0913 840 746
Thứ ba, ngày 10 tháng 09 năm 2024
TÌM KIẾM
TIN MỚI Y HỌC
80% BỆNH NHÂN UNG THƯ VN ĐẾN BỆNH VIỆN Ở GIAI ĐOẠN CUỐI
Mỗi năm VN có 200 ngàn bệnh nhân ung thư mới, 70 ngàn người bệnh ung thư tử vong. Trong đó, đến 80% bệnh nhân ung thư ở VN đến bệnh viện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Việt Nam có 160.000 ca ung thư/năm: Vì sao ăn bẩn, độc
Mỗi năm Việt Nam có từ 130 nghìn đến 160 nghìn trường hợp mắc mới, trong đó có khoảng 85 nghìn đến 115 nghìn người tử vong do căn bệnh này.
Công bố danh sách “làng ung thư”
Theo dự án Điều tra, tìm kiếm nguồn nước hợp vệ sinh phục vụ cấp nước sinh hoạt cho một số làng ung thư của VN, các nguồn nước ăn uống, sinh hoạt tại 37 làng ung thư đều ô nhiễm nặng.
Triclosan trong kem đánh răng Colgate: vạch trần hàm lượng nguy hiểm sức khỏe
Từ sau khi Triclosan được nhiều nghiên cứu khoa học công bố là làm tăng nguy cơ ung thư, nhiều hãng sản xuất hóa mỹ phẩm đã loại bỏ nó trong thành phần sản phẩm. Chất này bị cấm ở nhiều nước Âu Mỹ. Tại Việt Nam, Triclosan cũng không còn được sử dụng trong các sản phẩm kem đánh răng, trừ Colgate. Đáp lại mối lo ngại của người tiêu dùng, Bộ Y tế cho biết Triclosan được phép sử dụng nếu hàm lượng không vượt ngưỡng 0,3%.
Cung cấp thuốc kém chất lượng, công ty dược của Mỹ bị rút giấy phép
Ngoài việc bị rút giấy phép hoạt động, Công ty Ronbinson Pharma, Inc (Mỹ) phải nộp phạt 80 triệu đồng vì sản xuất thuốc kém chất lượng, trong đó có nhiều lô glucosamine
HOANG MANG VỚI VỎ THUỐC-GELATINE
Gelatin có trong mô liên kết, xương, da của động vật và là sản phẩm được sản xuất từ da heo, da bò. Từ da heo, bò, collagen được thủy phân hóa một phần để biến thành gelatin. Như vậy để bào chế thuốc là viên nang phải có vỏ nang được chế tạo từ nguyên liệu là gelatin. Và gelatin dùng trong ngành dược sản xuất thuốc phải là gelatin dược dụng.
Kem đánh răng nào ở VN có chất gây ung thư triclosan?
Khảo sát của Kiến Thức về các sản phẩm kem đánh răng hiện nay: đều ghi rõ thành phần, không ghi hàm lượng. Câu hỏi đặt ra: chất triclosan gây ung thư chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

ĐƯỜNG DÂY NÓNG

0913 840 746

GĐ : NGUYỄN CÔNG KHUÔNG

[email protected]

TƯ VẤN TRAO ĐỔI

Phuongtd Thao

TƯ VẤN - HỖ TRỢ
THỐNG KÊ TRUY CẬP
13081
Đang online: 3
Truy cập hôm nay: 18
Truy cập hôm qua: 24
Truy cập trung bình: 13081
Tổng số truy cập: 13081
Your IP : 98.81.24.230
Y học cổ

Y học cổ Tây Tạng

 LÝ LUẬN DƯỠNG SINH CỦA TANG Y

Tam nhân sinh lý

Lý luận Tang y cho rằng, trong cơ thể con người tồn tại ba nhân tố là: long, xích ba, bồi căn. Ba nhân tố điều tiết, phối hợp với nhau tốt sẽ làm cho con người khỏe mạnh, không có bệnh. Ngược lại, nếu như ba nhân tố không điều hòa tốt thì các bệnh sẽ phát sinh trên cơ thể con người. Vì vậy học thuyết tam nhân là một trong những hạt nhân trung tâm của lý luận Tạng y.

