Y học cổ
Y học cổ Trung Hoa
Ngày : 10-12-2015 Lượt xem : 3633
Y HỌC CỔ PHƯƠNG ĐÔNG
PHỤC HY - ÔNG VUA ĐẦU TIÊN CỦA TRUNG HOA ( 2800 - 2737 TCN )
Theo truyền thuyết Trung Hoa thì ông vua đầu tiên của nước này là Phục Hy, Ông sống vào những năm 2800 – 2737 TCN. Ông sinh ra tại Thành Kỷ nay có lẽ là Thiên Thủy, Cam Túc), sau dời tới Trần Thương. Đóng đô tại đất Trần Uyên Khâu ( nay là Hoài Dương, Hà Nam).
Kinh dịch được cho là do ông đọc Hà Đồ ( bản đồ sông Hoàng Hà ). Theo truyền thuyết, một cách sắp xếp của bát quái của kinh dịch đã hiện lên trước ông một cách thần bí. Phục Hy được cho là đã phát hiện ra cấu trúc bát quái từ dấu hiệu trên lưng rùa nổi lên từ dưới sông Lạc Hà.
Sách Bạch hổ thông nghĩa của ban Cố viết về tầm quan trọng của Phục Hy như sau: “Thời đầu, còn chưa có đạo đức hay trật tự xã hội. Người chỉ biết đến mẹ, không biết cha. Khi đói, người ta tìm thức ăn, khi thỏa mãn, người ta vứt đồ còn lại. Họ ăn thịt cả lông, uống máu, và che thân bằng da thú và vỏ cây. Rồi Phục Hy đến, nhìn lên ngắm trời, nhìn xuống ngắm đất. Ông hợp chồng với vợ, sắp đặt ngũ hành, và đề ra luật lệ cho con người. Ông đề ra bát quái, để thu tóm sự thống trị thiên hạ”.
Phục Hy dạy dân nấu ăn, dùng lưới đánh cá, và săn bắn bằng vũ khí sắt. Ông chế hóa hôn nhân và thực hiện buổi tế trời đầu tiên. Một bia đá, niên đại khoảng năm 160, vẽ hình Phục Hy với Nữ Oa – người vừa là vợ, vừa là chị em gái của ông.
Cùng với Thần Nông và Hoàng Đế, Phục Hy còn được cho là người phát minh ra đàn cổ cầm.
THẦN NÔNG -VUA VÀ LÀ ÔNG TỔ Y KHOA
( 2737 - 2698 TCN )
Vua tiếp theo Phục Hy là Thần Nông – Viêm Đế, hay Ngũ cốc Tiên Đế. Ông sống vào những năm 2737 – 2698 TCN, là một vị Vua huyền thoại và là vị thần của người Việt cổ, là vị thần của cư dân phương Nam, là tổ tiên huyền thoại của Vua Hùng. Thần Nông sinh ra Đế Minh, Đế Minh sinh ra Kinh Dương Vương, Kinh Dương Vương sinh ra Lạc Long Quân, Lạc Long Quân sinh ra Vua Hùng. Theo truyền thuyết, ngoài việc là ông tổ nông nghiệp, dạy dân cách trồng cấy, làm cày bừa, ông còn là ông tổ của nghề gốm sứ và nghề y dược. Truyền thuyết kể rằng: Ban đầu Thần Nông có thân hình trong suốt, vì vậy ông có thể nhìn thấy tác động của các loại cây cỏ lên cơ thể mình. Ông là người tìm ra các cây thuốc để chữa bệnh, có ngày ông nếm tới 70 cây thuốc khác nhau. Ông đã tìm ra được 365 loại thuốc chữa bệnh từ cây cỏ, khoáng vật và phần cơ thể động vật tập hợp thành bộ sách có tên là “ Thần Nông bản thảo kinh” , đây cũng là dược điển sớm nhất của người Trung Hoa, ông còn là người đầu việc châm cứu chữa bệnh, chính vì vậy mà Thần Nông được tôn kính là ông tổ của y học Trung Hoa. Ông chết do nếm phải một loại độc dược mà không kịp lấy thuốc chữa.
