Sách Linh Khu
LINH KHU 6-9
Ngày : 10-12-2015 Lượt xem : 1298
THIÊN 6: THỌ YẾU CƯƠNG NHU
Hoàng Đế hỏi Thiếu Sư: “Ta nghe nói sự sống của con người (biểu hiện) bằng những nét có cương có nhu, có nhược có cường, có đoản có trường, có Âm có Dương, Ta mong được nghe về phương cách xử lý (các trường hợp đã nói trên)” [1].
THIÊN 6: THỌ YẾU CƯƠNG NHU
Hoàng Đế hỏi Thiếu Sư: “Ta nghe nói sự sống của con người (biểu hiện) bằng những nét có cương có nhu, có nhược có cường, có đoản có trường, có Âm có Dương, Ta mong được nghe về phương cách xử lý (các trường hợp đã nói trên)” [1].
Thiếu Sư đáp: “Trong Âm có Âm, trong Dương có Dương [2]. Chúng ta phải thẩm đoán về Âm Dương để biết cách xử trí về việc châm, phải nắm được cái gốc bệnh bắt nguồn ở đâu để cho việc châm trị thuận được cái lý của nó, phải cẩn trọng đo lường được cái đầu mối của bệnh xem nó đang tương ứng với “thời” nào, bên trong nó hợp với ngũ tạng lục phủ, bên ngoài nó hợp với cân cốt bì phu [3]. Do đó, ta biết được rằng bên trong có Âm Dương thì bên ngoài cũng có Âm Dương [4]. Nếu nhìn bên trong thì ngũ tạng thuộc Âm, lục phủ thuộc Dương, nếu nhìn bên ngoài thì cân cốt thuộc Âm, bì phu thuộc Dương [5].
Cho nên mới nói rằng nếu Âm bệnh ở tại Âm phận thì châm huyệt Huỳnh và huyệt Du thuộc Âm, nếu Dương bệnh ở tại Dương phận thì châm huyệt Hợp thuộc Dương, nếu Dương bệnh ở tại Âm phận thì châm huyệt Kinh thuộc Âm, nếu Âm bệnh ở tại Dương phận thì châm huyệt ở lạc mạch [6].
Cho nên nói rằng: Bệnh ở tại kinh Dương được gọi tên là “phong”, bệnh ở tại kinh Âm được gọi tên là “tý”; Cả Âm lẫn Dương đều bị bệnh được gọi là “phong tý” [7].
Bệnh hữu hình mà không “thống: đau”, đó là loại của Dương, bệnh vô hình mà đau, đó là loại của Âm [8].
Bệnh vô hình mà “thống”, đó là Dương kinh ở tình trạng mạnh còn Âm kinh đang bị “thương”, vậy nên trị gấp Âm kinh mà không nên “công: đánh vào” Dương kinh [9].
Bệnh hữu hình mà “bất thống”, đó là Âm kinh ở tình trạng mạnh còn Dương kinh đang bị “thương”, vậy nên trị gấp Dương kinh mà không nên “công: đánh vào” Âm kinh [10].
Nếu cả Âm lẫn Dương kinh đều bị “động”, có lúc như “hữu hình”, có lúc như “vô hình”, thêm vào đó nó làm cho Tâm bị phiền, được gọi là Âm thắng Dương, trường hợp này được gọi là “không biểu, không lý”; sự biểu hiện của hình trạng bệnh không kéo dài lâu [11].
Hoàng Đế hỏi Bá Cao: “Vấn đề tiên và hậu trong cái bệnh về hình khí được ứng ở ngoại và nội như thế nào?” [12].
Bá Cao đáp: “Phong khí và hàn khí làm thương đến “hình”, ưu, khủng, phẫn nộ làm thương đến “khí” [13]. Khi mà khí làm thương tổn đến tạng thì sẽ làm cho tạng bệnh, hàn làm thương đến hình thì sẽ ứng ra hình, phong làm thương đến cân mạch thì cân mạch mới ứng ra, đó là những sự tương ứng giữa hình khí và ngoại nội vậy” [14].
Hoàng Đế hỏi: “Phép châm như thế nào?” [15].
Bá Cao đáp: “Bệnh được 9 ngày thì châm 3 lần là hết bệnh, bệnh 1 tháng châm 10 lần thì hết bệnh, nhiều hay ít, xa hay gần đều dựa vào đó để qui định mức độ [16]. Nếu có trường hợp bệnh “tý” lâu ngày mà không rời khỏi thân thể (bệnh không hết), chúng ta nên tìm những nơi có huyết lạc để mà châm xuất huyết cho hết mới thôi” [17].
Hoàng Đế hỏi: “Bệnh ngoại và nội, việc châm trị dễ hay khó, phải hiểu như thế nào?” [18].
Bá Cao đáp: “Khi nào hình bệnh trước mà chưa nhập vào tạng thì chỉ nên cần châm chừng phân nửa thời gian châm cần thiết mà thôi [19]. Khi nào tạng bệnh trước rồi sau đó hình mới ứng theo ra, thời gian châm phải tăng lên gấp bội [20]. Đó là vấn đề châm tùy theo sự tương ứng giữa ngoại và nội mà có sự dễ và khó” [21].
Hoàng Đế hỏi Bá Cao: “Ta nghe hình thể con người có hoãn có cấp, khí có thịnh có suy, cốt có đại có tiểu, nhục có cứng có mềm, bì (da) có dày có mỏng, Ta phải dựa lên đó như thế nào để định được vấn đề “thọ” hay “yểu”?” [22].
Bá Cao đáp: “Hình với khí tương xứng thì thọ, bất tương xứng thì yểu [23]. Bì với nhục cùng “bao bọc” lấy nhau thì thọ, không “bao bọc” lấy nhau thì yểu [24]. Huyết khí và kinh lạc thắng hình thì thọ, không thắng hình thì yểu” [25].
Hoàng Đế hỏi: “Thế nào là sự hoãn cấp của hình?” [26].
Bá Cao đáp: “Hình thể sung nhưng bì phu “hoãn: thư thả” thì thọ, hình thể sung nhưng bì phu “cấp: căng thẳng” thì yểu [27]. Hình sung nhưng mạch kiên đại thì thuận, hình thể sung nhưng mạch tiểu đến nhược, đó là khí suy, khí suy thì nguy [28]. Nếu như hình thể sung nhưng quyền (xương má) không nhô lên thì đó là cốt (người ấy) tiểu, cốt tiểu thì yểu [29]. Hình thể sung nhưng khối thịt to ở mông rắn chắc nổi bật rõ rệt, đó là nhục kiên (rắn), nhục kiên thì tho [30]ï. Hình thể sung nhưng khối thịt ở mông không nổi bật, đó rõ ràng là mông không rắn chắc, tức là nhục bị mềm lỏng, nhục bị mềm lỏng thì yểu [31]. Trên đây là nói về cái sinh mệnh của Trời sinh, dựa vào đó là lập nên cái hình thể, định nên cái khí (chất) [32]. Muốn xem biết được thọ hay yểu, chúng ta bắt buộc phải rõ điều này [33]. Có lập được cái hình đó, định được cái khí đó sau đó mới dựa vào nó khi nó sinh ra bệnh mà quyết việc tử sinh [34].
Hoàng Đế hỏi: “Vấn đề thọ yểu không biết lấy gì để quy định được phải không?” [35].
Bá Cao đáp: “Bốn bên của gương mặt thấp xuống, cao không bằng những nơi như (Minh đường, khuyết, đình... ) những người này chưa đầy 30 tuổi sẽ chết. Nếu có những nhân tố làm bệnh tật gì thêm thì không đầy 20 tuổi sẽ chết” [36].
Hoàng Đế hỏi: “Vấn đề dựa vào sự tương thắng của hình và khí để định sự “thọ” và “yểu” như thế nào?” [37].
Bá Cao đáp: “Ở người bình thường, nếu khí thắng hình thì thọ, giả sử họ bị bệnh đến nỗi phần hình nhục bị thoát, khí thắng hình, phải chết [38]. Những người mà hình (sung) nhưng khí lại suy, hình thắng khí cũng nguy” [39].
Hoàng Đế hỏi: “Ta nghe phép châm có “tam biến”, thế nào gọi là “tam biến”? [40].
Bá Cao đáp: “Có phép châm “doanh khí”, có phép châm “vệ khí”, có phép châm “lưu kinh của hàn khí” [41].
Hoàng Đế hỏi: “Châm tam biến phải thế nào?” [42].
Bá Cao đáp: “Châm “doanh khí” phải xuất huyết, châm “vệ khí” phải xuất khí, châm “hàn tý” phải cho nội nhiệt” [43].
Hoàng Đế hỏi: “ Sự gây bệnh của “doanh khí”, của “vệ khí”, của “hàn tý” như thế nào?” [44].
Bá Cao đáp: “Doanh khí” khi gây bệnh sẽ làm cho bị hàn nhiệt, thiếu khí huyết chạy lên xuống [45]. “Vệ khí” gây bệnh sẽ làm cho khí thông, khi đến khi đi, làm cho uất nộ, thở mạnh, ruột sôi mạnh, phong hàn ở khách tại Trường Vị [46]. “Hàn tý” khi gây bệnh sẽ ở lại tại một chỗ, không dời đi nơi khác, gây đau nhức từng lúc, da không còn cảm giác đau (bất nhân) [47].
Hoàng Đế hỏi: “Phép châm hàn tý và thực hiện nội nhiệt như thế nào?” [48].
Bá Cao đáp: “Khi nào châm trị cho lớp người áo vải thì dùng lửa(sau khi châm) để hơ đốt thêm [49]. Khi châm trị cho những bậc đại nhân thì phải dùng thuốc để đắp hơ lên (chỗ châm)” [50].
Hoàng Đế hỏi: “Phép dùng thuốc để đắp hơ như thế nào?” [51].
Bá Cao đáp: “Dùng 20 cân rượu ngon, Thục tiêu 1 thăng, Can khương 1 cân, Quế 1 cân. Tất cả 4 thứ thuốc này được cắt nhỏ ra ngâm vào trong rượu, Dùng bông gòn 1 cân, vải trắng mịn 4 trượng, tất cả bọc lại cho vào trong rượu, để bình rượu lên cái lò có đốt phân ngựa phơi khô; Bình rượu phải được đậy nắp, trét kín lại không cho ra hơi; Ngâm như vậy trong 5 ngày 5 đêm, xong mới lấy bọc vải có bông đem ra phơi nắng cho khô. Sau đó lại tiếp tục ngâm cho đến khi nào nó ra hết nước cốt (trấp). Bây giờ cứ mỗi lần ngâm là phải tròn 1 ngày và khi lấy ra nó đã khô. Chúng ta lấy cái xác khô ấy đã trộn lẫn với bông gói kín lại trong chiếc khăn dài chừng 6, 7 xích. Chúng ta sẽ có chừng 6, 7 gói như vậy. Trong mỗi khăn đều có chứa sẵn một loại tro than của cây dâu tươi được đốt cháy. Chúng ta dùng khăn này để hơ đắp, cứu lên trên chỗ đã được châm về hàn tý. Làm như vậy, chúng ta sẽ khiến cho cái nhiệt nhập vào tận nơi bị bệnh hàn. Chúng ta làm như vậy khoảng 30 lần mới thôi. Nếu mồ hôi ra, chúng ta dùng khăn để lau khô, lau cũng phải đến 30 lần. Sau đó bảo người bệnh đứng lên đi bộ chậm vào trong nhà (buồng) kín gió. Mỗi lần châm đều phải hơ đắp như thế thì bệnh sẽ khỏi. Đây là phép “nội nhiệt” [52].