  Long – Khí từ 5 nguồn:

Long chính là khí từ cơ thể con người. Nó chinh là hoạt lực của hoạt động sống trong cơ thể. Các hoạt động cơ năng của cơ thể con người bao gồm hô hấp, tuần hoàn, hoạt động của tứ chi, cảm giac ngũ quan, sự phân giải thức ăn, sự hấp thu dinh dưỡng và bài tiết …đều là do long huyết quyết định.

 Dựa theo các bộ phận và chức năng sinh lí khác nhau có thể phân chia ra 5 loại long:

+  Sách Tằng Long: Còn được gọi là Duy mệnh Long, chủ yếu tồn tại trong não, xương, thịt cuả cơ thể, vận hành vào yết hầu và phần não bộ, chủ quản nôn, hô hấp, bài tiết nước bọt, hắt hơi, ợ hơi.

+ Kiên Cửu Long: Còn gọi là thượng hành long tồn tại ở phần ngực, chủ quản giọng nói của con người

+ Kháp Bố Kỳ Long: Còn gọi là Biến hành long, tồn tại ở nội tạng, có thể vận hành toàn thân, chủ quản hoạt động của miệng, mắt trên cơ thể con người, đồng thời chủ quản tư duy và ngôn ngữ.

+ Ngao Lương Mẫu Long: Còn được gọi là: Đảng hỏa long, tồn tại ở khoang dạ dày, vận hành ở giữa các tạng phủ trong cơ thể , chủ quản chức năng tiêu hóa.

+ Thổ Tắc Long: Còn gọi là Hạ tiết long, tồn tại ở hậu môn, vận hành các bộ phận phía dưới cơ thể, bao gồm: đại tràng, bàng quang, dương vật, chủ quản tinh dịch thoát ra ngoài, kinh nguyệt và đại tiểu tiện, phụ nữ sinh con.

 Xích ba – Hỏa từ 5 nguồn:

Xích ba là lửa trong đối ứng con người. Nó là năng lượng duy trì hoạt động sinh lý, sinh ra nhiệt năng, duy trì nhiệt độ cơ thể, tăng cường chức năng tiêu hóa của dạ dày, tăng cảm giác thèm ăn, giúp cho hệ thống tiêu hóa có thể vận hành. Ngoài ra nó còn có chức năng làm đẹp da, tráng gan, phát triển trí tuệ.

 Xích ba căn cứ vào chức năng và bộ phận tồn tại để phân làm 5 loại:

+ Xích ba cửu thiết: Tồn tại ở giữa dạ dày, giúp cho quá trình phân giải cặn bã và dinh dưỡng của thức ăn, sinh ra nhiệt lượng.

+ Xích ba đương cửu: Tồn tại ở gan, làm cho các sắc tố của dinh dưỡng hấp thu chuyển biến như màu đỏ khi hình thành máu, màu vàng xanh trong lá gan.

+ Xích ba chu thiết: Tồn tại trong tim, chủ quản ý thức và tư duy của con người.

+ Xích ba đồng thiết: Tồn tại ở mắt, chủ quản việc quan sát của con người.

+ Xích ba đa tắc: Tồn tại ở bề mặt da của cơ thể, làm cho da mịn màng, có màu sắc tươi sáng.

 Bồi căn – Thổ , Thủy từ 5 nguồn:

Bồi căn là nước, đất đối ứng trong cơ thể con người, có chức năng chủ yếu là thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Bồi căn có thể nghiền nát thức ăn, gia tăng dịch vị, chủ quản vị giác, cung cấp cho cơ thể dịch vị hấp thu và dinh dưỡng, duy trì thủy phân. Tác dụng của bồi căn còn ở sự điều tiết thể trọng cho cơ thể, giúp da trắng bóng, điều tiết giấc ngủ, ổn định tinh thần.