<< Năm 452 – 536, Đào Hoằng Cảnh căn cứ vào các tài liệu được khai quật tại các mộ cổ để biên soạnThần Nông Bản Thảo Kinh. Đây là dược điển cổ nhất của Trung Quốc hiện tồn, luận bàn 365 loại dược vật, 252 loại thực vật, 67 loại động vật, và 46 loại khoáng vật. Trong Thần Nông Bản Thảo Kinh Đào Hoằng Cảnh liệt kê các dược tính của dược liệu tương tự theo hệ thống hành chính trong vương quốc. Dược liệu phân làm ba hạng: thượng, trung, hạ; mỗi hạng có chức năng vương (vua) hay thần (bầy tôi). Thuốc nào làm khang kiện thân thể và ích thọ diên niên thì xếp vào loại «thuốc vua» (vương dược); thuốc nào chỉ có tác dụng trị bệnh mà thôi thì xếp vào loại «thuốc bầy tôi» (thần dược) >>
HIÊN VIÊN HOÀNG ĐẾ
( 2697 – 2598 TCN )
Tiếp theo Thần nông là Hoàng Đế Hiên Viên, ông là con bà Phù Bửu, thân mẫu của ông đã nằm mơ thấy sao Bắc Đẩu rớt vào mình mà thụ thai sinh ra ông. Thủa nhỏ, ông rất thông minh, có tính T hần linh, thường khuyên người đồng thời lo làm lành và tu ngũ đức. Thời Hoàng Đế có nhiều phát minh sáng tạo (trong truyền thuyết) của nhiều người nhưng được quy chung cho Hoàng Đế như làm nhà, đóng xe thuyền, may được quần áo ngũ sắc, chế kim chỉ nam, làm lịch, y thuật (Hoàng Đế nội kinh tương truyền là của Hoàng Đế và Kỳ Bá ). Lịch cổ Trung Quốc lấy mốc bắt đầu từ vua Hoàng Đế. Hoàng Đế có người vợ tên là Luy Tổ hay Loa Tổ, là người đã dạy cho phụ nữ nuôi tằm, kéo tơ, dệt lụa. Tuy nhiên, một số người cho rằng các tên trên có thể phiên sai từ Lôi Tổ, nghĩa là bà Tổ Sấm. “ Đời Thần Nông, con trai cày mà ăn, con gái dệt mà mặc, không dùng hành chính mà dân được được trị, không dấy binh đao mà làm vua thiên hạ. Vua Thần Nông mất rồi thì các bộ tộc nổi lên, mạnh hiếp yếu, đông hiếp ít, nên vua Hiên Viên Hoàng Đế mới bày ra nghĩa vua tôi, trật tự trên dưới, lễ cha con, anh em, và sự phối hợp vợ chồng”.
NHỮNG DANH Y NỔI TIẾNG
BIỂN THƯỚC ( 401 - 310 TCN )
Biển Thước tên thật là Tần Hoãn tự Việt Nhân, vốn người châu Mạc, Bột hải (nay là huyện Nhiệm Khâu, tỉnh Hà Bắc -( thời Chiến quốc thuộc nước Triệu). Ông sinh khoảng năm 401 trước công nguyên mất năm 310 trước Công nguyên, thọ hơn 90 tuổi.
Thời còn trai trẻ, Tần Việt Nhân vốn là chủ một quán trọ, và sống bằng nghề này. Lúc đó có một lương y biệt danh là Trường Tang Quân thường trọ tại quán của Việt Nhân. Việt Nhân rất kính trọng vị lương y này, nên đã phục vụ rất chu đáo và không lấy tiền. Để đáp lại, Trường Tang Quân nhận Việt Nhân làm học trò và truyền hết sở học cho ông.Khi tay nghề đã thành thạo, Việt Nhân chuyển hẳn sang nghề thày thuốc, dần dần trở nên nổi tiếng, được dân chúng nước Triệu tặng cho biệt hiệu "Biển Thước tiên sinh" (tương truyền Biển Thước là một "lang băm" sống vào thời thượng cổ ở Trung Quốc).
Hành nghề cứu người
Lúc bấy giờ ở Trung Quốc, thuật đồng bóng đang lan tràn, nghề y bị lạnh nhạt; nhiều người mắc bệnh không chịu uống thuốc mà cứ rước đồng bóng về để "đuổi quỉ, trừ tà". Thậm chí nhiều nước chư hầu còn đặt ra các chức quan "đại chức", "tư vu" để chuyên lo việc này. Biển Thước rất ghét thói mê tín ấy, thường xuyên đấu tranh chống lại nó một cách kiên trì, và thông qua hoạt động chữa bệnh có hiệu quả của mình để vạch trần trò hề mê tín của đồng bóng. Căn cứ vào kinh nghiệm dân gian và kinh nghiệm nhiều năm làm nghề của mình, Biển Thước đúc kết thành " tứ chẩn" trong phép khám và điều trị là nhìn, nghe, hỏi và bắt mạch. Ngoài việc vận dụng thành thạo "tứ chẩn" để đoán bệnh, Biển Thước sử dụng nhiều biện pháp trị liệu như châm kim đá, châm cứu, xoa nóng, xoa bóp, mổ xẻ, cho uống thuốc v.v... Theo "Hán thư ngoại truyện", có lần Biển Thước dẫn năm người học trò đến nước Quắc (nay thuộc tỉnh Thiểm tây để làm thuốc, nghe nói thế tử nước Quắc bị bệnh qua đời đột ngột, ông cảm thấy đáng ngờ, bèn xin được vào xem. Quan sát một hồi, thấy cánh mũi "người chết" còn động đậy, hai chân còn ấm, Biển Thước chẩn đoán kỹ rồi kết luận: thế tử mắc chứng "thi quyết" (chết giả), có thể cứu sống được. Ông bèn châm kim các huyệt chủ yếu, tiếp theo sai học trò Tử Minh làm ngải cứu, Cốc Tử đổ thuốc, Tử Dung xoa bóp không ngừng tay. Hồi lâu, quả nhiên "người chết "dần dần tỉnh lại. Biển Thước lại dùng thuốc dán dưới hai nách, bệnh nhân ngồi dậy được ngay. Vua nước Quắc hết sức vui mừng, không tiếc lời khen ngợi. Người xem Biển Thước như thần tiên, cho rằng ông có thuật "cải tử hoàn sinh ". Biển Thước khiêm tốn giải thích: "Không phải tôi cứu sống người chết, mà người bệnh vốn chưa chết, tôi chỉ cứu người bệnh khỏi cơn hấp hối mà thôi".