Hoàng Đế hỏi Thiếu Sư: “Ta nghe nói sự sống của con người (biểu hiện) bằng những nét có cương có nhu, có nhược có cường, có đoản có trường, có Âm có Dương, Ta mong được nghe về phương cách xử lý (các trường hợp đã nói trên)” [1].
Thiếu Sư đáp: “Trong Âm có Âm, trong Dương có Dương [2]. Chúng ta phải thẩm đoán về Âm Dương để biết cách xử trí về việc châm, phải nắm được cái gốc bệnh bắt nguồn ở đâu để cho việc châm trị thuận được cái lý của nó, phải cẩn trọng đo lường được cái đầu mối của bệnh xem nó đang tương ứng với “thời” nào, bên trong nó hợp với ngũ tạng lục phủ, bên ngoài nó hợp với cân cốt bì phu [3]. Do đó, ta biết được rằng bên trong có Âm Dương thì bên ngoài cũng có Âm Dương [4]. Nếu nhìn bên trong thì ngũ tạng thuộc Âm, lục phủ thuộc Dương, nếu nhìn bên ngoài thì cân cốt thuộc Âm, bì phu thuộc Dương [5].
Cho nên mới nói rằng nếu Âm bệnh ở tại Âm phận thì châm huyệt Huỳnh và huyệt Du thuộc Âm, nếu Dương bệnh ở tại Dương phận thì châm huyệt Hợp thuộc Dương, nếu Dương bệnh ở tại Âm phận thì châm huyệt Kinh thuộc Âm, nếu Âm bệnh ở tại Dương phận thì châm huyệt ở lạc mạch [6].
Cho nên nói rằng: Bệnh ở tại kinh Dương được gọi tên là “phong”, bệnh ở tại kinh Âm được gọi tên là “tý”; Cả Âm lẫn Dương đều bị bệnh được gọi là “phong tý” [7].
Bệnh hữu hình mà không “thống: đau”, đó là loại của Dương, bệnh vô hình mà đau, đó là loại của Âm [8].
Bệnh vô hình mà “thống”, đó là Dương kinh ở tình trạng mạnh còn Âm kinh đang bị “thương”, vậy nên trị gấp Âm kinh mà không nên “công: đánh vào” Dương kinh [9].
Bệnh hữu hình mà “bất thống”, đó là Âm kinh ở tình trạng mạnh còn Dương kinh đang bị “thương”, vậy nên trị gấp Dương kinh mà không nên “công: đánh vào” Âm kinh [10].
Nếu cả Âm lẫn Dương kinh đều bị “động”, có lúc như “hữu hình”, có lúc như “vô hình”, thêm vào đó nó làm cho Tâm bị phiền, được gọi là Âm thắng Dương, trường hợp này được gọi là “không biểu, không lý”; sự biểu hiện của hình trạng bệnh không kéo dài lâu [11].
Hoàng Đế hỏi Bá Cao: “Vấn đề tiên và hậu trong cái bệnh về hình khí được ứng ở ngoại và nội như thế nào?” [12].
Bá Cao đáp: “Phong khí và hàn khí làm thương đến “hình”, ưu, khủng, phẫn nộ làm thương đến “khí” [13]. Khi mà khí làm thương tổn đến tạng thì sẽ làm cho tạng bệnh, hàn làm thương đến hình thì sẽ ứng ra hình, phong làm thương đến cân mạch thì cân mạch mới ứng ra, đó là những sự tương ứng giữa hình khí và ngoại nội vậy” [14].
Hoàng Đế hỏi: “Phép châm như thế nào?” [15].
Bá Cao đáp: “Bệnh được 9 ngày thì châm 3 lần là hết bệnh, bệnh 1 tháng châm 10 lần thì hết bệnh, nhiều hay ít, xa hay gần đều dựa vào đó để qui định mức độ [16]. Nếu có trường hợp bệnh “tý” lâu ngày mà không rời khỏi thân thể (bệnh không hết), chúng ta nên tìm những nơi có huyết lạc để mà châm xuất huyết cho hết mới thôi” [17].
Hoàng Đế hỏi: “Bệnh ngoại và nội, việc châm trị dễ hay khó, phải hiểu như thế nào?” [18].
Bá Cao đáp: “Khi nào hình bệnh trước mà chưa nhập vào tạng thì chỉ nên cần châm chừng phân nửa thời gian châm cần thiết mà thôi [19]. Khi nào tạng bệnh trước rồi sau đó hình mới ứng theo ra, thời gian châm phải tăng lên gấp bội [20]. Đó là vấn đề châm tùy theo sự tương ứng giữa ngoại và nội mà có sự dễ và khó” [21].
Hoàng Đế hỏi Bá Cao: “Ta nghe hình thể con người có hoãn có cấp, khí có thịnh có suy, cốt có đại có tiểu, nhục có cứng có mềm, bì (da) có dày có mỏng, Ta phải dựa lên đó như thế nào để định được vấn đề “thọ” hay “yểu”?” [22].
Bá Cao đáp: “Hình với khí tương xứng thì thọ, bất tương xứng thì yểu [23]. Bì với nhục cùng “bao bọc” lấy nhau thì thọ, không “bao bọc” lấy nhau thì yểu [24]. Huyết khí và kinh lạc thắng hình thì thọ, không thắng hình thì yểu” [25].
Hoàng Đế hỏi: “Thế nào là sự hoãn cấp của hình?” [26].
Bá Cao đáp: “Hình thể sung nhưng bì phu “hoãn: thư thả” thì thọ, hình thể sung nhưng bì phu “cấp: căng thẳng” thì yểu [27]. Hình sung nhưng mạch kiên đại thì thuận, hình thể sung nhưng mạch tiểu đến nhược, đó là khí suy, khí suy thì nguy [28]. Nếu như hình thể sung nhưng quyền (xương má) không nhô lên thì đó là cốt (người ấy) tiểu, cốt tiểu thì yểu [29]. Hình thể sung nhưng khối thịt to ở mông rắn chắc nổi bật rõ rệt, đó là nhục kiên (rắn), nhục kiên thì tho [30]ï. Hình thể sung nhưng khối thịt ở mông không nổi bật, đó rõ ràng là mông không rắn chắc, tức là nhục bị mềm lỏng, nhục bị mềm lỏng thì yểu [31]. Trên đây là nói về cái sinh mệnh của Trời sinh, dựa vào đó là lập nên cái hình thể, định nên cái khí (chất) [32]. Muốn xem biết được thọ hay yểu, chúng ta bắt buộc phải rõ điều này [33]. Có lập được cái hình đó, định được cái khí đó sau đó mới dựa vào nó khi nó sinh ra bệnh mà quyết việc tử sinh [34].
Hoàng Đế hỏi: “Vấn đề thọ yểu không biết lấy gì để quy định được phải không?” [35].
Bá Cao đáp: “Bốn bên của gương mặt thấp xuống, cao không bằng những nơi như (Minh đường, khuyết, đình... ) những người này chưa đầy 30 tuổi sẽ chết. Nếu có những nhân tố làm bệnh tật gì thêm thì không đầy 20 tuổi sẽ chết” [36].
Hoàng Đế hỏi: “Vấn đề dựa vào sự tương thắng của hình và khí để định sự “thọ” và “yểu” như thế nào?” [37].
Bá Cao đáp: “Ở người bình thường, nếu khí thắng hình thì thọ, giả sử họ bị bệnh đến nỗi phần hình nhục bị thoát, khí thắng hình, phải chết [38]. Những người mà hình (sung) nhưng khí lại suy, hình thắng khí cũng nguy” [39].
Hoàng Đế hỏi: “Ta nghe phép châm có “tam biến”, thế nào gọi là “tam biến”? [40].
Bá Cao đáp: “Có phép châm “doanh khí”, có phép châm “vệ khí”, có phép châm “lưu kinh của hàn khí” [41].
Hoàng Đế hỏi: “Châm tam biến phải thế nào?” [42].
Bá Cao đáp: “Châm “doanh khí” phải xuất huyết, châm “vệ khí” phải xuất khí, châm “hàn tý” phải cho nội nhiệt” [43].
Hoàng Đế hỏi: “ Sự gây bệnh của “doanh khí”, của “vệ khí”, của “hàn tý” như thế nào?” [44].
Bá Cao đáp: “Doanh khí” khi gây bệnh sẽ làm cho bị hàn nhiệt, thiếu khí huyết chạy lên xuống [45]. “Vệ khí” gây bệnh sẽ làm cho khí thông, khi đến khi đi, làm cho uất nộ, thở mạnh, ruột sôi mạnh, phong hàn ở khách tại Trường Vị [46]. “Hàn tý” khi gây bệnh sẽ ở lại tại một chỗ, không dời đi nơi khác, gây đau nhức từng lúc, da không còn cảm giác đau (bất nhân) [47].
Hoàng Đế hỏi: “Phép châm hàn tý và thực hiện nội nhiệt như thế nào?” [48].
Bá Cao đáp: “Khi nào châm trị cho lớp người áo vải thì dùng lửa(sau khi châm) để hơ đốt thêm [49]. Khi châm trị cho những bậc đại nhân thì phải dùng thuốc để đắp hơ lên (chỗ châm)” [50].
Hoàng Đế hỏi: “Phép dùng thuốc để đắp hơ như thế nào?” [51].
Bá Cao đáp: “Dùng 20 cân rượu ngon, Thục tiêu 1 thăng, Can khương 1 cân, Quế 1 cân. Tất cả 4 thứ thuốc này được cắt nhỏ ra ngâm vào trong rượu, Dùng bông gòn 1 cân, vải trắng mịn 4 trượng, tất cả bọc lại cho vào trong rượu, để bình rượu lên cái lò có đốt phân ngựa phơi khô; Bình rượu phải được đậy nắp, trét kín lại không cho ra hơi; Ngâm như vậy trong 5 ngày 5 đêm, xong mới lấy bọc vải có bông đem ra phơi nắng cho khô. Sau đó lại tiếp tục ngâm cho đến khi nào nó ra hết nước cốt (trấp). Bây giờ cứ mỗi lần ngâm là phải tròn 1 ngày và khi lấy ra nó đã khô. Chúng ta lấy cái xác khô ấy đã trộn lẫn với bông gói kín lại trong chiếc khăn dài chừng 6, 7 xích. Chúng ta sẽ có chừng 6, 7 gói như vậy. Trong mỗi khăn đều có chứa sẵn một loại tro than của cây dâu tươi được đốt cháy. Chúng ta dùng khăn này để hơ đắp, cứu lên trên chỗ đã được châm về hàn tý. Làm như vậy, chúng ta sẽ khiến cho cái nhiệt nhập vào tận nơi bị bệnh hàn. Chúng ta làm như vậy khoảng 30 lần mới thôi. Nếu mồ hôi ra, chúng ta dùng khăn để lau khô, lau cũng phải đến 30 lần. Sau đó bảo người bệnh đứng lên đi bộ chậm vào trong nhà (buồng) kín gió. Mỗi lần châm đều phải hơ đắp như thế thì bệnh sẽ khỏi. Đây là phép “nội nhiệt” [52].
THIÊN 7: QUAN CHÂM
Vấn đề quan yếu của châm thích hay nhất phải kể đến “Quan châm” [1]. Sự thích nghi của 9 loại kim đều có cách châm riêng của nó, mỗi cây kim dài ngắn, to nhỏ đều có tác dụng của nó [2]. Nếu chúng ta ứng dụng không đúng phép thì bệnh không thể hết [3]. Bệnh ở cạn mà châm vào sâu thì bên trong sẽ làm thương đến phần cơ nhục đang lành và nơi bì phu sẽ bị “ung” [4]. Bệnh ở sâu mà châm cạn thì bệnh khí sẽ không được tả và ngược lại, nó sẽ gây thành nhiều mủ [5]. Bệnh chỉ đáng châm kim nhỏ mà lại châm kim to, khí sẽ bị tả quá nhiều, bệnh sẽ hại thêm [6]. Bệnh đáng châm kim to mà lại châm kim nhỏ, khí chẳng những không tả mà lại còn trở lại làm tệ hại hơn [7].