 Dựa vào các chức năng và bộ phận tồn tại có thể chia bồi căn thành 5 loại:

+ Bồi căn đăng thiết: Có thể nằm ở phần não, tồn tại có tác dụng duy trì chức năng bình thường của các cơ quan trong cơ thể.

+ Bồi căn ni nha: Nằm ở phần trên của dạ dày, có tác dụng nghiền nát thức ăn, tiêu hóa thức ăn.

+ Bồi căn ngưu ông thiết: Nằm ở đầu lưỡi, chủ quản chức năng vị giác của cơ thể, có tác dụng phân biệt mùi thức ăn.

+ Bồi căn thứ mẫu thiết: Nằm ở phần đầu, làm cơ thể sinh ra cảm giác thỏa mãn, sinh ra những tình cảm với kích thích bên ngoài như: vui, giận, buồn, thích thú, mãn nguyện, chủ quản tình cảm của con người.

+ Bồi căn cư nhĩ thiết: Tồn tại ở mọi khớp xương của cơ thể, làm mọi khớp xương kết hợp hài hòa với nhau và hoạt động linh hoạt.

   Tóm lại: Long, Xích Ba, Bồi Căn là ba yếu tố cơ bản nhất của cơ thể con người . Ba nhân tố này kết hợp, điều tiết lẫn nhau, duy trì sự cân bằng sinh lí của cơ thể. Khi ba nhân tố này mất điều hòa thì sẽ phát sinh ra những biến đổi bất thường của cơ thể, từ đó mà phát sinh bệnh tật.

 Ba yếu tố điều hòa cuộc sống

1.     Thức ăn.

2.     Sách tằng long thúc tống xuống họng.

3.     Bồi căn ni nha nghiền nát.

4.      Xích ba cửu thiết tiếp tục tiêu hóa.

5.     Ngao lương mẫu long tiến hành phân giải tinh chất và cặn bã.

6.     Chất tinh được bộ phần cần thiết của cơ thể hấp thụ.

7.     Cặn bã tiến vào đại tràng.

Long, bồi căn, xích ba mặc dù có chức năng riêng nhưng chúng lại không cô lập nhau. Giữa chúng cần phải hoạt động tương hỗ thành một chỉnh thể thống nhất. Dùng chức năng tiêu hóa để làm ví dụ. Trong toàn bộ quá trình tiêu hóa thức ăn đầu tiên được Sách tằng long thúc đẩy xuống họng, sau đó Bồi căn ni nha nghiền nát, tiếp tục Xích ba cửu thiết tiêu hóa, Ngao nương mẫu long tiến hành quá độ phân giải thành tinh chất được bộ phận cần thiết của cơ thể hấp thu, còn chất cặn bã tiến vào đại tràng.

   Bảy chất chủ yếu của cơ thể

 

 

""

 

 

 Bảy chất chủ yếu cơ bản của cơ thể bao gồm: Tinh vi, máu, thịt, mỡ, xương, tủy và tinh dịch. Trong các chất đó thì thức ăn tinh vi là hạt nhân, là chất cơ bản hình thành nên sáu chất còn lại, là chất quan trọng nhất trong bảy chất. Bảy chất trên là yếu tố cơ bản nhất của con người. Khi chúng kết hợp với nhau thì các hoạt động của cơ thể mới diễn ra bình thường. Chúng tồn tại ở những bộ phận khác nhau, đảm nhận chức năng khác nhau. Tức là phải phối hợp lẫn nhau đồng thời cũng có thể chuyển hóa lẫn nhau. Dưới đây là quá trình chuyển hóa của bảy loại chất này.

