CẤU TẠO HỆ SINH DỤC NỮ
Ngày : 10-12-2015 Lượt xem : 5263
Sự phát triển của cơ quan thuộc hệ sinh dục bao gồm: các tuyến sinh dục, các
đường sinh dục bên trong và các cơ quan sinh dục ngoài ở cả nam và nữ đều phải trải
qua 2 giai đoạn:
- Giai đoạn trung tính: còn gọi là giai đoạn chưa có giới tính hay giai đoạn chưa biệt hóa. Hình dáng bên ngoài và cấu tạo bên trong toàn bộ các cơ quan không thể phân biệt được giới tính là nam hay nữ.
- Giai đoạn có giới tính: còn gọi là giai đoạn biệt hóa. Toàn bộ các cơ quan sinh dục phát triển theo 1 trong 2 hướng để có thể xác định là thuộc nam hay nữ.
1. Giai đoạn phát triển trung tính
1.1. Sự hình thành tuyến sinh dục trung tính
Mặc dù giới tính của phôi được xác định ngay sau khi thụ tinh, nhưng tuyến sinh dục không biểu hiện giới nam hoặc nữ cho đến tuần thứ 7 trong quá trình phát triển. Ở loài người, giai đoạn trung tính của quá trình phát triển các tuyến sinh dục bắt đầu từ tuần thứ 3 và kết thúc cuối tuần thứ 6.
- Trong tuần thứ 4, sự tăng sinh của các tế bào biểu mô khoang cơ thể và sự tụ đặc của trung mô nằm phía dưới đã tạo ra gờ (mầm) tuyến sinh dục nằm ở 2 bên của đường giữa phôi, xen giữa trung thận và mạc treo lưng.
- Toàn bộ các tế bào thuộc các dòng tế bào sinh dục (dòng tinh và dòng noãn) đều phát sinh từ những tế bào sinh dục nguyên thủy. Ở phôi người khoảng tuần thứ 4, các tế bào sinh dục nguyên thủy ở thành túi noãn hoàng, nơi gần niệu nang di chuyển dọc theo mạc treo lưng của ruột sau đến gờ (mầm) tuyến sinh dục nằm ở trung bì trung gian, giữa mạc treo ruột và trung thận (H. 10). Khoảng tuần thứ 6, các tế bào mầm nguyên thủy xâm nhập vào gờ tuyến sinh dục và tác động cảm ứng vào các tế bào trung bì trung gian làm tế bào này tăng sinh tạo ra những dây tế bào biểu mô bao xung quanh các tế bào sinh dục nguyên thủy và tạo thành dây sinh dục nguyên phát (nguyên thủy). Các dây sinh dục nguyên phát được ngăn cách nhau bởi những tế bào trung mô cũng được biệt hóa từ tế bào trung bì trung gian. Những dây tế bào sinh dục nguyên thủy cùng với gờ tuyến sinh dục tạo thành tuyến sinh dục trung tính, chưa có sự biệt hóa của tuyến sinh dục. Những dây sinh dục nguyên phát dài ra và tiến sâu vào vùng trung tâm của tuyến sinh dục trung tính , do đó chúng còn được gọi là dây sinh dục nguyên tủy.
1.2. Sự hình thành đường sinh dục trung tính
Vào khoảng tuần thứ 6, phôi thuộc cả 2 giới đều có 2 cặp ống sinh dục: 2 ống trung thận dọc và 2 ống cận trung thận (còn gọi là ống Mullerian) mới được tạo thành nằm song song với ống trung thận dọc.
Ống cận trung thận được hình thành bởi sự lõm vào trung mô của biểu mô khoang cơ thể theo chiều dọc tạo thành ống. Ở phía đầu, ống này mở vào khoang cơ thể. Ơí phía đuôi, đầu tiên ống này chạy song song bên cạnh và ở phía ngoài ống trung thận dọc, sau đó bắt chéo ống trung thận dọc ở mặt trước và nằm ở phía trong ống nàỳ. Ðoạn cuối cùng của 2 ống cận trung thận tiến về phía đường dọc giữa và ở đó chúng sát nhập với nhau tạo thành ống niệu- sinh dục sau này. Ống niệu- sinh dục tiếp tục phát triển theo hướng đuôi đến xoang niệu- sinh dục và mở vào thành sau của xoang này. Ở mặt trong của xoang niệu- sinh dục, ống niệu- sinh dục tạo thành một khối lồi nhỏ gọi là củ Mullerian. Ống trung thận dọc mở vào xoang niệu- sinh dục ở 2 bên ống niệu sinh dục. Sự phát triển tiếp theo của ống trung thận dọc và ống cận trung thận phụ thuộc vào giới tính của thai để tạo ra đường sinh dục của nam hay của nữ giới.
1.3. Sự hình thành cơ quan sinh dục ngoài trung tính
Sự phát triển của các cơ quan sinh dục ngoài có quan hệ mật thiết với sự phát triển của đoạn chậu và đoạn sinh dục của xoang niệu- sinh dục.
- Vào khoảng tuần thứ 3 của quá trình phát triển, các tế bào trung mô của đường nguyên thủy di chuyển đến xung quanh màng nhớp hình thành 2 nếp lồi lên gọi là nếp ổ nhớp (H. 12A). Ở phía trước màng nhớp, 2 nếp ổ nhớp sát nhập lại tạo thành củ ổ nhớp. Vào khoảng tuần thứ 6, màng nhớp được phân chia thành 2: màng niệu- sinh dục và màng hậu môn. Nếp ổ nhớp được phân chia thành : nếp sinh dục ở phía trước bao quanh màng niệu- sinh dục và nếp hậu môn ở phía sau bao quanh màng hậu môn.