Về tài dùng mắt đoán được bệnh, có một giai thoại về Biển Thước sau đây đã được sử gia Tư Mã Thiên ghi lại trong bộ " sử ký " và người đời sau nhắc lại một lần nữa trong bộ truyện Đông Chu Liệt Quốc ở ( hồi thứ 32). Chuyện như sau: Một hôm Biển Thước sang nước Tề, gặp Tề Hoàn Công thấy khí sắc vua Tề không tốt, bèn tâu: "Quân hầu, trong da và chân lông ngài đã có gốc bệnh, nếu không kịp thời chữa trị, bệnh sẽ nặng thêm ". Tề Hoàn Công thờ ơ đáp: "Ta cảm thấy trong người rất khỏe, chẳng có bệnh tật gì cả ". Biển Thước lui ra, sau đó năm ngày lại vào yết kiến, nhìn sắc diện rồi khẳng định một lần nữa với vua Tề: "Bệnh của ngài đã vào đến nội tạng rồi, phải chữa ngay đi". Hoàn Công tỏ vẻ khó chịu, không trả lời. Sau khi Biển Thước đi khỏi, ông mới bảo với mọi người: "Thầy thuốc chỉ khéo vẽ vời, hù dọa người ta. Ta chẳng có bệnh gì mà ông ta dám bảo là bệnh nặng. Thật vớ vẩn! ". Năm ngày sau nữa, Biển Thước lại vào yết kiến, chỉ mới nhìn mặt vua Tề, đã quay bước, bỏ đi thẳng. Hoàn Công sai người chạy theo hỏi, Biển Thước nói:"Bệnh ở da, thịt thì còn xoa thuốc được, bệnh ở huyết mạch thì còn tiêm thuốc được, nay bệnh đã vào đến xương tủy rồi thì trời cũng không cứu được nữa, bởi vậy tôi mới bỏ đi ". Mấy ngày sau quả nhiên Hoàn Công phát bệnh. Ông vội cho người đi tìm Biển Thước, nhưng vị "thần y"đã đi sang nước Tần rồi. Bệnh Hoàn Công ngày càng trở nặng, chẳng bao lâu vị bá chủ chư hầu này tạ thế.
Về phương pháp bắt mạch của Biển Thước, cũng lưu truyền trong dân gian một giai thoại như sau: có lần Biển Thước đến nước Tấn, gặp lúc Triệu Giản Tử, người đang nắm quyền chính trị rong nước lâm bệnh, hôn mê đã năm ngày. Biển Thước bắt mạch, thấy tim mạch bệnh nhân đập yếu ớt, lại biết được tình hình chính trị nước Tấn lúc ấy vô cùng rối ren, đoán định là họ Triệu lao tâm quá mức, mắc chứng bệnh mạch máu (máu tuần hoàn không bình thường) dẫn đến hôn mê. Ông cho uống thuốc, hai ngày sau Triệu Giản Tử tỉnh lại và bệnh dần thuyên giảm.
Lại có một giai thoại khác nữa về vị"thần y": Một hôm có một phụ nữ khá đẹp đến gặp Biển Thước, xin một toa thuốc có thể giết người mà không để lại dấu vết. Đối tượng mà người phụ nữ định đầu độc chính là chồng của chị ta, vì chị này vốn đã có tình ý với một người đàn ông khác. Biển Thước sợ nếu mình từ chối, sẽ có người khác giúp chị đàn bà hoàn thành tâm nguyện, nên giả vờ nhận lời. Ông dặn: về mua khoai mài gọt vỏ nấu với lươn cho chồng ăn, mỗi ngày một lần, ít lâu sẽ chết. Người đàn bà hớn hở về làm đúng như lời hướng dẫn.
Khoảng tháng sau, chị này mang lễ vật đến tạ ơn Biển Thước, báo tin chồng đã chết. Ông rất đỗi ngạc nhiên, chẳng hiểu sao khoai nấu cháo lươn là một món rất bổ dưỡng mà ăn vào lại chết. Biển Thước cảm thấy lương tâm cắn rứt, lại hoài nghi về kiến thức y học của chính mình, nên thề giải nghệ, không chữa cho bất kỳ ai. Ông còn lấy chìa khóa tủ sách thuốc nhà mình vứt xuống sông cạnh nhà.
Sau đó ít lâu, một hôm vừa thức dậy, Biển Thước thấy một chàng trai trẻ làm nghề đánh cá đến van xin ông làm phước cứu vợ anh ta đang bị sanh khó. Biển Thước nhớ lại lời thề dạo trước nên không thèm trả lời chàng trai, chỉ lớn tiếng bảo người nhà: "lấy nước rửa mặt" (cho ông)! Chàng ngư phủ lại ngỡ đó là lời vị danh y mách bảo cho mình, bèn ba chân bốn cẳng chạy về nhà làm đúng như thế. Quả nhiên vừa rửa mặt xong thì vợ anh ta đẻ được ngay.
Vài hôm sau, chàng trai đánh bắt được một con cá lớn, nhớ ơn thầy thuốc cứu vợ con mình, bèn kính cẩn đem con cá đến biếu. Một lần nữa, Biển Thước rất ngạc nhiên, mới hỏi: "Tôi có ơn huệ gì với anh đâu, mà anh đem cá tạ ơn?". Chàng trai đáp: "Nhờ ơn thầy dạy, tôi lấy nước rửa mặt cho vợ tôi thì vợ tôi sinh được ngay một thằng con trai rất cứng cáp, dễ thương, nên có chút quà này, mong thấy nhận cho". Biển Thước không sao lý giải được hai trường hợp hy hữu trên, cho là tại thời vận hên xui, nên cảm hứng thốt lên hai câu thơ:
Vận khứ, hoài sơn năng trí tử
Thời lai, thanh thủy khả thôi sinh
(nghĩa là: Hết thời, khoai mài có thể làm chết người; còn thời, nước lã có thể cứu sống người).