   Năng lượng của cơ thể con người đều lấy từ thức ăn, hấp thu đủ thức ăn chúng ta mới có đủ chất dinh dưỡng cầm thiết, từ đó sản sinh ra năng lượng đảm bảo hoạt động của cơ thể diễn ra bình thường. Sau khi thức ăn qua dạ dày sẽ thông qua sự phân giải tiêu hóa của dạ dày, sau đó những cặn bã bị phân giải trong dạ dày đi vào trong ruột, bài tiết ra ngoài. Còn phần dinh dưỡng chính là thức ăn tinh được hấp thu vào gan.

 Sau khi thức ăn đi vào gan thì từng bước nó lại bị phân giải thành hai phần: cặn bã dịch gan đi vào nang gan; còn phần dinh dưỡng được gan gia công thành máu, máu đưa các chất dinh dưỡng lưu thông trong huyết quản, tuần hoàn khắp cơ thể. Cuối cùng hình thành cơ thịt.

 Cơ thịt cũng có thể phân giải thành hai phần, trong đó phần cặn bã thành móng chân, giử mắt, dáy tai, nước mũi, nước bọt…. Chúng sẽ được cơ quan bài tiết tương ứng đào tahir ra ngoài. Còn phần dinh dưỡng tạo thành mỡ .

 Mỡ cũng từng bước phân giải. Những chất cặn bã được phân giải từ trong mỡ sẽ chuyển hóa thành dưới da, mồ hôi và các chất bôi trơn giữa các khớp xương của cơ thể. Còn chất dinh dưỡng thì lại chuyển hóa thành xương.

   Chất cặn bã do phân giải xương bao gồm: lông, tóc, răng, móng tay, móng chân. Chúng có tác dụng bảo vệ và trợ giúp cho cơ thể con người. Chất dinh dưỡng của xương sẽ chuyển hóa thành tủy.

   Chất cặn bã trong tủy chuyển hóa thành nhiều chất mỡ thừa ở lỗ chân lông và hậu môn. Chất dinh dưỡng lại chuyển hóa thành tinh lực. Bình thường chúng ta nói đến tinh dịch của nam giới và trứng, kinh nguyệt của nữ giới chỉ là phần cặn bã của tinh lực, còn phần dinh dưỡng vẫn trong cơ thể con người, chủ yếu tồn tại trong ngũ tạng. Tuy chúng là vô hình, không thể nhìn thấy được nhưng lại có tác dụng làm cho sáng da, đen tóc, thần thái tươi tắn, hồng hào, là yếu tố cơ bản để kéo dài tuổi thọ.

 Bảy chất này là những yếu tố cơ bản nhất, quan trọng đối với cơ thể con người. Trong bảy chất này, thức ăn tinh vi là nhân tố cơ bản của tất cả các loại khác; máu thì có thể lamd cho cơ thể, duy trì sự sống ; cơ thịt là nguyên liệu quan trọng cấu thành nên cơ thể và các cơ quan cùng ngũ lục tạng phủ; mỡ dự trữ năng lượng, giúp cơ thể khỏe mạnh, khí sắc hồng hào; xương là giá đỡ của cả cơ thể; tủy trực tiếp thúc đẩy sản xuất tinh lực, tinh lực lại là nguồn gốc của nguyên khí, đảm bảo để chúng ta duy trì thế hệ sau.

 Ba chất bài tiết cơ bản của cơ thể

 Ba hình thức bài tiết cơ bản của cơ thể con người là đại tiện, tiểu tiện và mồ hôi. Đó cũng chính là chất bài tiết chủ yếu của cơ thể con người. Sau khi nội tạng hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn thì các chất cặn bã thừa sẽ theo ba hình thức trên để bài tiết ra ngoài, duy trì sự trao đổi chất của cơ thể.

 

 Ngoài ra thì răng, móng tay, móng chân, dáy tai, nước mũi, lông, tóc cũng chính là duy vật.