Nếu chúng ta làm sai đi sự thích hợp trong phép châm, ví dụ như bệnh (đáng châm kim nhỏ) mà lại châm kim to sẽ tả (đến chân khí), và nếu (đáng châm kim to) mà lại châm kim nhỏ thì bệnh sẽ không thay đổi (hết) được [8]. Điều này chúng ta đã nói về sự tai hại của nó rồi, nay xin được nói về phương pháp thi hành (đúng cách) [9].
Bệnh ở vùng bì phu, không nằm ở chỗ nào nhất định, nên dùng kim Sàm châm, châm vào chỗ đang bệnh [10]. Nhưng nếu gặp chỗ làn da trắng (không dấu vết) thì không nên châm [11]. Bệnh ở tại khoảng phận nhục, nên dùng kim Viên châm, châm vào chỗ đang bệnh [12]. Bệnh ở tại kinh lạc với chứng Cốt tý, nên dùng kim Phong châm [13]. Bệnh ở tại mạch, khí bị thiểu cần phải được châm bổ, trường hợp này nên dùng kim Đề châm, châm vào các huyệt Tỉnh Huỳnh thuộc các đường kinh [14]. Bệnh gây thành những vùng nhiều mủ, nên dùng kim Phi châm [15]. Bệnh Tý khí bạo phát, nên dùng kim Viêm lợi châm [16]. Bệnh Tý khí gây thành chứng đau nhức không hết, nên dùng kim Hào châm [16]. Bệnh ở chỗ xa (sâu), nên dùng kim Trường châm [17]. Bệnh Thủy thũng làm cho các vùng Quan tiết không thông được, nên dùng kim Đại châm [18]. Bệnh ở tại ngũ tạng bền lâu, nên dùng kim Phong châm [20].
Nếu cần châm tả ở các huyệt Tỉnh Huỳnh thuộc các đường kinh thì nên dựa vào sự thay đổi của bốn mùa [21].
Phàm các phép gồm có 9 để ứng với cửu biến: [22]
- Thứ nhất: gọi là “Du thích”, Du thích là phép châm các huyệt Huỳnh Du của các kinh và các huyệt (bối) du thuộc tạng phủ [23].
- Thứ hai: gọi là “Viễn đạo thích”, Viễn đạo thích ý nói phép châm các huyệt ở dưới mà bệnh ở trên, đó là châm theo lối ‘phủ du’ [24].
- Thứ ba: gọi là “Kinh thích”, Kinh thích là châm vào vùng kết lạc của các đại kinh, thuộc vùng (phận) của đại kinh [25].
- Thứ tư: gọi là “Lạc thích”, Lạc thích là phép châm vào vùng huyết mạch của tiểu lạc [26].
- Thứ năm: gọi là “Phận thích”, Phận thích là phép châm vào trong khoảng phận nhục [27].
- Thứ sáu: gọi là “Đại tả thích”, Đại tả thích là phép dùng kim Phi châm để châm vào nơi có nhiều mủ [28].
- Thứ bảy: gọi là “Mao thích”, Mao thích là phép châm các chứng “tý” nổi cạn lên ở vùng bì phu [29].
- Thứ tám: gọi là “Cự thích”, Cự thích là phép châm, nếu bệnh ở tả thì châm ở huyệt bên hữu, bệnh bên hữu thì châm huyệt bên tả [30].
- Thứ chín: gọi là “Thôi thích”, Thôi thích là phép châm bằng cách đốt nóng nhờ vậy mà thủ được các chứng tý [31].
Phàm các phép châm có 12 tiết để ứng với 12 kinh: [32]
- Thứ nhất: gọi là “Ngẫu thích”, Là phép châm dùng tay án ngay chỗ tâm ở trước cũng như ở sau lưng chộ đang đau nhức, châm phía trước 1 kim, phía sau 1 kim, nhằm trị chứng “Tâm tý”, Châm theo phương pháp này phải châm kim nghiêng (bàng) [33].
- Thứ hai: gọi là “Báo thích”, Là châm vào những nơi đau nhức không nhất định, chạy lên chạy xuống, châm thẳng vào trong không rút kim ra, dùng tay trái án lên chỗ đau rồi mới rút kim, Châm như vậy nhiều lần [34].
- Thứ ba: gọi là “Khôi khích”, Là châm vào bên cạnh, nâng mũi kim lên phía sau hoặc phía trước nhằm khơi lên đường gân đang bị cấp để trị chứng cân tý [35].
- Thứ tư: gọi là “Tề thích”, là phép châm 1 kim thẳng 2 kim nghiêng (xiên) nhằm trị chứng hàn khí đang còn chưa đi sâu vào trong, còn có tên là Tam thích, Tam thích nhằm trị tý khí đang còn chưa đi sâu vào trong [36].
- Thứ năm: gọi là “Dương thích”, là phép châm ở ngay giữa 1 kim, ở 4 bên 4 kim, châm cạn nhằm trị hàn khí đang còn ở cạn mà rộng [37].
- Thứ sáu: gọi là “Trực châm thích”, là phép châm (dùng tay) kéo da lên rồi mới châm nhằm trị hàn khí đang còn ở cạn [38].
- Thứ bảy: gọi là “Du thích”, là phép châm thẳng vào rút thẳng ra, phát kim để châm thật lâu và lưu kim thật sâu, nhằm trị tà khí đang thịnh và nhiệt [39].
- Thứ tám: gọi là “Đoản thích”, là phép châm vào đến tận ‘cốt tý’, mũi kim hơi dao động và đi sâu vào đến chỗ ‘cốt’ mà mũi kim phải tới như thế là chúng ta đang có tác động lên xuống nhằm bức thiết tà khí đang ở sâu vào ‘cốt’ (phải đi ra) vậy [40].
- Thứ chín: gọi là “Phù thích”, là phép châm các mũi kim vây quanh (vùng đau) và nên châm cạn nhằm trị chứng cơ bị cấp mà hàn [41].
- Thứ mười: gọi là “Âm thích”, là phép châm cả hai bên phải bên trái nhằm trị chứng ‘hàn quyết’, châm trúng chứng hàn quyết nằm ở kinh Thiếu âm ngoài sau mắt cá [42].
- Thứ mười một: gọi là “Bàng châm thích”, là phép châm 1 mũi kim châm ngay, 1 mũi kim châm xiên bên cạnh, mỗi bên 1 mũi nằm nhằm trị chứng lưu tý ở lâu trong cơ thể [43].
- Thứ mười hai: gọi là “Tán thích”, là phép châm thẳng vào và rút thẳng ra, châm nhiều cây mà châm cạn xuất huyết trị ung thũng [44].
Khi nào mạch còn ở trong sâu chưa hiện ra thì châm nhẹ vào trong và lưu kim lâu, nhằm tới nơi của khí của ngũ tạng [45]. Khi nào mạch ở chỗ cạn không nên châm ngay, án thế nào cho mạch khí tuyệt vào trong rồi mới châm, nhằm không để cho tinh khí bị xuất mà chỉ có mỗi một mình tà khí xuất mà thôi [46]. Cái gọi là ‘tam thích’ là phép châm làm cho cốc khí đến [47]. Trước hết châm vào phần dưới da nhằm làm cho tà khí vùng Dương phận xuất ra, sau đó châm tiếp tục làm cho Âm tà xuất ra ít, sâu hơn vào dưới da cho đến phần cơ nhục nhưng chưa đến khoảng phận nhục, khi nào đến phần trong khoảng phận nhục thì cốc khí sẽ đến [48]. Cho nên phép châm nói: trước hết châm cạn nhằm trục tà khí và để cho huyết khí đến, sau đó châm sâu vào cho đến vùng tà của Âm khí, sau cùng châm thật sâu vào nhằm làm cho cốc khí hiện ra [49]. Đó là ý nghĩa của (tam thích) [50]. Cho nên người dụng châm nếu không biết “sự gia của niên”, “sự thịnh suy của khí”, “sự bắt đầu của hư thực” thì không thể gọi là “công: khéo” vậy [51].
Phàm các phép châm có “ngũ” để ứng với “ngũ tạng”: [52]
- Thứ nhất: gọi là “Bán thích”, có nghĩa là châm vào cạn, nhưng phát châm nhanh, đừng châm làm thương đến “nhục” mà phải như động tác nhổ 1 sợi lông, nhằm thủ lấy khí ở nơi bì (da). Đây là phép châm ứng với Phế [53].
- Thứ hai: gọi là “Báo văn thích”, là phép châm trái phải, trước sau, châm cho trúng mạch là chính, nhằm thủ huyết ở kinh lạc. Đây là phép châm ứng với Tâm [54].
- Thứ ba: gọi là “Quan thích”, là châm thẳng vào hai bên phải trái (tứ chi), tận vào những nơi có cân nối quan tiết, nhằm thủ khí “cân tý”; Nên cẩn thận không nên châm xuất huyết. Đây là phép châm ứng với Can, còn gọi là “Uyên thích”, “Khởi thích” [55].
- Thứ tư: gọi là “Hợp cốc thích”, là phép châm hai bên phải và trái giống như cái “kê túc - cẳng gà”. Châm vào vùng phận nhục, nhằm thủ khí “cơ tý”. Đây là phép châm ứng với Ty [56]ø.
- Thứ năm: gọi là “Du thích”, là phép châm thẳng vào và rút thẳng ra, châm sâu vào trong đến tận “cốt”, nhằm thủ khí “cốt tý”. Đây là phép châm ứng với Thận [57]
Vấn đề quan yếu của châm thích hay nhất phải kể đến “Quan châm” [1]. Sự thích nghi của 9 loại kim đều có cách châm riêng của nó, mỗi cây kim dài ngắn, to nhỏ đều có tác dụng của nó [2]. Nếu chúng ta ứng dụng không đúng phép thì bệnh không thể hết [3]. Bệnh ở cạn mà châm vào sâu thì bên trong sẽ làm thương đến phần cơ nhục đang lành và nơi bì phu sẽ bị “ung” [4]. Bệnh ở sâu mà châm cạn thì bệnh khí sẽ không được tả và ngược lại, nó sẽ gây thành nhiều mủ [5]. Bệnh chỉ đáng châm kim nhỏ mà lại châm kim to, khí sẽ bị tả quá nhiều, bệnh sẽ hại thêm [6]. Bệnh đáng châm kim to mà lại châm kim nhỏ, khí chẳng những không tả mà lại còn trở lại làm tệ hại hơn [7].
Nếu chúng ta làm sai đi sự thích hợp trong phép châm, ví dụ như bệnh (đáng châm kim nhỏ) mà lại châm kim to sẽ tả (đến chân khí), và nếu (đáng châm kim to) mà lại châm kim nhỏ thì bệnh sẽ không thay đổi (hết) được [8]. Điều này chúng ta đã nói về sự tai hại của nó rồi, nay xin được nói về phương pháp thi hành (đúng cách) [9].