Sau khi chàng đánh cá về, người nhà đem cá ra mổ làm món nhắm cho nhà danh y uống rượu Lại một sự không ngờ thứ ba xảy đến: khi mổ bụng cá, thấy chùm chìa khóa, lại chính là chìa khóa tủ sách thuốc mà Biển Thước đã ném xuống sông lúc trước. Ông tự nghiệm rằng: " Thiên mệnh " đã đặt cho mình nghề làm thuốc để cứu người, không thể chối bỏ (Từ đó ông ra sức nghiên cứu sâu thêm về y thuật, cứu được rất nhiều bệnh hiểm nghèo. Tuy nhiên ông vẫn chưa hiểu do đâu có tác dụng ngược lại của củ mài và nước lạnh. Một hôm có người đem lươn lại bán. Một ý nghĩ chợt nảy ra trong đầu. Biển Thước bảo người bán lươn đổ cả giỏ lươn xuống đất, thấy trong đám lươn chỉ có một con ngóc đầu lên cao, còn lại đầu rạp sát đất. Biển Thước mua con lươn ngóc đầu ấy đem làm thịt nấu cho chó ăn thì chó chết. Bấy giờ Biển Thước mới hiểu cái chết oan uổng của chàng trai có vợ lăng loàn là do ăn phải thứ lươn ngóc đầu lên chứ không phải tại khoai mài, còn nước lã giúp vợ chàng đánh cá đẻ mau, vì chị ấy quá mệt, không còn sức rặn. Khi đem nước lạnh rửa mặt, sản phụ cảm thấy sảng khoái, sức mạnh tăng thêm nên sinh được dễ dàng chứ không có gì bí hiểm cả. Bắt mạch, Chẩn đoán chính xác bệnh tình là một cống hiến lớn của Biển Thước đối với y học Trung Quốc nói riêng, ngành đông y nói chung. Trong "Sử ký", Tư mã Thiên " tán tụng:"Đến nay thiên hạ nói đến mạch là do Biển Thước vậy ". Thật ra nói thế có phần nào hơi phóng đại, nhưng đúng là Biển Thước rất tinh thông phép bắt mạch chẩn đoán bệnh chính xác và trị bệnh giỏi như thần. Chính vì vậy nên dân gian có rất nhiều giai thoại truyền tụng về Biển Thước mà ở trên là một vài ví dụ. Nhưng đã là giai thoại thì tính chính xác rất hạn chế, chẳng hạn giai thoại về việc Biển Thước định bệnh cho Tề Hoàn Công thật ra, đó chỉ là một sự gán ghép, vì Tề Hoàn Công mất năm 643 trước Công nguyên hơn 200 năm sau Biển Thước mới ra đời. Cũng như giai thoại "khoai mài, nước lã"; có người cho là của một danh y Việt Nam chứ không phải của Biển Thước v.v... (tùy độc giả suy luận). Duy có sự tích sau đây thì đúng là sự thật. Đó là lần Biển Thước diện kiến Tần Vũ Vương sau khi nghe vua Tần kể bệnh Biển Thước xin được điều trị. Một số người can ngăn vua Tần: Đại vương đau ở phía trước tai, phía dưới mắt. Trị chưa chắc đã hết, không khéo tai lại hóa điếc, mắt hóa mờ mất". Tần Vũ Vương vốn nhát, nghe vậy bèn thôi, không cho Biển Thước trị bệnh. Biển Thước giận dữ, liệng cục đá đồ nghề xuống đất, mắng vua Tần:"Đại vương vấn kế bậc trí giả mà lại nghe lời kẻ ngu để hỏng việc. Điều đó cho tôi thây chính trị của nước Tần như thế nào: nước Tần có thể mất vì đại vương đấy". (Đoạn trên ghi trong "Chiến quốc sách, chương "Tần sách").
Đến cuối đời, danh tiếng Biển Thước ngày càng lớn, càng khiến cho nhiều người ganh ghét, trong đó có một viên quan thái y nước Tần tên Ủy Hề. Hắn vốn là kẻ bất tài, thấy y thuật Biển Thước hơn người, sợ một ngày nào đó có thể thay vị trí của hắn. Vì vậy năm 310 trước Công nguyên khi Biển Thước đến hành nghề ở nước Tần, hắn sai người lén đâm chết ông. Nhân dân ở nhiều địa phương rất thương tiếc, đã cho dựng mộ, bia và thờ Biển Thước ở Thiểm Tây, Hà Bắc, Sơn Đông, Hà Nam v.v...
Theo sách sử ghi chép, Biển Thước khi còn sống đã có sách "Biển Thước nội kinh", "Biển Thước ngoại kinh", đáng tiếc đều đã mất. Hiện còn quyển "Nạn kinh", có giá trị tham khảo khá cao về kinh mạch, tuy có người cho rằng sách này do người đời sau làm, lấy tên Biển Thước. Sử gia Tư Mã Thiên đánh giá Biển Thước rất cao: "Biển Thước hành nghề y làm kẻ đứng đắn tôn trọng, giữ mực thước tinh tế trong sáng, đời sau học theo không phải dễ". Thiết tưởng sự đánh giá của Tư Mã Thiên về "thần y" Biển Thước như trên không có gì là quá đáng.