 

 Các cơ quan bài tiết phối hợp với sự vận hành chuyển hóa của bảy loại chất cơ bản và đảm bảo cơ thể có một sức khỏe bình thường. Khi một trong các nhân tố trên có vấn đề thì cơ thể cũng sẽ gặp trở ngại. Nguyên nhân sinh bệnh chủ yếu nằm ở sự ảnh hưởng của môi trường, khí hậu, ăn uống, chế độ ngủ nghỉ đối với ba nhân tố trên.

 

   Nguyên nhân cơ bản gây ra bệnh

-         Nguyên nhân gây ra bệnh long là:

Ăn quá nhiều; quan hệ quá độ; ăn uống không điều độ,ngủ không đủ giấc đói mệt quá độ; chảy máu quá nhiều; phóng huyết quá lượng; tiêu chảy; nôn mửa;  đau lòng; bị lạnh; lo lắng; nói nhiều; dinh dưỡng không đủ; đại tiểu tiện thất thường.

-         Nguyên nhân gây ra bệnh xích ba:

Ăn quá nhiều thức ăn cay, nóng, dầu mỡ; lòng đố kị mạnh, ngủ ngày, đột nhiên bạo lực; gánh vác quá nặng, cuốc đào đất cứng; kéo mạnh cung tên cứng; vật nhau; chạy dài; đi xa; ngã ngựa, rơi từ trên cao xuống, trượt đất bị dập thương; đánh quất bị thương.

-         Nguyên nhân sinh ra bện bồi căn:

Ăn quá nhiều đồ ăn đắng, ngọt, lạnh, dầu; tích lũy thức ăn; nơi ngủ ẩm ướt; ăn sống đậu tươi; bị lạnh; thức ăn bị hỏng; ăn thịt sơn dương; ăn mỡ, xương tủy; ăn dầu thực vật; ăn bơ và thực phẩm thối rữa; ăn rau lạnh; ăn củ cải đường, ăn tỏi sống và rau sống; uống sữa sống và ăn đồ ăn để lâu; uống nước để lâu ngày; uống nước lạnh, uống trà lạnh .

   Giải phẫu cơ thể và sinh lý cơ thể theo Tạng y

 Do tập quán dân tộc và quan hệ tập tục, Tạng y có sự biểu hiện khá sâu sắc đối với giải phẫu cơ thể và sinh lý cơ thể. Đối với các bộ phận trong cơ thể, Tạng y cũng cho rằng có lục phủ ngũ tạng. Ngũ tạng bao gồm: tim, gan, tỳ, phooirt và thận; lục phủ bao gồm: đại tràng, tiểu tràng, dạ dày, bàng quang, mật và tam tiêu. Tạng y ví chức năng sinh lý của các phủ tạng bằng các hình tượng như: tim là quốc vương, ngồi trên ngai vàng, nằm giữa lông ngực cơ thể con người; phổi giống như đại thần hoặc thái tử, quay quần bên quốc vương, gan và tỳ như là vợ lẽ và cung phi của quân vương, ở phía dưới quân vương , song quan hệ hết sức mật thiết; thận thì giống như rường cột của ngôi nhà, cho nên không có thận thì cơ thể khó mà trở thành một tòa lầu.

 Qua đó có thể thấy, Tạng y thời cổ có sự nhận thức tương đối khoa học đối với cơ thể con người.

 Một số liệu pháp trị bệnh đặc biệt của tang y

-         Chữa trị bằng thuốc:

Trong khi chữa trị bắng thuốc, Tạng y chủ trương dùng mồi thuốc để dẫn thuốc đến ổ bệnh, ví dụ như dùng đường kính làm mồi thuốc để chữa trị bệnh hàn tính…

   Ngoài mỗi thuốc ra, phương pháp uống thuốc cũng rất cầu kì. Ví dụ như thuốc viên nói chung uống với nước sôi, nếu là bệnh hàn tín thì uống với nước sôi ấm, ngược lại nếu bệnh nhiệt tính uống với nước sôi nguội.