Bệnh ở vùng bì phu, không nằm ở chỗ nào nhất định, nên dùng kim Sàm châm, châm vào chỗ đang bệnh [10]. Nhưng nếu gặp chỗ làn da trắng (không dấu vết) thì không nên châm [11]. Bệnh ở tại khoảng phận nhục, nên dùng kim Viên châm, châm vào chỗ đang bệnh [12]. Bệnh ở tại kinh lạc với chứng Cốt tý, nên dùng kim Phong châm [13]. Bệnh ở tại mạch, khí bị thiểu cần phải được châm bổ, trường hợp này nên dùng kim Đề châm, châm vào các huyệt Tỉnh Huỳnh thuộc các đường kinh [14]. Bệnh gây thành những vùng nhiều mủ, nên dùng kim Phi châm [15]. Bệnh Tý khí bạo phát, nên dùng kim Viêm lợi châm [16]. Bệnh Tý khí gây thành chứng đau nhức không hết, nên dùng kim Hào châm [16]. Bệnh ở chỗ xa (sâu), nên dùng kim Trường châm [17]. Bệnh Thủy thũng làm cho các vùng Quan tiết không thông được, nên dùng kim Đại châm [18]. Bệnh ở tại ngũ tạng bền lâu, nên dùng kim Phong châm [20].
Nếu cần châm tả ở các huyệt Tỉnh Huỳnh thuộc các đường kinh thì nên dựa vào sự thay đổi của bốn mùa [21].
Phàm các phép gồm có 9 để ứng với cửu biến: [22]
- Thứ nhất: gọi là “Du thích”, Du thích là phép châm các huyệt Huỳnh Du của các kinh và các huyệt (bối) du thuộc tạng phủ [23].
- Thứ hai: gọi là “Viễn đạo thích”, Viễn đạo thích ý nói phép châm các huyệt ở dưới mà bệnh ở trên, đó là châm theo lối ‘phủ du’ [24].
- Thứ ba: gọi là “Kinh thích”, Kinh thích là châm vào vùng kết lạc của các đại kinh, thuộc vùng (phận) của đại kinh [25].
- Thứ tư: gọi là “Lạc thích”, Lạc thích là phép châm vào vùng huyết mạch của tiểu lạc [26].
- Thứ năm: gọi là “Phận thích”, Phận thích là phép châm vào trong khoảng phận nhục [27].
- Thứ sáu: gọi là “Đại tả thích”, Đại tả thích là phép dùng kim Phi châm để châm vào nơi có nhiều mủ [28].
- Thứ bảy: gọi là “Mao thích”, Mao thích là phép châm các chứng “tý” nổi cạn lên ở vùng bì phu [29].
- Thứ tám: gọi là “Cự thích”, Cự thích là phép châm, nếu bệnh ở tả thì châm ở huyệt bên hữu, bệnh bên hữu thì châm huyệt bên tả [30].
- Thứ chín: gọi là “Thôi thích”, Thôi thích là phép châm bằng cách đốt nóng nhờ vậy mà thủ được các chứng tý [31].
Phàm các phép châm có 12 tiết để ứng với 12 kinh: [32]
- Thứ nhất: gọi là “Ngẫu thích”, Là phép châm dùng tay án ngay chỗ tâm ở trước cũng như ở sau lưng chộ đang đau nhức, châm phía trước 1 kim, phía sau 1 kim, nhằm trị chứng “Tâm tý”, Châm theo phương pháp này phải châm kim nghiêng (bàng) [33].
- Thứ hai: gọi là “Báo thích”, Là châm vào những nơi đau nhức không nhất định, chạy lên chạy xuống, châm thẳng vào trong không rút kim ra, dùng tay trái án lên chỗ đau rồi mới rút kim, Châm như vậy nhiều lần [34].
- Thứ ba: gọi là “Khôi khích”, Là châm vào bên cạnh, nâng mũi kim lên phía sau hoặc phía trước nhằm khơi lên đường gân đang bị cấp để trị chứng cân tý [35].
- Thứ tư: gọi là “Tề thích”, là phép châm 1 kim thẳng 2 kim nghiêng (xiên) nhằm trị chứng hàn khí đang còn chưa đi sâu vào trong, còn có tên là Tam thích, Tam thích nhằm trị tý khí đang còn chưa đi sâu vào trong [36].
- Thứ năm: gọi là “Dương thích”, là phép châm ở ngay giữa 1 kim, ở 4 bên 4 kim, châm cạn nhằm trị hàn khí đang còn ở cạn mà rộng [37].
- Thứ sáu: gọi là “Trực châm thích”, là phép châm (dùng tay) kéo da lên rồi mới châm nhằm trị hàn khí đang còn ở cạn [38].
- Thứ bảy: gọi là “Du thích”, là phép châm thẳng vào rút thẳng ra, phát kim để châm thật lâu và lưu kim thật sâu, nhằm trị tà khí đang thịnh và nhiệt [39].
- Thứ tám: gọi là “Đoản thích”, là phép châm vào đến tận ‘cốt tý’, mũi kim hơi dao động và đi sâu vào đến chỗ ‘cốt’ mà mũi kim phải tới như thế là chúng ta đang có tác động lên xuống nhằm bức thiết tà khí đang ở sâu vào ‘cốt’ (phải đi ra) vậy [40].
- Thứ chín: gọi là “Phù thích”, là phép châm các mũi kim vây quanh (vùng đau) và nên châm cạn nhằm trị chứng cơ bị cấp mà hàn [41].
- Thứ mười: gọi là “Âm thích”, là phép châm cả hai bên phải bên trái nhằm trị chứng ‘hàn quyết’, châm trúng chứng hàn quyết nằm ở kinh Thiếu âm ngoài sau mắt cá [42].
- Thứ mười một: gọi là “Bàng châm thích”, là phép châm 1 mũi kim châm ngay, 1 mũi kim châm xiên bên cạnh, mỗi bên 1 mũi nằm nhằm trị chứng lưu tý ở lâu trong cơ thể [43].
- Thứ mười hai: gọi là “Tán thích”, là phép châm thẳng vào và rút thẳng ra, châm nhiều cây mà châm cạn xuất huyết trị ung thũng [44].
Khi nào mạch còn ở trong sâu chưa hiện ra thì châm nhẹ vào trong và lưu kim lâu, nhằm tới nơi của khí của ngũ tạng [45]. Khi nào mạch ở chỗ cạn không nên châm ngay, án thế nào cho mạch khí tuyệt vào trong rồi mới châm, nhằm không để cho tinh khí bị xuất mà chỉ có mỗi một mình tà khí xuất mà thôi [46]. Cái gọi là ‘tam thích’ là phép châm làm cho cốc khí đến [47]. Trước hết châm vào phần dưới da nhằm làm cho tà khí vùng Dương phận xuất ra, sau đó châm tiếp tục làm cho Âm tà xuất ra ít, sâu hơn vào dưới da cho đến phần cơ nhục nhưng chưa đến khoảng phận nhục, khi nào đến phần trong khoảng phận nhục thì cốc khí sẽ đến [48]. Cho nên phép châm nói: trước hết châm cạn nhằm trục tà khí và để cho huyết khí đến, sau đó châm sâu vào cho đến vùng tà của Âm khí, sau cùng châm thật sâu vào nhằm làm cho cốc khí hiện ra [49]. Đó là ý nghĩa của (tam thích) [50]. Cho nên người dụng châm nếu không biết “sự gia của niên”, “sự thịnh suy của khí”, “sự bắt đầu của hư thực” thì không thể gọi là “công: khéo” vậy [51].
Phàm các phép châm có “ngũ” để ứng với “ngũ tạng”: [52]
- Thứ nhất: gọi là “Bán thích”, có nghĩa là châm vào cạn, nhưng phát châm nhanh, đừng châm làm thương đến “nhục” mà phải như động tác nhổ 1 sợi lông, nhằm thủ lấy khí ở nơi bì (da). Đây là phép châm ứng với Phế [53].
- Thứ hai: gọi là “Báo văn thích”, là phép châm trái phải, trước sau, châm cho trúng mạch là chính, nhằm thủ huyết ở kinh lạc. Đây là phép châm ứng với Tâm [54].
- Thứ ba: gọi là “Quan thích”, là châm thẳng vào hai bên phải trái (tứ chi), tận vào những nơi có cân nối quan tiết, nhằm thủ khí “cân tý”; Nên cẩn thận không nên châm xuất huyết. Đây là phép châm ứng với Can, còn gọi là “Uyên thích”, “Khởi thích” [55].
- Thứ tư: gọi là “Hợp cốc thích”, là phép châm hai bên phải và trái giống như cái “kê túc - cẳng gà”. Châm vào vùng phận nhục, nhằm thủ khí “cơ tý”. Đây là phép châm ứng với Ty [56]ø.
- Thứ năm: gọi là “Du thích”, là phép châm thẳng vào và rút thẳng ra, châm sâu vào trong đến tận “cốt”, nhằm thủ khí “cốt tý”. Đây là phép châm ứng với Thận [57]
THIÊN 8: BẢN THẦN
Hoàng Đế hỏi Kỳ Bá rằng: Phàm các phép châm, trước hết ắt phải dựa vào cái “gốc”, đó là ‘thần’ [1]. Huyết mạch doanh khí tinh thần, tất cả đều do ngũ tạng ‘tàng chứa’ [2]. Nếu sự sống đến mức dâm dật làm cho tạng khí bị phân ly sẽ đưa đến tình trạng tinh khí bị thất, hồn phách bay xa, chí ý bị hoảng loạn, trí lự rời khỏi thân, nguyên nhân nào đã gây nên như thế? Trời đất bắt tội ư? Lỗi ở con người ư? [3] Thế nào gọi là đức khí sinh ra tinh, thần, hồn, phách, tâm, ý, chí, tư, trí, lự? Xin được hỏi nguyên nhân của vấn đề” [4].
Kỳ Bá đáp: “Cái của Trời ‘ở nơi’ ta, gọi là ‘đức’, cái của Đất ‘ở nơi’ ta gọi là ‘khí’ [5]. Cái ‘thiên đức’ lưu hành xuống dưới, cái ‘địa khí’ giao lên trên mà tạo thành sự ‘sinh (hóa)’ vậy [6]. Cho nên cái mà, khi sự sống bắt đầu có thì nó đã có, gọi là ‘tinh’ [7]. Hai ‘tinh’ đánh nhau gọi là ‘thần’ [8]. Tùy theo ‘thần’ vãng lai gọi là ‘hồn’ [9]. Cùng với tinh khí ‘xuất nhập’ gọi là ‘phách’ [10]. Đóng vai trò xử trí tròn vẹn với sự vật gọi là ‘Tâm’ [11]. Cái ‘tâm’ ‘chứa, nhớ’ gọi là ‘ý’ [12]. Nơi ‘gìn giữ’ cái ‘ý’ gọi là ‘chí’ [13]. Nhân có cái ‘chí’ mà có thể ‘gìn giữ’ hoặc ‘biến hóa’ gọi là ‘tư’ [14]. Nhân có cái ‘tư’ mà chúng ta có thể ‘vươn cái tinh’ của chúng ta để ‘thích nghi’ với sự vật gọi là ‘trí’ [15]. Cho nên, bậc ‘trí’ khi ‘dưỡng sinh’, ắt phải thuận với tứ thời và thích ứng được với hàn thử, phải hòa được sự hỉ nộ để ở yên, phải “tiết (chế)” được với Âm Dương để điều hòa được với cương nhu [16]. Được vậy thì tà khí không đến (để tấn công), chúng ta sẽ sống 1 cuộc sống trường sinh” [17].
Cho nên, người hay kinh sợ, tư lự thì sẽ làm thương ‘thần’ [18]. Thần bị tổn ‘thương’ sẽ bị khủng và cụ, lưu dâm không ngừng [19]. Người hay bi ai thì bên trong sẽ bị ‘động’, khí bị kiệt, bị tuyệt mà mất dần sức sống [20]. Người thường hỉ lạc thì thần bị sợ hãi và tán đi chứ không giữ lại được [21]. Người hay ưu sầu sẽ làm cho khí bị bế tắc không vận hành được [22]. Người hay thịnh nộ thì sẽ bị mê hoặc và bất trị (loạn) [23]. Người hay khủng cụ thì thần bị sợ hãi mà phóng túng không thu về được [24].
