TÂY Y CHỮA ĐAU DẠ DÀY KHÔNG HIỆU QUẢ
Ngày : 14-12-2015 Lượt xem : 1031
TÂY Y CHỮA ĐAU DẠ DÀY KHÔNG HIỆU QUẢ
I. Kiến thức về bệnh dạ dày của các bác sỹ rất lơ mơ.
1. Với viêm dạ dày.
Các giáo sư dạy các bác sỹ rằng: “ Sinh bệnh học của viêm dạ dày cấp còn ít được hiểu biết, một phần vì cơ chế bình thường về sự bảo vệ niêm mạc dạ dày không rõ ràng”. – trích giáo trình giải phẫu bệnh học của Trường đại học Y khoa nước ta.
Chuyện lạ là các giáo sư không biết được bệnh nguyên, bệnh sinh của viêm dạ dày cấp mà vẫn dạy cách điều trị bệnh này cách điều trị thì quả là lạ” Về điều trị, dùng các thuốc chống co thắt, băng niêm mạc dạ dày, và thuốc làm giảm tăng acid, kết hợp với kháng sinh nếu có nhiễm khuẩn, đồng thời cần tìm nguyên nhân để loại trừ chúng”. – trích giáo trình giải phẫu bệnh học.
- Đối với viêm dạ dày mạn tính thì các bác sỹ được dạy rằng:
“ Về nguyên nhân của viêm dạ dày mạn được đề cập đến có các thuyết chính sau:
+ Do miễn dịch ( tự miễn dịch ) kết hợp với thiếu máu ác tính
+ Nhiễm khuẩn mạn tính đặc biệt là Helicobacter Pylori.
+ Nhiễm độc như đối với người nghiện rượu, thuốc lá.
+ Sau phẫu thuật nối dạ dày với sự trào ngược của dịch mật từ tá tràng lên.
+ Các trạng thái khác như giảm trương lực dạ dày, thiểu năng tuần hoàn, giảm oxy, Ure cao, rối loạn nội tiết tố…
Ngày nay người ta nhận thấy rằng hầu hết các trường hợp viêm dạ dày mạn không có liên quan tới tự miễn dịch mà lại liên quan tới yếu tố nhiễm khuẩn mạn tính, trong đó H. Pylori đóng vai trò chủ yếu….
+ Điều trị: Quan trọng là chế độ ăn uống, sinh hoạt, làm giảm các yếu tố kích thích dạ dày. Tránh dùng các thuốc độc hại kéo dài như aspirin, corticoid … có thể dùng các thuốc chống co thắt, chống tiết dịch, thuốc băng niêm mạc. Khi có biểu hiên nhiễm khuẩn dùng thuốc kháng sinh”. – trích giáo trình giải phẫu bệnh học.
Chuyện rất lạ là trong cùng trang sách, đoạn trên sách dạy có tới 5 thuyết gây bệnh viêm dạ dày mạn tính, đoạn dưới lại dạy là hầu hết các trường hợp viêm dạ dày mạn lại liên quan đến nhiễm khuẩn, Thế nhưng sách vẫn dạy các bác sỹ điều trị cả 5 “ thuyết " là sao ??!!
2. Với bệnh loét dạ dày, tá tràng.
Sách dạy các bác sỹ rằng, có nhiều yếu tố liên quan đến sự phát triển của bệnh. Quá trình hình thành ổ loét là hậu quả của sự mất cân bằng giữa yếu tố tấn công ( acid, pepsin ) và yếu tố bảo vệ ( sự nguyên vẹn của biểu mô phủ, sự chế nhày và lớp chất nhày, vai trò tuần hoàn và thần kinh ) … yếu tố tấn công đóng vai trò chủ yếu trong loét tá tràng còn trong loét dạ dày đó là sự suy giảm yếu tố bảo vệ “ – trích giải phẫu bệnh học.
Tôi cho rằng sách dạy như vậy chưa đúng, vì bệnh nguyên, bệnh sinh của loét dạ dày khác với loét tá tràng nên không thể gộp lại thành loét dạ dày tá tràng được, mà phải viết là loét dạ dày, loét tá tràng. Có phân biệt rõ như vậy mới có phác đồ điều trị cụ thể của từng loại. Điều thứ 2 cần nói là: nếu sách cho rằng, nguyên nhân gây loét dạ dày là do suy giảm yếu tố bảo vệ còn nguyên nhân gây loét tá tràng là do suy giảm yếu tố tấn công rồi dùng thuốc chữa là chưa đúng mà phải chữa cái nguyên nhân gây suy giảm yếu tố tấn công và suy giảm yếu tố bảo vệ.