-         Phương pháp cứu ( đốt)

 Lá ngải là vật liệu chủ yếu làm thuốc cứu trong Tạng y. Hiện nay, ngải cứu nói chung không dùng để chữa trị bệnh nhiệt nữa, mà thường hay dùng để chữa trị bệnh hàn tính, đặc biệt là bệnh dạ dày hàn tính, khó tiêu, phù thũng, sưng ở đầu hoặc bốn chi, bệnh nhiệt giả, rối loạn thần kinh, bệnh động kinh, hay quên và thời kì khôi phục sức khỏe sau cơn bệnh nhiệt. Liệu pháp cứu của Tạng y nói chung đều có huyệt vị cố định.

-         Liệu pháp gây nôn:

Liệu pháp gây nôn có nghĩa là biện pháp chữa trị bằng cách dùng thuốc gây nôn. Liệu pháp này thích ứng cho các chứng bệnh như: ăn nhiều khó tiêu, trướng dạ dày, ngộ độc thực phẩm…áp dụng liệu pháp gây nôn đều có thể thu được hiệu quả tương đối tốt. Nhưng liệu pháp gây nôn không dùng cho các bệnh nhân già yếu, phụ nữ có mang và trẻ em. Thậm chí nếu là ngộ độc thực phẩm sau thời gian dài, chất độc không ở trong dạ dày nữa thì cũng không nên áp dụng biện pháp gây nôn.

-         Liệu pháp bôi:

Liệu pháp bôi là một trong những phương pháp khác đặc biệt trong  Tạng y, bởi vì biện pháp này đơn giản nhưng lại có hiệu quả tương đối tốt, chỉ cần bôi thuốc ở ngoài cơ thể là có thể chữa trị chứng bệnh bên trong, liệu pháp này được ứng dụng phổ biến trong dân gian. Tạng y cho rằng, liệu pháp bôi có tác dụng tẩm bổ sức khỏe, có thể ứng dụng trong khá nhiều bệnh như: nước da sần sùi, ra máu dẫn đến tinh trùng yếu và thiếu máu, tinh thần bất an, làm việc quá sức dẫn đến suy nhược cơ thể, mất ngủ… thuốc bôi thường thấy gồm loại thuốc chất mỡ và loại thuốc chất cao.

-         Liệu pháp tắm thuốc nước:

 Liệu pháp tắm thuốc nước là một liệu pháp thiên nhiên độc đáo. Nước suối làm thuốc nước tắm nói chung là suối lưu huỳnh, suối hàn thủy thạch, suối đá phèn và suối đá vôi.

Liệu pháp tắm chia làm tắm nước và tắm bồi đắp, mỗi liều pháp đều có đặc điểm riêng. Liệu pháp tắm nước, chủ yếu là chữa trị những chứng bệnh nhiệt giả: thể hiện trên bắp thịt, thâm nhập vào xương tủy, độc nhiệt, bị nhiệt lâu ngày… Liệu pháp tắm bồi đắp thì cho thuốc qua pha chế và cất nấu vào túi vải, đắp lên vị trí bị bệnh sẽ sản sinh tác dụng chữa trị.

 2. SỰ KHÁC BIỆT GIỮA TẠNG Y VÀ CÁC NỀN Y HỌC KHÁC

   Hệ thống lý luận độc lập, hoàn chỉnh.

Tạng y thông qua thực tiễn sản xuất lâu dài, tiếp nhận ảnh hưởng của Phật giáo, sau đó từng bước thấm nhuần, tích lũy, cuối cùng hình thành nên hệ thống y học truyền thống, đặc sắc hoàn thiện.

