển:

Chỉ định đầu tiên ở bệnh nhân tiểu đường có đạm niệu, Tăng huyết áp/ bệnh thận khác.

Có tác dụng bảo vệ thận, phối hợp với lợi tiểu để giảm huyết áp và làm chậm tiến triển suy thận.

Không dùng khi creatinine ≥ 3 mg%.

Thuốc đồng vận a 2 giao cảm trung ương (Clonidine, Methyldopa, Monoxidine…): Thường dùng Methyldopa( Aldomet 250 mg, 2- 4 viên / ngày), gây tác dụng phụ lừ đừ, buồn ngủ, khô miệng, tổn thương gan.

Điều trị thiếu máu

Cơ chế chính: Thiếu Erythropoietin, ngoài ra còn do các nguyên nhân khác như ức chế tủy xương, tán huyết (do hội chứng ure máu cao), mất máu, thiếu sắt và folate.

Hb mục tiêu: 10- 12 g/dl.

Erythropoietin (Epokin):

Bắt đầu điều trị thiếu máu khi Hb < 10 g/dl.

Trước khi điều trị:

Phải khảo sát serum ferritine.

Tìm các nguyên nhân khác gây thiếu máu (viêm nhiễm mạn tính, cường lách, ngộ độc nhôm, hội chứng urea máu cao (điều trị bằng lọc thận…).

Chống chỉ định: Cao huyết áp kháng trị, co giật không kiểm soát được.

Theo dõi: Hct, hồng cầu mỗi tuần để điều chỉnh liều thích hợp.

Bổ sung Fe, vitamin B12, B6, acid folic.

Điều trị xuất huyết

Nguyên nhân:

Thiếu yếu tố đông máu không quan trọng.

Ức chế kết dính tiểu cầu vào tế bào nội mạch (urea máu cao).

Tế bào nội mô mạch máu tăng tiết PG I2 làm giảm kết dính tiểu cầu vào thành mạch.

Giảm chất lượng tiểu cầu do giảm tiết thromboxan.

Điều trị:

Phòng ngừa: Truyền máu, Erythropoietine (trên bệnh nhân thiếu máu)

Chảy máu cấp: Cryoprecipitate (cải thiện yếu tố Von - Willebrand), Desmopressin (Dẫn xuất Vasopressin).

Điều trị lâu dài: Estrogen tổng hợp (cơ chế không rõ).

Điều trị bệnh xương do thận

Nguyên nhân: Giảm bài tiết Phosphat qua thận, giảm hấp thu canxi qua đường tiêu hoá, giảm sự biến đổi từ 25- hydroxyl vitamin D thành 1,25- dihydroxy vitamin D.

Điều trị: Dựa vào nồng độ canxi máu, phosphat máu và PTH máu trong lựa chọn thuốc điều trị. Cắt bỏ tuyến phó giáp khi có chỉ định.

Thuốc: Calcitriol (vitamin D3), Calcium carbonate, Hydroxide nhôm.

Điều trị suy tim

Nguyên nhân: Tăng huyết áp, ứ dịch ngoại bào, các yếu tố gây xơ vữa mạch, thiếu máu, rối loạn chuyển hoá canxi - phosphor.

Điều trị: Hạn chế muối nước, điều trị thiếu máu, ức chế men chuyển, kiểm soát huyết áp.

Digoxin, thuốc dãn mạch khi có chỉ định. Lưu ý phải giảm liều Digoxin.

Lượng Digoxin thải mỗi ngày = 14% + (Độ thanh thải creatine (ClCr))/5 (14% là lượng digoxin thải qua gan mỗi ngày).

Điều trị toan máu

Duy trì dự trữ kiềm 20 - 22 mEq/l.

Thuốc: NaHCO3 hoặc Na citrate, chỉ dùng khi HCO3 - ≤ 16 mEq/l, dùng liều 0,5mEq/kg/ngày và điều chỉnh theo đáp ứng của bệnh nhân.

Điều tri bằng lọc máu ngoài thận

Chỉ định:

Suy thận mạn với GFR < 10 ml/phút hay sớm hơn (< 15 ml/phút) ở bệnh nhân tiểu đường.

Hoặc ở giai đoạn sớm hơn khi bệnh nhân có những chỉ định cấp cứu đe dọa tính mạng:

Tăng Kali máu không đáp ứng điều trị nội khoa.

Toan chuyển hóa (khi việc dùng Bicarbonate có thể gây quá tải tuần hoàn).

Quá tải thể tích không đáp ứng với điều trị lợi tiểu.+ Hạ Na+ có triệu chứng (< 120 mEq/l).

Viêm màng tim, biểu hiện bệnh não, chảy máu trầm trọng do hội chứng urê huyết cao.

Thoái dưỡng tăng cao: Creatinine tăng > 2mg%/ ngày, BUN tăng> 30 mg%/ngày.

Các phương pháp lọc máu ngoài thận.

A.  CHỮA CÁC BỆNH CỦA THẬN BẰNG NƯỚC THẢO DƯỢC

Phân tích kỹ chức năng, triệu chứng của bệnh Thận mà tây y đã thực hiện ta thấy, RÕ RÀNG là Tây y theo đuổi cách cữa triệu chứng.

Vì sao Thận suy ? Vì sao nước tiểu có nhiều bạch cầu ? vì sao nước tiểu có nhiều Protein ? các chuyên gia Y khoa không giải thích được và ngay cả các nước Phương Tây cũng chịu căn bệnh này nên để cho tỷ lê tử vong quá cao, thường là 10 %.

Vậy thì nên chữa các bệnh thận bằng cách nào cho hiệu quả ? Trước tiên ta phải khẳng định rằng, Thận yếu là do. Hê miễn dịch yếu nên để cho Vi khuẩn xâm nhập, bạch cầu phải làm nhiều, do đó mảnh vỡ bạch cầu nhiều, vi rút xâm nhập gây viêm thận, do dinh dưỡng kém nên thiếu nguyên tố tạo tế bào thận và tạo sỏi.

Vậy thì cách chữa duy nhất là: củng cố lại chế độ ăn để bồi dưỡng thận và tự tiêu sỏi, để hệ miễn dịch đủ khả năng loại trừ vi khuẩn giúp cho thận thực hiện đúng chức năng, khi ấy huyết áp sẽ điều hòa,và bệnh sẽ khỏi.

Trong trường hợp nếu sỏi còn nhỏ, viêm thận cấp, suy thận cấp ta phải uống ngày 1 chai nước Gừng, 1 chai Bồ công anh thấp, 1 chai Riềng núi, sau 1 tuần nước tiểu sẽ trong trở lại và bệnh sẽ khỏi sau 1 tháng.

Trường hợp sỏi lớn, suy thận mãn thì mỗi ngày uống 2 chai Bồ công anh và 1 chai Gừng và 1 chai Riềng núi trong thời gian 2 tháng bệnh sẽ khỏi.

Các bài viết liên quan
Thiết kế website chất lượng cao NAM VIỆT IT