0913 840 746
Thứ tư, ngày 15 tháng 01 năm 2025
TÌM KIẾM
TIN MỚI Y HỌC
80% BỆNH NHÂN UNG THƯ VN ĐẾN BỆNH VIỆN Ở GIAI ĐOẠN CUỐI
Mỗi năm VN có 200 ngàn bệnh nhân ung thư mới, 70 ngàn người bệnh ung thư tử vong. Trong đó, đến 80% bệnh nhân ung thư ở VN đến bệnh viện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Việt Nam có 160.000 ca ung thư/năm: Vì sao ăn bẩn, độc
Mỗi năm Việt Nam có từ 130 nghìn đến 160 nghìn trường hợp mắc mới, trong đó có khoảng 85 nghìn đến 115 nghìn người tử vong do căn bệnh này.
Công bố danh sách “làng ung thư”
Theo dự án Điều tra, tìm kiếm nguồn nước hợp vệ sinh phục vụ cấp nước sinh hoạt cho một số làng ung thư của VN, các nguồn nước ăn uống, sinh hoạt tại 37 làng ung thư đều ô nhiễm nặng.
Triclosan trong kem đánh răng Colgate: vạch trần hàm lượng nguy hiểm sức khỏe
Từ sau khi Triclosan được nhiều nghiên cứu khoa học công bố là làm tăng nguy cơ ung thư, nhiều hãng sản xuất hóa mỹ phẩm đã loại bỏ nó trong thành phần sản phẩm. Chất này bị cấm ở nhiều nước Âu Mỹ. Tại Việt Nam, Triclosan cũng không còn được sử dụng trong các sản phẩm kem đánh răng, trừ Colgate. Đáp lại mối lo ngại của người tiêu dùng, Bộ Y tế cho biết Triclosan được phép sử dụng nếu hàm lượng không vượt ngưỡng 0,3%.
Cung cấp thuốc kém chất lượng, công ty dược của Mỹ bị rút giấy phép
Ngoài việc bị rút giấy phép hoạt động, Công ty Ronbinson Pharma, Inc (Mỹ) phải nộp phạt 80 triệu đồng vì sản xuất thuốc kém chất lượng, trong đó có nhiều lô glucosamine
HOANG MANG VỚI VỎ THUỐC-GELATINE
Gelatin có trong mô liên kết, xương, da của động vật và là sản phẩm được sản xuất từ da heo, da bò. Từ da heo, bò, collagen được thủy phân hóa một phần để biến thành gelatin. Như vậy để bào chế thuốc là viên nang phải có vỏ nang được chế tạo từ nguyên liệu là gelatin. Và gelatin dùng trong ngành dược sản xuất thuốc phải là gelatin dược dụng.
Kem đánh răng nào ở VN có chất gây ung thư triclosan?
Khảo sát của Kiến Thức về các sản phẩm kem đánh răng hiện nay: đều ghi rõ thành phần, không ghi hàm lượng. Câu hỏi đặt ra: chất triclosan gây ung thư chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

ĐƯỜNG DÂY NÓNG

0913 840 746

GĐ : NGUYỄN CÔNG KHUÔNG

[email protected]

TƯ VẤN TRAO ĐỔI

Phuongtd Thao

TƯ VẤN - HỖ TRỢ
THỐNG KÊ TRUY CẬP
17161
Đang online: 4
Truy cập hôm nay: 55
Truy cập hôm qua: 88
Truy cập trung bình: 17161
Tổng số truy cập: 17161
Your IP : 18.227.140.251
Y học Tuệ Tĩnh

TUỆ TĨNH, QUYỂN 1 - CÁC BỆNH TRÚNG

QUYỂN 1, CÁC BỆNH TRÚNG 
I. Trúng Phong.
Trúng phong là đầu các bệnh, biến hoá lạ thường và phát bệnh khác biệt, triệu chứng như thình lình ngã ngất, hôn mê bất tỉnh, miệng mắt méo lệch, sùi bọt mồm bọt miếng, bán thân bất toại, nói năng ú ớ, chân tay cứng đờ không co duỗi được, các chứng trạng như thế đều là trúng phong cả, khi gặp các chứng nguy nan này thì hãy kịp xem các phương sau đây mà chữa.
1.  Kinh trị trúng phong, bất tỉnh nhân sự, sùi bọt miếng, cấm khẩu, tay chân không cử động, uống thang thuốc này thời không thành phế tật.
Trắc bá diệp (bỏ cành) 1 nắm, Hành trắng cả rễ 1 nắm, giã nát, nấu với nước một thăng rượu ngon, sôi vài dạo thì uống. Không biết uống rượu thì sắc với nước cũng được. Một bản khác chép: Như không uống rượu được 1 lần thì có thể chia làm 4,5 lần mà uống.
2. Kinh trị trúng phong, cấm khẩu, không nói được, tâm phiền hoảng hốt, tay chân không cử động hoặc đau bụng, đầy hơi hoặc có lúc ngất đi rồi tỉnh lại.
- Đất lòng bếp 5 thăng, tán nhỏ quấy đều với 8 thăng nước, lắng lấy nước trong, cạy miệng người bệnh đổ dần dần vào tỉnh thì thôi.
- Đậu đen lớn hạt, nấu bỏ bã lấy nước, cô thành cao mà ngậm, dùng lâu mới công hiệu.
- Hoa kinh giới 2 đồng cân (đồng = đ/c). Tán nhỏ uống với rượu là khỏi ngay. thực là thuốc trị phong hay độc nhất.
- Hạt cải: 1 cáp. Tán bột sắc với 2 chén dấm, sắc còn một nửa đem bôi dưới góc hàm.
- Hạt cải củ, hạt bồ kết. Mỗi thứ 2 đồng, sắc với nước mà uống mửa được thì khỏi.
3. Kinh trị trúng phong, miệng câm sùi bọt miếng, tay chân không co duỗi được, bất tỉnh nhân sự.
- Nước vòi măng tre (trúc lịch) 2 đồng, nước cốt gừng (khương trấp) 1 đồng. Hoà đều mà uống khỏi ngay.
- Y phương trên, thêm vào một phần nước sắn dây tươi và một chén mật ong.
- Nam linh tán bột cho vào một ít long não, chế thuốc vào ngày mồng 5 tháng 5, khi dùng lấy ngón tay giữa chấm thuốc xát vào răng hai ba mươi lần, thì miệng tự nhiên mở.
- Bồ kết 10 quả, bỏ vỏ, bôi mỡ lợn nướng vàng, tán bột mỗi lần uống 1 đồng.
Người mạnh uống hai đồng, uống với rượu và nước sôi hoà lẫn, mữa ra phong đàm thì thôi uống.
- Dây bồ đài, Thạch xương bồ, lá ké đầu ngựa, Rễ chu biên, Dây lăng rừng. Các vị đều nhau làm 1 thang, thêm 3 lát gừng, sắc với nước, uống nóng
- Bã đậu bọc nhiều lớp giấy bản, ép cho  dầu thấm ra rồi cuốn giấy lại như điếu thuốc, đốt cháy lên lại thổi tắt đi, hun khói vào lỗ mũi, tức thì thấy chảy được nước dãi hoặc mửa ra máu độc thì sống.
- Bọ cạp (toàn yết) 1 con, dùng lá bạc hà gói lại đốt cháy rồi tán cả hai thành bột, uống 1 lần với nước sôi, nếu chưa đỡ thì làm lại cho uống một lần nữa (đã có kinh nghiệm).
- Quất hồng 5 lạng, thái nhỏ, sắc với 3 bát nước sông, còn một bát cho uống lúc còn nóng rồi uống thêm nước nóng để gây nôn. Đây là nghiệm phương của các đạo gia.
- Hạt cải củ, bồ kết 2 vị bằng nhau, tán nhỏ liều uống 2 đ/c với nước nóng, mửa ra đờm độc thì thôi.
4. Kinh trị trúng phong, lưỡi cứng không nói được, con người không trong ngoài phiền nhiệt.
- Gà mái đen 1 con, làm thịt bỏ lông, ruột rửa sạch, đổ vào 5 thăng rượu để nấu cạn còn 1 nửa, lấy nước đó chia làm 3 lần uống, còn thịt gà thì lấy hành tăm, gừng và gạo nấu cháo mà ăn, ăn xong đắp mình kín cho ra mồ hôi là đỡ.
5. Kinh trị trúng phong, khí nghịch, tay chân lạnh ngắt, mửa toàn nước trong, vật vả kêu la.
- Quế 1 lạng nước lã một thanh rưỡi sắc còn 1 nữa, chờ nguội cho uống.
6. Kinh trị trúng phong, tê lạnh, cấm khẩu bất tỉnh nhân sự.
Chất trắng trong cứt gà một vốc. Sao vàng chế vào 3 chung rượu, quấy đều chờ lắng trong bỏ bã, lấy nước cho uống.
7. Kinh trị trúng phong, trúng khí, sộc đờm bất tỉnh nhân sự, hàm răng cắn chặt, đổ thuốc không vào.
Bán hạ tán nhỏ dùng 1 ít thổi vào lỗ mũi cho nhảy mũi thì khỏi.
8, Kinh trị trúng phong, miệng mắt méo lệnh mửa ra đờm dãi, miệng nói ú ớ, chân tay xuôi rũ.
Cỏ hy thiêm, ngày 5 tháng 5 hoặc mồng 6 tháng 6 âm lịch, hái lá, rửa sạch, rưới rượu, cho vào chõ mà đồ, một thời gian lấy ra, chờ nguội lại lấy rượu rưới rồi đồ nữa, làm như vậy chín lần rồi đem phơi khô, tán nhỏ, luyện mật, làm viên bằng hạt Ngô đồng mỗi lần uống 100 viên, và lúc đói bụng với nước cơm rất hay.
9, Kinh trị trúng phóng méo miệng, cùng trị chứng phong 30 năm:
Lá thông tươi 1 cân, giã nát ngâm với rượu 2 ngày đêm hơ gần lửa 1 ngày đêm rồi đem ra dùng, lần đầu uống nửa thăng, dần dần tăng lên 1 thăng thấy đầu mặt ra mồ hôi là khỏi.
10. Kinh trị tất cả các chứng phong bán thân bất toại và miệng mắt méo lệch:
Kinh giới tươi 1 cân, Bạc hà tươi 1 cân. Cho vào cối đá giã nát, dùng vải lụa bọc vắt lấy nước cốt, bõ bã cho vào nồi đất cô thành cao, chia làm 3 phần, hai phần đem phơi khô tán nhỏ, còn một phần làm cao, nhồi lại viên bằng hạt Ngô Đồng.
Ngày uống 30 viên với nước chín, uống vào lúc sáng và tối sắp đi ngủ
Kiêng ăn đồ động phong.
- Bồ kết bỏ vỏ, đem tán nhỏ, Giấm lâu năm, hoà lại sền sệt như bùn, méo miệng bên trái thì bôi bên phải, khô thời bôi nữa, bôi đến lúc hết méo thì thôi.
- Hạt thầu dầu 36 hạt, dùng giấy bản gói lại nhiều lớp, ép cho ra hết dầu, Lươn vàng 1con , cắt đầu lấy máu nhào với thuốc trên, đem bôi ở khoé miệng góc hàm và lòng bàn tay, hễ lệch bên  này thì bôi bên kia.
- Dùng bán hạ sắc lấy nước đổ vào bình sành, thừa lúc đang nóng chườm lên lòng bàn tay. Lại dùng lá vông đem hơ nóng, đem áp vào chỗ méo, nguội thì hơ lại làm 1 lát thì khỏi.
- Ba đậu 7 hạt, bóc vỏ nghìên nhỏ, bôi vào lòng bàn tay, hễ méo bên  này thì bôi bên kia, lại lấy một bát nước nóng chườm lên chỗ bôi thuốc, chốc lát bệnh khỏi thời rửa đi.
- Nam tinh, tán bột hoà với nước cốt gừng mà bôi, cứ méo bên này thì bôi bên kia.
- Vôi mới nung, tán nhỏ sao, nhào với giấm như bùn mà thôi, méo bên này thì bôi bên kia.
- Con hai đuôi, 4,5 con, nghiền nát, đem xát 2 bên lỗ tai, hễ méo bên này thì xát bên kia.
- Lấy 2 phần Mủ duối , Hoà với  phần máu lươn vàng, trộn đều, trát lên  mảnh giấy mà dán, méo bên này thì dán bên kia, hết meó thì thôi.
- Quế tâm, nấu với rượu, lấy giẻ chấm mà xát, méo bên này thì xát bên kia thường dùng rất hay.
- Đậu đen xanh lòng 3 phân sao chín cho bốc khói lên, chế 5 phần rượu vào, ngâm vài ngày gọi là rượu Đậu lâm  mỗi lần uống 1thang, đắp mền cho ra mồ hôi vừa vừa hễ thấy da nhuận lại thì khỏi.
11. Truyền phương trị 36 chứng phong, 16 chứng tê chân tay không co duỗi được, hoặc xương mềm liệt.
-  Thạch xương bồ, ngâm với nước vo gạo, rửa sạch, kỵ đồ sắt, dùng chày gỗ giã nát, ngâm với rượu mà uống, hoặc chế làm viên uống cũng hay.
12.  Kinh trị chứng trúng phong, thình lình tay chân co rút không cựa được.
- Đậu đen xanh lòng 3 thang, cho vào chõ mà đồ, đổ giấm vào 2 thang, đang khi nóng, bưng đổ xuống đất rồi trải chiếu đậu lên cho bệnh nhân nằm, đắp mền áo nhiều lớp, chờ khi đậu nguội thì lấy bớt mền dần, nhưng phải cho 1 người thò tay vào mền để xoa nắn, kéo chỗ bị co rút, rồi lại đổ đậu như thế và cho uống thang Trúc lịch, làm như vậy 3 ngày là khỏi.
13. Kinh trị trúng phong, mình mẩy cứng đờ không thể co duỗi, da cấu không biết đau.
Vỏ cây hoè bỏ vỏ thô bên ngoài, lấy phần vàng trắng bên ngoài thái nhỏ, đổ vào 1 bát rượu và 2 bát nước, sắc còn một nữa cho uống dần dần, hết thì làm thêm khỏi mới thôi.
Lá đào 1 bó, đào sẵn một cái hố, chất củi đốt đỏ lên, rưới nước vào cho nguội, lót lá đào xuống cho bệnh nhân nằm, để gáy vào chỗ lên hơi, chờ ra mồ hôi thì thôi.
Vỏ cây quít thái mỏng 1 thăng, rượu 2 thăng. Ngâm 1 đêm, mỗi lần uống một chén, uống đến khỏi bệnh thì thôi.
13b. Kinh trị trúng trung, mình mẩy cứng đờ, không thể co duỗi, da cấu không biết đau.
Muối 1đấu, nấu nước tắm 3,4 lần sẽ khỏi.
14.  Kinh trị tất cả các chứng phong, tê liệt tay chân,nhức cả đầu, hay nhức 1 phía, miệng mắt méo lệch và các bệnh phong khác:
-  Bèo ván tía lấy ngày rằm tháng bảy, phơi khô, tán nhỏ, luyện mật bằng viên đạn, mỗi lần uống 1 viên với nước đậu đen ngâm rượu.
- Bạch hổ tán vôi lâu năm gỡ bỏ đất bẩn, nghiền nhỏ, đổ nước vào lắng trong, chắt bỏ nước lấy vôi, mỗi lần dùng lấy 3 đồng cân sắc với 1 chén nước cạn còn 7 phân cho uống rất hay.
- Lá cành cây liễu nữa cân giã nát, kinh giới nữa cân cho vào nồi đất đổ vào nồi đất 5 bát nước, nấu còn 2 bát, lọc bỏ bã rồi đổ vào 1 chén mật ong, 1 bát nước măng tre đổ chung vào 1 cái hũ, bịt kín miệng để vào nồi lọ mà chưng cách thuỷ.
Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 1chén công hiệu
15.  Trị chứng phong, cong mình uốn ván.
 Nam tinh, bán hạ, 2 vị đều nhau tán nhỏ, mỗi lần uống 1 đồng, uống với nước măng tre và cốt gừng.
16. Kinh trị chứng phong, gân cốt không cử động được vì tê lạnh các khớp xương đau, tay chân co quắp, hòn dái rất đau, nửa mình tê dệt, da tê dại.
-  Lấy nhiều đất chuột đùn đem về phơi khô sao nóng, đổ vào vuông lụa đùm lại đem chườm vào chổ đau, nguội thì thay cái khác, làm mãi sẽ khỏi, rất công hiệu.
- Phân tằm 2 đấu, đem đồ cho nóng, dùng lụa trắng gói làm 2 đùm, đem chườm vào chỗ đau, nguội thì thay cái khác, vài 3 lần thì kiến hiệu.
- Ke đầu ngựa dùng cành và lá, rữa sạch giã  nát bỏ vào nồi đất, đổ nước nấu thành nước đặc, lọc bỏ bả cho sang qua nồi đất nhỏ lửa cô thành cao mỗi lần uống 1 muỗng canh với rượu hay nước đậu.
Kiêng ăn thịt heo, gà.
17.Kinh phong lao trúng độc, đau buốt hoặc phong nhập vào bụng dưới, đau lưng
 Đào nhân 1 vốc bỏ vỏ, sao đen, giã nát như bùn, rượu 1 bát hoà đều mà uống, ra mồ hôi thì thôi, 3 ngày thì khỏi.
18. Kinh trị chứng phong, cùng trúng phong cấm khẩu.
- Bạch cương tàm 7 con, cấu bỏ đầu và chân, sao vàng dùng miếng nhục quế ngâm với rượu uống đến khỏi thì thôi.
- Quế 1 miếng, để vào dưới lưỡi ngậm nuốt rất hay.
- Quế 3 đồng, tán nhỏ sắc với 2 chén nước còn 1 nửa thì uống cho ra mồ hôi là được.
19.  Truyền trị chứng kê trảo phong, miệng lập cập tay run không cầm nắm gì được
-  Ngũ gia bì 5 phần, ngưu tất 4 phần, Thạch hộc 4 phần Nhục quế, Can khương nửa phần. Nước 1 bát, trước dùng đồng tiền cổ đã ngâm sẵn trong dầu  mè, mỗi lần dùng thì lấy 1 đồng tiền bỏ vào thuốc sắc chung, uống ấm bất kỳ lúc nào.
20. Trị trúng phong, phong tê, thấp tê, tê dại, tay chân tê liệt hoặc co quắp đau nhức, uống phương này bệnh 1 năm uống 1 tháng, bệnh 1 tháng uống 5 ngày là cử động được rất công hiệu
 Rễ cây kim anh, tuỳ bệnh nhân nặng hay nhẹ mà dùng nhiều hay ít, đem rửa sạch sao vàng bỏ lớp vỏ đen, thái ngỏ ngâm rượu ngon cho ra nước đặc, mỗi ngày thường uống, bất kể giờ giấc nhiều ít.
 