- Củ ổ nhớp ngày càng lồi về phía trước (phía bụng) tạo thành củ sinh dục. Củ sinh dục phát triển sang 2 bên và tạo thành một cái rãnh ở đường dọc giữa mặt dưới gọi là rãnh niệu- sinh dục. Củ sinh dục sẽ tạo ra dương vật ở nam và âm vật ở nữ.
- Ở mỗi bên nếp sinh dục, 1 gờ khác xuất hiện gọi là gờ sinh dục. Sau này, gờ sinh dục sẽ tạo ra môi lớn ở nữ và bìu ở nam.
Tới tuần thứ 8 của quá trình phát triển phôi, sự phát triển của mầm cơ quan sinh dục ngoài (củ sinh dục, nếp sinh dục, gờ sinh dục) ở 2 giới giống nhau, không phân biệt được thuộc nam hay nữ giới.
3. Phát triển của cơ quan sinh dục nữ
3.1. Buồng trứng
Buồng trứng bắt đầu biệt hóa vào cuối tuần thứ 8, muộn hơn sự biệt hóa của tinh hoàn.
Trong tuyến sinh dục phôi có giới tính di truyền là nữ, những dây sinh dục nguyên thủy thoái hóa. Sự thoái hóa tiến từ vùng ngoại vi (vùng vỏ) vào vùng trung tâm (vùng tủy) của tuyến sinh dục. Ở vùng vỏ, một đợt tăng sinh lần thứ 2 của các tế bào có nguồn gốc là trung bì trung gian tạo ra các dây tế bào biểu mô để chứa các tế bào sinh dục nguyên thủy đã di cư đến đó. Trong các dây này, tế bào sinh dục nguyên thủy biệt hóa thành noãn nguyên bào, tế bào đầu dòng của dòng noãn. Những dây tế bào biểu mô chứa noãn nguyên bào tạo thành dây sinh dục thứ phát. Dây này tách khỏi biểu mô khoang cơ thể và đứt thành từng đoạn. Mỗi đoạn tạo ra một đám tế bào biểu mô bao xung quanh noãn nguyên bào. Cũng giống tinh hoàn, màng trắng được tạo ra phía dưới biểu mô khoang cơ thể, biểu mô khoang cơ thể không biến đi như ở quá trình phát triển tinh hoàn mà tồn tại suốt đời và trở thành biểu mô mầm.
3.2. Phát triển của đường sinh dục
- Dây nối niệu- sinh dục: ở phôi có giới tính nữ, dây nối niệu- sinh dục thoái hóa đồng thời với dây sinh dục nguyên thủy.
- Ống trung thận dọc và trung thận ở phôi nữ thoái hóa biến thành những di tích phôi thai.
- Ống cận trung thận: ở phôi thai có giới tính di truyền là nữ, ống cận trung thận phát triển , tao ra phần lớn các đường sinh dục nữ.
+ Ðoạn trên của ống trung thận ,mở vào khoang cơ thể (khoang bụng), đoạn này phát triển thành vòi trứng.
+ Ðoạn dưới của 2 ống cận trung thận nằm ở 2 bên sát nhập với nhau ở đường giữa tạo thành một ống gọi là ống tử cung- âm đạo. Ở 2 bên ống này tiếp với vòi trứng bằng một đoạn ngắn của sừng tử cung. Ðoạn trên ống tử cung- âm đạo, vách ngăn giữa của 2 đoạn cận trung thận sát nhập tiêu đi tạo thành thân và eo tử cung.
+ Ðoạn dưới của ống tử cung- âm đạo: thành biểu mô của 2 đoạn ống cận trung thận sát nhập với nhau tạo ra một lá biểu mô gọi là lá biểu mô âm đạo. Về sau, trong lòng biểu mô âm đạo xuất hiện lòng ống. Ðoạn trên lá biểu mô âm đạo sẽ tạo một phần cổ tử cung, đoạn dưới sẽ tạo ra đoạn trên của âm đạo.
- Xoang niệu- sinh dục:
+ Lúc đầu ống tử cung- âm đạo tận cùng bằng một đáy kín dựa vào thành sau của xoang niệu- sinh dục. Ðầu dưới của nó tạo thành một khối lồi vào xoang niệu- sinh dục gọi là củ Mullerian. Biểu mô của xoang niệu- sinh dục nằm đối diện với củ Mullerian cũng dày lên góp phần tạo ra lá biểu mô âm đạo và xâm nhập một phần vào củ Mullerian. Sau đó, cả 2 cấu trúc này hình thành một cái ống do sự tiêu hủy tế bào gọi là âm đạo. Như vậy, biểu mô âm đạo có 2 nguồn gốc: phần biểu mô phát sinh củ Mullerian (đoạn trên âm đạo) có nguồn gốc trung bì, phần biểu mô phát sinh từ xoang niệu- sinh dục (đoạn dưới âm đạo) có nguồn gốc nội bì.
+ Sự tiêu hủy của lá biểu mô âm đạo tiến hành từ trên xuống dưới và còn để sót lại phía dưới của lá đó một màng mỏng gọi là màng trinh, ngăn cách âm đạo với đoạn chậu của xoang niệu- sinh dục. Về sau, màng trinh có lỗ thủng và đoạn chậu của xoang niệu- sinh dục nằm dưới màng trinh sẽ tạo ra tiền đình âm hộ.
