CÁCH TÍNH TUỔI THỌ TRUNG BÌNH
Ngày : 23-10-2015 Lượt xem : 3993
Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh (còn gọi là triển vọng sống trung bình khi sinh hay tuổi thọ trung bình) phản ánh mức độ chết của dân số không bị tác động của cơ cấu dân số theo độ tuổi nhưng lại chịu ảnh hưởng bởi mức độ chết ở tất cả các độ tuổi, đặc biệt là tuổi sơ sinh và trẻ em. Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh được sử dụng để so sánh mức độ chết giữa các thời kỳ, giữa các vùng, các nước; dùng để phân tích và dự báo dân số dài hạn. Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh còn là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ phát triển của một quốc gia, một vùng hay một địa phương; là một thành tố để tính chỉ số phát triển con người (HDI).
Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh là chỉ tiêu thống kê chủ yếu của Bảng sống, biểu thị triển vọng một người mới sinh có thể sống được bao nhiêu năm nếu như mô hình chết hiện tại được tiếp tục duy trì. Công thức tính:
e0 = T0 l0 Trong đó:
e0
- Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh; T0
- Tổng số người năm của những người mới sinh trong Bảng sống sẽ tiếp tục sống được; l0
- Số người sống đến độ tuổi 0 của Bảng sống (tập hợp sinh ra sống ban đầu được quan sát). Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh là một trong những chỉ tiêu tổng hợp được tính từ Bảng sống. Bảng sống (hay còn gọi là Bảng chết) là một bảng thống kê bao gồm những chỉ tiêu biểu thị mức độ chết của dân số ở các độ tuổi khác nhau và khả năng sống của dân số khi chuyển từ độ tuổi này sang độ tuổi khác. Bảng sống cho biết từ một tập hợp sinh ban đầu (cùng một đoàn hệ), sẽ có bao nhiêu người sống được đến 1 tuổi, 2 tuổi, ...,100 tuổi,…; trong số đó có bao nhiêu người ở mỗi độ tuổi nhất định bị chết và không sống được đến độ tuổi sau; những người đã đạt được một độ tuổi nhất định sẽ có xác suất sống và xác suất chết như thế nào; tuổi thọ trung bình trong tương lai là bao nhiêu. Ba phương pháp cơ bản để lập bảng sống được trình bày tóm tắt như sau:
(1) Phương pháp lập bảng sống dựa trên số liệu về số người chết và phân bố dân số theo độ tuổi (tỷ suất chết đặc trưng theo độ tuổi
-ASDRx) Theo phương pháp này, việc lập bảng sống dựa trên hai loại số liệu:
(i) số người chết chia theo từng độ tuổi (hay nhóm tuổi) thu thập được trong một khoảng thời gian nhất định (ít nhất là 12 tháng), và (ii) dân số chia theo từng độ tuổi (hay nhóm tuổi) tại thời điểm có liên quan đến thời kỳ thu thập số người chết đó. Từ hai loại số liệu này có thể tính được tỷ suất chết đặc trưng theo từng độ tuổi (hay nhóm tuổi) và xác suất chết theo từng độ tuổi hoặc nhóm tuổi (qx).
- Tỷ suất chết đặc trưng theo độ tuổi (ASDRx) cho biết, bình quân cứ 1000 dân ở độ tuổi x sẽ có bao nhiêu người chết trong năm. Tỷ suất chết đặc trưng theo độ tuổi được tính theo công thức:
ASDRx = Dx / t.Px Trong đó:
ASDRx:
Tỷ suất chết đặc trưng theo độ tuổi (x); Dx :
Số người chết trong độ tuổi (x) trong khoảng thời gian t; Px :
Dân số trung bình của độ tuổi (x); t :
Khoảng thời gian tính theo năm.
- Từ tỷ suất chết đặc trưng theo từng độ tuổi (x), có thể tính được xác suất chết trong độ tuổi (x) theo công thức:
2 . mx qx = 2
+ mx Trong đó:
qx :
Xác suất chết trong độ tuổi (x); mx:
Tỷ suất chết đặc trưng theo độ tuổi (x) của bảng sống tương ứng với ASDRx trong thực tế.
- Từ tỷ suất chết đặc trưng theo nhóm tuổi (x, x
+n), có thể tính được xác suất chết trong nhóm tuổi (x, x
+n) theo công thức:
n . nmx nqx = 1
+ n . nax . nmx Trong đó:
nqx:
Xác suất chết trong nhóm tuổi (x, x
+n); nmx:
Tỷ suất chết đặc trưng theo nhóm tuổi (x, x
+n) của Bảng sống tương ứng với nASDRx trong thực tế; nax:
Số năm trung bình mà những người chết ở nhóm tuổi (x, x
+n) sống được trong nhóm tuổi đó; n:
Độ dài của nhóm tuổi (x, x
+n).
(2) Phương pháp hệ số sống giữa hai cuộc điều tra (sử dụng dân số chia theo độ tuổi của hai cuộc tổng điều tra dân số gần nhất) Nếu hai cuộc tổng điều tra được tiến hành cách nhau 10 năm, thì dân số ở độ tuổi 10 tuổi của cuộc TĐTDS sau sẽ chính là số người ở độ tuổi 0 tuổi của cuộc TĐTDS lần trước còn sống sót. Bởi vậy, từ số liệu của hai cuộc TĐTDS, người ta có thể xác định được xác suất sống (và sau đó là xác suất chết) theo độ tuổi và lập được bảng sống trong đó có tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh. Xác suất sống từ độ tuổi x đến độ tuổi x
+t được xác định theo công thức:
tpx = P1x
+t / P0x Trong đó:
tpx :
Xác suất sống từ độ tuổi x đến độ tuổi x
+t; P0x :
Dân số độ tuổi x của cuộc TĐTDS trước; P1x
+t:
Dân số độ tuổi x
+t của cuộc TĐTDS sau; t:
Khoảng thời gian giữa hai cuộc TĐTDS gần nhất tính theo năm. Từ xác xuất sống tpx, sử dụng Bảng sống mẫu có thể xác định được xác suất sống trong độ tuổi (x) và các chỉ tiêu còn lại của Bảng sống. (3) Phương pháp ước lượng gián tiếp qua số liệu về tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi (IMR) và Bảng sống mẫu Do giá trị của tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh phụ thuộc chủ yếu vào mức độ chết của trẻ em, nhất là tỷ suất chết của trẻ dưới 1 tuổi, nên khi biết tỷ suất chết của trẻ dưới 1 tuổi, người ta có thể lập Bảng sống và ước lượng tuổi thọ trung bình của dân số thông qua Bảng sống mẫu. Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi (IMR) được tính theo công thức:
IMR = D0/ B Trong đó:
D0:
Số trẻ em chết ở độ tuổi 0 tuổi trong năm; B:
Số trẻ em sinh trong năm.
3. Phân tổ chủ yếu
Giới tính.
4. Nguồn số liệu
- Tổng điều tra dân số và nhà ở tiến hành 10 năm/1lần; - Điều tra biến động dân số và KHHGĐ tiến hành hàng năm
5. Kỳ công bố
2 Năm (A)
6. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
Tổng cục Thống kê; Cục Thống kê