Thuật chữa bệnh của ai giỏi nhất
Biển Thước đặt chân đi khắp các nơi trong nước, khám chữa bệnh cho các quan hầu, và cũng điều trị bệnh tật cho dân, tên tuổi của ông lẫy lừng thiên hạ. Kỹ thuật chữa bệnh của ông rất toàn diện, ông thông thạo đủ các biện pháp điều trị. Khi ông đến Hàn Đan, nghe nói ở đây mọi người rất tôn trọng phụ nữ, thế là ông liền làm thầy thuốc phụ khoa. Tại Lạc Dương, khi biết người dân ở đây rất tôn trọng người già, thế là ông làm thầy thuốc chuyên chữa bệnh cho người cao tuổi. Người Thái Lan rất yêu thích trẻ em, khi đến Thái Lan, ông liền làm thầy thuốc nhi khoa, bất kể đi đến đâu, tiếng tăm của ông cũng rất vang lừng.
Biển Thước đặt chân đi khắp các nơi trong nước, khám chữa bệnh cho các quan hầu, và cũng điều trị bệnh tật cho dân, tên tuổi của ông lẫy lừng thiên hạ. Kỹ thuật chữa bệnh của ông rất toàn diện, ông thông thạo đủ các biện pháp điều trị. Khi ông đến Hàn Đan, nghe nói ở đây mọi người rất tôn trọng phụ nữ, thế là ông liền làm thầy thuốc phụ khoa. Tại Lạc Dương, khi biết người dân ở đây rất tôn trọng người già, thế là ông làm thầy thuốc chuyên chữa bệnh cho người cao tuổi. Người Thái Lan rất yêu thích trẻ em, khi đến Thái Lan, ông liền làm thầy thuốc nhi khoa, bất kể đi đến đâu, tiếng tăm của ông cũng rất vang lừng.
Có một bận, Ngụy Văn Vương hỏi Biển Thước: "Trong ba anh em của nhà ngươi, ai là thầy thuốc giỏi nhất?"
Biển Thước trả lời rằng: "Anh cả giỏi nhất, anh Hai giỏi thứ nhì, còn tôi xếp sau nhất."
Ngụy Văn Vương thắc mắc rằng: "Thế sao tiếng tăm của ngươi lại nổi nhất?"
Biển Thước liền kể rõ nguyên nhân: "Anh cả chẩn đoán ra nguyên nhân căn bệnh trước khi bệnh nhân phát bệnh, và chữa khỏi bệnh ngay." Nhiều người không biết rằng anh ấy đã loại trừ căn bệnh ngay từ trước lúc phát bệnh, cho nên cứ tưởng rằng anh ấy không chữa bệnh gì cả. Anh Hai chữa khỏi bệnh cho bệnh nhân ngay từ lúc họ vừa mới phát bệnh, mọi người tưởng anh ấy chỉ biết chữa căn bệnh nhẹ, cho nên tiếng tăm của anh ấy cũng không lớn lắm. Còn Biển Thước tôi đây chữa bệnh cho người bệnh khi bệnh tình của họ đã rất nghiêm trọng, mọi người thấy tôi làm phẫu thuật lớn, cứ tưởng tôi là một thầy thuốc rất giỏi, cho nên tiếng tăm của tôi nổi trội nhất."
Biển Thước trả lời rằng: "Anh cả giỏi nhất, anh Hai giỏi thứ nhì, còn tôi xếp sau nhất."
Ngụy Văn Vương thắc mắc rằng: "Thế sao tiếng tăm của ngươi lại nổi nhất?"
Biển Thước liền kể rõ nguyên nhân: "Anh cả chẩn đoán ra nguyên nhân căn bệnh trước khi bệnh nhân phát bệnh, và chữa khỏi bệnh ngay." Nhiều người không biết rằng anh ấy đã loại trừ căn bệnh ngay từ trước lúc phát bệnh, cho nên cứ tưởng rằng anh ấy không chữa bệnh gì cả. Anh Hai chữa khỏi bệnh cho bệnh nhân ngay từ lúc họ vừa mới phát bệnh, mọi người tưởng anh ấy chỉ biết chữa căn bệnh nhẹ, cho nên tiếng tăm của anh ấy cũng không lớn lắm. Còn Biển Thước tôi đây chữa bệnh cho người bệnh khi bệnh tình của họ đã rất nghiêm trọng, mọi người thấy tôi làm phẫu thuật lớn, cứ tưởng tôi là một thầy thuốc rất giỏi, cho nên tiếng tăm của tôi nổi trội nhất."
HOA ĐÀ
( 145 - 208 )
Thần y Hoa Đà. Ở Trung Quốc khi mọi người đau ốm đều nói rằng nếu Hoa Đà còn sống thì tốt biết bao. Vị thầy thuốc cách đây hơn 2 nghìn năm ở Trung Quốc này do y thuật cao siêu đã được mọi người mệnh danh là “Thần y”.