Khi nào Tâm hay kinh sợ, tư lự thì sẽ làm thương thần [25]. Thần bị ‘thương’ sẽ bị khủng và cụ rồi tự mất, làm cho các bắp thịt bị teo (phá), gầy thoát, lông bị héo, sắc bị yểu, chết vào mùa đông [26].
Khi nào Tỳ bị sầu ưu mà không giải được thì sẽ làm thương tổn đến ‘ý’, ‘ý’ bị ‘thương’ sẽ làm cho (nơi lồng ngực) bị phiền loạn, tứ chi không cử động được, lông bị héo, sắc bị yểu, chết vào mùa đông [27].
Khi nào Can bị bi ai mà bên trong bị ‘động’ thì sẽ làm thương tổn đến hồn, hồn bị ‘thương’ sẽ bị cuồng, bị vong (quên) không còn ‘tinh’, không còn ‘tinh’ thì tà khí vọng hành bất chính, (người này) sẽ bị chứng âm súc (teo bộ phận sinh dục) và gân co quắp, xương sườn hai bên hông sẽ không nổi lên, lông bị héo, sắc bị yểu, chết vào mùa thu [28].
Khi nào Phế bị hỉ lạc đến vô vực thì sẽ làm thương tổn đến phách, phách bị ‘thương’ sẽ bị cuồng, khi bị cuồng thì ‘ý’ sẽ làm cho (người bệnh) thấy cạnh mình không có ai khác, bì cách bị nhăn nheo, lông bị héo, sắc bị yểu, chết vào mùa hạ [29].
Khi nào Thận bị thịnh nộ không ngừng thì sẽ làm thương đến ‘chí’, ‘chí’ bị thương sẽ làm người ta hay quên những gì mình đã nói, cột sống thắt lưng làm cho không thể cúi ngửa, co duỗi được, lông bị héo, sắc bị yểu, chết vào mùa qúy hạ [30].
Khi nào bị khủng và cụ đến không giải được thì sẽ làm thương tổn đến ‘tinh’, tinh bị thương thì cốt bị ê ẩm, nuy quyết, tinh thường bị xuất ra [31].
Cho nên, ngũ tạng chủ về tàng tinh, chúng ta không thể làm thương đến nó, nếu làm thương thì (ngũ tạng) sẽ bị thất thủ (không còn được bảo vệ) đưa đến âm khí bị hư [32]. Âm khí bị hư thì không còn khí, không còn khí thì sẽ chết [33]. Cho nên, người dụng châm phải quan sát bệnh thái của người bệnh, nhằm để biết sự còn mất của ‘tinh, thần, hồn, phách’, nắm cho thành cái ý đắc thất [34]. Nếu ngũ tạng khí đã bị thương, thì việc châm trị sẽ không thành công được [35].
Can tàng huyết, huyết xá (chứa) hồn, khi Can khí hư thì hay khủng, thực thì hay nộ [36].
Tỳ tàng doanh, doanh chứa ý, khi Tỳ hư thì làm cho tứ chi không làm việc được nữa, ngũ tạng sẽ bất an, thực thì bụng bị trướng, đường tiểu bị bất lợi [37].
Tâm tàng mạch, mạch chứa thần, khi Tâm khí hư thì hay bi, thực thì hay cười không thôi [38].
Phế tàng khí, khí chứa phách, khi Phế hư thì mũi bị nghẹt, bất lợi (không thông), ngắn hơi, thực thì hơi thở gấp mà âm thanh to, ngực bị đầy, phải ngước lên để thở [39].
Thận tàng tinh, tinh chứa chí, khi Thận khí hư thì bệnh quyết, thực thì bị bệnh trướng [40].
Khi ngũ tạng bất an, ắt phải thẩm sát bệnh hình của ngũ tạng để biết được sự hư thực của khí, điều hòa 1 cách cẩn trọng [41].
Hoàng Đế hỏi Kỳ Bá rằng: Phàm các phép châm, trước hết ắt phải dựa vào cái “gốc”, đó là ‘thần’ [1]. Huyết mạch doanh khí tinh thần, tất cả đều do ngũ tạng ‘tàng chứa’ [2]. Nếu sự sống đến mức dâm dật làm cho tạng khí bị phân ly sẽ đưa đến tình trạng tinh khí bị thất, hồn phách bay xa, chí ý bị hoảng loạn, trí lự rời khỏi thân, nguyên nhân nào đã gây nên như thế? Trời đất bắt tội ư? Lỗi ở con người ư? [3] Thế nào gọi là đức khí sinh ra tinh, thần, hồn, phách, tâm, ý, chí, tư, trí, lự? Xin được hỏi nguyên nhân của vấn đề” [4].
Kỳ Bá đáp: “Cái của Trời ‘ở nơi’ ta, gọi là ‘đức’, cái của Đất ‘ở nơi’ ta gọi là ‘khí’ [5]. Cái ‘thiên đức’ lưu hành xuống dưới, cái ‘địa khí’ giao lên trên mà tạo thành sự ‘sinh (hóa)’ vậy [6]. Cho nên cái mà, khi sự sống bắt đầu có thì nó đã có, gọi là ‘tinh’ [7]. Hai ‘tinh’ đánh nhau gọi là ‘thần’ [8]. Tùy theo ‘thần’ vãng lai gọi là ‘hồn’ [9]. Cùng với tinh khí ‘xuất nhập’ gọi là ‘phách’ [10]. Đóng vai trò xử trí tròn vẹn với sự vật gọi là ‘Tâm’ [11]. Cái ‘tâm’ ‘chứa, nhớ’ gọi là ‘ý’ [12]. Nơi ‘gìn giữ’ cái ‘ý’ gọi là ‘chí’ [13]. Nhân có cái ‘chí’ mà có thể ‘gìn giữ’ hoặc ‘biến hóa’ gọi là ‘tư’ [14]. Nhân có cái ‘tư’ mà chúng ta có thể ‘vươn cái tinh’ của chúng ta để ‘thích nghi’ với sự vật gọi là ‘trí’ [15]. Cho nên, bậc ‘trí’ khi ‘dưỡng sinh’, ắt phải thuận với tứ thời và thích ứng được với hàn thử, phải hòa được sự hỉ nộ để ở yên, phải “tiết (chế)” được với Âm Dương để điều hòa được với cương nhu [16]. Được vậy thì tà khí không đến (để tấn công), chúng ta sẽ sống 1 cuộc sống trường sinh” [17].
Cho nên, người hay kinh sợ, tư lự thì sẽ làm thương ‘thần’ [18]. Thần bị tổn ‘thương’ sẽ bị khủng và cụ, lưu dâm không ngừng [19]. Người hay bi ai thì bên trong sẽ bị ‘động’, khí bị kiệt, bị tuyệt mà mất dần sức sống [20]. Người thường hỉ lạc thì thần bị sợ hãi và tán đi chứ không giữ lại được [21]. Người hay ưu sầu sẽ làm cho khí bị bế tắc không vận hành được [22]. Người hay thịnh nộ thì sẽ bị mê hoặc và bất trị (loạn) [23]. Người hay khủng cụ thì thần bị sợ hãi mà phóng túng không thu về được [24].
Khi nào Tâm hay kinh sợ, tư lự thì sẽ làm thương thần [25]. Thần bị ‘thương’ sẽ bị khủng và cụ rồi tự mất, làm cho các bắp thịt bị teo (phá), gầy thoát, lông bị héo, sắc bị yểu, chết vào mùa đông [26].
Khi nào Tỳ bị sầu ưu mà không giải được thì sẽ làm thương tổn đến ‘ý’, ‘ý’ bị ‘thương’ sẽ làm cho (nơi lồng ngực) bị phiền loạn, tứ chi không cử động được, lông bị héo, sắc bị yểu, chết vào mùa đông [27].
Khi nào Can bị bi ai mà bên trong bị ‘động’ thì sẽ làm thương tổn đến hồn, hồn bị ‘thương’ sẽ bị cuồng, bị vong (quên) không còn ‘tinh’, không còn ‘tinh’ thì tà khí vọng hành bất chính, (người này) sẽ bị chứng âm súc (teo bộ phận sinh dục) và gân co quắp, xương sườn hai bên hông sẽ không nổi lên, lông bị héo, sắc bị yểu, chết vào mùa thu [28].
Khi nào Phế bị hỉ lạc đến vô vực thì sẽ làm thương tổn đến phách, phách bị ‘thương’ sẽ bị cuồng, khi bị cuồng thì ‘ý’ sẽ làm cho (người bệnh) thấy cạnh mình không có ai khác, bì cách bị nhăn nheo, lông bị héo, sắc bị yểu, chết vào mùa hạ [29].
Khi nào Thận bị thịnh nộ không ngừng thì sẽ làm thương đến ‘chí’, ‘chí’ bị thương sẽ làm người ta hay quên những gì mình đã nói, cột sống thắt lưng làm cho không thể cúi ngửa, co duỗi được, lông bị héo, sắc bị yểu, chết vào mùa qúy hạ [30].
Khi nào bị khủng và cụ đến không giải được thì sẽ làm thương tổn đến ‘tinh’, tinh bị thương thì cốt bị ê ẩm, nuy quyết, tinh thường bị xuất ra [31].
Cho nên, ngũ tạng chủ về tàng tinh, chúng ta không thể làm thương đến nó, nếu làm thương thì (ngũ tạng) sẽ bị thất thủ (không còn được bảo vệ) đưa đến âm khí bị hư [32]. Âm khí bị hư thì không còn khí, không còn khí thì sẽ chết [33]. Cho nên, người dụng châm phải quan sát bệnh thái của người bệnh, nhằm để biết sự còn mất của ‘tinh, thần, hồn, phách’, nắm cho thành cái ý đắc thất [34]. Nếu ngũ tạng khí đã bị thương, thì việc châm trị sẽ không thành công được [35].
Can tàng huyết, huyết xá (chứa) hồn, khi Can khí hư thì hay khủng, thực thì hay nộ [36].
Tỳ tàng doanh, doanh chứa ý, khi Tỳ hư thì làm cho tứ chi không làm việc được nữa, ngũ tạng sẽ bất an, thực thì bụng bị trướng, đường tiểu bị bất lợi [37].
Tâm tàng mạch, mạch chứa thần, khi Tâm khí hư thì hay bi, thực thì hay cười không thôi [38].
Phế tàng khí, khí chứa phách, khi Phế hư thì mũi bị nghẹt, bất lợi (không thông), ngắn hơi, thực thì hơi thở gấp mà âm thanh to, ngực bị đầy, phải ngước lên để thở [39].
Thận tàng tinh, tinh chứa chí, khi Thận khí hư thì bệnh quyết, thực thì bị bệnh trướng [40].
Khi ngũ tạng bất an, ắt phải thẩm sát bệnh hình của ngũ tạng để biết được sự hư thực của khí, điều hòa 1 cách cẩn trọng [41].
THIÊN 9: CHUNG THỈ
Phàm đạo của việc châm (thích) được trọn vẹn ở thiên ‘Chung thỉ’ [1]. Nếu chúng ta biết rõ ‘Chung thỉ’ thì chúng ta sẽ thấy ngũ tạng đóng vai trò ‘kỷ’ làm cho âm dương được định vậy [2]. Âm chủ về tạng, dương chủ về phủ [3]. Dương thọ khí ở tứ mạt, Âm thọ khí ở ngũ tạng, cho nên khi châm tả, chúng ta phải theo phép nghênh khí, khi châm bổ, chúng ta phải theo phép tùy chi [4]. Biết rõ nghênh, tùy, thì có thể làm cho khí được hòa [5]. Con đường đi tới cái hòa của khí là phải thông hiểu âm dương [6]. Ngũ tạng thuộc âm, lục phủ thuộc dương [7]. Vấn đề này khi truyền lại cho đời sau, mỗi khi cần thề nguyền (minh) thường người ta lấy huyết làm lời minh, có nghĩa là ai kính trọng lời minh thì tốt, ai khinh mạn thì sẽ chết [8]. Hành động không đúng với đạo sẽ bị tai ương bởi Trời, chúng ta phải phụng thiên đạo 1 cách cẩn trọng [9].