3.3. Những cơ quan sinh dục ngoài
- Củ sinh dục ở phôi có giới tính nữ kém phát ttriển và sẽ tạo ra âm vật.
- Các nếp sinh dục của phôi nữ không sát nhập với nhau và sẽ tạo ra môi nhỏ bao quanh tiền đình âm hộ.
- Các gờ sinh dục tạo ra môi lớn
3.4. Sự di cư của buồng trứng và vòi trứng
Ở giai đoạn trung tính, đầu tiên mầm tuyến sinh dục và trung thận tạo thành một khối lồi vào khoang cơ thể gọi là mào niệu- sinh dục. Trong quá trình phát triển tiếp theo, buồng trứng cũng như vòi trứng và tử cung kéo căng màng bụng do khối lượng của chúng tăng lên. Màng bụng sẽ tạo ra các dây chằng giữ các cơ quan này và làm cho chúng thay đổi vị trí tại chỗ. Dây chằng hoành sẽ tạo ra dây chằng buồng trứng, dây chằng bẹn sẽ tạo ra dây chằng tử cung- buồng trứng và dây chằng tròn tử cung.
Hệ sinh sản của nữ giới không những phải nhận tinh trung mà còn phải sản xuất ra noãn (trứng) cho sự thụ tinh và cuối cùng nuôi dưỡng một trứng nếu nó được thụ tinh, để cho một em bé có thể phát triển.
Các bộ phận sinh dục ngoài của nữ giới là âm vật và các mép, mà gọi chung là âm hộ, nổi bật nhất trong các bộ phận âm hộ là hai cặp “môi” hoặc mép.Hai mép lớn ở phía ngoài và lớn gồm có các nếp da gày bao phủ và bảo vệ phần lớn các bộ phận khác.Chúng trở nên mỏng hơn ở đáy dưới đáy và sát nhập với đáy chậu (da ở trên khu vực giữa âm hộ và hậu môn). Ở phần trên, hai mép ngoài hòa lẫn vào da và lông mọc trên gò mô mỡ che phủ xương mu, được gọi là gò mu – thường được ám chỉ đến như là Đồi Vệ Nữ.
Bên trong hai mép lớn là hai mép nhỏ.Chúng nối liền ở phía trên để tạo thành cái mũ bảo ve65o73 trên âm vật nhạy cảm, chia thành các nếp gấp bao quanh âm vật.Chúng còn bảo vệ lỗ mở của niệu đạo.Khu vực giữa hai mép nhỏ chủ yếu bị choán bởi một khoảng trống được gọi là tiền đình.Trước khi người phụ nữ có hoạt động tình dục, hầu hết khoảng trống được che phủ bằng màng trinh.Màng này thay đổi vể hình dạng kích thước và độ dai.Các mảnh da mà nhiều phụ nữ có xung quanh tiền đình là phần còn lại của màng trinh và được gọi là mào lá sim.Ở phía sau, hai mép nhỏ nối liền để tạo thành ức chim thường bị rách trong lúc sanh con so.
-
ÂM VẬT VÀ CÁC TUYẾN
Trên thực tế, âm vật có cấu trúc tương tự như dương vật, ngay cả mức độ có một cái mũ bằng mép nhỏ tương đương với bao quy đầu và một dãi mô liên kết được gọi là màng da.Nó chủ yếu là một cơ quan kích thích tình dục.Nó vô cùng nhạy cảm và khi bị kích thích mô xốp của nó sẻ chứa đầy máu và trở nên cương lên.Sự cọ xát lên âm vật cương cứng – hoặc là do chuyển động của dương vật trong lúc giao hợp hoặc bằng các biện pháp nào đó – thường sẻ dẫn đến cực khoái.Các bộ phận khác của âm hộ cũng đáp ứng lại sự kích thích tình dục: các mép chứa đựng mô gây cương và thường trở nên to ra trong lúc làm tình và các tuyến Bartholin (tuyến tiền đình lớn) trở nên tích cực hoạt động.
Có hai cặp tuyến được kết hợp với âm hộ.Cặp đầu là tuyến skene nằm ngay bên dưới âm vật và tiết ra chất dịch kiềm (alkaline) làm giảm bớt chất acid tự nhiên của âm đạo.Cặp thứ hai lớn hơn nằm dưới đáy tiền đình.Đây là tuyến Bartholin và chúng tiết ra chất dịch khi người phụ nữ khơi ngợi tình dục, để cho lối vào âm đạo trở nên ẩm ướt và có thể làm cho dương vật dễ dàng thích nghi hơn. tuyến này bình thường có kích thước cỡ hạt đậu Hà Lan và không nhô lên.Tuy nhiên chúng có thể bị bệnh hoa liễu và các loại nhiễm trùng khác, bị sưng lên, đỏ và rất đau khi chạm vào.Bệnh này (viêm tuyến Bartholin) cần phải được điều trị bằng các kháng sinh.Trong một số trường hợp, một áp xe hình thành ở một trong những tuyến này – áp xe Bartolin – trường hợp này có thể cần phải được hạch ra để làm thoát mủ.