II. THƯƠNG HÀN
 
Thương hàn là một bệnh nặng có             quan hệ đến sự sống chết của bệnh nhân nên lúc phát bệnh không thể không xét kỹ.
- Thái dương chứng thì phát sốt ớn lạnh, lưng gáy cứng đau.
-  Dương minh chứng thì nóng, mắt đau mũi khô.
- Thiếu dương chứng thì đau ngực, đau sườn ù tai, miệng đắng, nóng rét qua lại mà oẹ mửa.
- Thái âm chứng thì đau, họng khô, chân tay ấm, hoặc đại tiện lỏng không khát nước. Hoặc bụng đầy mà lúc đau lúc không.
-Quyết tâm chứng thì phiềm muộn, bìu dái thụt.
- Thiếu âm chứng thì đòi mặc thêm áo, nằm co ớn lạnh, hoặc lưỡi khô, miệng ráo.
- Bệnh chính dương minh thì sốt từng cơn, tự ra mồ hôi, nói nhảm khát nước không sợ lạnh mà sợ nóng, tung bỏ mền áo, khoa tay múa chân, hoặc phát chứng hoàng ban, phát cuồng 5,6 ngày không đi đồng được, bệnh trạng như vậy tuỳ từng kinh mà chữa. tuỳ từng chứng mà ứng biến mà câu lệ chấp nhất.
- Có người hỏi: “ Bệnh thương hàn do đâu  mà ra” Trả lời rằng: “ Mùa đông khí trời giá rét nước đóng thành băng, nước đông thành ván khí hậu khắc nghiệt người nào thân thể yếu mà cảm phải sinh bệnh. Đó là chứng thương hàn”.
Nếu không phát bệnh ngày, nhưng hàn tà xâm nhập bì phu, ẩn phục ở vinh vệ, đến mùa xuân ấm áp mà phát bệnh thì gọi là “ôn” đến mùa hè mới phát thì gọi là bệnh “nhiệt” cho nên thương hàn tuy chỉ là 1 bệnh nhưng biến thành nhiều chứng trạng. Sách nội kinh bàn về bệnh này rất nhiều không kể hết được, nay chỉ lược chép các phương để tuỳ bệnh mà chữa.
1.Trị thương hàn và thời khí, mình nóng ớn lạnh, đau đầu nghẹt mũi. Lúc mới cảm nên phát tán bằng phương pháp này
-Hương tô ẩm:
Hương phụ mễ 3 đồng, Tía tô 2 đồng, Trần bí đồng. Cam thảo 5 phần, Gừng sống 3 lát, Hành tăm 2 nhánh. Nước 1 bát Sắc sôi vài dạo cho uống còn nóng.
Cách gia giảm:
Đâu đầu gia Thạch cao 1 đồng, đau ở huyệt thái dương gia Kinh giới tuệ 1 đồng, Thạch cao 1 đồng, thương Phong thở dốc lồng ngực tức đầy gia Chỉ xác sao 1 đồng, Tang bạch bì 2 đồng.
Lạch bao tử không ăn uống được gia Thanh bì 1 đồng, chỉ xác bỏ ruột 1 đồng,
Cảm phong lên cơn sốt, rét run lập cập, gia quế chi 1 đồng.
Đổ mồ hôi cũng gia quế chi 1 đồng
Thương phong đau lưng không thể cúi ngửa gia Đào nhân (bỏ vỏ và 2 đầu nhọn) 1 đồng, Quan quế bỏ vỏ 1 đồng.
Thương thực phát sốt mắt mờ, vàng da, gia nhân trần 1 đồng
Đàn bà sắp có kinh bị cảm, nóng lạnh, gia Tô mộc 1 đồng, Hồng hoa 1 đồng sắc uống.
2. Kinh trị bệnh thương hàn mới phát, không cần biết âm dương gì cả.
Bồ kết to 1 quả. Đốt cháy tán nhỏ, hoà với nước cho uống, rất hay.
3. Kinh trị thương hàn, nhức đầu nóng dữ dội trong ngực buồn bực khó chịu, 4,5 ngày chưa khỏi.
Ô mai 14 quả, muối 1 nhúm, nước 1 bát, sắc còn nửa, uống ấm để gây nôn, sau khi nôn rồi tránh gió thì sẽ khỏi.
4. Kinh trị mấy thứ thương hàn mà thầy thuốc dỏm không thể phân biệt được và kiêm trị được các bệnh thời khí lúc mới phát nhức đầu và nóng ở mặt.
Cát căn 4 lạng, Đậu sị 1 vốc, Nước 2 thăng còn 1 nửa, uống nóng, đắp mền áo cho ra mồ hôi, hoặc cho uống với nước gừng càng tốt.
5. Kinh trị chứng thương hàn mới phát.
Cho uống nước nóng, rồi móc cổ cho nôn mữa thì đỡ.
6.Kinh trị thương hàn phát sốt 2,3 ngày:
Cát căn 1lạng, Đậu sị 1 vốc, Đồng tiền 1 đấu, Sắc còn nửa đấu, chia cho uống 3lần, nấu cháo giải cảm cho ăn để ra  mồ hôi là khỏi.
7.Truyền phương trị thương hàn và trị chứng 4 mùa phát sốt, nhức đầu đau xương sống, ớn lạnh, đổ mồ hơi, ngực đầy hơi, nôn mửa,..
 Trần bì 10 phần Cát căn 10 phần Hương nhu mé 7 phần, tía tô 5 phần, Thanh bì 5 phần, gừng sống 3 lát, hành tăm 1 tép, Sắc uống với nước khi đang còn nóng cho đổ  mồ hôi thì khỏi.
Nhân trần 10 phần, Dây lăng rừng 10 phần Dây bồ đòi 10 phần, cát căn 10 phần Tang bạch bi 3 phần, rễ Tranh 3 phần, gừng sống 3 phần, sắc với nước mà uống thì khỏi.
8. Kinh trị mấy loại thương hàn lúc mới phát vài ngày, chưa phân biệt là gì, và trị thương hàn đầu đau muốn vở.
Hành trắng cả rễ 4 lạng, Gừng sống 1lạng sắc với nước cho uống nóng ra mồ hôi là khỏi.
9. Truyên phương trị thương hàn cùng 4 mùa nóng mình, nôn oẹ, các chứng: Gạo nếp sao vàng 1 vốc, Gừng sống thái nhỏ 1 củ, Nước 1 bát nấu thành cháo ăn nóng rất hay.
10. Kinh trị thương hàn về mùa đông mồ hôi không ra được, uống thuốc giải biểu mà mồ hôi vẫn không ra:
Lá tía tô nấu nước sôi đổ vào 1 cái chậu lấy mền trùm 2 đầu gối và 2 bàn chân rồi xông và giầm, công hiệu không thể nói.
Dùng Gừng sống giã nhừ, lấy vải bọc lại đem xát khắp mình cho ra mồ hôi.
Gừng và hành, mỗi thứ 1  nữa thăng nấu với 1 hộc nước, đổ vào 1 chậu lớn, lấy 1 thanh gỗ, gác qua miệng chậu, nằm ngửa mà xông, trên thì đắp mền kín chỉ chừa chỗ mũi để thở ra được mồ hôi là khỏi bệnh.
Gừng và Hành cả rễ, Đậu sị mỗi thứ đều nhau, giã nhỏ, nặn thành bánh đặt lên rốn, lấy lụa buộc chặt cho ra mồ hôi thì thôi.
Gừng sống 1 củ, hạt Đào cả vỏ, giã nát 7 hạt. Hành cả rễ 7 nhánh. Lá chè tươi 1 nắm, sắc cho uống khi còn nóng đắp mền kín cho ra mồ hôi là khỏi.
Hạt cải giã nhỏ đặt lên rốn, lấy đồ nóng chườm ngoài áo cho ra mồ hôi cũng hay.
11. Kinh trị thương hàn đã uống thuốc phát tán và thuốc hạ mà nóng cũng không hết.
Dành dành 14 quả, can khương 1 lạng. Nước 3 bát, sắc còn 1 nữa, uống 2,3 lần cho nôn thì thôi.
12.  Truyền phương trị thương hàn nóng quá phát cuồng.
- Đất lòng bếp 1 cục giã nhỏ, hoà với nước uống 3,4 lần là khỏi.
- Lòng trắng trưng1 gà 1 cái. Mật ong 1 chén, phác tiêu 3 đồng, nước lạnh 1 chén hoà đều mà uống hoặc chỉ dùng 1 quả trứng gà đậpvỡ hút sống cũng khỏi.
- Long đảm thảo tán nhỏ cho vào 1 cái Lòng trắng trứng gà, hoà với mật và nước, mỗi lần uống 2 đồng cân rất hay.
- Cứt trùn hoà vào nước lạnh uống sẽ khỏi.
13.  Kinh trị thương hàn nóng quá phát cuồng chạy bậy 5-7 ngày chưa hết.
-  Cây chuối con 1 khúc. Chẻ ra bỏ ruột, nhét vào 15 con trùn rồi bó lại nướng chín vắt lấy nước cho uống là khỏi.
- Giun đất lớn vài chục con. Đồng tiện 1 bát nấu sôi  mà uống, hoặc dùng sống giã nát, cho đồng tiện vào vắt lấy nước cốt mà uống
14.  Kinh trị thương hàn dương độc, nóng quá cuồng loạn, lưỡi co khô đau, thở ra lỗ mũi như bốc khói.
Vải xanh (ruột chàm) 1 thước, ngâm nước lạnh, xấp lại 2,3 lần đem ấp trên ngực cho phổi được mát mẻ, nóng sẽ tự lui.
15. Một kinh phương trị thương hàn dương độc, uống thuốc thông hạ rồi mà hông ngực căng tức, đau nhói hoặc phát điên cuồng:
Trùn khoang cổ 4 con, nước gừng 1 thìa, mật ong 1 muỗng, nước bạc hà 1 muỗng, phiến não nữa phân.
Nghiền đều cho uống dần, uống hết giây lát thấy dễ chịu, xoa vùng tim cho ngủ đổ mồ hôi là khỏi, nếu chưa khỏi làm lại mà uống.
16. Một phương kinh trị thương hàn phiền nóng, ngực đầy tức, buồn bực ảo não, không đủ hoặc lưỡi trắng, nếu ra mồ hôi hay hạ thì sợ khí sẽ hư, nên dùng phương  này để chữa.
Dành dành bỏ vỏ 14 quả, đậu si 4 vốc, nước 4 bát, trước nấu quả dành dành đến khi còn lại 2 bát nước thì cho đậu sị vào, nấu còn 1 bát cho uống nóng, mữa ra thì khỏi, hoặc nôn oẹ thì gia trần bì 2 đồng, gừng sống 1 đồng.
17. Kinh trị dương độc, kết tụ ở ngực ấn vào thì rất đau, hoặc thông rồi lại kết tụ thở gấp, phát cuồng, hoảng, phiền loạn
Giun đất 4 con, rửa sạch nghiền nát như cháo và cho vào nước gừng sống 1 ít, mật ong 1 muỗng, nước bạc hà giã sống vắt chút ít, hoà với nước mới múc mà uống.  Giây lát ra mồ hôi thì khỏi, nếu chưa khỏi thì làm nữa cho uống.
18. Kinh trị thương hàn tức ngực, tim đau, bụng đau cứng.
Hạt bìm bìm, giã nhỏ, rây lấy bột lớp đầu 1 đồng cân, nấu nước đường cát trắng mà uống, đi đại tiện 1 chút ít là khỏi.
19.Kinh trị thương hàn thuộc về âm độc nguy cấp
Đậu đen sao thơm , chế rượu vào, cho uống còn nóng, nếu uống và mà mữa ra thì lại cho uống nữa, mồ hôi ra được thì thôi.
20. Kinh trị chứng thương hàn khỏi rồi mà đau hông ngực  
Chỉ thực sao với bột mì, mỗi lần uống 2 đồng cân, uống sau bữa ăn với nước cơm, rất hay.
21. Kinh trị thương hàn thuộc âm bệnh, vì hạ sớm quá, thành chứng tích đầy đè tay vào bụng thì mềm mà không đau:
Tân lang ( hạt cau) chỉ thực, 2 vị đều nhau tán nhỏ, liều dùng 2-3 đồng cân sác rễ cỏ seo gà lấy nước mà uống, rất hay, hoặc uống với nước chín cũng được.
22. Kinh trị chứng lạnh ngực đầukhông đau, gáy không cứng, tức cứng trong ngực khi xung lên cổ họng, thở không được.
 Cuống dưa dá 2 đồng vị rưỡi sao vàng. đậu đỏ 2.5 đồng, tán nhỏ mỗi ngày uống 1 đồng cân, dùng đậu sị 1 vốc, nước 7 chung, nấu nhừ lọc bỏ lấy nước hoà với nước trên đây uống thêm dần dần, mữa được thời thôi không nên uống nhiều.
23. Kinh trị thương hàn, ảo não phiền loạn chưa uống thuốc phát hãn hạ mà không ngủ được là chứng thực phiền.
Cuống dưa dá tán nhỏ như trên
24.Kinh trị thương hàn thở dốc không thôi
Tía tô 1 nắm, nước 3 thăng sắc còn 1 thăng, uống dần dần rất hay
25.Truyền trị thương hàn khi nghịch, phát nấc ngày đêm không khỏi.
Tất trứng gà, riềng ấm 2 vị đều  nhau tán  nhỏ mỗi lần uống 1 đồng cân, nấu nước sôi 10 dạo, chế vào chút ít dấm, uống ấm thì khỏi.
26.    Kinh trị thương hàn, ợ nấc:
Chỉ xác sao qua 5 đồng, Mộc hướng đồng tán nhỏ, mỗi lần uống 1 đồng cân uống với nước sôi chưa khỏi lại uống nữa
27. Kinh trị thương hàn, nấc, tay chân quyết lạnh:
      Trần bì 3 đồng, sinh khương thái mỏng 6 đồng. Sắc với nước uống nóng thời khỏi,
- Theo như phương trên, gia 1 nắm tinh tre (trúc nhự)
28. Truyền trị thương hàn thuộc âm chứng măn giường sờ áo
Lấy 1 nắm bùn chỗ ruộng sâu hoà với nước cho uống.