Hoa Đà là người tỉnh An Huy Trung Quốc, ngày sinh của ông đến nay không thể khảo chứng, chỉ biết ông bị nhà cầm quyền giệt hại trước năm 208 công nguyên. Truyền thuyến nói rằng ông rất khoẻ mạnh, trăm tuổi mà tình thần vẫn quắc thước. Sử sách ghi lại Hoa Đà là một thầy thuốc dân gian coi nhẹ bổng lộc, ông từng nhiều lần từ chối ra làm quan. Sau Tào Tháo bị nhức đầu, mời ông đến thăm bệnh, ông buộc phải đi và không lâu chữa khỏi bệnh cho Tào Tháo, Tào Tháo buộc ông làm thầy thuốc tuy thân. Không lâu ông mượn cớ vợ mất phải về quê và không trở lại nữa. Tào Tháo nhiều lần thúc ông những ông vẫn không trở lại. Do đó Tào Tháo cử người bắt giam ông và cuối cùng giết hại.
Y thuật của Hoa Đà rất cao siêu, các bệnh truyền nhiễm, giun sán, phụ khoa, nhi khoa, hô hấp, da liễu ông đều chữa được. Nhất là có thành tựu cao siêu trong việc gây mê và phẫu thuật ngoại khoa. Hoa Đà là một thầy thuốc được mọi người trìu mến, những thành tựu của ông từ khía cạnh nào đó nói lên sự phát triển của nền y dược Trung Quốc cách đây hơn 2 nghìn năm. Ông là thầy thuốc sử dụng gây mê sớm nhất trên thế giới. Ông phát minh ra thuốc gây mê đã giảm bớt đau khổ trong khi phẫu thuật, thuộc gây mê này trước đó chưa có ai sử dụng, nay đã thất truyền.
Hoa Đà giỏi về phẫu thuật. Một lần có một cô gái 20 tuổi phải phẫu thuật. Chân bưng mủ, ngứa và đau, đã 7-8 năm vẫn chưa khỏi, nên mời Hoa Đà đến chữa. Hoa Đà đã rút từ chân cô gái ra một thứ như con rắn, sau đắp thuốc 7-8 ngày là khỏi. Gia đình cô gái vô cùng cảm kích. Ngày nay có người suy đoán cái mà Hoa Đà rút khỏi chân cô gái trong thực tế là mảnh xương đã chết viêm tủy xương. Một lần khác có một cụ già mời Hoa Đà chữa bệnh, Hoa Đà kiểm tra xong và nói với người nhà bệnh nhân rằng: bệnh đã thâm căn cố đế, chỉ có thể mổ bụng để chữa trị, nhưng sau phẫu thuật cũng chỉ sống được không quá 10 năm, hay là thôi đi. Người bệnh do khổ vì căn bệnh nên mời Hoa Đà chữa cho. Hoa Đà liền làm phẫu thuật cắt bỏ khối u, căn bệnh có phần dịu lại, nhưng không quá 10 năm người bệnh chết.
Hoa Đà khám bệnh đều quan sát kỹ tiếng nói, sắc mặt, triệu chứng để phán đoán bệnh năng hay nhẹ. Có một lần, trong một quán rượu, ông trông thấy một người đàn ông đang uống rượu liền bảo anh ta đừng uống rượu nữa mà về nhà ngay đi. Người đàn ông này trên đường về nhà đã ngã xe và chết. Một người khác cảm thấy tức ngực, mặt đỏ, không buồn ăn, Hoa Đà chẩn đoán trong bụng anh có giun, cho anh thuốc và không lâu anh tẩy ra nhiều giun. Một quan lại bị ôm rất lâu vẫn không khỏi, sau khi khám Hoa Đà cho rằng chỉ cần làm cho ông ta bực tức sẽ khỏi bệnh, bởi vậy liền để lại một lá thứ mắng chửi ông ta rồi ra về. Vị quan lại này nổi giận, cử người đuổi giết Hoa Đà, nhưng khônng đuổi kịp, đã tức lại càng tức hơn, liền nôn ra máu đen, nhưng bệnh cũng khỏi luôn.
TRƯƠNG TRỌNG CẢNH ( 142 - 220 )
Trương Trọng Cảnh là thầy thuốc danh tiếng bậc nhất trong lịch sử Trung Quốc lịch, tiểu sử của Trương Trọng Cảnh lại ít được biết tới. Có tài liệu cho rằng ông sinh tại Nam Dương, Hà Nam, sau đó giữ một chức quan ở Trường Sa, Hồ Nam và sống trong khoảng thời gian từ năm 150 tới 219 tức là giai đoạn cuối thời nhà Hán. Cho đến nay người ta vẫn còn tranh cãi về ngày sinh, ngày mất chính xác của Trương Trọng Cảnh nhưng ông thường được cho là mất trước năm 220.
Sống và làm việc trong thời tao loạn cuối nhà Hán, Trương Trọng Cảnh đã tập hợp các tài liệu y học cổ như Tố vấn, Cửu quyển, Bát thập nhất nạn, Âm dương đại luận, Đài lư dược lục, Bình mạch biện chứng và kinh nghiệm cá nhân để viết ra tác phẩm y học xuất sắc Thương hàn tạp bệnh luận; gồm 16 quyển. Tác phẩm này sau đó đã bị thất lạc trong thời Tam Quốc nhưng được người đời thu thập lại trong hai tập sách có tên Thương hàn luận và Kim quỹ yếu lược. Hai tập sách này cùng với Hoàng Đế nội kinh của Hoàng Đế và Nạn kinhcủa Biển Thước được coi là bốn bộ sách quan trọng nhất của Đông y (Nội nạn thương kim). Cho tới nay cảThương hàn luận và Kim quỹ yếu lược đều đã được sửa đổi nhiều lần.