Người dân tộc Tạng thông qua thực tiễn sản xuất hàng nghìn năm, trong đấu tranh với tự nhiên dần dần nắm bắt được những tính năng y dược của các loài thực vật, khoáng sản, sau đó dần hình thành nên những lí luận y học cơ bản. Vào thế kỉ VIII, khi tổng kết kinh nghiệm trị bệnh và những thành quả phát triển của Tạng y, các nhà y dược cổ điển đã biên tập ra cuốn ‘ Tứ bộ y điển’ với tri thức y học, dược học hoàn chỉnh. Kết hợp sinh lý học cơ thể, dược lý học, bệnh lý học và giải phẫu học thành hệ thống y học độc lập. Ngày nay, Tạng y đã trở thành một môn khoa học độc lập, hoàn chỉnh, đồng thời vẫn đang không ngừng được nghiên cứu và phát triển bên cạnh nền y học hiện đại phương Tây.

 Cao nguyên Tây Tạng – Nơi có nhiều loại thảo dược quý

Tây tạng là một cao nguyên rộng lớn với điều kiện địa lý và khí hậu khắc nghiệt. Môi trường tự nhiên đặc biệt, mực nước biển cao, nhiệt độ thấp, ánh mặt trời mạnh, có nhiều các loại thuốc chịu  lạnh, chống thiếu oxy, có hoạt tính sinh vật và hiệu quả cao hơn nhiều với các loại thuốc cùng loại, có công hiệu trị liệu đặc biệt. Hơn nữa các loại thảo dược không có tác dụng phụ, phù hợp với những người luyện tập dưỡng sinh dùng thuốc để hỗ trợ quá trình luyện tập.

Cao nguyên Thanh Tạng ở Tây Tạng có khoảng hơn 2000 loài thực vật, 159 loài động vật và hơn 80 loài khoáng sản có thể làm dược liệu. Sự đa dạng phong phú này là điều mà không phải nền y học nào cũng có được.

   Những dụng cụ phẫu thuật của dân tộc Tạng

1: Hai loại kim châm đầu, dài 6 ngón tay, dùng để châm phần xương, phần đầu bị tổn thương.

2: Loại kim châm tứ chi đầu tròn.

3: Kim châm tứ chi đầu hình tam giác.

4: Kim châm tứ chi đầu hình lưỡi câu.

5: Hai loại kim châm tứ chi đầu cong

6: Hai loại kim châm tứ chi đầu cong vuông

7: Hai loại kim châm tứ chi đầu hình mắt rắn

8: Kim châm tứ chi đầu hình kèn trompet,kim châm ở trên dài 12 ngón tay, dùng để dò tìm phần xương gãy ở tứ chi

9: Một loại kim dò mụn, phần đầu có lỗ, dài 8 ngón tay dùng để dò tìm dịch mụn ở chỗ bị thương.
10: Kính nhìn hậu môn. Hình ống tròn, dùng để kiểm tra trĩ trong hậu môn, đường kính trong loại nhỏ là 3 ngón tay. Loại to nam giới dung đường kính 5 ngón tay, nữ dung đường kính 6 ngón.

11: Thành kính soi hậu môn dùng để quan sát phải có hai lỗ

12: Thành kính soi hậu môn dùng để phẫu thuật có một lỗ

13: Kính soi ruột thẳng, bên trong có nhiều lỗ.

14: Dao cắt trĩ

16: Kẹp phẫu thuật đầu sư tử, dài 18 ngón tay, có thể dùng cho các loại phẫu thuật.

17: Kẹp phẫu thuật hình mỏ vẹt, dài 18 ngón tay, dùng để lấy các vật lạ nằm trên xương.

18: Kẹp phẫu thuật hình mỏ quạ, dài 18 ngón tay, cách dùng giống như trên

19: Hai loại kìm phẫu thuật có lõi bên trong, dùng để lấy những dị vật nằm sâu bên trong cơ thể.

20: Kìm phẫu thuật hình mỏ vịt, dài 8 ngón tay, dùng để lấy những dị vật trong thịt hoặc trên mạch.