29. Truyền trị thương hàn, 4 mùa cảm mạo nhức đầu nôn mửa, ăn uống không vào.
- Rễ lau, tinh tre, gừng sống mỗi thứ 1 lạng, gạo tẻ 3 vốc sắc uống.
30. Truyền trị thương hàn, đau đầu, xương sống cứng đờ
Hà thủ ô, Thạch xương bồ, Tang bạch bì đều kiêng sai, Thạch cao. Các vị đều nhau, xé tước nhỏ, sắc uống còn nóng. Phương khác gia thêm cát căn.
31. Truyền trị thương hàn, miệng câm mắt nhắm:
Lá xương sông, lá hẹ giã nhỏ với nhau, hoà nước bỏ bả cho uống.
32. Kinh trị thương hàn lưỡi thè dài ra, không rút lại được.
Ba đậu 1 hạt: gói vài lớp giấy, cán cho hết dầu, thành bột, đùm giấy lại nhét vào lỗ mũi, thời lưỡi tự nhiên rút vào.
33.Kinh trị thương hàn, đi đại tiện ra phân như thịt nát, Xích bạch đái bụng đau vì uất và trị các chứng nóng:
Đậu sỉ nửa vốc, rễ hẹ 1 vốc, dành dành 7 quả, nước 2 bát, trước sắc dành dành cho sôi 10 dạo rồi cho rễ hẹ vào, nấu sôi 5,6 dạo nữa lại cho đậu sị vào nấu cho cạn còn phần nữa, uống nóng.
34. Kinh trị thương hàn nội thương, phiền muộn hoặc sau khi khỏi bệnh vì làm việc quá nhọc mà trở lại.
Rễ cây lau rữa sạch giã nát, sắc lấy nước cho uống.
35. Truyền vị vì mới ăn xong, đi làm việc mệt bệnh trở lại.
-  Vỏ trứng gà (thứ đã nở con rồi) đốt cháy, tán nhỏ, uống với nước nóng, mỗi lần 1 đồng cân, ra mồ hôi thì khỏi.
- Hạt vông vang, 2 thang, giã nát Hạt Kê, 1 thăng, nấu cháo cho ăn ra mồ hôi thì khỏi.
36.Kinh trị thương hàn do nhiệt độc công vào chân tay sưng nhức như muốn rã rời.
- Nước đái dê, 1 thăng, Đậu sị 1 vốc giã nát với 1 dúm muối mà đắp khô thì thay cái khác hoặc lấy phân dê nấu  nước mà ngâm, ngâm đến lúc khỏi thì thôi.
- Thịt bò để sống, lâý 1 miếng áp vào chổ sưng nhức thì hết ngay.
- Cứt ngựa quấy với nước mà phét vào cũng khỏi.
37. Kinh trị thương hàn, sinh vàng da.
- Tóc rối đốt tồn tính, tán nhỏ, mỗi lần lấy 1 đồng tiền xúc, uống với nước đã nấu chín mỗi ngày uống 3 lần sẽ khỏi.
38.  Kinh trị thương hàn phát ban đỏ.
- Thanh đại 2 đồng, nghiền nhỏ quấy với nước cho uống.
39. Kinh trị thương hàn phát bán:
- Nước mật heo 3 vốc, giấm thanh 3 chén nhỏ, Trứng gà 1 quả, trộn đều nấu sôi 3 dạo cho uống để ra mồ hôi, người yếu thì chia làm 2,3 lần uống.
- Thiên khai hoàn: Bìa thuốc rất hay của nước nam ta, chữa phong, hàn, thử, thấp sơn lam chướng khí, trúng độc.
Trùn khoang cổ 100 con, cua đồng 100 con, Bọ hung 15 con, kim tinh, ngân tinh, tán nhỏ, lọc qua nước, mỗi thứ 1 lạng. Thạch cao nung đỏ, tán nhỏ lọc qua nước 1lạng, Thường sơn (ngâm rượu 1 đêm dọc bỏ ngân lá) 1 lạng. Dây bồ dài 1 lạng, dây lẳng rừng 1 lạng, Rêu đất 5 đồng, xác ve sầu ( bỏ đầu chân) 5 đồng, xạ hương 1 đồng.
- Cách chế: Dùng 1 quả bí đao cạo bỏ vỏ xanh, moi bỏ hết ruột dồn hết các vị Trùn, cua, rêu đất, đồ chín phơi khơ tán nhỏ với các vị kia luyện hồ làm bằng viên đạn. Thanh đại làm áo liều dùng 1 viên, bệnh nặng uống 2 viên  trẻ con uống nửa viên với nước chín.
Theo phương trên mà thêm bình lang, thảo quả mỗi thứ 1 lạng, xuyên sơn giáp, nước 5 đồng cân.
Tuỳ chứng mà dùng thang như sau:
- Trúng phong, miệng câm, rụt lưỡi, dùng 1 nắm ké đầu ngựa, nấu lấy nước pha với đồng tiện  mà uống với thuốc.
- Trị sơn lam chướng khi phát sốt hôn mê dùng Tinh tre 1 nắm, Gừng 5 lát sắc lấy nước mà uống với thuốc
- Trị bất phục thuỳ bổ (chổi nước), nóng lạnh sưng bụng, dùng gừng tươi 7 lát, Hành tăm 3 tép sắc với nước uống với  thuốc
- Trị sốt rét mà lạnh nhiều, dùng 5 lát gừng, nấu nước hoà với 1 chén rượu mà uống.
- Sốt rét nóng nhiều, dùng rễ chỉ thiên 1 nắm, nấu nước uống với thuốc.
- Bốn mùa nhức đầu, đau mình dùng 7 lá táo, 5 tép hành bóc trắng, nấu lấy nước mà uống với thuốc.
- Ăn không ngon dùng sa nhân 10 quả, sắc với nước mà uống với thuốc.
- Nếu ỉa chảy thì lấy nước cơm uống thuốc.
- Nếu bị kiết lỵ đau quặn, mót rặn mà đại tiện không được, dùng gừng tươi 7 lát, sắc lấy nước mà uống với thuốc.
- Đau bụng đau dạ, dùng muối 1 vốc, sắc lấy nước cho uống với thuốc.
 
III TRÚNG HÀN
 
Trúng hàn phần nhiều là do người hư yếu, lúc đi ngoài đường cảm phải khí lạnh, bất tỉnh nhân sự, cấm khẩu, tắc tiếng, chân tay cứng đờ, co quắp đau đớn.
1. Một cách chữa
- Đậu đen sao cháy, đang lúc nóng, chế rượu vào mà uống rồi trùm mền cho ra mồ hôi là khỏi.
- Hành củ, giã nát, sao nóng, lấy vải đùm lại đem chườm lên rốn, nguội thì đổi cái khác, hay lắm.
- Mắt thông thái mỏng nắm,  sao cháy chế rượu vào mà uống rất hay.
- Lưu hoàng, để trong nồi đất đun cho chảy ra, đổ ập vào bát nước giếng tán nhỏ, viên với nước cơm bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 20 viên với rượu công hiệu rất  nhanh.
2.Kinh trị trúng hàn đi tiêu tháo dạ.
Can khương sao, tán nhỏ, mỗi lần uống 1,2 đồng cân, trộn với nước nấu cháo mà uống thì khỏi.
3. Kinh trị mùa đông rét quá, khí hàn nhiễm vào tim, vào bụng, phát đau dữ dội lan ra sườn, đau nhói muốn chết.
Ngải cứu khô 1 nắm lớn bằng trứng gà, Lá ngải tươi, quế, 3 đồng cân, Giấm thanh nữa chén, Rượu 1 chén, gừng sống 3lát. Sắc chung còn 1 nữa mà uống, đắp mền cho ra mồ hôi, yên ngay.
IV – TRÚNG THỬ.
CẢM NẮNG
Mùa hè thời tiết nóng nực, khí trời nung nấu, nên ở chỗ mát mẽ, không nên xông pha chỗ nóng nực. Nội kinh nói “ Tam phục, tức là nói trong 3 tiết thiếu thử, đại thử, và xử thử, trời nắng chang chang, lỗ chân lông người thưa hở, chân khí không liễm, người thích ứng với thời tiết thì không bệnh, không thích ứng thì sinh bệnh.
Lúc phát bệnh thời nhức đầu, mê man, mình nóng, mạch nhỏ họng khô, miệng ráo, hoặc ỉa, hoặc mữa, hoặc tay chân co giật, mồ hôi ra không ngừng, hông ngực đầy tức đái không được, hoặc phiền loạn khát nước, dùng các phương sau mà chữa.
  1. Kinh trị trúng thư, trước cảm vào tâm kinh, ngã nhào bất tỉnh nhân sự.
Không nênuống nước lạnh, không cho nằm dưới đất ướt, cho uống nước nóng hoặc nước trái đẻ con rồi lấy vải xanh nhúng nước mà đắp vào rốn cho ấm, tỉnh lại rồi mới cho uống nước.
2. Kinh trị người đang đi đường cảm nắng bổng ngã nhào xuống.
Diù nạn nhân vào nơi mát, lấy đất nóng giữa đường đắp xung quang rốn thành như cái chậu, kêu mọi người xúm đái vào, hồi lâu ấm được là tỉnh ngay.
3 Kinh trị các bệnh thương thử:
Do trong lúc mùa hè nằm chổ ấm ướt hoặc hóng gió mát, hoặc ăn đồ sống quá nhiều, chân khí và tà khí kích bác nhau sinh ra nôn mữa, phát sốt, đau đầu, đau mình hoặc đau bụng, đau tim chuyển gân co giật hoặc tứ chi lạnh ngắt hoặc phiền muộn muốn chết.
Hương nhu 2 lạng, Hậu phát (sao gừng) 1 lạng, Bạch bíên đậu (sao) 1 lạng tán nhỏ, mỗi lần uống 5 đồng cân. Nước 2 chén , rượu nữa chén sắc còn 1 chén đem ngâm vào nước lạnh cho nguội, uống 2 lần, hiệu nghiệm tức thì.
Nếu oẹ mữa thì gia Hoắc hương, trần bì, sinh khương.
Nếu nóng quá, khát nước, phiền nhiệt, thì Gia mạch môn, lá tre, rễ tranh, cỏ bấc. Nếu đau bụng thì Gia chi tử. Đây là thang thuốc hồi sinh rất công hiệu.
4. Kinh trị trúng thử, nóng dữ.
Rêu xanh trên mặt đất, 2,3 đồng cân, tán nhỏ, hoà với nước mới múc, cho uống thời khỏi.
5. Kinh trị trúng nắng độc ngất
Mè đen 1 thăng, sao gần đen chờ nguội tán nhỏ, uống với nước mới lấy 3 đồng cân  rất hay.
Tỏi to củ 1 vốc, đất nóng giữa đường 1 vốc, giã nhừ, hoà với 1 chén nước mới múc cho uống,
Nếu cấm khẩu thì cạy răng mà đổ lại lấy đất nóng giữa đường đắp xung quanh rốn cho đái vào làm cho khí ấm thấu tới bụng, giây lát tỉnh ngay.
6. Kinh trị thái dương trúng thử, mình nóng đầu lạnh, đó là mùa hè nóng quá, uống nhiều nước lạnh, nước chảy vào da mà sinh ra.
Cuống dưa bỏ sao vàng, đậu đỏ mỗi thứ 2 đồng cân rưỡi, tán nhỏ, mỗi lần dùng 1 đồng cân. Dùng đậu sị 1 vốc, nước 1 chung, nấu nhừ lọc bỏ bã, hoà thuốc vào uống ấm, dần dần uống thêm 1ít, mữa được nhiều thì khỏi.
7. Kinh trị trúng thử, bất tỉnh gần chết.
- Bồ kết, (đốt tồn tính) cam thảo (sao qua). Hai vị đều nhau tán nhỏ, mỗi lần uống 1 đồng cân với nước sôi hế ngay.
- Nước mới xáo, 1 bát cho uống, khỏi ngay.
Phương 1 thêm: Vị thuốc ấy sắc nóng, lấy thì đổ từ từ, nâng đầu lên cao 1 chút, cho thuốc vào bụng thì tỉnh.
-          Lá bạc hà tươi, giã nhừ vắt lấy nước cốt 1 bát cho uống khỏi ngay.
-          Mùa nắng to khi đi đường ngậm chút ít nước Bạc hà thì có thể phòng ngừa được bệnh cảm nắng.
-          Lá tía tô, lá mã đề, vò với nước cho đặc uống khỏi ngay.
-          Rau râm rửa sạch, sắc uống thì khỏi.
-          Rêu đất quấy với nước mới múc mà uống rất hay.
-          Nước  dừa cho uống sẽ tỉnh ngay.
-          Lấy 1 miếng ngói hơ nóng, đem chườm lên ngực, hễ nguội thì thay miếng khác, đễ dãn khí nóng tản ra ngoài.
  1. Kinh trị thương thử, nổi cơn sốt, phiền khát, tiểu tiện không thông.
-          Bông mã đề, mạch môn đông, lá tre, cỏ bấc. Các thứ đều nhau  sắc với nước mà uống thì khỏi.
9. Kinh trị trúng thử đau đầu:
- Hương  nhu 1 đồng cân, Hậu phác 7 phân, Bạch biển đậu 7 phân, Rễ seo gà 7 phân, 4 vị trên sao chung với nước gừng cho thơm, sắc uống.
- Nhân sâm 5 phân. Hành trắng 5 phân nước 1 bát, sắc còn 6,7 phân hoà với 1 ít rượu đem ra ngâm nước lạnh chờ nguội lại cho uống, hay lắm
10. Truyền trị trúng thử lâu ngày không khỏi, độc đã truyền vào phần “lý” phiền nhiệt, bứt rứt khô họng, khát nước
Cát căn 2 đồng cân, Mạch môn đông 3 đồng cân, Bạch mai nhục 1 quả, Nước gừng sống 1 thìa, Mật ong 1 muỗng sắc cho uống hoặc tán nhỏ luyện mật làm viên bằng viên đạn, mùa hè đi đường xa, mỗi ngày ngậm 1 viên phòng cảm nắng.
 