Những đóng góp mang tính cơ sở của Trương Trọng Cảnh khiến ông được xưng tụng là "Thánh y" của Đông y.
TÔN TƯ MẠC
( 550 - 691 )
Tôn Tư Mạc được người đời tôn xưng là Dược Vương và Tôn Thiên Y, là một thầy thuốc nổi danh thời cổ đại của Trung Hoa. Ông cũng là người áp dụng khí công trong thuật dưỡng sinh.
Tôn Tư Mạc sinh ra trong triều đại Tây Ngụy. Tương truyền ông sống đến 141 tuổi mới tạ thế mà lên tiên cảnh. Tôn Tư Mạc thuở nhỏ thường hay bị bệnh nên mới đi học làm y sĩ. Ông là người tinh thông kinh sử và học thuyết của cả trăm trường phái.
Khi được 7 tuổi, mỗi ngày ông có thể đọc thuộc lòng một ngàn câu trong sách. Bởi vì mỗi ngày có thể đọc thuộc văn chương hơn một ngàn chữ, nên người ta đã gọi ông là “Thánh đồng”.
Tới năm 20 tuổi, ông có thể ung dung đĩnh đạc mà bàn luận về học thuyết của Lão Tử, và Trang Tử. Đối với kinh điển soạn thảo của Phật giáo, ông cũng tinh thông mười phần.
Trong triều đại nhà Tuỳ và nhà Đường, Tôn Tư Mạc đã từ chối không ra làm quan. Đường Thái Tông Lý Thế Dân đã tự thân lên núi viếng thăm ông. Chẳng qua là Tôn Tư Mạc đã nổi tiếng trước khi triều đại nhà Đường bắt đầu, vì ông đã tổng kết các kinh nghiệm bắt mạch chữa bệnh và các lý thuyết y học, biên soạn thành 2 bộ sách lớn về y học, gọi là “Thiên Kim Yếu Phương” (Phương thuốc cần thiết đáng giá ngàn lượng vàng), và “Thiên Kim Dực Phương” (Phương thuốc bổ túc đáng giá ngàn lượng vàng).
Cả đời, Tôn Tư Mạc biên soạn hơn 80 quyển sách. Ngoại trừ hai bộ sách “Thiên Kim Yếu Phương” và “Thiên Kim Dực Phương” kể trên, ông còn sọan thảo “Lão Tử chú” (chú thích của Lão Tử), “Trang Tử chú” (chú thích của Trang Tử), một quyển “Chẩm trung tố thư” (Sách gối đầu giường), một quyển “Hội tam giáo luận”, ba quyển “Phúc Lộc luận”, một quyển “Nhiếp sinh chân lục” (Lời khuyên về cách bảo dưỡng sức khoẻ), một quyển “Quy Kinh”, v..v...
Bộ sách “Thiên Kim Yếu Phương” gồm có 30 quyển, phân chia ra làm 232 môn, rất gần gũi với phương pháp phân loại của y học hiện đại về bắt mạch chữa bệnh. Tôn Tư Mạc cho rằng “mạng sống của con người quan trọng nhất; có quý giá như ngàn lượng vàng, nhưng phương thuốc cứu giúp trên hết, là dùng ‘đức’ mà vượt qua.” Và cũng từ đó hai chữ ‘thiên kim’ (có nghĩa là ngàn lượng vàng) đã được dùng để đặt tên cho bộ sách. Toàn bộ sách này, có nội dung phong phú, bàn luận về 5.300 bài thuốc, bao gồm các phương thuốc phổ biến rộng rãi, là một biên soạn rất lớn lao mang tính cách đại biểu cho sự phát triển về y học của triều đại nhà Đường. Nó có ảnh hưởng lớn lao rõ ràng và cũng đóng góp đáng kể cho sự phát triển y học, đặc biệt là những toa thuốc, cho các thế hệ sau này. Đối với sự phát triển về y học của Nhật Bản và Đại Hàn, nó cũng có các tác dụng tích cực.
“Thiên Kim Dực Phương” cũng gồm 30 quyển. Bộ sách này mang ý nghĩa ‘trợ giúp’, là tác phẩm Tôn Tư Mạc biên soạn lúc về già, mang tính cách bổ sung toàn diện cho bộ “Thiên Kim Yếu Phương”. Toàn bộ sách này phân chia thành 189 môn, bao gồm các phương thuốc, bàn luận, cách chữa, cùng với hơn 2.900 toa thuốc, ghi chép hơn 800 loại thuốc, dùng để trị liệu thương hàn, trúng phong, tạp bệnh, và các bệnh ung nhọt, v.v..
Tôn Tư Mạc đã bày tỏ lòng tin tưởng rằng y học là một nghệ thuật của sự nhân ái. Trong cuốn “Đại Y Tinh Thành”, ông viết: “Khi một thầy thuốc vĩ đại chữa trị cho bệnh nhân, ông ta phải tập trung, bình tĩnh, đồng thời thoát khỏi mọi dục vọng và truy cầu.”