Bây giờ chúng ta nói đến chung thỉ [10]. Nội dung của chung thỉ là lấy kinh mạch làm kỷ, nắm vững tình trạng của khí ở mạch khẩu và nhân nghênh để có thể biết được sự hữu dư hay bất túc của âm dương, biết được sự bình thường hay bất bình thường của âm dương, đó là chúng ta hành động được tròn vẹn với thiên đạo rồi vậy [11]. Gọi là bình nhân tức là nói đến 1 người không bị bệnh [12]. Người không bị bệnh là người mà mạch khẩu và nhân nghênh ứng với tứ thời bốn mùa, là người mà trên dưới tương ứng với nhau và có đầy đủ sự vãng lai, lục kinh không bị kết động, sự hàn ôn ở bản mạt cùng giữ nhau để điều hành nhau, là người hình nhục, huyết khí ắt phải tương xứng nhau, ta gọi đó là bình nhân [13].
Người thiếu khí là người mà mạch khẩu và nhân nghênh đều thiếu không xứng với xích thốn, như vậy là âm dương đều bất túc [14]. Nếu bổ âm thì dương bị kiệt, nếu tả âm thì dương thoát [15]. Trong trường hợp này nên dùng loại thuốc có vị ngọt (cam dược), không thể cho uống loại chi tễ, trường hợp này cũng không nên cứu và nếu không hết bệnh mà ta lại tả cũng sẽ làm cho khí của ngũ tạng bị hoại [16].
Mạch nhân nghênh nhất thịnh, bệnh ở tại kinh túc Thiếu dương, nhất thịnh mà thêm táo thì bệnh ở tại kinh thủ Thiếu dương [17]. Mạch nhân nghênh nhị thịnh, bệnh ở tại túc Thái dương, nhị thịnh mà thêm táo thì bệnh ở tại thủ Thái dương [18]. Mạch nhân nghênh tam thịnh, bệnh ở tại túc Dương minh, tam thịnh mà thêm táo thì bệnh ở tại thủ Dương minh [19]. Mạch Dương minh tứ thịnh, vừa đại, vừa sác, gọi tên là dật dương, dật dương gọi là ngoại cách [20].
Mạch mạch khẩu nhất thịnh, bệnh ở tại túc Quyết âm, nhất thịnh mà thêm táo thì bệnh ở tại thủ Tâm chủ [21]. Mạch mạch khẩu nhị thịnh, bệnh ở tại túc Thiếu âm, nhị thịnh mà thêm táo thì bệnh ở tại thủ Thiếu âm [22]. Mạch mạch khẩu tam thịnh, bệnh ở tại túc Thái âm, tam thịnh mà thêm táo thì bệnh ở tại thủ Thái âm [23]. Mạch mạch khẩu tứ thịnh, vừa đại, vừa sắc, gọi tên là dật âm, dật âm gọi là nội quan, Nnäi quan là tình trạng bất thông, chết chứ không trị được [24]. Mạch nhân nghênh và mạch khẩu ở kinh Thái âm nếu đều thịnh lên đến trên 4 bội (lần) thì gọi là Quan cách [25]. Bị Quan cách thì đã gần đến ngày chết rồi vậy [26].
Mạch Nhân nghênh nhất thịnh thì châm tả kinh túc Thiếu dương và châm bổ kinh túc Quyết âm, châm 2 lần tả và 1 lần bổ, mỗi ngày thủ huyệt 2 lần để châm [27]. Nên bắt mạch để nghiệm xem bệnh đã lui chưa [28]. Nên có thái độ làm việc 1 cách thung dung, không nên gấp rút, cho đến khi nào cốc khí đến 1 cách điều hòa mới thôi [29].
Mạch Nhân nghênh nhị thịnh thì châm tả kinh túc Thái dương và châm bổ kinh túc Thiếu âm, hâm 2 lần tả và 1 lần bổ, mỗi ngày thủ huyệt 1 lần để châm [30]. Nên bắt mạch để nghiệm xem bệnh đã lui hay chưa [31]. Nên có thái độ làm việc 1 cách thung dung không nên gấp rút, cho đến khi nào cốc khí đến 1 cách điều hòa mới thôi [32].
Mạch Nhân nghênh tam thịnh thì châm tả kinh túc Dương minh và châm bổ kinh túc Thái âm, châm 2 lần tả 1 lần bổ, mỗi ngày thủ huyệt 2 lần để châm [33]. Nên bắt mạch để nghiệm xem bệnh đã lui chưa [34]. Nên có thái độ làm việc 1 cách thung dung không nên gấp rút, cho đến khi nào cốc khí đến 1 cách điều hòa mới thôi [35].
Mạch Khẩu nhất thịnh thì châm tả kinh túc Quyết âm và châm bổ kinh túc Thiếu dương, Châm 2 lần bổ và 1 lần tả, mỗi ngày thủ huyệt 1 lần để châm [36]. Nên bắt mạch để nghiệm xem bệnh đã lui chưa [37]. Nên có thái độ làm việc 1 cách thung dung không nên gấp rút, cho đến khi nào cốc khí đến 1 cách điều hòa mới thôi [39].
Mạch Khẩu nhị thịnh thì châm tả kinh túc Thiếu âm và châm bổ kinh túc Thái dương, châm 2 lần bổ và 1 lần tả, mỗi ngày thủ huyệt 1 lần để châm [40]. Nên bắt mạch để nghiệm xem bệnh đã lui chưa [41]. Nên có thái độ làm việc 1 cách thung dung không nên gấp rút, cho đến khi nào cốc khí đến 1 cách điều hòa mới thôi [42].
Mạch Khẩu tam thịnh thì châm tả kinh túc Thái âm và châm bổ kinh túc Dương minh, châm 2 lần bổ và 1 lần tả, mỗi ngày thủ huyệt 1 lần để châm [43]. Nên bắt mạch để nghiệm xem bệnh đã lui chưa [44]. Nên có thái độ làm việc 1 cách thung dung không nên gấp rút, cho đến khi nào cốc khí đến 1 cách điều hòa mới thôi [45].
Kinh Dương minh chủ về Vị, rất dồi dào về cốc khí, cho nên chúng ta có thể mỗi ngày chọn huyệt 2 lần để châm [46]. Mạch Nhân nghênh và mạch Khẩu đều thịnh lớn hơn 3 lần, được gọi tên là âm dương đều dật [47]. Trong trường hợp này, nếu không châm cho khai thông thì huyết mạch bị bế tắc [48]. Khí không có đường để vận hành, nó sẽ lưu lại và tràn đầy ở trong, làm cho ngũ tạng bị nội thương [49]. Trong trường hợp này, chúng ta lại theo đó mà cứu, ắt sẽ làm thay đổi gây thành bệnh khác nữa [50].
Phàm trong cách châm, khi nào thấy khí đã điều hòa thì dừng châm [51]. Nên châm bổ âm và tả dương, như vậy sẽ làm cho âm thanh càng to, rõ, tai, mắt được thông minh, nếu ngược lại thì khí huyết sẽ không vận hành được [52]. Gọi là khí đến và đã có hiệu quả tốt, đó là nếu dùng phép tả, là càng làm hư bớt cái thực [53]. Khi đã châm theo phép hư rồi thì mạch sẽ đại như cũ chứ không kiên (thực) [54]. Nếu kiên như cũ, thì dù có nói rằng bệnh đã hết, nghĩa là đã trở lại trạng thái mạnh khỏe như xưa, nhưng thực sự bệnh vẫn chưa khỏi [55].
Nếu dùng phép bổ, đó là càng làm thực thêm cái hư [56]. Khi đã châm theo phép thực rồi thì mạch sẽ đại như cũ chứ không làm tăng thêm cái kiên (thực) [57]. Nếu đại như cũ chứ không kiên hơn, thì dù có nói rằng bệnh đã trở lại trạng thái khoái (sung sướng, dễ chịu) như xưa, nhưng thực sự bệnh vẫn chưa khỏi [58].
Cho nên, phép châm bổ làm cho thực thêm cái hư, phép châm tả là làm hư bớt cái thực [59]. Dù cái đau đớn không theo mũi kim mà ra đi hẳn ngay, nhưng cơn bệnh chắc chắn phải giảm bớt vậy [60]. Muốn đạt được kết quả bổ tả, bắt buộc phải thông nguyên nhân sinh ra bệnh ở nơi 12 kinh mạch, được vậy, sau đó mới có thể truyền lại trong chung thỉ vậy [61]. Cho nên muốn cho âm dương không cùng làm sai lệch nhau, hư thực không làm thương lẫn nhau, lúc chúng ta chữa bệnh, chỉ cần chọn chính kinh là được [62].
Phàm phép châm, thuộc lần thứ 3, đó là phải châm cho đến lúc có cốc khí [63]. Khi tà khí hợp nhau 1 cách cẩu thả nơi khí phận, làm cho khí âm dương bị thay đổi chỗ nhau, khí nghịch thuận cùng tương phản nhau, khí âm dương không còn hợp với sự phù trầm của kinh mạch, không còn hợp với sự thăng giáng của 4 mùa, nó sẽ vì thế mà lưu giữ 1 cách tràn đầy trong vùng khí phận của âm dương, như vậy, nên dùng phép để đuổi nó đi [64]. Cho nên, châm 1 lần thì làm cho dương tà xuất ra, châm lần nữa sẽ làm cho âm tà xuất ra, châm lần 3 làm cho cốc khí đến thì thôi châm [65]. Khi nói rằng cốc khí đến có nghĩa là sau khi châm bổ xong thì khí sẽ thực, châm tả xong thì khí sẽ hư [66]. Nhờ vậy mà ta biết được khi nào cốc khí đến, tức là tà khí ra đi 1 mình vậy [67]. Dù âm dương chưa được điều hòa nhưng ta biết là bệnh đã khỏi rồi [68]. Vì thế mới có câu bổ tức là làm cho thực thêm cái hư, tả tức là làm cho hư bớt cái thực [69]. Dù sự đau đớn không theo mũi kim mà ra đi hẳn ngay, nhưng cơn bệnh chắc chắn phải giảm bớt vậy [70].
Khi nào âm thịnh mà dương hư thì nên châm bổ dương khí trước, sau đó châm tả âm khí để âm dương được điều hòa [71]. Khi nào âm hư mà dương thịnh thì nên châm bổ âm khí trước, sau đó châm tả dương khí để âm dương được điều hòa [72].
Tam mạch động ở khoảng trong của ngón chân cái, nên thẩm định rõ sự thực hư, nếu hư mà ta châm tả đó gọi là trùng hư, bị trùng hư thì bệnh càng nặng [73]. Phàm khi châm nơi đây, nên dùng ngón tay án vào, nếu thấy mạch động mà thực và nhanh, nên châm tả cho nhanh; nếu thấy mạch hư mà chậm, nên châm bổ, nếu làm ngược lại như trên thì bệnh càng nặng [74]. Khi động thì Dương minh ở trên, Quyết âm ở giữa, Thiếu âm ở dưới [75]. Vùng ngực có các huyệt Du, nên châm trúng vào các huyệt Du trên vùng ngực, vùng lưng có các huyệt du, nên châm trúng vào những huyệt du trên lưng và vai [76]. Nếu thấy hư nên chọn châm ở trên [77]. Bị bệnh ở trùng thiệt (nơi trùng của lưỡi), nên châm vào nơi thiệt trụ, châm kim Phi châm [78]. Khi nào cánh tay chỉ co lại mà không duỗi ra được, thì đó là bệnh ở cân [79]. Khi nào cánh tay chỉ duỗi ra mà không co vào được, thì đó là bệnh ở cốt [80]. Bệnh tại cốt nên chú trọng chữa ở cốt, bệnh tại cân nên chú trọng chữa ở cân [81].