V- TRÚNG THẤP
 
Trúng thấp có nội nhân, ngoại nhân khác nhau:
-Vì ở chỗ ẩm thấp, hoặc dầm mưa gió, hoặc mặc áo mưa ngấm mồ hôi mà sinh ra bệnh, đó là do ngoại nhân.
- Vì uống rượu nhiều quá, ham ăn đồ sống lạnh, quả xanh mà sinh bệnh đó là do nội nhân.
Phát bệnh mà thấp vào bì phu thì tê cóng, vào khí huyết thì mệt mỏi, vào phế thì suyễn thở, vào tỳ thì sinh thấp đàm, nhũng trướng, vào can thì đau hông, đau sườn, các khớp xương không vận động, vào thận thì đau lưng và đau đít, mình đờ như tấm ván, chân nặng như đá, vào phủ thì tê dại không biết đau, vào tạng thì co duỗi khó khăn mà chi thể đều cứng đờ.
Cách trị phải xem xét chu đáo.
1. Kinh trị phong thấp cước khí:
Hạt tía tô, trần bì, riềng ấm, các vị đều nhau, tán nhỏ, luyện mật làm viên bằng hạt ngô đồng mỗi lần uống 10 viên, uống lúc đói bụng với rượu.
2. Kinh trị phong hàn thấp, tay chân co quắp, sưng chân không thể đạp xuống đất được:
Hạt tía tô 2 lạng, giã nát cùng nghiền với 2 thăng nước, lắng lấy nước nấu cháo với 2 vốc gạo trắng, thêm hành, tiêu, gừng và đậu sị, mỗi thứ 1 ít mà ăn rất hay.
3. Kinh trị phong thấp, tê dại và tất cả các chứng phong khác
Quả ké đầu ngựa 3 lạng, sao tán nhỏ cho vào 1 thăng rưỡi nước, sắc còn 7 phân bỏ bã lấy nước cho uống dần dần kiêng ăn thịt heo.
4. Kinh trị phongthấp, đau lưng, mỏi gối.
Lá cỏ xước (kị sắt) 1 cân giã nát, đậu sị 1 vốc, nấu chung với nhau, lọc bỏ bã nấu cháo với gạo tẻ 3 vốc, thêm 1 ít muối ăn khi đói rất hay.
5.Kinh trị đau lưng do thấp
Mã đề 7 cây, Hành tăm 7 gốc, Táo 7 quả, Rượu ngon 1 bầu nấu chung để dành uống thường xuyên suốt đời không trở ngại.
6. Kinh trị bụng đầy hơi vì thấp, ống chân hơi sưng, tiểu tiện không thôi, ho thở.
Hạt bìm bịp 1 lạng, vỏ vối sao nước gừng 5 đồng cân, tán bột, mồi lần uống 2 đ/c với nước gừng nấu sôi.
7. Kinh trị đầu phong thấp tê, gân co gối nhức, trong bụng nóng, đại tiện bón.
Đậu đen ngâm nước, ủ cho mọc lông dài 2,3 tấc rồi phơi khô, dùng 1 thăng, cho nửa lạng giấm vào trộn đều, sao vàng tán nhỏ mỗi lần uống 1 muỗng với nước rượu trước khi ăn, ngày uống 2,3 lần rất hay.
8. Kinh trị gân cốt co đau:
Xương ống chân de, đập nát nhỏ, ngâm rượu thường uống rất hay.
9. Kinh trị phong thấp , đau nhức lúc ở chỗ này, lúc chạy chỗ khác.
Cao da trâu 1 lạng, nước cốt gừng nửa chén, nhỏ lửa nấu thành cao phết lên giấy mà dán, nguội thì lại thay rất hay.
10. Kinh trị chứng vì ăn nhiều đồ sống lạnh, đêm nằm chỗ ẩm ướt, hay đứng trước gió mát, khí lạnh ngấm vào trong, uất không tiết ra ngoài được, thành ra ngực, bụng trướng đau, nặng thì sinh thuỷ thủng, cổ trướng, tức đầy hen suyễn, phù thủng, đè tay ào thì lõm không nổi lên đựơc, đó là thấp từ trong ra, cần dùng thuốc kiện tì vị, lợi tiểu, tiêu thủng trướng làm chủ:
- Hạt tía tô, hạt đình lịch, củ cỏ cú, Hạt mã đề, trần bì, phục linh bì, Đại phúc bì, sinh khương. Các thứ trên mỗi thứ 1 đ/c, các vị tía tô, cải củ, Đinh lịch, cỏ cú, mã đề đều sao qua, sắc với 1 bát nước còn nữa phân, uống nóng lúc đói bụng, bệnh đỡ liền.
- Hạt ý dĩ 1 lạng, giã nát nấu cháo với gạo tẻ, thường cho ăn rất hay.
- Nhân trần mọc thông, mỗi thứ 1 nắm, thái nhỏ, nấu với nước lúc đói bụng rất hay.
- Xích tiểu đậu nấu chín cho ăn thật nhiều và lấy nước đó mà uống, cấm ăn uống các món khác nhau, sau 1 ngày thì đi đái thông ngay và thấp thũng cũng tự nhiên hết.
 
VI - CHỨNG TÁO
 
Chứng táo là do huyết mạch khô ráo, trên thì tân dịch khô kiệt, da dẻ nhẵn râu tóc quăn cứng, dưới thì bụng đầy, tiểu tiện đỏ gắt, đại tiện táo bón, nặng lắm thì gân khô cứng đờ, đấy là bệnh táo là vì hay ăn đồ chiên xào nướng, tiểu sắc quá độ, hoặc lúc bệnh uống nhiều loại thuốc công phạt hoặc cho phát hãn, cho hạ lợi thái quá, làm cho khô kiệt tan dịch, tính huyết hao tổn, rồi sinh ra chứng này.
Phép chữa chủ yếu là bổ huyết, sinh tân, bổ phế, nhuận tràng
1. Kinh trị huyết hư, phổi ráo, ngoài da khô nứt, đại tiện táo bón.
Thiên môn đông, dùng nhiều, ngâm với nước sôi cho nó nở ra, lặt bỏ lõi và vỏ cho vào nồi to nấu còn 1 nữa dùng khăn vải đùm lại, vắt lấy nước, rồi cho vào nồi nhỏ, nhỏ lửa cô thành cao, mỗi lần uống 2,3 đ/c, uống lúc đói với nước trà dần dần sẽ đỡ.
2. Kinh trị phong nhiệt ở đại tràng, đại tiện táo bón, người nhiều tuổi nên uống phương này.
Bồ kết nướng bỏ hạt, chỉ xác bỏ ruột, 2 vị đều nhau sao tán nhỏ, luyện mật làm viên bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 70 viên, uống lúc đói với nước cơm hay cháo, rất hay.
3. Kinh trị khí kết, tức đầy, khí nghịch xông lên, đại tiện táo bón:
Chỉ xác bỏ ruột, mộc hương, thanh bì bỏ ruột sao, Trần bì sao, tang bạch bì kỵ sắt sao mật, hạt cải củ sao qua, hạ bim bịp sao, hồi hương sao, Nga truật nướng, tam tăng sao, các vị đều nhau, tán nhỏ, giã vát lấy nước chừng nửa bát, khuấy hồ với bột gạo, viên bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 20 viên với nước sắc trần bì.
4. Kinh trị người tráng kiện, bị khí huyết kết nhiệt, đại tiện táo bón:
Hương phụ mễ sao muối 2 lạnh, chỉ xác bỏ ruột sao,5 đ/c đào nhân bỏ vỏ và đầu nhọn 5 đ/c Hồng hoa rửa rươu 5 đ/c, hạt tía tô sao 5 đ/c tán chung, mỗi lần uống 2 đ/c, uống với nước sắc trần bì khi đói bụng.
5.Kinh trị người già, yếu ớt, đại tiện táo bón
Hành trắng cả gọng lẫn rễ 10 tép, sắc với nước mới múc bỏ hành  cho 2 đ/c cao da trâu vào 1 chén mật nấu chung, cho chảy tan, uống nước nóng, cách bữa ăn.
Hạt tía tô nửa vốc, hạt mè nửa vốc nghiền chung cho nát, đổ 1 bát nước vào khuấy, lắng lấy nước cốt, cho gạo trắng nấu cháo mà ăn rất hay.
6. Kinh trị đại tiện táo bón
Hành trắng cả gọng rễ 3 tép, gừng sống 1 củ, Đậu sị 21 hạt, muối 1 nhúm, Giã chúng cho nát, làm thành bánh, hơ lửa nóng, chườm lên rốn, nguội thì hơ lại mà chườm nữa.
Quả bồ kết, cho vào nồi rang, đốt lên khói, ngồi trên miệng nồi mà xông thì hết.
 
VII - CHỨNG HOẢ
 
Về chứng hoả sách bàn có nhiều lẽ, vì ngũ tạng đều có phục hoả, để yên thời im lặng, chạm đến thời động lên, nên có thuyết quân hoả, long hoả, tà hoả, kì thực đều do khí nóng phát ra mà thôi. Sách chép rằng thuỷ khô thì hoả bốc chính là ý nghĩa ấy, cho nên sinh bệnh đều là nhiệt chứng cả, nhưng có khác nhau về hư hoả về thực hoả, và cách chữa là giáng hoả, tả hoả cũng không giống nhau. Nay nêu ra vài phương tuỳ bệnh mà trị, ngõ hầu không phạm sai lầm. vả lại thuỷ và hoả đối lập nhau tức là âm dương trong con người. Dương thời có thừa, nên thường bệnh về hoả nhiều,  cho nên gọi 1 thuỷ không thể thắng 5 hoả, nhưng hoả tính hay động, cần dùng phép tĩnh mà ức chế, phép dáng mà dẫn nó xuống, không nên vội dùng thuốc hàn lương làm khắc phạt nguyên khí
1. Kinh trị chứng hự lao giả nhiệt:
Mạch môn đông, sắc uống thay nước trà rất tốt.
2. Kinh trị lao phổi, phong nhiệt sinh khái nước
Thiên môn đông, bỏ vỏ và lõi, luộc chín mà ăn, hoặc phơi khô tán, luyện mật làm viên mà uống cũng hay, có thể ngâm nước để rửa mặt.
3.Kinh trị chứng lao nhiệt nóng âm ỉ trong xương
Thanh cao dùng cả cây, lá, hoa, hạt, sắc với nước thật đặc, hoà với nước trái đẻ con mà uống cũng hay có thể ngâm nước để rửa mặt.
4.  Truyền trị hoả chứng nóng rất dữ:
Gỗ mun hoa, tê giác, Mạch môn đông, Hoàng cầm, Rễ găng, Hồng hoa, Bí đao, Mỗi vị đều nhau sắc nước uống lúc đói bụng.
5.Kinh trị đau vùng thượng vị do hoả uất.
Dành dành sao cháy 7 hoặc 9 quả sắc với nước hào với nước gừng nưả chén mà uống thời khỏi.
6.Kinh trị lao nhiệt nóng âm ỉ trong xương
Nước đái trẻ con dưới 5,6 tuổi uống rất tốt
  1. Kinh trị tất cả các chứng nhiệt
hạt dành dành sao đen, tán nhỏ, mỗi lần uống 2 đồng, uống với nước cơm
 
 
VIII - BỆNH KÍNH XÍ
Bệnh này giống như chứng kinh giãn, mình mẩy ngay đờ, đầu cổ cứng nhắc, lưng con uốn ván, là do phong, hàn, thấp, 3 khí cảm nhập kinh thái dương, hại đến các gân lớn nên gân co rút lại sinh ra. Phân ra 2 loại: Nhu xí và cương xí để chữa,
Nhu xí là cảm phong thấp, thời có mồ hôi mà không ớn lạnh, Chương xí là cảm hàn: thời không có mồ hôi mà không ớn lạnh.
Kinh trị nhu xí hoặc chứng “động kinh” đều kết quả:
Đại giả thạch (hòn sao) nung thật đỏ, tôi vào giấm, lại nung lại tôi được 7 lần rồi đem ra tán nhỏ, mỗi lần uống nửa đ/c dùng đồ bằng vàng hoặc bạc thật nấu với nước sôi 3 dạo, mà uống với thuốc ấy, hoặc lấy vàng thếp hoặc bạc thiếp nghiền thật nhỏ trộn vào mà uống càng hay.
 