21. Kìm phẫu thuật dài 18 ngón tay, dùng để lấy những dị vật bằng sắt nằm trên xương.

 Trị liệu bằng phương pháp tự nhiên

 Cao nguyên ở Tạng Tạng có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, nhân tố gây bệnh nhiều, dễ khiến con người bệnh. Hơn nữa giao thông ở đây không thuận tiện , điều kiện được khám chữa bệnh ở trung tâm y tế cũng khó khăn. Chính vì những điều kiện thực tế khách quan trên mà người dân sống trên vùng cao nguyên ở đây đã phát hiện ra những phương pháp trị liệu vật lý đơn giản mà có hiệu quả. Cho nên Tạng y không chỉ có hệ thống lý luận hoàn thiện, mà còn có kinh nghiệm lâm sàng thực tiễn phong phú.

 Người dân tộc Tạng từ sớm đã hiểu được lý luận y dược sơ bộ. Trong hoạt động sản xuất học đã phát hiện ra một số thực vật, động vật và khoáng sản có tác dụng trị bệnh. Ví dụ như: dầu du có thể làm ngưng máu, có thể chữa trị vết thương bỏng; rượu thanh quả giúp lưu thông kinh lạc, hoạt huyết; hay các phương pháp chữa bệnh truyền nhiễm cấp tính bằng lá cây bách, châm cứu…

 Phương pháp trị liệu vật lý thiên nhiên này an toàn cho môi trường, không có tác dụng phụ, hơn nữa còn dễ dàng thực hiện, thuận tiện cho việc dưỡng sinh hằng ngày. Đó chính là ưu thế đặc biệt của tạng y và cũng là một bảo bối của y học thế giới.

     Tạng y luôn chú trọng dưỡng sinh

 Môi trường tự nhiên khắc nghiệt của cao nguyên Tây Tạng tạo ra sự đa phát của các loại bệnh, hơn nữa vì điều kiện giao thông khó khăn nên không được cứu chữa kịp thời, có hiệu quả. Cho nên một điểm lý luận quan trọng trong Tạng y là phải luôn quan tâm tới việc dưỡng sinh bảo vệ sức khỏe, bảo vệ hệ thống các cơ quan, hô hấp, máu của cơ thể con người.

   Dưỡng sinh của Tạng y là diễn hóa từ trong quá trình phát triển hàng nghìn năm của y học dân tộc Tạng, là tổng kết kinh nghiệm của y dược học dân tộc Tạng. Nó là bộ phận cấu thành quan trọng của lý luận y dược học phương Đông.

 Dưỡng sinh Tạng y là một môn khoa học thực dụng. Nó xuất phát điểm từ cơ thể con người, đặc biệt là nghiên cứu về thiên địa nhân hòa, phân biệt một cách có khoa học chức năng của từng hệ thống trong cơ thể trong môi trường khách quan; xuất phát từ mối quan hệ phân biệt tính tổng thể của cơ thể và mô trường bên ngoài, nói lên mối quan hệ của môi trường tự nhiên bên ngoài và hoạt động sống của cơ thể. Nhận biết rằng, con người sống trong thế giới tự nhiên, cho nên không thể phá hoại mối quan hệ giữa con người và tự nhiên.

 

   Quan niệm dưỡng sinh của Tạng y giảng giải những kiến thức dưỡng sinh hiệu quả, hướng dẫn cách làm thế nào để tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ. Bên cạnh đó còn cung cấp cơ sở lý luận khoa học để con người bảo vệ cơ thể, dưỡng sinh phòng bệnh, chữa bệnh. Phương pháp dưỡng sinh của Tạng y nhấn mạnh rằng , các loại bệnh của con người là sinh lý mất cân bằng. Cho nên muốn sức khỏe tốt thì trước hết phải cân bằng cuộc sống hàng ngày. Như vậy mới có thể duy trì được sinh lực, mãi giữ được vẻ thanh xuân.

 Dưỡng sinh bảo vệ sức khỏe rất được coi trọng trong Tạng y. chính vì vậy mà trong quá trình đấu tranh với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, người dân tộc Tạng mới không ngừng phát triển, luôn tránh được bệnh tật.

Các bài viết liên quan
Thiết kế website chất lượng cao NAM VIỆT IT