-
ÂM ĐẠO
Âm đạo là đường ống dẫn từ âm hộ đến tử cung.Trong suốt cuộc đời của người phụ nữ, âm hộ trải qua một vài thay đổi.Âm đạo của đứa trẻ rõ ràng là nhỏ hơn âm đạo của người phụ nữ trưởng thành.Lớp lót thành âm đạo ở đứa trẻ hoặc ở phụ nữ sau mãn kinh mỏng hơn lớp lót của thành âm đạo ở phụ nữ trong lứa tuổi sinh sản.Những thay đổi này chủ yếu là do ảnh hưởng bởi một nhóm hoocmon được noãn hoàn phóng thích, các hoocmon này được gọi là oestrogen.
Âm đạo đóng một vai trò quan trọng trong lúc giao hợp và sinh đẻ.vai trò trong khi sinh đẻ tương đối thụ động, khi mà âm đạo tạo thành phần dười của đường sinh đẻ và có khả năng mỡ rộng đủ để cho phép đẻ ra đứa bé.Gần đây chúng ta bắt đầu hiểu chỉ tương đối một số thay đổi xảy ra trong âm đạo trong lúc giao hợp.
Âm đạo là một ống dài từ 7-9cm, được bao bọc bằng mô cơ và sợi, nhưng được lót bằng một lớp tế bào được gọi là biểu mô vảy.Các thành ống bình thường được xếp gấp lên nhau tạo thành nhiều nếp gấp.Các đặc tính này tạo sự dễ dàng cho âm đạo được giãn ra trong lúc giao hợp hoặc sinh đẻ.Niệu đạo nằm trên thành trước của âm đạo và trực tràng nằm trên một phần ba trên của mặt sau âm đạo.Hậu môn được tách rời khỏi âm đạo bằng một mô cơ sợi được gọi là thân đáy chậu.
Trong suốt những năm sinh sản của đời người phụ nữ, các chất tiết âm đạo hơi có tính acdi.Chất này có khuynh hướng ngăn chặn sự phát triển của vi trúng có hại trong âm đạo, suốt những năm trước tuổi dậy thì và sau khi mãn kinh, dịch âm đạo trở nên có tính kiềm nhẹ.Trong môi trường này vi trùng có thể phát triển mạnh và thỉnh thoảng làm cho âm đạo bị đau rát và khó chịu – một bệnh được gọi là viêm âm đạo thoái hóa.
Các thành âm đạo được bôi trơn tốt bằng các chất tiết từ ống cổ tử cung và các tuyến Bartholin.Trong lúc giao hợp, các chất tiết cũng rĩ ra qua biểu mô âm đạo vào ống âm đạo.Một số lượng nào đó tiết ra từ âm đạo là bình thường ở mọi phụ nữ. Số lượng tăng lên trong thời gian rụng trứng và kích thích tình dục.
Màng trinh, về chức năng đóng vai trò gioăng ôm khít dương vật để giữ áp suất âm khi dương vật rút ra và áp suất dương khi dương vật ấn vào nhằm thông giữa âm đạo và tử cung. Các màng trinh có sẵn đủ hình dạng và kích thước và không có căn cứ nào là tuyệt đối để cho rằng màng trinh có thể là một dấu hiệu đáng tin cậy về sự trong trắng.
Màng trinh thường mỏng, có các lổ thủng và có thể bị rách dễ dàng do tập thể dục căng thẳng hoặc ráng sức như khi chạy hoặc cưỡi ngựa.Sự âu yếm say sưa, thủ dâm hay dài băng vệ sinh cũng có làm rách màng trinh.
Mặc dù điều kiện về màng trinh không chứng minh được sự trong trắng, nhưng màng trinh rất thường bị rách lần đầu trong lúc giao hợp.Trái ngược với sự tin tưởng phổ biến, một màng trinh còn nguyên vẹn không ngăn cản được sự mang thai.Một tinh trùng tiếp xúc với khu vực sinh dục, có lẻ là do âu yếm say sưa, có thể đi qua một lỗ trong màng trinh và tiến vào ống âm đạo.
-
CHỨC NĂNG CỦA ÂM ĐẠO
Trong lúc kích thích tình dục, các cơ quan sinh dục, đặc biệt là hai mép nhỏ và âm đạo dưới, trở nên bị dồn máu và lượng chất tiết âm đạo tăng lên.Trong thời điểm cực khoái các cơ của khung chậu bao gồm các cơ xung quanh âm đạo co lại một cách tự động.
Nếu người phụ nữ bị căng thẳng hoặc lo lắng, đặc biệt là trong lúc giao hợp, các cơ xung quanh âm đạo sẻ lâm vào tình trạng co thắt.Điều này làm cho âm đạo hẹp hơn và cũng làm cho sự giao hợp đau đớn.tình trạng này được gọi là co đau âm đạo.Nó có thể được chữa khỏi bằng sự giúp đỡ của nhà tư vấn tâm lý tình dục, nhưng thường phải mất nhiều tháng trước khi người phụ nữ có thể đạt khoái cảm tình dục hoàn toàn.
-
TỬ CUNG ( DẠ CON)
Tử cung gồm có hai phần chính – thân tử cung và cổ tử cung và nó có thể trải quanhu7ng4 thay đổi lớn trong suốt cuộc sống sinh sản của người phụ nữ.Từ lúc dậy thì cho đến tuổi mãn kinh, nội mạc tử cung phát triển mỗi tháng để cung cấp dinh dưỡng cho trứng đã thụ tinh.Nếu trứng không được thụ tinh thì nôi mạc tử cung sẻ rụng trong lúc hành kinh và dần dần được thay thế trong chu kì kinh nguyệt kế tiếp.