IX - CẢM MẠO
 
Cảm  mạo là nhiễm phải khí hậu trái thường của thời tiết, ví như mùa xuân đáng lẽ ấm mà lại rét, mùa hè đáng lẽ nóng mà lại lạnh, …. Người ta bị các khí hậu trái thường ấy xâm nhập vào cơ thể mà sinh bệnh, nặng lắm thì gọi là trúng, vừa vừa thì gọi là thương, nhẹ thì gọi là cảm mạo, cho nên phát bệnh khác nhau: Có khi nhức đầu cứng cổ, đau mình đau xương sống, có khi lạnh lắm nóng lắm, ghét nóng, ghét lạnh, có khi tiếng nói nặng, nghẹt mũi, ho hen có đờm, cần chiếu từng phương mà chữa:
1.Truyền trị  tứ thời cảm mạo, nóng nhiều, phong khí, chướng khí cùng trúng độc phạm phòng
Hoà giải phương
- Dây lẳng rừng, củ bồ đài, Thạch cao, tía tô, dành dành, cát căn, thương truật trần bì, tinh tre, các vị đều nhau, gừng sống 3 lát, hành trắng 1 nhánh, sắc với nước mà uống
- Rề bươm bướm 3 phần, dây bồ đài 1 phần, củ cỏ cú 1 rưỡi, Mạn kinh từ 3 phần. Dây lăng rừng 2 phần, tía tô 4 phần, trần bì 5 phần, gừng sống 3 lát sắc nước uống.
- Gia giảm
- Khát nước gia cát căn hoặc thịn hoa phấn
- oẹ mửa gia hoắc hương, sa nhân
- Sình bụng gia hậu phắc, chỉ xác
- Đi lỏng gia, Xa tiền tử, hoa gia tang bạch bì nướng với mật, và dây chìa vôi
- Kiết lị, gia lá lốt
2.  Kinh trị cảm mạo thương hàn phát sốt:
- Gừng sống thái nhỏ 1củ, hạt đào, đập nát cả vỏ 7 hạt, Hành trắng cả rễ 7 tép Lá chè tươi 1 nắm. Nước 1 bát, sắc sôi vài dạo, uống lúc còn nóng, đắp mình cho ra mồ hôi.
- Sài hồ, cam thảo mỗi vị 1 chút, thái nhỏ sắc uống lúc nào cũng được, sẽ khỏi.
3.Kinh trị thời khí nóng dữ, nhức đầu.
Cát căn tươi, giã vắt lấy nước cốt 1 bát, nếu không có tươi thì dùng khô và đậu sị khô 1 vốc, sắc sôi vài dạo bỏ bã lấy nước uống nóng, cho ra mồ hôi là khỏi. Nếu tim nóng gia 10 quả dành dành.
4. Kinh trị 4 mùa nóng lạnh:
 Trứng gà 1 quả, xoi 1 lỗ, nhét vào 3 đồng cân đường cát trắng phơi sương 1 đêm uống lúc đói.
5.  Truyền trị 4 mùa nóng nực nhiều mà phát cuồng.
- Xác rắn đốt tồn tính 1 đồng, chuối con 1 cây giã nát, vắt lấy nước, nữa chén hoà với xác rắn mà uống là khỏi.
6. Truyền trị 4 mùa nóng nhiều mà phát cuồng
Mật gấu 1 phân, nghiền với nước lạnh uống là khỏi.
7. Kinh trị thời khí nóng dữ, tâm thần phiền táo:
Bột chàm 1 muỗng, hoà với 1 chén nước mới múc, uống bất kỳ lúc nào
8. Kinh trị bệnh thời khí phiền nhiệt, khát nước
- Ngó sen giã sống, lấy nước cốt 1 chén, hoà với nữa chén mật, uống nhắp nhắp dần dần, rất hay.
9. Kinh trị bệnh thời khí phiền nhiệt 5,6 ngày không bớt
 Trúc lịch 1 bát, chế vào 1 chén nhỏ nước cốt gừng đun nóng lên uống rồi đắp mình cho ra mồ hôi  
10.  Kinh trị thương hàn và thời khí ôn dịch, đau đầu sốt cao, mạch nhẩy khoẻ.
Ngải cứu khô đổ nước sắc cho uống lúc thuốc còn ấm cho ra mồ hôi.
11.  Kinh trị cảm mạo phong tà
 Củ cỏ cú giã sạch vỏ, tía tô, đều 3 vốc, vỏ quýt cũ, cam thảo, đều 2 đ/c, Gừng sống 3 miếng, sắc uống ngày 3 lần.
12. Kinh trị cảm mạo, thương hàn do khí hậu thời tiết  thay đổi.
Hương nhu tán nhỏ, uống 1,2 đồng cân với rượu cho ra mồ hôi
13. Kinh trị  cảm hàn khí nghịch suyễn thở.
Lá tía tô 3 phần, vỏ quýt cũ 4 phần, sắc rồi hoà thêm rượu mà uống
14. Kinh trị sau cảm bệnh thời khí còn dư độc, tay chân sưng đau
Rượu tăm 1 đấu, trước đào 1 lỗ sau 6 gang tay, đốt lửa trong lỗ cho nóng, đổ rượu vào rồi để dậm bàn chân lên, lấy áo đắp lại để xông hơi thì khỏi.
15.  Kinh trị thời khí đau đầu:
-  Bồ kết đốt tán nhỏ, mỗi lần uống 2 đồng cân với nước, hoà thêm mật và nước gừng mỗi thứ 1 ít. Trước khi uống thuốc thì gội đầu với nước ấm, sau uống thuốc cho ra mồ hôi.
16.Truyền trị sau cảm sốt phát vàng da
Dầu mè hoà với nước lạnh mỗi thứ nưã chén, Lòng trắng trứng gà 1 quả quấy đều, uống hết vài lần thì khỏi.
17. Truyền trị thương hàn, thời khí và sơn lam chương khí, nóng mình, đau đầu, đau lưng cứng gáy, bụng ngực đau tức, không có mồ hôi, dùng phương sau để chặn độc, giải tà rất hay, mùa đông thì chống ôn dịch, mùa hè thì giải nóng, mùa thu thì chữa sốt rét cơn, mùa đông thi  tán hàn chống rét, thật là thần tể:
Rễ cây vuốt hùm, rễ cây chạng 3 (ba chạc) rễ cây cối xay, hạt ích trí, rễ cây bưởi bung (bỏ võ) rễ cây sầu đâu rừng.
Dây chiều, mộc thông, cỏ tháp bút, dành dành, vỏ quýt, sài hồ, lá rau má, ô dước, củ cỏ cú, Lá câu đằng, Mỗi vị trên đều nhau, Vỏ bưởi cây vang, hồng hoa, uất kim, mía, Tim bấc 1 lọn, Gừng sống 3 lát, sắc nước uống ấm, trùm mền kín cho ra mồ hôi là khỏi.
Lúc ra mồ hôi nên tránh gió,
Như chưa ra mồ hôi thì thêm Hành, tía tô, trướng bụng, gia chỉ thực, ợ ngược thì gia Tô ngạnh, Hoắc hương.
X -  ÔN DỊCH
Ôn dịch là 1 chứng bệnh nhiều người ở 1 đại phương cùng mắc 1 lúc và có tính cách truyền nhiễm đều do chính khi con người suy kém (mất bình thường) cảm nhiễm từ đường hô hấp theo các lỗ khiếu mà vào. Sinh bệnh thì thời mặt sưng đỏ, tắc họng lưỡi khô, họng ráo, lạnh nhiều nóng giữ, đờm nhiều. Các chứng trạng của bệnh dịch là đều thấy nóng dữ dội, chớ nên dùng thuốc nóng mà tăng thêm bệnh
Phàm thầy thuốc đến nhà người bệnh, không nên ngồi đối diện với chỗ xuất uế của bệnh nhân như đàn ông thì uế khí ra ở miệng, đàn bà thì uế khí ra cửa mình.
- Kinh nghiệm chữa người mới phát bệnh thì nên nấu quần áo thật kỹ để phòng ngừa hoạ truyền nhiễm cho cả nhà.
- Khi vào thăm bệnh dùng dầu mè nhỏ mũi, khi khám xong trở ra lấy giấy ngoáy vào lỗ mũi cho nhảy mũi.
- Để tránh ôn dịch,ngày 24 tháng chạp, múc nước giếng ban mai lên, tuỳ nhân khẩu trong nhà nhiều hay ít mà ngâm Nhũ hương với nước ấy, đến canh 5 ngày đầu xuân cả nhà mỗi người uống 1 cục nhỏ Ngũ hương với nước ấy, cả năm sẽ không có bệnh.
- Đậu đỏ may túi đựng lại, ngâm vào giếng 2 ngày rồi lấy ra,cả nhà uống mỗi người 21 hạt, hoặc Đậu đen lớn mỗi người uống 7 viên cũng được.
- Nấu quần áo bệnh nhân để tránh truyền nhiễm, lại dùng lá thuốc cứu bệnh nhân đem đốt 45 góc giường  của bệnh nhân nằm, mỗi góc 1 nắm.
- Lấy lá non cây ké đầu ngựa, vào ngày 5 tháng 5 âm lịch, chính 12 giờ trưa đem phơi dâm. Lúc có chứng dịch thì tán nhỏ, mỗi lần uống 2 đồng với nước sôi để nguội, hoặc sắc lên uống, cả nhà uống đều có thể phòng dịch.
- Ngày 6 tháng 6 âm lịch, hái rau sam phơi khô, đến ngày đầu năm nấu cháo, cho chút muối, dấm vào cả nhà ăn.
1. Kinh trị phong mùa dịch, lúc mới thấy nhức đầu phát sốt:
- Hành tăm cả rễ 20 tép. Nấu cháo với gạo tẻ, chế giấm vào chút ít mà ăn khi còn nóng, ăn xong trùm mền cho ra mồ hôi thì thôi.
2. Kinh trị ôn dịch thời khí, nhức đầu, nóng dữ, mới phát 1 ngày:
- Đồng tiền cổ 157 đồng, nước 1 bát, sắc còn 7 phân uống cho mữa độc khí ra, chưa mữa thời làm lại mà uống rất thần hiệu.
- Ngải cứu khô 1 nắm, nước 1 bát sắc còn phân nửa uống cho khỏi.
3.Kinh trị ôn dịch và 4 mùa cảm mạo.
Hương tô ẩm
Tía tô 4 phần, củ cỏ cú 4 phần, Trần bì 1 phần, cam thảo 1 phần, Gừng sống 3 lát  sắc uống nóng, mỗi ngày 3 lần thì khỏi.
4. Kinh trị bệnh dịch tễ:
Cánh đào hướng đông, thái nhỏ sắc uống thì khỏi.
- Lá Thông giả nát hoà với rượu mà uống, mỗi lần 1 chén, ngày 3 lần có thể phòng dịch được 3 năm
5. Kinh trị chứng dịch sốt rét không dứt:
Hoàng đơn sao 5 đồng, Thanh cao 2 lạng, ngâm nước đái trẻ con, tán nhỏ mỗi lần uống 2 đồng.
6. Kinh trị  ôn bệnh phát sốt, sưng quai bị, nhức nhối:
Đậu xanh 1 vốc tán nhỏ, trộn với giấm mà phệt thật dày, khô thì lại thêm dấm vào, mỗi ngày làm 1lần khỏi thì thôi.
7.  Kinh trị bệnh ôn dịch tay chân như rời rã:
Móng chân giò heo nái 1bộ, hành tăm 1 nắm, nước 1 bát, sắc sôi cho chút nước muối, ngâm chỗ đau thì khỏi.
8. Kinh trị ôn dịch phát thủng:
Đậu đen to hạt 1 vốc, cam thảo 1 đồng cân, sắc với 1 bát nươc, thỉng thoảng uống đỡ liền.
9. Truyền trị bệnh dịch ôn, nóng rét qua lại, nhức đầu, đau mình, nghẹt thở, khản tiếng:
Giáng chấn hương 2 đồng cân, cành đào 2 đồng cân, Thanh cao 3 đồng cân, cát căn 3 đồng cân, thanh bì bỏ ruột 3 đồng can, rễ tranh 3 đồng cân, chỉ xác bỏ ruột 3 đồng cân, Gừng sống 3 đồng cân, hành 1 tép, Lá tre 7 cái, sắc cho uống.
 