Phép châm (bổ), thứ nhất đợi khí vừa mới thực nên châm sâu vào, án thật nhẹ vào vết châm, nhằm để cho tà khí xuất ra hết, một nữa là đợi lúc khí vừa mới hư, châm cạn, nhằm dưỡng mạch khí, châm xong nên án thật nhanh vào chỗ vết châm nhằm không cho tà khí xâm nhập vào [82]. Tà khí đến, nên châm khẩn, nhanh [83]. Khi cốc khí đến, nên châm chậm và hòa hoãn [84]. Mạch khí thực, nên châm sâu vào nhằm tiết tà khí ra; mạch khí hư, nên châm cạn nhằm làm cho tinh khí không thoát ra được, nhằm dưỡng được mạch khí, chỉ cho mỗi mình tà khí xuất ra mà thôi [85].
Châm các chứng thống, mạch của nó đều thực [86]. Cho nên nói rằng: từ thắt lưng trở lên, do kinh thủ Thái âm và Dương minh làm chủ, từ thắt lưng trở xuống, do kinh túc Thái âm và Dương minh làm chủ [87]. Bệnh ở phần trên, thủ huyệt trị ở dưới [88]. Bệnh ở phần dưới, thủ huyệt trị trên cao [89]. Bệnh ở đầu, thủ huyệt trị ở dưới chân [90]. Bệnh tại thắt lưng, thủ huyệt trị ở kheo chân (quắc) [91]. Bệnh sinh ra ở đầu thì đầu bị nặng, bệnh sinh ra ở cánh tay thì cánh tay nặng, bệnh sinh ra ở chân thì chân nặng, khi trị bệnh, nên châm vào những nơi đã sinh ra bệnh [92].
Mùa xuân, khí ở tại mao, mùa hạ khí ở tại bì phu, mùa thu khí ở tại phận nhục, mùa đông khí ở tại cân cốt, châm những bệnh này, nên thích ứng đúng vào thời mùa [93]. Cho nên, châm những người mập, nên châm như thể châm vào lúc mùa thu và đông, châm người gầy, nên châm như thể châm vào lúc mùa xuân và hạ [94]. Bệnh thuộc về thống là thuộc về âm, thống mà dùng tay án lên cũng không thấy được vì nó thuộc về âm, nên châm sâu vào [95]. Bệnh ở phần trên thuộc về dương, bệnh ở phần dưới thuộc về âm [96]. Bệnh ngứa thuộc dương châm cạn [97]. Nếu bệnh khởi lên trước ở phần âm thì nên trị phần âm trước rồi sau mới trị phần dương [98]. Nếu bệnh khởi lên trước ở phần dương thì nên trị phần dương trước rồi sau mới trị phần âm [99].
Châm chứng “nhiệt quyết”, nếu lưu kim lâu quá sẽ thành ngược lại thành hàn [100]. Châm chứng bệnh hàn quyết, nếu lưu kim lâu quá sẽ ngược lại thành nhiệt [101]. Châm nhiệt quyết thì 2 âm và 1 dương [102]. Châm hàn quyết thì 2 dương 1 âm [103]. Cái gọi là 2 âm, tức là châm âm 2 lần, gọi là 1 dương tức là châm dương 1 lần [104]. Bệnh lâu ngày, tà khí nhập vào sâu, châm trị bệnh này, nên châm sâu vào và lưu kim thật lâu, cứ cách ngày lại châm trở lại [105]. Phải để ý vấn đề điều hòa cách châm phải trái, nhằm đuổi nó ra khỏi huyết mạch trong thân thể [106]. Phép châm (đạo châm) như thế là đầy đủ [107].
Phàm trong phép châm, chúng ta phải xem xét phần hình khí, hình và nhục chưa thoát nhau, thiểu khí mà mạch lại táo cấp [108]. Bệnh táo lại quyết nghịch, nên châm theo phép Mậu thích [109]. Tinh khí có bị tán có thể thu lại, tà khí có tụ thì có thể tán ra [110].
Người thầy thuốc phải ở 1 nơi sâu nào đó cho yên tĩnh, thấy rõ được sự vãng lai của thần khí, đóng kín cửa lại, cốt làm sao cho hồn phách không bị tán [111]. Phải chuyên chú ý của mình vào với thần làm một, giữ được tinh khí của mình đúng chỗ của nó, không nghe đến tiếng nói người khác, nhằm thu giữ cái tinh khí [112]. Tất cả phải đưa vào với thân làm một, khiến cho chí của người châm theo vào mũi kim [113]. Hoặc châm cạn mà lưu kim, hoặc châm thật nhẹ mà giữ bề ngoài, điều hành cái thần của người bệnh, khi nào chân khí đến mới thôi châm [114]. Nam nội nữ ngoại, kiên quyết giữ cái chính khí của người bệnh, quyết không để cho nó xuất ra [115]. Ngoài ra, phải giữ gìn cẩn thận không để cho tà khí nhập vào, Ta gọi đó là đắc khí [116].
Phàm những việc cấm ch&aci
Phàm đạo của việc châm (thích) được trọn vẹn ở thiên ‘Chung thỉ’ [1]. Nếu chúng ta biết rõ ‘Chung thỉ’ thì chúng ta sẽ thấy ngũ tạng đóng vai trò ‘kỷ’ làm cho âm dương được định vậy [2]. Âm chủ về tạng, dương chủ về phủ [3]. Dương thọ khí ở tứ mạt, Âm thọ khí ở ngũ tạng, cho nên khi châm tả, chúng ta phải theo phép nghênh khí, khi châm bổ, chúng ta phải theo phép tùy chi [4]. Biết rõ nghênh, tùy, thì có thể làm cho khí được hòa [5]. Con đường đi tới cái hòa của khí là phải thông hiểu âm dương [6]. Ngũ tạng thuộc âm, lục phủ thuộc dương [7]. Vấn đề này khi truyền lại cho đời sau, mỗi khi cần thề nguyền (minh) thường người ta lấy huyết làm lời minh, có nghĩa là ai kính trọng lời minh thì tốt, ai khinh mạn thì sẽ chết [8]. Hành động không đúng với đạo sẽ bị tai ương bởi Trời, chúng ta phải phụng thiên đạo 1 cách cẩn trọng [9].
Bây giờ chúng ta nói đến chung thỉ [10]. Nội dung của chung thỉ là lấy kinh mạch làm kỷ, nắm vững tình trạng của khí ở mạch khẩu và nhân nghênh để có thể biết được sự hữu dư hay bất túc của âm dương, biết được sự bình thường hay bất bình thường của âm dương, đó là chúng ta hành động được tròn vẹn với thiên đạo rồi vậy [11]. Gọi là bình nhân tức là nói đến 1 người không bị bệnh [12]. Người không bị bệnh là người mà mạch khẩu và nhân nghênh ứng với tứ thời bốn mùa, là người mà trên dưới tương ứng với nhau và có đầy đủ sự vãng lai, lục kinh không bị kết động, sự hàn ôn ở bản mạt cùng giữ nhau để điều hành nhau, là người hình nhục, huyết khí ắt phải tương xứng nhau, ta gọi đó là bình nhân [13].
Người thiếu khí là người mà mạch khẩu và nhân nghênh đều thiếu không xứng với xích thốn, như vậy là âm dương đều bất túc [14]. Nếu bổ âm thì dương bị kiệt, nếu tả âm thì dương thoát [15]. Trong trường hợp này nên dùng loại thuốc có vị ngọt (cam dược), không thể cho uống loại chi tễ, trường hợp này cũng không nên cứu và nếu không hết bệnh mà ta lại tả cũng sẽ làm cho khí của ngũ tạng bị hoại [16].
Mạch nhân nghênh nhất thịnh, bệnh ở tại kinh túc Thiếu dương, nhất thịnh mà thêm táo thì bệnh ở tại kinh thủ Thiếu dương [17]. Mạch nhân nghênh nhị thịnh, bệnh ở tại túc Thái dương, nhị thịnh mà thêm táo thì bệnh ở tại thủ Thái dương [18]. Mạch nhân nghênh tam thịnh, bệnh ở tại túc Dương minh, tam thịnh mà thêm táo thì bệnh ở tại thủ Dương minh [19]. Mạch Dương minh tứ thịnh, vừa đại, vừa sác, gọi tên là dật dương, dật dương gọi là ngoại cách [20].
Mạch mạch khẩu nhất thịnh, bệnh ở tại túc Quyết âm, nhất thịnh mà thêm táo thì bệnh ở tại thủ Tâm chủ [21]. Mạch mạch khẩu nhị thịnh, bệnh ở tại túc Thiếu âm, nhị thịnh mà thêm táo thì bệnh ở tại thủ Thiếu âm [22]. Mạch mạch khẩu tam thịnh, bệnh ở tại túc Thái âm, tam thịnh mà thêm táo thì bệnh ở tại thủ Thái âm [23]. Mạch mạch khẩu tứ thịnh, vừa đại, vừa sắc, gọi tên là dật âm, dật âm gọi là nội quan, Nnäi quan là tình trạng bất thông, chết chứ không trị được [24]. Mạch nhân nghênh và mạch khẩu ở kinh Thái âm nếu đều thịnh lên đến trên 4 bội (lần) thì gọi là Quan cách [25]. Bị Quan cách thì đã gần đến ngày chết rồi vậy [26].
Mạch Nhân nghênh nhất thịnh thì châm tả kinh túc Thiếu dương và châm bổ kinh túc Quyết âm, châm 2 lần tả và 1 lần bổ, mỗi ngày thủ huyệt 2 lần để châm [27]. Nên bắt mạch để nghiệm xem bệnh đã lui chưa [28]. Nên có thái độ làm việc 1 cách thung dung, không nên gấp rút, cho đến khi nào cốc khí đến 1 cách điều hòa mới thôi [29].
Mạch Nhân nghênh nhị thịnh thì châm tả kinh túc Thái dương và châm bổ kinh túc Thiếu âm, hâm 2 lần tả và 1 lần bổ, mỗi ngày thủ huyệt 1 lần để châm [30]. Nên bắt mạch để nghiệm xem bệnh đã lui hay chưa [31]. Nên có thái độ làm việc 1 cách thung dung không nên gấp rút, cho đến khi nào cốc khí đến 1 cách điều hòa mới thôi [32].
Mạch Nhân nghênh tam thịnh thì châm tả kinh túc Dương minh và châm bổ kinh túc Thái âm, châm 2 lần tả 1 lần bổ, mỗi ngày thủ huyệt 2 lần để châm [33]. Nên bắt mạch để nghiệm xem bệnh đã lui chưa [34]. Nên có thái độ làm việc 1 cách thung dung không nên gấp rút, cho đến khi nào cốc khí đến 1 cách điều hòa mới thôi [35].
Mạch Khẩu nhất thịnh thì châm tả kinh túc Quyết âm và châm bổ kinh túc Thiếu dương, Châm 2 lần bổ và 1 lần tả, mỗi ngày thủ huyệt 1 lần để châm [36]. Nên bắt mạch để nghiệm xem bệnh đã lui chưa [37]. Nên có thái độ làm việc 1 cách thung dung không nên gấp rút, cho đến khi nào cốc khí đến 1 cách điều hòa mới thôi [39].