Cổ tử cung có hình dạng như một hình trụ và phần dưới của nó nhô vào trong âm đạo.Cổ tử cung dài khoảng 2,5cm, có một ống nhỏ chạy qua nó và mỡ vào trong khoang cổ tử cung phía trên và âm đạo phía dưới.Nếu lòn một ngón tay vào trong âm đạo, có thể cảm thấy cổ tử cung như một chỗ trũng nhỏ.
Ở người phụ nữ chưa có con, lỗ mở vào trong âm đạo này tròn và rất nhỏ.Trong lúc sinh đẻ lỗ mỡ này giãn ra để cho phép em bé đi qua và sau khi sinh nó tái định hình thành một khe hình chữ thập.
Trong thời gian mang thai, tử cung nở rộng cho phép bào thai lớn lên, bảo vệ và cung cấp chất dinh dưỡng cho bào thai.Đồng thời các sợi cơ lớn được ngăm chặn không cho co lại.
Tử cung thay đổi đột ngột vai trò của nó khi bào thai trưởng thành và bắt đầu co bóp để mỡ rộng cổ tử cung và cho phép em bé và nhau thai đi qua.Tử cung sau đó co lại trạng thái tiền thai kỳ, sẵn sàng đón nhân một sự thụ tinh khác.Trường hợp mang thai ngay sau khi sinh xong là rất hiếm mà có xảy ra sớm nhất là 36 ngày sau khi sinh.
Tử cung dường như thật sự không có khả năng trước tuổi dậy thì và sau thời kỳ mãn kinh, khi mà rõ ràng là nó không thích hợp về tinh thần lẫn sức khỏe cho người phụ nữ có con.
Tất cả những thay đổi về chức năng của tử cung này được điều phối bởi các hoocmon được phóng thích từ tuyến yên và từ các buồng trứng (noãn sào) và bởi các chất tương tự được gọi là prostaglandin do mô tử cung phóng thích.Cách thức mà các chất này tác động lẫn nhau vẫn chưa được hiểu rõ.
-
VỊ TRÍ
Ở người phụ nữ trưởng thành, tử cung là một cơ quan rỗng có hình dạng và kích thước gần giống như một quả lê nhỏ, nằm bên trong đai xương chậu.Đầu hẹp của quả lê tương đương với cổ tử cung nhô ra trong trứng, hàng tháng vận chuyển trứng được phóng thích từ một trong buồng trứng (noãn sào).Theo cách này, tử cung tạo thành phần ống giữa khoang bụng và thế giới bên ngoài cơ thể.
Các cơ cấu đặc biệt tồn tại để ngăn chặn sự nhiễm trùng lan rộng qua đường này vào trong khoang bụng.Vì thế lớp lót của tử cung bị rụng ra khi người phụ nữ hành kinh, cổ tử cung tiết ra các chất kháng thể bảo vệ và các chất acid tự nhiên của âm đạo ức chế sự phát triển của vi trùng có hại.
Mặt trước của tử cung đè lên bàng quang và mặt sau nằm gần trực tràng.Bình thường tử cung được nâng đỡ bên trong khung chậu bằng các cơ – được gọi là các cơ sàn chậu và bằng các dãi mô liên kết và các mạch máu từ thành bên của khung chậu được gắn chặt vào cổ tử cung.
Trong lúc mang thai tử cung to lên, vì thế vào tuần thứ 12 có thể sờ thấy tử cung bên trong khoang bụng phía trên xương mu.Đến khoảng 38 tuần, nó thường trải ra tới đầu dưới khung sườn và khoảng 2 tuần sau khi em bé được sinh ra, tử cung có thể như bình thường không còn sờ thấy trong bụng.Sau thời kì mãn kinh, kích thước tử cung co lại.
Những biến đổi về kích thước được kiểm soát bởi các chất tiết của hoocmon sinh dục, các hoocmon này còn chi phối trạng thái tự nhiên của nội mạc tử cung.Trong thời gian nửa đầu chu kì kinh nguyệt của phụ nữ, nội mạc tử cung tăng lên độ dày cho đến khi trứng được phóng thích.Sau đó, nó ngưng phát triển mà bắt đầu tiết ra các chất giàu dinh dưỡng cho phép trứng phát triển thên nữa nếu trứng được thụ tinh.Nếu trứng không được thụ tinh, nội mạc tử cung bị rụng tróc ra trong lúc hành kinh.
-
NOÃN SÀO (BUỒNG TRỨNG)
Noãn sào là bộ phận của hệ sinh sản của phụ nữ được thiết kế để tạo ra và phóng thích noãn (trứng). Khi trứng được thụ tinh bởi một tinh trùng của người đàn ông, nó đánh dấu sự khởi đầu của một sinh mạng con người mới.Từ kỳ hành kinh đầu tiên cho đến lúc mãn kinh, thông thường noãn sào phóng thích một trứng mỗi tháng.Chúng còn là bộ phận thiết yếu của hệ thống hoocmon hay hệ nội tiết của cơ thể.
Noãn sào là hai cấu trúc hình quả hạnh màu hồng xám, mỗi não sào dài khoảng 3cm và dài khoảng 1cm.Chúng được thấy ở trong khung chậu, khoang thân được giới hạn bởi hông hoặc các xương chậu và hai noãn sào nằm trên hai bên tử cung.Mỗi noãn sào được giữ đúng vị trí bằng các dây chằng khỏe, đàn hồi.Ngay trên mỗi noãn sào là lổ mỡ có lông có vòi Fallope dần đến tử cung.Mặc dù, chúng rất gần nhau nhưng không nối liền trực tiếp giữa noãn sào và lỗ mở của vòi.
