TÂY Y CHỮA BƯỚU CỔ BẰNG CÁCH CẮT BỎ
Ngày : 14-12-2015 Lượt xem : 4765
TÂY Y CHỮA BƯỚU CỔ BẰNG CÁCH CẮT BỎ
Tuyến giáp
Bướu cổ Basedow là căn bệnh mà y Tây y đang bó tay, có tới 80 % số người mắc bệnh là nữ mà chủ yếu ở độ tuổi từ 21 – 30. Vậy làm thế nào để bảo vệ được phụ nữ nhất là bệnh lại phát ở giai đoạn xuân xanh này ?
I. Nhận định và cách chữa bệnh Basedow của các giáo sư tiến sỹ, thạc sỹ y khoa
Theo: GS. TS. BS. Nguyễn Hoài Nam (Trường Ðại học Y dược - TPHCM)
Định nghĩa: Năm 1835, bác sĩ người Mỹ Robert James Graves đã mô tả một loại bệnh bao gồm các triệu chứng tăng chuyển hóa, bướu giáp lan tỏa và lồi mắt. Một thời gian sau, vào năm 1840, Karl Aldoph Von Basedow đã nghiên cứu đầy đủ về bệnh này và từ đó bệnh được mang tên ông. Ở Việt Nam, người ta vẫn quen gọi Basedow là bệnh bướu cổ lồi mắt.
Trong thực tế lâm sàng, bệnh Basedow thường có biểu hiện của hội chứng cường giáp: Bệnh nhân ăn nhiều, tinh thần bất ổn, mất ngủ hoặc khó ngủ, sụt cân rất nhiều, run tay v.v... và kèm theo bướu giáp lan tỏa.
Nguồn: http://www.ykhoa.net/yhocphothong/nhankhoa/01_0040.htm
Theo: TS. Bs. Hoàng Trung Vinh (Bệnh học nội khoa - Học Viện Quân Y)
Bệnh Basedow là bệnh cường chức năng, phì đại và cường sản tuyến giáp. Những biến đổi bệnh lý trong các cơ quan và tổ chức là do tác dụng của các hormon tuyến giáp tiết quá nhiều vào trong máu.
Hiện nay bệnh Basedow được xác định là bệnh có cơ chế tự miễn dịch do đó có thể định nghĩa bệnh dưới dạng sau: Bệnh Basedow là bệnh cường chức năng tuyến giáp kết hợp với bướu phì đại lan toả do kháng thể kích thích trực tiếp thụ cảm thể tiếp nhận TSH gây tăng nồng độ hormon tuyến giáp trong máu.
Nguồn: http://www.benhhoc.com/content/2300-Benh-Basedow.html
Theo: ThS. Bs. Trịnh Ngọc Anh Khoa Nội tiết - Bệnh viện Bạch Mai
Bệnh Basedow (hay còn gọi là bệnh Graves) là bệnh lý cường chức năng tuyến giáp do nguyên nhân tự miễn.
Cũng theo Thạc sỹ Trịnh Ngọc Anh thì đểPhòng tránh bệnh Basedow nên hạn chế ăn các thức ăn chứa nhiều iod như hải sản, rong biển…
Nguồn: http://bacsinoitru.vn/f46/667-benh-basedow.html
Điều trị triệu chứng bệnh Basedow.
Hiện nay các bệnh viện đang áp dụng 3 phương pháp điều trị:
1. Điều trị nội khoa, dùng thuốc ức chế tổng hợp hormone giáp gồm 2 loại thuốc chính: Carbimazole (neomercazole) 5mg, Methimazole 5mg và Propylthiouracil (PTU) 50mg, Benzylthiouracil (BTU) 25mg. Hiệu quả tác dụng: hằng định lượng hormone liên quan đến thời gian nửa đời của T4 và do lượng hormone tích trữ trong tuyến giáp. Thời gian điều trị thuốc kháng giáp từ 6 tháng đến 15 năm hoặc 20 năm.