Mạch Khẩu nhị thịnh thì châm tả kinh túc Thiếu âm và châm bổ kinh túc Thái dương, châm 2 lần bổ và 1 lần tả, mỗi ngày thủ huyệt 1 lần để châm [40]. Nên bắt mạch để nghiệm xem bệnh đã lui chưa [41]. Nên có thái độ làm việc 1 cách thung dung không nên gấp rút, cho đến khi nào cốc khí đến 1 cách điều hòa mới thôi [42].
Mạch Khẩu tam thịnh thì châm tả kinh túc Thái âm và châm bổ kinh túc Dương minh, châm 2 lần bổ và 1 lần tả, mỗi ngày thủ huyệt 1 lần để châm [43]. Nên bắt mạch để nghiệm xem bệnh đã lui chưa [44]. Nên có thái độ làm việc 1 cách thung dung không nên gấp rút, cho đến khi nào cốc khí đến 1 cách điều hòa mới thôi [45].
Kinh Dương minh chủ về Vị, rất dồi dào về cốc khí, cho nên chúng ta có thể mỗi ngày chọn huyệt 2 lần để châm [46]. Mạch Nhân nghênh và mạch Khẩu đều thịnh lớn hơn 3 lần, được gọi tên là âm dương đều dật [47]. Trong trường hợp này, nếu không châm cho khai thông thì huyết mạch bị bế tắc [48]. Khí không có đường để vận hành, nó sẽ lưu lại và tràn đầy ở trong, làm cho ngũ tạng bị nội thương [49]. Trong trường hợp này, chúng ta lại theo đó mà cứu, ắt sẽ làm thay đổi gây thành bệnh khác nữa [50].
Phàm trong cách châm, khi nào thấy khí đã điều hòa thì dừng châm [51]. Nên châm bổ âm và tả dương, như vậy sẽ làm cho âm thanh càng to, rõ, tai, mắt được thông minh, nếu ngược lại thì khí huyết sẽ không vận hành được [52]. Gọi là khí đến và đã có hiệu quả tốt, đó là nếu dùng phép tả, là càng làm hư bớt cái thực [53]. Khi đã châm theo phép hư rồi thì mạch sẽ đại như cũ chứ không kiên (thực) [54]. Nếu kiên như cũ, thì dù có nói rằng bệnh đã hết, nghĩa là đã trở lại trạng thái mạnh khỏe như xưa, nhưng thực sự bệnh vẫn chưa khỏi [55].
Nếu dùng phép bổ, đó là càng làm thực thêm cái hư [56]. Khi đã châm theo phép thực rồi thì mạch sẽ đại như cũ chứ không làm tăng thêm cái kiên (thực) [57]. Nếu đại như cũ chứ không kiên hơn, thì dù có nói rằng bệnh đã trở lại trạng thái khoái (sung sướng, dễ chịu) như xưa, nhưng thực sự bệnh vẫn chưa khỏi [58].
Cho nên, phép châm bổ làm cho thực thêm cái hư, phép châm tả là làm hư bớt cái thực [59]. Dù cái đau đớn không theo mũi kim mà ra đi hẳn ngay, nhưng cơn bệnh chắc chắn phải giảm bớt vậy [60]. Muốn đạt được kết quả bổ tả, bắt buộc phải thông nguyên nhân sinh ra bệnh ở nơi 12 kinh mạch, được vậy, sau đó mới có thể truyền lại trong chung thỉ vậy [61]. Cho nên muốn cho âm dương không cùng làm sai lệch nhau, hư thực không làm thương lẫn nhau, lúc chúng ta chữa bệnh, chỉ cần chọn chính kinh là được [62].
Phàm phép châm, thuộc lần thứ 3, đó là phải châm cho đến lúc có cốc khí [63]. Khi tà khí hợp nhau 1 cách cẩu thả nơi khí phận, làm cho khí âm dương bị thay đổi chỗ nhau, khí nghịch thuận cùng tương phản nhau, khí âm dương không còn hợp với sự phù trầm của kinh mạch, không còn hợp với sự thăng giáng của 4 mùa, nó sẽ vì thế mà lưu giữ 1 cách tràn đầy trong vùng khí phận của âm dương, như vậy, nên dùng phép để đuổi nó đi [64]. Cho nên, châm 1 lần thì làm cho dương tà xuất ra, châm lần nữa sẽ làm cho âm tà xuất ra, châm lần 3 làm cho cốc khí đến thì thôi châm [65]. Khi nói rằng cốc khí đến có nghĩa là sau khi châm bổ xong thì khí sẽ thực, châm tả xong thì khí sẽ hư [66]. Nhờ vậy mà ta biết được khi nào cốc khí đến, tức là tà khí ra đi 1 mình vậy [67]. Dù âm dương chưa được điều hòa nhưng ta biết là bệnh đã khỏi rồi [68]. Vì thế mới có câu bổ tức là làm cho thực thêm cái hư, tả tức là làm cho hư bớt cái thực [69]. Dù sự đau đớn không theo mũi kim mà ra đi hẳn ngay, nhưng cơn bệnh chắc chắn phải giảm bớt vậy [70].
Khi nào âm thịnh mà dương hư thì nên châm bổ dương khí trước, sau đó châm tả âm khí để âm dương được điều hòa [71]. Khi nào âm hư mà dương thịnh thì nên châm bổ âm khí trước, sau đó châm tả dương khí để âm dương được điều hòa [72].
Tam mạch động ở khoảng trong của ngón chân cái, nên thẩm định rõ sự thực hư, nếu hư mà ta châm tả đó gọi là trùng hư, bị trùng hư thì bệnh càng nặng [73]. Phàm khi châm nơi đây, nên dùng ngón tay án vào, nếu thấy mạch động mà thực và nhanh, nên châm tả cho nhanh; nếu thấy mạch hư mà chậm, nên châm bổ, nếu làm ngược lại như trên thì bệnh càng nặng [74]. Khi động thì Dương minh ở trên, Quyết âm ở giữa, Thiếu âm ở dưới [75]. Vùng ngực có các huyệt Du, nên châm trúng vào các huyệt Du trên vùng ngực, vùng lưng có các huyệt du, nên châm trúng vào những huyệt du trên lưng và vai [76]. Nếu thấy hư nên chọn châm ở trên [77]. Bị bệnh ở trùng thiệt (nơi trùng của lưỡi), nên châm vào nơi thiệt trụ, châm kim Phi châm [78]. Khi nào cánh tay chỉ co lại mà không duỗi ra được, thì đó là bệnh ở cân [79]. Khi nào cánh tay chỉ duỗi ra mà không co vào được, thì đó là bệnh ở cốt [80]. Bệnh tại cốt nên chú trọng chữa ở cốt, bệnh tại cân nên chú trọng chữa ở cân [81].
Phép châm (bổ), thứ nhất đợi khí vừa mới thực nên châm sâu vào, án thật nhẹ vào vết châm, nhằm để cho tà khí xuất ra hết, một nữa là đợi lúc khí vừa mới hư, châm cạn, nhằm dưỡng mạch khí, châm xong nên án thật nhanh vào chỗ vết châm nhằm không cho tà khí xâm nhập vào [82]. Tà khí đến, nên châm khẩn, nhanh [83]. Khi cốc khí đến, nên châm chậm và hòa hoãn [84]. Mạch khí thực, nên châm sâu vào nhằm tiết tà khí ra; mạch khí hư, nên châm cạn nhằm làm cho tinh khí không thoát ra được, nhằm dưỡng được mạch khí, chỉ cho mỗi mình tà khí xuất ra mà thôi [85].
Châm các chứng thống, mạch của nó đều thực [86]. Cho nên nói rằng: từ thắt lưng trở lên, do kinh thủ Thái âm và Dương minh làm chủ, từ thắt lưng trở xuống, do kinh túc Thái âm và Dương minh làm chủ [87]. Bệnh ở phần trên, thủ huyệt trị ở dưới [88]. Bệnh ở phần dưới, thủ huyệt trị trên cao [89]. Bệnh ở đầu, thủ huyệt trị ở dưới chân [90]. Bệnh tại thắt lưng, thủ huyệt trị ở kheo chân (quắc) [91]. Bệnh sinh ra ở đầu thì đầu bị nặng, bệnh sinh ra ở cánh tay thì cánh tay nặng, bệnh sinh ra ở chân thì chân nặng, khi trị bệnh, nên châm vào những nơi đã sinh ra bệnh [92].
Mùa xuân, khí ở tại mao, mùa hạ khí ở tại bì phu, mùa thu khí ở tại phận nhục, mùa đông khí ở tại cân cốt, châm những bệnh này, nên thích ứng đúng vào thời mùa [93]. Cho nên, châm những người mập, nên châm như thể châm vào lúc mùa thu và đông, châm người gầy, nên châm như thể châm vào lúc mùa xuân và hạ [94]. Bệnh thuộc về thống là thuộc về âm, thống mà dùng tay án lên cũng không thấy được vì nó thuộc về âm, nên châm sâu vào [95]. Bệnh ở phần trên thuộc về dương, bệnh ở phần dưới thuộc về âm [96]. Bệnh ngứa thuộc dương châm cạn [97]. Nếu bệnh khởi lên trước ở phần âm thì nên trị phần âm trước rồi sau mới trị phần dương [98]. Nếu bệnh khởi lên trước ở phần dương thì nên trị phần dương trước rồi sau mới trị phần âm [99].
Châm chứng “nhiệt quyết”, nếu lưu kim lâu quá sẽ thành ngược lại thành hàn [100]. Châm chứng bệnh hàn quyết, nếu lưu kim lâu quá sẽ ngược lại thành nhiệt [101]. Châm nhiệt quyết thì 2 âm và 1 dương [102]. Châm hàn quyết thì 2 dương 1 âm [103]. Cái gọi là 2 âm, tức là châm âm 2 lần, gọi là 1 dương tức là châm dương 1 lần [104]. Bệnh lâu ngày, tà khí nhập vào sâu, châm trị bệnh này, nên châm sâu vào và lưu kim thật lâu, cứ cách ngày lại châm trở lại [105]. Phải để ý vấn đề điều hòa cách châm phải trái, nhằm đuổi nó ra khỏi huyết mạch trong thân thể [106]. Phép châm (đạo châm) như thế là đầy đủ [107].
Phàm trong phép châm, chúng ta phải xem xét phần hình khí, hình và nhục chưa thoát nhau, thiểu khí mà mạch lại táo cấp [108]. Bệnh táo lại quyết nghịch, nên châm theo phép Mậu thích [109]. Tinh khí có bị tán có thể thu lại, tà khí có tụ thì có thể tán ra [110].
Người thầy thuốc phải ở 1 nơi sâu nào đó cho yên tĩnh, thấy rõ được sự vãng lai của thần khí, đóng kín cửa lại, cốt làm sao cho hồn phách không bị tán [111]. Phải chuyên chú ý của mình vào với thần làm một, giữ được tinh khí của mình đúng chỗ của nó, không nghe đến tiếng nói người khác, nhằm thu giữ cái tinh khí [112]. Tất cả phải đưa vào với thân làm một, khiến cho chí của người châm theo vào mũi kim [113]. Hoặc châm cạn mà lưu kim, hoặc châm thật nhẹ mà giữ bề ngoài, điều hành cái thần của người bệnh, khi nào chân khí đến mới thôi châm [114]. Nam nội nữ ngoại, kiên quyết giữ cái chính khí của người bệnh, quyết không để cho nó xuất ra [115]. Ngoài ra, phải giữ gìn cẩn thận không để cho tà khí nhập vào, Ta gọi đó là đắc khí [116].
Phàm những việc cấm ch&aci