Ở người phụ nữ trưởng thành, các noãn sào có một bề ngoài khá lồi lõm.Lý do của sự lồi lõm này có thể nhìn thấy bằng cách nhìn vào cấu trúc bên trong dưới kính hiển vi.Bao phủ noãn sào là một lớp tế bào được gọi là biểu mô mầm.Chính từ các tế bào trong lớp viền này mà các trứng hình thành, hàng ngàn trứng non, mỗi trứng trong một nang tròn (túi trứng) có thể được nhìn thấy thành cụm gần mép noãn sào.
Tuy nhiên, đáng chú ý nhiều hơn là các nang chứa đựng trứng trong các giai đoạn chín/trưỏng thành khác nhau. Khi các nang này lớn lên và sau khi các trứng của chúng đã phóng thích, chúng tạo racác chỗ lồi đặc biệt trên bề mật noãn sào. Trung tâm noãn sào đuọc chứa đầy mô sợi đàn hồi có nhiệm vụ chống đỡ cho lớp ngoài có chúa nang.
• SỰ PHÓNG NOÃN:
Dưói kính hiển vi, các nang trưỏng thành của noãn sào có thể nhìn thấy như những hình cầu nhỏ bé bao bọc một gò nhỏ của các tế bào. Trong trung tâm của gò là tế bào trứng truong các giai đoạn trưỏng thành sau cùng của nó. Khi nang chin` và trứng trưỏng thành, các tế bào ở rìa nang cho phép trứng rời đi. Điều này xảy ra như thế nào vẫn còn la một bí mật. Sau đó, trứng được các đầu lông hay vân mao của vòi Fallope đưa nhẹ vào lỗ mở của vòi.
Trong vai trò của cơ quan sản xuất trứng, các noãn sào còn có nhiệm vụ như các tuyến nội tiết. Các noãn sào hoạt động dưói sự kiểm soát của các tuyến yên ở đáy não. Tuyến yên trứoc hết tạo ra một hoócmon được gọi là FSH, hoócmon này đi vào dòng máu đến các noãn sào. FSH kích thích các nang và sự phát triển trứng, nhưng nó cũng tạo ra sự tiết hoócmon oestrogen. Dưói ảnh hưỏng của oetro-geen, lớp lót của tử cung trở nên dày để chuẩn bị tiếp nhận trứng thụ tinh. Oestrogen cũng kích thích sự tích lại của các protein của cơ thể và dẫn đến sự giữ lại chất dịch.
Sau khi một nang đã chín và vỡ ra, một hoócmon tuyến yên khác, hoócmon tạo hoàn thể(luteinizing hor-mone : LH) đi vào hoạt động và tạo ra sự phát triển của hoàng thể trong nang rỗng (nhiệm vụ của hoàng thể là thiết lập sự mang thai). Lần lựot, hoàng thể tạo ra và phóng thích hoócmon của riêng nó-progesterone. Nếu trứng không được thụ tinh trong vòng hai tuần thì hoàng thể co lại, việc sản xuất progest-erone được chấm dứt và lớp lót của tử cung bị tróc rụng như chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng. Bấy giờ sự sản xuất FSH lại bắt đầu và toàn bộ chu kỳ đượcc lặp lại. Tuy nhiên, nếu trứng vừa được thụ tinh, lúc đó hoàng thể tiếp tục hoạt động cho đến khi nhau thai được thiết lập và không có sự chảy máu.
Hành kinh
Sự phát triển noãn sào gần như đầy đủ vào lúc bào thai nữ đang ở tháng thứ 3 của sự sống trong dạ con và một vài thay đổi lớn sẽ xảy ra cho đến tuổi dậy thì. Vào lúc một bé gái được sinh ra noãn sào của bé, cả hai noãn sào có chứa từ 40.000 đến 300.000 nang nguyên thủy, mỗi nang chứa một trứng non. Tối đa chỉ khoảng 500 trứng trong số này sẽ được phóng thích và chắc là không nhiều hơn nữa.
Khi các noãn sào lần đầu bắt đầu tạo ra hoocmon oestrongen, chúng chưa có khả năng phóng thích, chúng chưa có khả năng phóng thích các trứng trưởng thành. Các oestrogen ban đầu này gây ra các thay đổi cơ thể ở tuổi dậy thì như sự phát triển của vú, lông mu, và sự mở rộng hông. Những thay đổi này bắt đầu tối thiểu là một năm trước khi cô gái thấy kinh lần đầu và là một dấu hiệu cho biết các oestrongen đã bắt đầu kích thích sự phóng thích các trứng trưởng thành.
• HÀNH KINH LẦN ĐẦU:
Sự bắt đầu chảy máu theo chu kỳ ( hành kinh) của tử cung được gọi là hành kinh lần đầu và nó chỉ là một giai đoạn của chu kỳ hành kinh bị ảnh hưởng bởi các hooc mon từ tuyến yên trong não và từ các noãn sào.
Khoảng 4 hoặc 5 năm trước khi hành kinh bắt đầu, cấu tạo dưới đồi ra lệnh cho tuyến yên tiết ra hoocmon tăng trưởng chịu trách nhiệm về sự tăng lên đột ngột về chiều cao của cô gái. thường sự gia tăng này đạt đến cao điểm khoảng 2 năm trước khi hành kinh lần đầu và chậm dần ngay trước kỳ hành kinh bắt đầu. Các hoócmon tuyến yên cũng thúc đẩy các tế bào trứng trong noãn sào tiết ra oestrogen, hoócmon sinh duc, chịu trách nhiệm chủ yếu làm cho vú to lên, kích thích mọc lông mu và tạo lên lớp lót tử cung.