Tác hại của thuốc, nhẹ: rối loạn tiêu hóa, phát ban, nổi mề đay, sốt, đau khớp, mất vị giác, vàng da tắc mật (ngừng thuốc), tăng phosphatase kiềm. Nặng gây bệnh Lupus, hội chứng Lyeel, rụng tóc, hội chứng thận hư, thiếu máu, đau đa khớp, đau đa rễ thần kinh, mất vị giác, giảm bạch cầu trung tính.
2. Phẫu thuật cắt giảm tuyến giáp gần toàn phần
2.1. Chỉ định
- Bệnh tái phát sau nhiều lần điều trị; tuyến giáp quá lớn; cường giáp ở phụ nữ có thai đáp ứng kém với điều trị nội khoa.
(Tốt nhất nên điều trị nội khoa đạt bình giáp trước khi phẫu thuật).
Nguồn http://yhvn.vn/tai-lieu/benh-basedow#sthash.81q1S5Oh.dpuf
3. Điều trị Iode phóng xạ
Dùng Iod 131 tập trung tại tuyến giáp để phá hủy nhu mô tuyến giáp tại chỗ.
Trường hợp suy tim, nhiễm độc giáp nặng, tuyến giáp có thể tích lớn (trên 100 gam), nên điều trị đạt được bình giáp trước khi điều trị iod phóng xạ.
Nguồn http://yhvn.vn/tai-lieu/benh-basedow#sthash.81q1S5Oh.dpuf
3.1. Chỉ định
- Có thể từ 21 tuổi trở lên; bệnh tái phát nhiều lần mà không phẫu thuật được; khó khăn trong theo dõi (người lớn tuổi); suy tim; dị ứng thuốc kháng giáp.
3.2. Chống chỉ định tuyệt đối trường hợp thai nghén.
Từ những nhận định của các giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ y khoa của 3 trung tâm y khoa lớn nhất nước như Học viện quân y, Bệnh viện Bạch Mai, và Trường Đại học y dược TP. Hồ Chí Minh chúng ta thấy:
- Cho đến nay các thầy giáo của các bác sỹ cũng không thống nhất được triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh bướu cổ Basedow. không tìm ra nguyên nhân gây bệnh do đó không thể chữa khỏi bệnh.
- Cả 3 cách chữa bệnh basedow đã và đang áp dụng đều không khỏi bệnh mà gây ra biến chứng nặn hơn.
- Điều cần xét lại trong cách chữa Bằng iod đồng vị và phẫu thuật là sau khi điều trị bằng hóa chất, bệnh đã có biểu hiện bình tuyến giáp mà các bác sỹ lại áp dụng cách điều trị phẫu thuất hoặc phóng xạ iod là không nên vì sẽ làm cho bệnh nặng hơn và gây biến chứng không tốt cho người bệnh.
- Điều đáng sợ là những cách chữa và thuốc chữa này lại gây nhiều tác hại còn nguy hiểm hơn cà căn bệnh cần chữa thì phải xam xét lại.
Các thầy của Bác sỹ cho rằng: Bệnh Basedow rất nguy hiểm cho hệ tim mạch, nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách, bệnh nhân sẽ tử vong trong tình trạng suy tim, suy kiệt và đặc biệt là trong tình trạng cơn bão giáp, một biến chứng rất nặng của bệnh. Thế nhưng khi chữa lại gây ra những biến chứng nguy hiểm hơn như :
- Hội chứng Lyeel - là tập hợp những triệu chứng da và nội tạng rất nặng, bóc tách, hoại tử tối cấp tỷ lệ tử vong tới 100 % , rụng tóc, hội chứng thận hư, thiếu máu, đau đa khớp, đau đa rễ thần kinh, mất vị giác, giảm bạch cầu trung tính.
- Lupus ban đỏ - Lupút ban đỏ là một bệnh đa hệ thống nặng, nghiêm trọng, bệnh của mô liên kết và mạch máu, viêm khớp và tổn thương thận, tim, phổi).
- Và một số bệnh khác như: vàng da tắc mật, tăng phosphatase kiềm, thận hư, thiếu máu, đau đa khớp, đau đa rễ thần kinh, mất vị giác, giảm bạch cầu trung tính:
Nguồn: http://yhvn.vn/tai-lieu/benh-basedow#sthash.gXfxcxQY.dpuf