3. U dạ dày
Theo giải phẫu bệnh học thì u dạ dày được chia làm 2 loại: Polyp – khôi u lành tính và ung thư – u ác.
Và cách điều trị cho u lành - Polyp và u ác là cắt bỏ. Thiết nghĩ cắt bỏ không phải là phương pháp tốt đối với vì u lành không nguy hiểm, ta có thể dùng phương pháp khác tốt hơn. Vì u lành và u ác khác nhau và cách chữa khác nhau nên việc chẩn đoán ung thư dạ dày là một vấn đề nan giải và dễ nhầm lẫn bởi lẽ điều kiện thực hiện mô học và tế bào học ở ta còn hạn chế, mà đối với bệnh ung thư đã chẩn đoán nhầm thì tiền mất tử mang.
4. Sự nguy hiểm của các loại thuốc chữa bệnh dạ dày hiện nay
Hiện nay các bác sỹ dùng khoảng 200 loại thuốc để chữa bệnh dạ dày, xét kỹ công năng và độc tính của các loại thuốc này thấy sợ, chữa đau dạ dày chưa chắc có khỏi không mà lại bị đau gan, đau tim và thận.
CÁC LOẠI THUỐC DÙNG CHỮA BỆNH DẠ DÀY
Nhóm thuốc |
Tên nhóm thuốc |
Số lượng |
A |
Thuốc trị đau loét da dày |
194 |
1 |
Thuốc kháng thụ thể H2 Histamin |
86 |
2 |
Thuốc bao che dạ dày |
21 |
3 |
Thuốc chống tiết dịch vị |
23 |
4 |
Thuốc trung hoà acid dịch vị |
26 |
5 |
Một số biệt dược phối hợp |
38 |
TÁC HẠI CỦA CÁC NHÓM THUỐC TRÊN
Tác hại của nhóm thuốc kháng thụ thể H2 gây: ỉa chảy, đau đầu, chóng mặt, lú lẫn, trầm cảm, kích động, bồn chồn, ảo giác, mất phương hướng, chứng to vú ở đàn ông khi điều trị 1 tháng hoặc lâu hơn,chứng bất lực khi dùng liều cao kéo dài trên 1 năm, nhưng có thể hồi phục, tăng men gan tạm thời, tự hết khi ngừng thuốc, tăng creatinin huyết, sốc phản vệ, viêm mạch quá mẫn, gây loạn nhịp tim và giảm huyết áp, giảm bạch cầu đa nhân, mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, thiếu máu không tái tạo, giảm hấp thụ vitamin B12 rất dễ gây thiếu máu, viêm gan mãn tính, vàng da, rối loạn chức năng gan, viêm tụy, viêm thận kẽ, bí tiểu tiện, viêm đa cơ, hói đầu rụng tóc.
Tác hại của nhóm thuốc bao che dạ dày gây: Táo bón, Ỉa chảy, buồn nôn, nôn, đầy bụng, khó tiêu, đầy hơi, khô miệng, ngứa, ban đỏ, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, buồn ngủ, đau lưng, đau đầu, phù Quincke, khó thở, viêm mũi, co thắt thanh quản, mặt phù to, dị vật dạ dày.
Tác hại của nhóm thuốc chống tiết dịch vị gây: Miệng đắng chát, buồn nôn, nôn, cứng bụng, ỉa chảy, tăng magnesi máu, táo bón, phân trắng, giảm phosphat máu, nhuyễn xương khi chế độ ăn ít phosphat, ăng nhôm trong máu gây bệnh não, sa sút trí tuệ, thiếu máu hồng cầu nhỏ.
Tác hại của thuốc kháng sinh diệt khuẩn Helicobacter Pylori gây: Ngoại ban,buồn nôn, nôn, ỉa chảy, ban đỏ, ban dát sần và mày đay, đặc biệt là hội chứng Stevens – Johnson, kích động, vật vã, lo lắng, mất ngủ, lú lẫn, thay đổi ứng xử, thiếu máu, giảm tiểu cầu, ban xuất huyết giảm tiểu cầu, tăng bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu, mất bạch cầu hạt, gây suy gan.