Khoảng 1 năm trước khi thấy kinh lần đầu, các cô gái có thể để ý thấy một ít chất tiết âm đạo,. Điều này kèm theo sự thay đổi bên ngoài và bên trong cơ thể, chẳng hạn như cơ thể đã trưỏng thành về sinh dục. đồng thời, sự tăng và giảm các mức oestrogen và các hoócmon tuyến yên cũng bắt đầu hình thành một kiểu mẫu tác động lẫn nhau để giữ cho chu kỳ hành kinh hoạt động. Kỳ hành kinh đầu tiên khi mức độ oestrogen giảm xuống, để lại sự tích tụ lớp lót tử cung mà không không có sự chu cấp cần thiết của nó. Lớp này sau đó vỡ ra, máu và các tế bào rơi vào trong tử cung, đi qua cổ tử cung và thế là đi ra ngoài.
Mặc dù kỳ hành kinh đầu tienn cũng phải có mau chảy tưong tự như các chu kỳ kinh nguyệt xảy ra sau này nhưgn noãn sào chưa sản xuất bất kỳ trứng chín nào cả. Để cho noãn sào hoạt động đầy đủ và cho cô bé đến tuổi dậy thì, cũng phải mất vài tháng, thậm chí một năm, khi đó hệ sinh sản của cô bé đó mới được phát triển đầy đủ, tuy nhiên cô bé vẫn còn phải hoàn thiên về cơ thể và xúc cảm.
• CHU KỲ KINH NGUYỆT:
Thời gian từ một ngày thứ nhất của một kỳ hành kinh đến ngày thứ nhất của kỳ hành kinh kế tiếp được gọi là chu kỳ kinh nguyệt. Trong suốt chu kỳ này các cơ quan sinh sản trải qua một loạt những thay đổi có thể làm cho một trứng được phóng thích khỏi noãn sào và đi đến tử cung . Nếu trứng này được thụ tinh, nó sẽ được nuôi dưỡng bằng các chất tiết từ tế bào lót tử cung cho đến khi nó đi sâu vào trong lớp lót tử cung và được nuôi dưỡng từ nguồn cung cấp máu của ngưòi mẹ.
Nếu trứng không chịu thụ tinh, lớp lót tử cung bị tróc ra và theo dòng máu kinh nguyệt. Điều này cho phép một lớp lót mới phát triển, sắn sàng nuôi dưõng trứng tiếp theo.
Chu kỳ hoạt động phức tạp này được một trung tâm trong não kiểm soát, được gọi là cấu tạo dưới đồi, có nhiệm vụ như một đồng hồ kinh nguyệt. Đồng hồ điều khiển thông qua một tuyến nhỏ được gọi là tuyến yên trước, có vị trí ở đáy não. Tuyến này phóng thích vài hoócmon, hai trong số các hoócmon này đặc biệt quan trong đối với sự sinh sản. Một hoócmon kích thích sự tăng trưỏng và trưỏng thành của một số trứng nhỏ trong noãn sào, trong khi các hoócmon kia kích thích sự phóng thích các trứng đã chín này.
Các trứng mà trưỏng thành trong suốt một chu kỳ kinh nguyệt được bao bọc bởi các tế bào sinh ra hoócmon. Trứng,cùng với các tế bào này được gọi là nang Graaf. Hoócmon chính được nang này sản xuất là oestrogen. Trong suốt chu kỳ, sự sản xuất oestrogen tăng lên, có nhiệm vụ kích thích sự phát triển và hình thành các tuyến trong lớp lót tử cung, làm cho tinh trùng bơi vào tử cung dễ dàng hơn và như vậy gặp được trứng. Khoảng 15 ngày trước khi đến kỳ hành kinh kế tiêp, tuyến yên phóng thích một số lưọng lớn hoócmon luteinizing, hoócmon này kích thích sự phóng thích một trứng khỏi noãn sào khoảng 36 giờ sau đó. Sau đó trứng đi xuống vòi Fallope vào trong tử cung. sự thụ tinh thưòng xảy ra trong vòi Fallope.
Các tế bào trong noãn sào đã hình thành nang Graff lúc này trải qua những thay đổi, bao gồm việc hấp thụ chất béo. Bây giờ, chúng được xem như hoàng thể (thể vàng). Chúng vẫn sản xuất oestrogen, nhưng giờ đây còn sản xuất một hoócmon được gọi là progesterone. Progesterone có hai chức năng chính trong chu kỳ kinh nguyệt. Thứ nhất là biến đổi dịch nhầy ở cổ tử cung, làm cho nó dày hơn để cho tinh trùng dễ bơi vào tử cung, thứ hai là làm cho các tuyến lót lót tử cung tiết ra một chất dịch sẽ nuôi dưỡng trứng mới thụ tinh.
Nếu trứng không thụ tinh, thì hoàng thể sẽ thái hoá. Các mạch máu nhỏ trong khu vực bắt đầu co thắt lại để cho các tế bào lót tử cung không còn nhận được oxy và chết. Sau đó chúng bị tróc ra cùng với một ít máu khi hành kinh và chu kỳ cung hoàn thành. tất cả các hoócmon được phóng thích trong suốt chu kỳ có thể ảnh hưởng đến đồng hồ kinh nguyệt.