XI – LAM CHƯỚNG
 
Khí độc của rừng núi gọi là “lam”, khí độc ở biển gọi là : “chướng”, người ta đi xa cảm phải các khí độc ấy vào mình, đã làm cho  mệt mỏi lại bị nhiễm ác khí, chính khí hao mòn, tà khí tấn công, cho nên thành bệnh. Lúc sắp phát thì huyết chạy lên thượng tiêu, bệnh phát thì người mê man khốn đốn, có khi điên cuổng hoặc câm không nói được đó là do huyết xấu ứ đọng vào tim, đờm độc tích tụ ở tỳ mà ra.
1.Phương thuốc phòng ngừa chướng khí, nước độc.
Củ sắn dây tươi giã sống, vắt lấy nước cốt 1 chén, mỗi sáng uống 1lần sẽ ngừa được bệnh.
2. Phương thuốc phòng nước độc chói nước:
Phèn chua 2 lạng, phấn thảo 2 khúc, ngâm với nước mới múc, khi uống thì lấy 2 vị ấy mài ra, quấy đều 100 lần, đợi lắng xuống thì uống sẽ không bị bệnh hoặc tán nhỏ, mỗi lần uống 1 đồng cân cũng được.
3. Phương thuốc phòng khí chướng độc:
Đào nhân 1 cân, Ngô thù dù 4 lạng, Thanh diêm 4 lạng, sao chung cho chín, chỉ dùng Đào nhân 15 hoặc 20 hạt, bỏ vỏ và đầu nhọn, nhai nhỏ rồi nuốt, khi đi đường xa cũng nên dùng.
4. Trị uống phải nước khe độc, sinh ho, đau họng, mất tiếng:
Ngải cứu tươi: sắc với nước mà uống thì yên, vị này trừ được tất cả bệnh về khí độc,
5. Kinh trị sơn lam chướng khí:
Tỏi to củ 5,6 tép để sống 1 nửa nướng chín 1 nửa rồi ăn chung, một lát sôi bụng hoặc đi lỏng là khỏi.
6. Kinh trị sơn lam chướng  khí nóng dữ, không ngớt:
Tê giác, mài với nước mà uống,
Sừng dê rừng, tán nhỏ hoà với nước uống mỗi lần 1 đồng cân.
7. trị nhiễm khí độc rừng núi, mê man, sắp nguy:
Lá cỏ xước 1 nắm to. Nước 1 chén  sắc còn 1 nửa uống vào thì khỏi ngay, người khoẻ thì dùng cả cây rễ, nhánh, lá. Lấy nước uống thay trà cũng hay.
  1. Trị nơi xa lạ nước không hợp khí hậu:
- Cây the mốc, đậu xanh, 2 vi bằng nhau tán nhỏ, mỗi lần uống 2 đồng cân, sắc với 1 bát nước cạn còn 5 phân bỏ bã mà uống.
9. Trị khí lam chướng sốt rét tích đờm, dịch mùa:
- Trùm khoang cổ 3,4 con, giã nát, lấy bạc hà nấu  nước hoà vào 1 chút mật mà uống
- Hành tăm cả rễ 10 tép thái nhỏ, cho vào nữa chén giấm, nấu cháo với gạo tẻ, ăn lúc còn nóng cho ra mồ hôi thì nóng.
- Lá ngải cứu sắc với nước, uống lúc nóng cho ra mồ hôi là khỏi.
10. Trị cảm khí độc của rừng núi phát ra sốt rét muốn chết.
- Bọ hung bỏ đầu, chân, cánh, đem đốt tồn tính tán nhỏ, mỗi lần uống  1 đồng cân với nước đái trẻ em.
11. Trị chói nước, tử thời cảm mạo, đau bụng, đi tả rất hay:
Hoắc hương, long đờm thảo, quả sao gà, quả sim sao, Lá vảy ốc sao, trần bì sao, vỏ chuối, hương phũ mễ, thanh mộc hương, vỏ quả vải, vỏ chân chim, vỏ sung, hoàng cầm 1 nữa, mỗi vị bằng nhau, sao qua tán nhỏ nghiền đậu xanh và gạo lâu năm sao, khuấy hồ làm viên, dùng Thanh đại làm áo,mỗi lần uống 2,3 viên.
Tuỳ chứng mà dùng thang như sau:
- Đau bụng uốngvới nước mới 1 nhúm
- Bốn mùa nóng lạnh, uống với lá dâu tằm, hoặc trà cũng được.
- Đau bụng đi lỵ dùng với 7 lát gừng sắc lấy nước uống, - Hoặc loạn thổ tả, lấy 10 lát gừng và 1 nhúm muối nấu lấy nước uống - Thảo dạ, uống với nước cơm, Lam chướng phát sốt, uống với nước gừng
12.Kinh trị chói nước, cấm khẩu, vì ác khí làm cho ứ ở tâm khiến nên hôn mê, nói không được, chỉ ấm ớ mà thôi, dùng thuốc này để tán huyết.
Muội nồi tán nhỏ, mỗi lần uống 2 đồng cân với nước cơm nếp.
 
XII -  SỐT RÉT
Sốt rét là do trước cảm phải phong hàn thấp nhiễm vào lớp ngoài bị phù, ở đó lâu ngày không tiêu tan, truyền vào trường vị vận chuyển đến khí huyết, ban ngaỳ chạy vào dượng phận, ban đêm chạy vào âm phận, hợp lại thì lên cơn, tan di thì bệnh ngừng, theo khí phận thì phát sốt, theo huyết phân thì phát rét, hàn nhiệt giao tranh thì lên cơn, bệnh nhẹ thì  mỗi ngày làm thử 1 lần, nặng thì cách nhật, thuộc khí phân thì làm thử lúc sáng, thuộc huyết phận thì làm cử lúc chiều.
Lúc mới lên cơn thì ngáp dài ớn lạnh, run rẩy, nhức đầu, khát nước, hoặc lạnh rồi lại nóng, nóng rồi lại lạnh, hoặc chỉ nóng chỉ lạnh, hoặc nóng ít lạnh nhiều, hoặc nóng nhiều lạnh ít lâu ngày không khỏi sẽ thành “Lao ngược” hoặc khí cơ không chuyển vận nên trong bụng có hòn rồi thành báng.
Cho nên bệnh sốt rét trước do ngoại cảm sau thành nội thương, do đó phải tuỳ phương mà chữa.
1. Kinh trị chứng làm ngược do tuỳ hư, lạnh nhiều nóng ít, biếng ăn, uống.
Riềng ấm sao với dầu mè, Can khương sao cháy đen, các vị đều 1lạng tán nhỏ, mỗi lần uống 5 đồng cân, trộn với mật heo làm cao, lúc sắp lên cơn sốt cho uống với rượu nóng, hoặc trộn với mật heo làm viên bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 10 viên, uống với rượu càng tốt, phương này rất hay.
- Gừng già 3,4 cũ giã nát vắt nước cốt để vào chén, phơi sương 1 đêm, ngay sau uống chặn cơn trước 1 giờ hoà với nước đái trẻ con mà uống là khỏi.
- Cỏ nụ áo sắc uống chặn cơn trước 1giờ.
- Hắc khương (gừng sao cháy đen) tán nhỏ, uống  1lần 1 đồng cân với rượu.
2.Kinh trị sốt rét, phiền nhiệt, bốc nóng:
 Trùn đất rửa sạch, giã như gừng sống vài phân. Bạc hà vài phân, giã vắt lấy nước cốt, mật 1 muỗng, nước mới múc 1 bát, tất cả hoà với  nhau mà uống, chốc lát ra mồ hôi thì khỏi, nếu chưa khỏi thì làm nữa mà uống.
- Trùn 1 con, giã lộ với cám gạo, đem bó vào cánh tay nam tả nữ hữu, khỏi ngay.
3. Kinh trị sốt rét, chỉ nóng không lạnh
Xuyên sơn giáp 1 lạng, đại táo 10 quả, 2 vị đốt tồn tính tán nhỏ mỗi lần uống 2 đồng cân với nước giếng lấy lúc sáng sớm uống đầu canh 5 ngày lên cơn khỏi ngay.
4. Trị sốt rét vừa nóng vừa lạnh.
Thanh cao hái buổi sáng đoan ngọ, phơi râm, mỗi ngày dùng 4 phân quế tâm 1phần, tán nhỏ sắc với rượu uống chận trước 1 ngày thì thôi,
- Giã thêm lá bí đao 1 phân
- Tỏi 1 củ đốt cháy ra tro hoà với rượu mà uống hết ngay.
- Đào nhân 100 hạt, bỏ võ và 2 đầu nhọn, cho vào cối nghiền thành cao, không cho dính nước, lại thêm hoàng đơn 3 đồng cân, hoà vào làm viên bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 3 viên, ngày làm cử, hướng mặt về phía bắc uống với rượu nóng, chế thuốc ngày vào ngày đoan ngọ.
- Cứt chim yến 2 đồng cân, rượu ngon 1 chung, cho vào bát đất hoà đều ngày làm cử, buổi sáng bảo bệnh nhân bứng bát hơi thuốc vào 5,3 lần thì khỏi, không uống vì độc.
- Rau sam giã nát đem cột vào cổ tay, nam tả nữ hữu để chậm cơn hay lắm.
5. kinh dị sốt rét, thể hư, nhiều mồ hôi.
- Hoàng đơn, muôi nhồi ( nhọ nghẹ). Hai vị đều nhau tán nhỏ, mỗi lần uống 3 đồng cân, lúc lên cơn sốt dùng nước cơm mà uống, bất quá vài 3 lần là khỏi.
- Hoàng đơn, thuỷ phi rồi sao khô, 1 lạng, thường sơn róc vỏ gân lá, thái nhỏ ngâm rượu phơi khô, 3 lạng, các vị tán nhỏ, luyện mật làm viên bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 50 viên, với rượu ấm lúc chưa làm cử rất hay.
6.Truyền trị sốt rét cơn
 Lá ngãi cứu giã nát, vắt lấy nước cốt mà uống, lúc không bệnh thì lấy lá hoặc vỏ cây nướng vàng nấu nước uống thay trà rất hay.
7. Kinh trị sốt rét trong bụng có bảng.
- Hạt gấc, xuyên sơn giáp 2 vị đều nhau, tán nhỏ, mỗi lần uống 3 đồng cân, uống với rượu vào lúc đói, rất hay.
8. Kinh trị sốt do phổi nóng, độc nhiễm vào trng ngực chuyển thanh, trước lạnh nhiều, sau sinh nóng, thỉnh hoảng không yên, hoặc do thận mà phát ra gia rét, đau lưng, đại tiện bón, mắt mờ, uốn mình, tay  chân giá lạnh:
Thương sơn 2 lạng, bỏ gân lá, ngâm rượu, ô mai 14 quả, lá tre 1 nắm, đậu sị 5 vốc, hành 10 tép, nước 5 bát sắc còn 3, uống làm 3 lần/ngày, trước khi làm cử phải uống hết.
9. Kinh trị sốt rét do tỳ vị nhiều đờm:
Gừng sống 4 lạng, Giã nhõ vắt lấynước cốt 1 bát, phơi sương 1 đêm đến canh 5 ngày lên cơn, uống thì khỏi, chưa khỏi thì làm lại mà uống nữa.
10. Kinh trị sốt rét do tỳ hàn:
Can khương, riềng ấm 2 vị đều nhau tán nhỏ, mỗi lần uống 1 đồng cân, sắc với 1 bát nước còn 7 phân uống rất hay,
11. Kinh trị sốt rét vì ăn vì tích tụ:
Bã đậu, bỏ vỏ, gói nhiều lớp giấy cán cho hết dầu, 2 đồng cân, bồ kết bỏ vỏ, hạt, 6 quả, tán nhỏ, khuấy hồ làm viên bằng hẹt đậu, mỗi lần uống 1 viên với nươc chín  thì khỏi.
12. Kinh trị sốt rét rừng cùng các chứng sốt rét khác bất kỳ lâu hay mới mắc, và chứng sốt rét khát nước dữ:
 Nước đái tẻ con 1 chén, mật ong 2 chén, khuấy đều vớt bỏ bọt, cho uống  để gây nôn hết đờm xanh là được, như mửa không được thì suốt đời cũng không khỏi.
Như khát nước lắm thì chỉ dùng thuốc sắc này lên mà uống, rất hay.
13. Kinh trị sốt rét có nhiều chứng trạng khác thường lúc phát lúc không.
Xương đầu khỉ đốt thành tro, tán nhỏ, mỗi lần uống 1 đồng cân, uống lúc đói, uống lúc đói để chận cử, hay lắm.
14. Kinh trị lao ngược suy nhược:
Ô mai 14 quả, đậu sị 2 vốc, canh đào 1 nắm, cành liễu 1 nắm, cam thảo 3 tấc, Gừng sống  1 củ, nước đái trẻ con 2 bát, sắc còn nửa, uống lúc ấm, khỏi ngay.
15. Kinh trị sốt rét thành tích báng, phế lao:
Thường ăn mía ngọt rất hay.
16. Kinh trị lao nhược lâu ngày không hết.
- Rễ cỏ xước  1 nắm, Giã nát sắc với 3 bát nước còn 1 nữa, chia làm 3 lần uống vào lúc sáng sớm, lúc gần làm cử, hay lúc đang làm cử thì khỏi.
- Lá rễ cỏ xước 1 nắm. Cho 3 thang rượu vào ngâm mà uống cho hơi say, chưa khỏi thời làm lại mà uống, uống 3 lần là khỏi.
17. Truyền phương trị sốt rét, mỗi ngày lên cơn 1 lần hoặc cách nhật
Thường sơn bỏ gân lá, ngâm rượu, hạt cau rừng, Đây lẵng rừng, Trần bì, thanh bì, đều rửa qua nước nóng, thái nhỏ, sắc uống chận cơn, trước 1 giờ.
- Dùng phương trên, gia thêm vỏ cây Vỏ dẻ cùng sắc, phơi sương ngày sau uống vào lúc sáng sớm.
18.  Truyền phương chữa bệnh sốt rét lên cơn 1 ngày 1 hoặc cách nhật.
Rễ cà dùng thứ đã lâu năm 1 phần. Sài hồ 2 phần, sắc uống vào lúc đói, không quá vài ba lần thì khỏi.
19. Kinh trị cơn sốt rét lâu ngày không khỏi.
- Hoa đào phơi khô tán nhỏ, uống  mỗi lần 1 đồng cân,  với rượu rất hay.
- Thanh bì 1 lạng đốt tồn tính, tán nhỏ, mỗi lần uống 1 đồng cân với rượu, uống vào trước khi lên cơn 1 lần và đang lên côn 1 lần.
- Cuống dưa đá 2 cái ngâm vào nữa chén nước, uống 1 hồi cho ra mồ hôi thì khỏi.
- Thành cao, quế chi, rét nhiều thì bội quế, nóng nhiều thì bộ Thanh cao, cứ mỗi tháng thì dùng 5 đồng cân Gừng sống cả võ giã vắt lấy nước lấy nước cùng đổ 1 bát nước vào sắc, uống lúc thuốc còn nóng, đắp mền cho ra mồ hôi thì khỏi.
- Dạ minh sa (phân dơi) hoà với nước rửa sạch bụi, phơi khô, uống 1 lần 1 đồng cân với nước chè nguội, khỏi ngay.
- Cỏ roi ngựa giã vắt lấy nước cốt 5 chung chia uống làm 2 lần, hoặc cô thành ca, uống mỗi lần 1 muỗng với rượu.
- Lá dấp cá 2 nắm, giã nhỏ, bọc lụa lại xát khắp mình vào lúc sắp lên cơn, rồi ngủ được  và ra mồ hôi thì khỏi.
- Quả ké đầu ngựa sấy khô tán nhỏ, viên với hồ bằng hạt ngô đồng, uống mỗi lần 30 viên với rượu, ngày uống 2 lần, hoặc giã tươi vắt lấy nước cốt uống. Kiêng ăn thịt heo.
- Tỏi giã nhỏ, trộn với 1 chút hoàng đơn làm viên bằng hột củ súng, mỗi lần uống  1 viên rất hay.
20. Các truyền phương trị sốt rét cơn lâu ngày không khỏi.
 Hạt cau 3 hạt, ô mai 1 quả, Mai ba ba nướng 1 đồng cân, Thường sơn, nước 1 bát sắc còn 7 phân, và chế thêm 1 chén rượu uống.
Muội nồi 2 đồng cân, hương phụ 3 đồng cân, tán nhỏ luyện với mật làm viên bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 30 viên vào lúc đói với nước sắc ô mai làm thang, cách 1 ngày 1 lần, uống không quá 3 lần thì khỏi.
Mai ba ba nướng vàng tán nhỏ, uống mỗi lần 1 đồng cân với nước sắc gừng làm thang.
21. Truyền trị các thể bệnh sốt rét cơn
Phấn nửa sao, hoàng đơn, xa hương 1 tuý, đều tán nhỏ, mỗi lần uống 1 đồng cân với nước sắc lá bạc hà, uống chận cơn trước khi lên cơn 1 lúc. Nếu nóng nhiều thì uống nước Mía voi ép, từng hiệu nghiệm.
 