“Người thầy thuốc cần phải có một trái tim từ bi và muốn tự mình cống hiến để chữa khỏi bệnh cho bệnh nhân. Nếu có người bệnh tật đến xin chữa trị, không nên hỏi người ta sang hay hèn, giàu hay nghèo, già hay trẻ, đẹp hay xấu, người thân hay kẻ thù, người Hán hay dân tộc thiểu số, người trí tuệ hay kẻ ngu dốt. Người thầy thuốc xem tất cả đều bình đẳng, và ông coi họ như những người thân thiết nhất…”
Ông sử dụng cách tiếp cận biện chứng để trị bệnh. Ông tin rằng nếu người bệnh biết cách tự chăm sóc và giữ gìn sức khỏe thì sẽ có thể vô bệnh. Chỉ cần “Lương y trị bệnh với các phương thuốc và châm cứu, thì bệnh nhân có thể hết bệnh, trời đất có thể tiêu tai ương”. Ông nhấn mạnh vào đạo đức nghề y và đối xử bình đẳng với mọi bệnh nhân. Ông nói: “Mạng người là quý giá nhất, ngàn lượng vàng dẫu quý, song một phương thuốc trị bệnh cho người ta còn quý hơn cả ngàn lượng vàng.”
Tôn Tư Mạc cũng cực kỳ coi trọng việc chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em. Ông đã viết các tác phẩm: “Phụ Nhân Phương” 3 quyển, “Thiếu Tiểu Anh Nhụ Phương” 2 quyển, rồi đưa vào bộ sách “Thiên Kim Yếu Phương”.
“Thiên Kim Yếu Phương” là bộ bách khoa toàn thư y học sớm nhất của Trung Quốc. Bộ sách bao gồm rất nhiều đề mục, từ cơ sở lý luận cho đến các khoa lâm sàng, từ lý thuyết cho đến phương pháp kê thuốc, bài thuốc, vị thuốc. Một phần trong cuốn sách là bộ tư liệu y học cổ.
Một phần khác trong cuốn sách là bộ bài thuốc được lưu truyền trong dân gian. Bộ sách này hấp thu tinh hoa của mọi trường phái, và được phổ biến rộng rãi cho đến tận ngày nay. Rất nhiều nội dung vẫn còn có tác dụng chỉ đạo, có giá trị học thuật cực kỳ cao, quả thật là báu vật ngàn vàng của y học Trung Quốc.
Nhờ thu thập kinh nghiệm lâm sàng từ thời Trương Trọng Cảnh cho đến thời Tôn Tư Mạc, đồng thời liệt kê từng thành tựu của các bài thuốc trong hàng trăm năm, bộ sách đã thể hiện sự uyên bác tột bậc và kỹ năng y học tinh xảo của Tôn Tư Mạc.
Người đời sau gọi “Thiên Kim Yếu Phương” là ông tổ của các sách y học.
Tôn Tư Mạc tôn sùng thuật dưỡng sinh và ông cũng tự mình thử nghiệm. Chính nhờ thông hiểu thuật dưỡng sinh mà dù đã hơn trăm tuổi, ông vẫn tai nghe mắt thấy tinh tường.
Ông lấy tư tưởng dưỡng sinh của Nho gia, Đạo gia, Phật gia và thuật dưỡng sinh của Ấn Độ đem kết hợp với lý thuyết dưỡng sinh của Trung Y. Ông đã đưa ra rất nhiều phương pháp dưỡng sinh thiết thực mà dễ thực hành, và cho đến tận ngày nay, chúng vẫn có thể chỉ đạo sinh hoạt thường ngày của con người.
Ví dụ: “Một người nên bảo trì tâm thái cân bằng, không nên cứ một mực theo đuổi danh lợi. Người ta ăn uống cần phải điều độ, không nên ăn hay uống quá nhiều. Khí huyết cần phải chú ý lưu thông, không nên lười biếng lười vận động. Sinh hoạt thường ngày cần phải ổn định, không nên trái với quy luật tự nhiên…”
Tôn Tư Mạc cũng là người đầu tiên trên thế giới phát minh ra thuật dẫn niệu. Theo ghi chép trong lịch sử, một trong số những bệnh nhân của ông không thể đi tiểu được. Thấy người bệnh cực kỳ đau đớn, Tôn Tư Mạc nghĩ: “Đã quá muộn để dùng thuốc trị bệnh cho anh ta. Nếu có cách nào đó nhét một cái ống vào niệu đạo của anh ta, nước tiểu sẽ có thể đi ra ngoài một cách tự nhiên.”
Ông thấy một đứa trẻ nhà hàng xóm đang chơi đùa bằng cách thổi một cây hành lá. Cây hành lá này rất mỏng, dài và mềm. Vậy là Tôn Tư Mạc quyết định dùng cây hành này làm một cái ống và thử nghiệm. Ông chọn một cây hành lá thích hợp, hơ nhẹ nó, cắt bỏ phần đuôi nhọn, và rồi cẩn thận đưa nó vào niệu đạo của bệnh nhân.
Rồi ông thổi nhẹ vào chiếc ống. Đúng như ông đã dự đoán, nước tiểu chảy ra theo chiếc ống. Bụng dưới sưng phồng của bệnh nhân ngày càng nhỏ lại, và cuối cùng căn bệnh đã được cứu chữa.
Tôn Tư Mạc coi trọng tu thân dưỡng tính, cả đức hạnh và y thuật của ông đều cao siêu. Ông đã trở thành một nhân vật cực kỳ vĩ đại và nổi tiếng, được giới y học và nhiều thế hệ dân chúng vô cùng kính trọng.