Đường thần kinh của hệ sinh dục
VÚ
Vú được bọc bởi da; mỗi vú có một núm vú được bao quanh bởi quầng vú. Quầng vú có màu từ hồng đến nâu sậm, không có lông, và có nhiều tuyến nhờn. Tuyến vú lớn hơn, nằm trong vú tiết sữa; có nhiều thùy, mỗi vú có từ 10-20 ống dẫn sữa dẫn sữa từ thùy đến núm vú, mỗi ống có lỗ thoát riêng.
Phần lớn vú là mô liên kết, mô mỡ và dây chằng - Cooper. Vú nằm trên cơ ngực lớn và thường kéo dài từ đôi xương sườn thứ 2 tới đôi xương sườn thứ 6. ¼ vú đi xéo lên đến cuối nách. Một lớp mỏng mô vú kéo dài từ xương đòn trên đến đôi xương sườn thứ 7 hoặc 8 phía dưới và từ giữa đến cơ lưng. Vú được nâng chủ yếu bởi dây chằng Cooper, cộng thêm sự nâng đỡ từ da bao vú, và điều này quyết định hình dạng của vú. Vú có thể bị xệ xuống một cách tự nhiên bởi tuổi tác, do dây chằng ngày càng dãn ra.
Động mạch nuôi vú được chia ra từ động mạch ngực, động mạch ngực trong, động mạch ngực trước, động mạch ngực sau. Tĩnh mạch của vú chủ yếu là tĩnh mạch nách, nhưng một số đổ vào tĩnh mạch ngực trong và tĩnh mạch ngực.
Vú được phân bố bởi nhánh thần kinh da trước và sau thứ 4 đến thứ 6 của thần kinh sườn. Núm vú được đỡ bởi lớp da mỏng.
Cả hai giới đều có một sự tập trung mạch máu và các đầu dây thần kinh trong núm vú.
Kích thước vú phụ nữ thường được diễn tả dưới dạng cỡ áo ngực. Theo kết quả thống kê của tổ chức "Size UK", cỡ áo ngực trung bình của người Anh đã tăng từ 34B trong thập niên 1950 đến cỡ 36C ngày nay, và cỡ trung bình của phụ nữ Mỹ là 34B trong năm 2005 do tổ chức U.S. Department of Health and Human Services. Phụ nữ có bộ ngực lớn bất thường thường bị đau lưng nếu mặc áo ngực không đúng kích cỡ, trong khi ở một số nước phương Tây người ta tin rằng bộ ngực nhỏ làm người phụ nữ kém hấp dẫn về giới tính. Một số phụ nữ lo lắng không đúng về bộ ngực của họ, và nhiều người không thích về kích cỡ bộ ngực của mình đã đi giải phẫu thẩm mỹ thu nhỏ vú hoặc nâng ngực. Tổ chức American Society for Aesthetic Plastic Surgery thống kê có 334.052 ca nâng ngực đã được thực hiện trong năm 2004. Một số phụ nữ đã làm phẫu thuật tái tạo vú sau khi được phẫu thuật cắt bỏ vú sau ung thư vú, một số khác do sự bất đối xứng về cơ thể, và vì phụ nữ thường cảm thấy nữ tính và cảm giác ở bộ ngực của họ.
Hai vú có kích cỡ không bằng nhau là chuyện bình thường, đặc biệt là khi vú đang phát triển trong thời kỳ dậy thì. Thống kê cho thấy số phụ nữ có vú trái lớn hơn nhiều hơn số người có vú phải lớn hơn một ít. Một số trường hợp hiếm gặp là một bên vú to hoặc nhỏ hơn bên kia rất nhiều, hoặc hoàn toàn không phát triển.
Những bất thường Ở nữ
- Dị tật của buồng trứng: buồng trứng lạc chỗ, thiếu buồng trứng, thừa buồng trứng, dính buồng trứng.
- Dị tật của vòi trứng: thiếu hoặc tịt vòi trứng, do ống cận trung thận không phát triển (thiếu vòi) hoặc chỉ phát triển một phần (tịt vòi), nếu dị tật xảy ra ở 2 bên sẽ dẫn đến vô sinh
- Dị tật của tử cung:
+ Tử cung hoàn toàn không phát triển, teo tử cung, tử cung và âm đạo không phát triển, teo tử cung kèm theo âm đạo không phát triển. Nguyên nhân do phát triển của ống cận trung thận đột ngột bị dừng lại trong tháng thứ 2 của quá trình phát triển phôi.
+ Tử cung kép, âm đạo kép: do đoạn dưới của ống cận trung thận không sát nhập với nhau một phần hoặc toàn phần để tạo ra ống tử cung- âm đạo. Hay gặp: đáy tử cung chia 2, tử cung 2 sừng.
- Dị tật âm đạo: + Tật không có âm đạo: bất sản âm đạo
+ Hẹp âm đạo: do thành âm đạo kém phát triển
+ Tịt âm đạo: do lá biểu mô âm đạo không bị xẻ ra để tạo thành ống âm đạo
- Dị tật của cơ quan sinh dục ngoài
+ Hẹp âm hộ: do 2 môi nhỏ sát nhập một phần với nhau
+ Màng trinh quá dày, màng trinh không thủng
+ Các đường niệu- sinh dục thông ra ngoài bằng một lỗ chung: do còn sót lại một đoạn của xoang niệu- sinh dục.
+ Trực tràng mở vào đường sinh dục, thường vào âm đạo.
( lược trích từ Seadrop blog )