XIII - UỐN VÁN
Bệnh uốn ván nguyên nhân vì bị thương tích, da thịt phá vỡ bị các mụn nhọt, ghẻ lỡ chưa lành miệng xảy bị phong tả bên ngoài xâm nhập kinh lạc, truyền vào trong mình làm sinh ra, hoặc do dùng quạt gió nhiễm vào cũng có thể sinh bệnh.
Bệnh phát ra thời nóng rét cũng nổi lên, miệng cứng, răng nghiến, uốn cong mình ra trước, sùi bọt mép, bọt miệng, vào âm phận thì mặt tự ra mồ hôi, xem vết thương thì thấy nốt trắng, miệng bằng đầy, là chính nó vậy.
Phép trị nên theo cách trị chứng phong không ngoài 3 phép: hãn, hạ, hoà giải, đừng nên thay đổi phép chữa.
1. Kinh trị phát bệnh uốn ván do trúng phong, cảm thấp mà sinh bệnh, thể hiện người ngay đơ cứng thẳng, cấm khẩu như bệnh  động kinh.
- Nam tinh, phòng phong, 2 vị đều nhau tán nhỏ, hoà với nước rượu nóng mà uống 1 đồng cân, lại lấy thuốc ấy hoà với nước phết vào chỗ đau, thấy chảy nước ra là công hiệu, nếu đã chết mà tim còn nóng, thì lấy nước đái trẻ con còn nóng, hoà với thuốc, cạy răng đổ vào 2 đồng cân, như bị đánh đập té ngữa, bị đè ép dùng rượu và nước đái trẻ con đổ vào 3 lần liền thì sống lại, cũng có thể sắc uống hay lắm.
- Bắt 1 con rết bỏ đầu, đuôi chân có độc, 2 con bọ cạp bỏ đầu, chân, 2 món này sao chung nghiền nhỏ, dùng 1 đồng tiền xúc mà xát vào hàm răng hoặc thổi vào mũi tức thì thấy hiệu nghiệm.
- Xác ve sầu 5 đồng cân, Rửa sạch tán nhỏ, sắc với 1 chén rượu ngon, sôi vài dạo cho uống khỏi liền, đã kinh nghiệm.
- Đậu đen thang, sao hơi chín, tán nhỏ cho vào chỗ nấu cho lên hơi thì lấy xuống, đỗ vào 3 thang rượu ngon mà ngâm, uống ấm 1 thăng cho ra mồ hôi, rồi dùng thuốc cao mà dán.
- Chất trắng trong cứt gà 1 vốc, Đậu đen 5 vốc, cùng sao vàng, ngâm với rượu, đem nấu sơ qua cho đậu chìm xuống, tuỳ tửu lượng người bệnh mà cho uống nữa giờ uống 1lần, cho đến khi ra mồ hôi thì thôi, kỵ gió.
- Thịt heo mới giết, thừa lúc còn nóng xắt mỏng đem dán chỗ đau thay đổi vài miếng thì vết sưng hết ngay.
2. Kinh trị sang độc phá lở trúng phong lưng uốn ván hoặc ra huyết.
- Hà thủ ô, tán nhỏ đắp vào thì hết ngay, hay lắm.
- Tỏi 1 cân, cơm ủ rượu 4 cân, nấu thật nhừ ăn hết cả bả, giây lát ra mồ hôi thì khỏi.
3. Kinh trị do vết thương đứt chém mà cảm nhiễm trúng phong co cứng sắp chết.
-  Sắn dây sống 4 lạng, nước 3 thang, sắc lấy 1 thăng, bỏ bã cho uống, nếu cắn răng thì cạy miệng đổ vào, nếu không có sắn dây tươi thì dùng bột sắn uống mỗi lần 1 đồng cân với trúc lịch, uống nhiều thì công hiệu.
4. Kinh trị uốn ván do nhọt lở phá vỡ nhiễm phong.
- Gỗ vang 3 đồng cân, sắc rồi chế rượu vào uống.
- Trúc lịch 2,3 thang, chế vào 2,3 chén nước gừng sống lúc thuốc còn ấm, nấu không có trúc lịch thì lấy cây tre đốt ra tro, uống cho kịp thời.
- Xác ve bỏ đầu, chân, cánh, rửa sạch sao qua, tán nhỏ uống mỗi lấn đồng cân với rượu, Lại dùng xác ve tán nhỏ, và giã củ hành lấy nước trộn với xác ve mà đắp vết thương, để cho độc tiết ra thì khỏi.
- Lúc mờ tối cắt lấy 1 miếng vỏ cây Hoè ấp vào vết thương, đốt ngãi cứu lên trên mà cứu không kể bao nhiêu mồi chưa đau thì đốt đến khi đau, đã đau thì đốt cho đến khi bớt đau, mới thôi.
- Lấy 1 củ ráy đốt thành than mà đắp vào vết thương
5. Kinh trị uốn ván sưng đau vì bị dầm nước.
Mắt cá chép đốt tán nhỏ, đặt vào vết thương.
6. Truyền phương chữa uốn ván đau nhiều.
Bắt con sâu bù xè trong cây dâu, xẻ ra mà đắp vào miệng vết thương thì khỏi.
 
XIV – TRÚNG ĐỘC
 
Trúng độc là ăn nhầm đồ độc, tổn hại tạng phủ, hay là người bệnh chưa lành mà ăn đồ sống như hoa quả, thịt sống hay là trị bệnh cho uống thuốc quá liều lượng, có chất độc hoặc có người nuôi gia truyền  nuôi thuốc độc, mỗi tháng đầu độc 1 ngày, nhưng  tháng giêng thì mồng 1, tháng 2 thì mồng 2… phàm thuốc độc có 5 loại đầu độc vào thức ăn, thức ăn cùng thuốc độc đều vào dạ dày thì trục độc theo đường đại tiện, hoặc gây nôn, độc ra được là dễ chịu, nếu đầu độc theo rượu, độc chạy khắp kinh lạc thì khó cứu
1.Kinh trị ngộ độc, đại tiện ra máu, máu như gan hoặc mửa ra máu, hoặc đau họng như có vật gì cắt, tức ghẹt, hoặc bụng cứng, biến chứng rất nhiều, nếu không chữa ngay nó vào ngũ tạng.
- Da trống thủng dài 1 thước, rộng 5 tấc, rễ tầm xuân lớn như ngón tay, dài 5 tấc thái ra từng miếng, nước 1 bát, rượu 3 bát sắc còn phân nửa cho uống, thuốc độc sẽ ra ngay.
- Da trống thủng đốt tán nhỏ, hoà rượu uống 3 đồng cân giây lát kêu tên họ người đầu độc thì khỏi.
- Quán chúng 1lạng, phấn thảo 5 phân, cỏ mần chầu nửa nắm, sắc với nước thường uống.
- Lõi cây dâu 1 đấu thái nhỏ, cho vào nồi, đổ nước ngậm mà ngâm, không đổ nước nhiều quá hay ít quá, ngâm độ 2,3 giờ, sắc 7 phần lọc bỏ bả, rồi lại sắc nữa đun nhỏ lửa đến còn 5 phần, uống lúc đói, uống 5 chén thì mữa ra thuốc độc.
- Dầu mè cho uống để gây nôn rất hay.
- Rễ rau mùi, giã lấy nước nữa bát, hoà với rượu cho uống, thuốc độc ra ngay
- Cứt chim yến sao vàng 1 vốc, tỏi 3 củ, lột bỏ võ giã nát, viên bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 3 viên, uống lúc đầu canh 5 với nước âm ấm, thuốc độc sẽ ra ngay theo đường đại tiện,.
- Gan heo 1 cái, mật 1 thăng, nấu chung, xắt gan làm 20 miếng, ăn lúc đói bụng, mỗi ngày 3 lần, ăn hết là kiến hiệu.
- Đất lòng bếp 1 cục bằng trứng gà. Tán nhỏ hoà với nước mà uống mữa được là kiến hiệu.
- Trùn đất  14 con, Giấm nửa bát. Ngâm chung, đợi trùn chết hết, thì bỏ trùn lấy giấm mà uống, như bệnh đã nguy thì cạy miệng, đổ vào có thể cứu được
2. Trị trúng phải thuốc có chất độc, đã chết rồi mà tim còn ấm, tức là phạm nhiệt độc.
- Cắt tiết chim bồ câu, đang lúc còn nóng nhỏ ngay vào miệng, nhỏ nhiều lần thì có thể cứu được.
- Bột đậu xanh khuấy với nước cho uống,
- Cắt tiết vịt trắng cho uống ngay lúc còn nóng, hoặc tiết gà trống bạch cũng được.
- Rau sam giã vắt lấy nước cốt, 1 thăng, ngày cho uống 4,5 lần, lấy bã đắp lên bụng cũng hay.
3. Trị trúng độc đi ngoài ra máu:
- Da nhím, đốt tồn tính, hoà với nước cho uống 2 đồng cân thì lập tức mữa ra trùng độc.
- Bèo cái phơi khô tán nhỏ, uống 1 đồng cân cũng khỏi.
4. Trị trúng độc khe nước, dường như có ai bắn mà không thấy hiện vật, người bị trúng ớn lạnh bắt đầu phát sốt phiền não, đau xương, nếu không trị ngay thì sinh trùng ăn vào tạng phủ mà chết:
Gốc cành có xước 1 nắm. Nước, rượu, mỗi thứ 1 bát, giã vắt lấy nước cốt, mỗi ngày uống 3 lần sẽ kiến hiệu.
5. Trị trúng nước độc, bắt đầu đau đầu nhức mắt ớn lạnh xương cứng đờ ban ngày nhẹ, ban đêm nặng tay chân giá lạnh, đến 3 ngày trùng ăn đến hạ bộ, 6 ngày thì vỡ mũ, ăn đến ngũ tạng thì nguy.
Ké đầu ngựa lấy cả cây, lá cành, giã vắt lấy nước cốt, uống 1,2 bát, lại lấy bông tẩm nước thuốc xoa bóp hạ bộ, công hiệu.
6. Trị cổ trướng đau bụng:
 Xơ mướp 1 quả bỏ lớp vỏ, thái nhỏ, ba đậu 14 hạt, sao chung chờ lúc ba đậu vàng thì chỉ lấy xơ mướp sao với trần mễ cho chín, lại bỏ xơ mướp mà chỉ dùng trần mễ, tán nhỏ, viên bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 100 viên, uống với nước chín.
- Lá chàm giã vắt lấy nước cốt, xoa đầu mình và tứ chi cũng hay.
7. Kinh trị uống nhầm thuốc độc, phát cuồng táo, thổ tả, phiền muộn, gần chết.
Cát cân, sắc với nước uống thì hết.
-          Đất vách tường hướng đông 1 thăng, Nước 2 thăng, khuấy lẫn nhau, đợi lắng trong mà uống thì khỏi.
-          Sừng con tê ngưu đốt cháy, tán nhỏ, dùng 1 đồng cân hoà với nước mà uống thì khỏi
-          Gỗ mun hoa vài miếng, sắc uống thì khỏi.
-          Búp chè, phèn chua mỗi thứ vài phân hoà với nước mà uống hết  liền
-          Củ môn nước, nghiền với nước cho uống mữa ra chất độc thì khỏi.
-           Thạch xương bồ, bạch phàn, mỗi thứ đều nhau tán nhỏ, hoà với nước mới múc mà uống.
8. Kinh trị ăn nhầm các thứ độc:
- Gừng sống giã nhỏ, vắt lấy nước cốt cho uống thì khỏi.
9. Kinh trị ăn nhầm các thịt độc lục súc:
- Đậu ván trắng, đốt 1 thăng, nghiền nhỏ hoà với nước mà uống, hết ngay.
10.  Kinh trị ăn nhầm các chất độc, cùng ăn nhầm thịt độc. Phàm thịt để cách đêm, hoặc bị nhà dột nước mưa vào, ăn rồi bị độc mà phát trướng, mữa ra máu, đi ngoài cũng máu, ngày càng xanh xao:
Hạt mùi 3,4 lạng. Nước 2 bát, sắc còn 1 bát chờ nguội, chia làm 2 phần uống ngày và đêm.
11. Kinh trị trúng độc thịt ngựa, thịt chó, cua, sinh ra căng tức dưới vùng tim, hoặc chướng bụng, khô miệng phát sốt nói sảng.
Rễ lau sắc với nước cho uống, tỉnh liền.
12. Kinh trị ăn nhầm gan ngựa độc:
Xương heo đốt thành than tán nhỏ, hoà với nước cho uống, hết liền.
13. Kinh trị trúng độc, thịt bò, thịt ngựa:
Sữa người cho uống vào thì đỡ ngay
14. Kinh trị ăn nhần loại cá độc, sinh bệnh cổ trướng, bụng trướng to:
- Đậu đen sắc với nước uống lúc còn ấm, uống xong khỏi bệnh.
- Cỏ roi ngựa 1 nắm, sắc uống nước thì khỏi.
- Bạc hà sắc nước đặc mà uống, rất tốt.
- Bí đao giã nhừ, vắt lấy nước cốt cho uống.
15. Kinh trị ăn cua trúng độc, ngất ngây đầy bụng,
- Hạt hoặc lá tía tô, nấu lấy nước uống 2 tô hết liền.
- Tỏi 3,5 củ sắc với nước uống.
16. Kinh trị ăn nhầm mật con công gọi là trầm độc, mặt xanh, mửa máu, gần chết:
Củ nghệ giã nát vắt lấy nước uống thì khỏi.
17. Kinh trị ăn thịt vịt, trướng bụng, không tiêu
uống 1 bát nước vo gạo nếp thì tiêu ngay.
18. Kinh trị ăn nhầm các thứ chim có độc:
Đậu ván trắng nghiền sống, hoà với nước lạnh cho uống hết ngay.
19. Kinh trị chứng ăn nhiều rau quả làm cho lạnh dạ dày, trướng bụng, thở gấp, khó chịu.
Nhục quế quyết với cơm nguội viên bằng hạt đậu nhỏ, mỗi lần uống 50 hay 60 viên với nước nóng, chưa tiêu thì cho uống nữa, hặoc mài mà uống với nước nóng mà uống thì tốt.
- Nước đái trẻ con cho uống nhiều rất hay
- Nước xáo đất 1 chén, cho uống khỏi ngay.
20. Kinh trị ăn rau quả trúng độc, làm cho bụng, dạ dày buồn bực:
Đậu đen tán nhỏ, ngâm với rượu vắt lấy nước cốt nữa thăng.
21. Kinh trị ăn trúng nấm độc, phát cuồng gần chết:
- Lấy chất trắng trong cứt gà đốt cháy, tán nhỏ, hoà nước uống.
- Vỏ rễ cây Vỏ dẻ ( hoa dẻ) 1 nắm sắc với nước mà uống.
- Lá kim ngân nhai nhỏ nuốt nước, hoặc dùng hoa khô sắc với nước uống.
- Nước đái trẻ con uống nhiều, hoặc nước mới xáo uống 1 bát.
22. Kinh trị ăn nhầm độc lá ngón:
- Trứng gà 3 quả, đập vỡ, lấy lòng trứng cạy miệng đổ vào, giây lát mữa được là sống.
23. Kinh trị ăn nhầm độc mộc nhĩ, sinh ra phiền muộn
Dây bí đao giã nát vắt lấy nước cốt uống thì khỏi.
24. Kinh trị chứng nuốt nhầm con đĩa, bụng tích trướng đau đớn.
Nước ngâm chàm 1 chén, uống cho đi tả vài lần đĩa ra hết
25. Kinh trị nuốt nhầm đĩa
Bột tràm viên to bằng quả trứng gà hoà với nước mà uống,
26. Kinh trị ăn phải nọc sâu, nọc rắn thấy có độc trong bụng mà hạc không ra, nuốt không xuống, bụng trên nóng bứt rứt:
Tiết dê uống lúc còn nóng.
27. Kinh trị ngộ độc, rết cắn, lưỡi sưng, thè ra ngoài miệng và đau nhức.
Máu mống gà tẩm vào lưỡi và nuốt khỏi, lưỡi thu vào ngay.
Tiết hoặc tiết dê, cho uống lúc còn nóng mữa ra là khỏi.
28. Bàn về rượu – phàm người uống rượu quá nhiều thời rượu thiêu đốt tỳ vị, tổn hại tinh thần và thân thể, vì rượu rất nóng, và độc. Nhưng trong việc cúng tế quỷ thần, thù tạc tân khách đã quen thành lệ, cho nên không thể thiếu được:
Phàm đi ra sương lạnh, hoặc vào nhà người bệnh thì tuỳ thích mà uống năm ba chén cho mạnh thần, tránh trừ uế, nếu uống nhiều quá sinh bệnh không nên khinh thường.
29. Kinh trị say rượu bất tỉnh
- Ốc bươu, đậu sị, hành củ, 3 vị nấu chung và ăn hoặc nấu lấy nước mà uống thì khỏi.
- Củ sắn dây tươi, giã vắt lấy nước cốt cho uống, nếu không có ắt căn tươi thì dùng bột sắn khuấy với nước cho uống.
- Đậu đen 1 thăng sắc với nước mà uống cho mữa ra thì khỏi.
- Cúc hoa hái vào  ngày mồng 9 tháng 9, phơi khô tán nhỏ cho uống tỉnh ngay.
- Hương phụ mễ 1 lạng, sao nhân 5 đồng cân cam thảo 3 đồng cân, tán nhỏ khuấy với nước sôi, cho vào 1 ít muối mà uống, hoặc sắc uống.
30. Kinh trị uống rượu rồi đi ngoài ra máu.
- Hoè hoa 1 lạng, hạt dành dành sao 2 đồng cân tán chung mỗi lần uống 2 đồng cân hoà với nước mới múc uống lúc đói bụng.
- Cá diếc nấu canh với lá hẹ, chế vào chút rượu, thường ăn, hay lắm
31. Kinh trị say rượu, nôn oẹ
Đậu đỏ nấu lấy nước, thường uống sẽ khỏi.
32. kinh trị say nhược, nhức đầu:
Tinh tre 1 lạng, nấu với 2 bát nước khi can được 1 nữa thì đập vào 3 quả trứng gà, sắc sôi lên mà ăn hay lắm.
33. Kinh trị say rượu thành bệnh
Đậu sị 1 vốc hành 5 tép, nước 1 bát, sắc còn nửa, cho uống lúc ấm, đắp mền, cho ra mồ hôi
34. Kinh trị uống rượu sinh ho:
Bạch cương tàm 1 đồng cân bỏ đầu, chân sao khô tán nhỏ, mỗi lần uống 1 đồng cân, uống với nước chè thì khỏi.
35. Kinh trị người hay uống rượu:
Ốc bươu hoặc con Nghêu nấu lấy nước cho uống.
36. Thuốc cai rượu:
Ké đầu ngựa 7 quả đốt cháy, chế rượu vào uống, sẽ ngấy và không thèm nữa.
37. Kinh trị uống thuốc quá liều lượng và ngộ độc buồn bực gần chết.
- Lá chàm, giã vắt lấy nước cốt cho uống vài thăng thì khỏi
- Củ sắn dây tươi giã vắt lấy nước cốt cho uống hoặc cát căn  khô thì sắc lấy nước uống.
- Cho uống nước vo gạo thì yên ngay, hoặc 1 thăng nước mới múc.
38. Phương  thuốc kinh nghiệm dùng để giải các chất độc của thuốc kinh  thạch.
Cho 1 cân chì vào than lửa, đốt cho cháy lấy ra tôi vào  1 cân rượu rồi lấy chì ra lại nấu nữa cho chảy, lại tôi vào rượu, làm như vậy 10 lần khi rượu còn 1 nữa thì uống.
39. Kinh trị ngộ độc thạch tím gần chết.
- Chì 4 lạng, nước 1 bát, mài hết chì cho uống sẽ dã ngay.
- Cho uống nhiều giấm mữa ra thì dã ngay.
- Rễ hoa hiên (kim châm) giã vắt lấy nước cốt cho uống.
- Bột đậu xanh, hàn thuỷ thạch, các vị đều nhau, mỗi lần 3-5 đồng cân, giã rễ chàm vắt lấy nước cốt cho uống thì khỏi.
Đậu ván trắng giã nhỏ hoà với nước uống thì tỉnh.
-          Cho uống 1 chén dầu mè.
-          Bột nghệ 3 đồng cân  nước lạnh 1 bát, chế vào chút mật, hoà lại uống.
-          Rơm lúa nếp, đốt cháy thành tro rảy nước vào cho ướt hoà 3 đồng cân Thanh đại vào mà uống.
40. Kinh trị ngộ độc Thạch tín cùng độc 3 đậu sinh ra đi tả không ngớt
Đậu đen sắc thật đặc cho uống thì khỏi.
41. Kinh trị trúng độc 3 đậu, sinh tả lỵ không ngừng
- Vỏ bí đao, tán nhỏ cho uống, Hoặc uống bột đậu xanh với nước thì khỏi.
42. Giải độc thạch tím, ô đầu
Cho uống nhiều nước mới múc để mửa ra hoặc đi ngoài
43. Kinh trị ngộ độc ô đầu, phụ tử, Thiên hoàng, nấm dại
Đậu đen sắc 2 vốc, cho ăn uống, hoặc sắc lấy nươc.
44. Kinh phương giải độc ô đầuvà độc xuyên ô
Đất vách lâu năm khuấy với nươc sôi hoặc lạnh cho uống.
45.  Kinh trị người bệnh giang mai, uống nhiều chất kinh phấn, độc ngấm vào gân cốt làm cho nhức nhói.
Rễ tầm xuân, cạo lấylớp vỏ trắng rửa sạch 3 cân nước và rượu đều phân nửa độ 10 cân, nấu cho tàn cây nhang, mỗi ngày uống 1lần vào lúc đói.
 
XV - PHẠM PHÒNG
Phạm phòng là do đàn ông, đàn bà mới bệnh chưa khỏi, khí huyết chưa khôi phục mà lại giao cấu với nhau lửa dục bừng lên mà sinh bệnh, đàn bà phạm phòng phải đàn ông gọi là dương lịch, đàn ông phạm phòng phải đàn bà gọi là âm lịch.
Khi phát bệnh có bạo phát, có trầm phát, bạo phát thì nặng đầu, cấm khẩu tay chân co quắt, bụng dưới đầy, nóng, mình đau, bí đái hôn mê, bất tỉnh, trầm phát thì hơi thở ngắn, sắc vàng, bụng trên trướng lên, ăn uống ít, không trị gấp thì hay chết người nên chiếu theo phương mà trị.
1. Trị phàm phòng do bệnh thương hàn mới khỏi mà giao cấu sinh bệnh tay chân co quắt, bụng trướng nóng, đầu không ngẩng lên được cần phải cho ra mồ hôi, nếu đến 4 ngày mới chữa là khó khỏi.
- Lá chàm 1 nắm, phân chuột 21 hạt, sắc cho uống ra mồ hôi là khỏi.
- Rễ hẹ 1 nắm, phân chuột 14 hạt, đem sao cháy, sắc 2 bát nước, cạn còn 1 nửa, bỏ bả, lại sắc trào lên cho uống, khi còn  nóng ra mồ hôi là khỏi.
2. Trị thương hàn chưa thật khỏi mà vội giao cấu, sinh đau bụng, sưng hoàn dái:
Hành trắng 3 củ, giã nát hoà với 1 chén giấm cho uống.
3. Trị phạm phòng đau bụng dưới, teo hòn dái, ra mồ hôi lạnh, tay chân giá lạnh, nếu không trị thì nguy.
Hành trắng giã nát xào nóng đem chườm vào rốn, và 20 củ hành tăm giã nát nấu với rượu cho uống.
4. Trị thương hàn phạm phòng đau bụng giá lạnh
- Hạt cải nghiền nhỏ, hoà với nước mà đắp vào rốn,
- Cải bẹ 1 nắm vò, vắt lấy nước đặc cho uống.
- can khương giã thành bột cho uống 1 đồng cân với nước sôi, trùm mền cho ra mồ hôi hay lắm.
5. Trị bệnh do ăn hay phạm phòng, mà tái phát cấm khẩu, sắp nguy:
Dành dành 30 quả, nước 3 thang, sắc còn 1 thang cho uống, ra mồ hôi là khỏi.
 6. Trị thương hàn bị nhọc mệt đau tức hòn dái, sưng đùi vế:
Tinh tre 1 nắm, để cả vỏ xanh, sắc sôi 5 dạo bỏ bã, uống ấm
7. Kinh trị mệt nhọc, mà bệnh trở lại, hòn dái sưng hoặc lặn vào trong bụng mà đauđầu, mặt, mình mẩy, chân nặng nề, nóng ran ở bụng dưới co quắp gần chết.
- Trùn đất 1 vốc, nước  1bát, sắc còn 1 phần 3, uống luôn 1 lần.
8. Kinh trị giao cấu phạm âm độc, đau bụng
Tiết heo nhân lúc còn nóng, hoà với nước cho uống hết liền.
  1. Kinh trị thương hàn mới khỏi, lại phạm phòng gần chết.
- Cứt ngựa, đốt cháy tán nhỏ hoà với rượu cho uống 1 đồng cân thì khỏi.
- Tóc rối 1 nắm, mỡ heo 3 chung cho vào bình sạch, nấu 1giây lát đến tóc cháy hết bỏ bã chia làm 2 lần uống thì khỏi.
- Rễ phụ cây đa nhỏ 1 nắm, Gừng 3lát. Sắc với nước mà uống cho tẩy ra chất độc thì khỏi.
- Muối trắng sao qua đem để trên rốn rồi lấy lá ngải cứu, 9 mồi cho đi lỏng là khỏi.
10. Truyền trị bệnh nặng mới khỏi mà sớm làm việc nặng nhọc hay ăn uống ngộ độc muốn chết.
Mai ba ba đốt cháy tán nhỏ, mỗi lần uống 2 đồng  cân với nước  sôi khỏi liền.
11. Truyền  trị phạm phòng nặng gần chết.
- Mề gà 1 cái, đốt tồn tính, tán nhỏ, uống với nước nóng.
12. Truyền trị phạm phòng mới bị là câm miệng, khó thở ngạt mình muốn chết hoặc phạm đã lâu, nhập lý, mặt mắt khô vàng, thở ngắn trên thực dưới hư, ăn uống không được, giống như hư lao, phương này thực là thuốc tiên
-  Dành dành, củ sắn  dây, Nam sâm, Cát cánh. Mỗi vị 1 đồng cân, cam thảo, hẹ cả rễ, mỗi vị 5 phân, phân chuột, sao cháy 10 hạt, nước  1bát, sắc  còn phân nữa, uống nóng đắp mền cho ra mồ hôi.
Chỉ dùng hành dành, hẹ, phân chuột, 3 vị cũng công hiệu.
13. Truyền trị đàn ông lúc đàn bà kinh nguyệt chưa dứt đã vội giao cấu, ác khí truyền vào bụng, thân thể gân cốt đau như dùi đâm
Lược gãy, Nệm rách, Tóc rối, lá dâu già, mỗi vị đều nhau đốt tồn tính, tán nhỏ mỗi lần uống 3 đồng cân với nước nóng thì khỏi.
Các bài viết liên quan
Thiết kế website chất lượng cao NAM VIỆT IT