Y học Tuệ Tĩnh
TUỆ TĨNH, QUYỂN 2 - CÁC BỆNH VỀ KHÍ
Ngày : 11-01-2016 Lượt xem : 1544
QUYỂN II. CÁC BỆNH VỀ KHÍ
I.ĐÀM ẨM
Về bệnh đàm. Nội kinh chia làm 6 lọai khác nhau: Thấp đàm, nhiệt đàm, phong đàm, lão đàm, hàn đàm, tích đàm, nhưng sinh bệnh đều do tỉ vị mà ra, hoặc ăn uống đồ sống lạnh, hoặc lúc ngồi, nằm nhiễm gió độc, hoặc lo lắng sầu não, hoả thiêu đốt tân dịch mà sinh ra đàm, có khi đờm vào kinh lạc bị phù, có khi nhập vào tạng phủ gân xương, lan tràn khắp thân thể, không có chỗ nào tránh khỏi. Phát bệnh mà phạm đến tỳ thì bỗng nhiên bỗ ngã đó là chứng quyết đàm, hoặc đưa lên phế thì ho thở, hoặc mê vào tâm thì giật mình hoảng hốt chạy vào can thì chóng mặt, mất cảm giác, gân sườn sưng đầy, hoặc chạm đến thân thì khạc ra nhiều đờm, hoặc qua dạ dày thì ỉa, mửa, nóng rét, hoặc chạy đến ngực thì họng rất khó chịu, nhức gò xương mày, hoặc vào trong ruột thì có tiếng lọc ọc, hoặc kết hạch ở cổ họng, hoặc sưng ở mình mẩy tay chân mà biến hoá ra nhiều bệnh, phép trị phải theo từ nguồn gốc
1. Truyền trị phong đàm trong ngực bí kết không thông:
Tân lang tán nhỏ, mỗi lần uống 2 đồng cân với nước đái trẻ con hoặc nước sôi rất hay
2. Kinh trị nôn mữa ra đờm dãi hoặc khí nghịch thở gấp
Tân lang 1 hạt thái nhỏ, sao vàng, vỏ quýt rửa nước sôi bỏ xơ trắng sao khô 3 đồng. Sắc với nước uống lúc còn ấm.
3.Kinh trị đờm khí trong ngực đầy trướng.
Sa nhân lấy củ cải giã nát vắt lấy nước cốt mà ngâm, sấy khô tán nhỏ, mỗi lần uống 2 đồng cân sau bữa ăn với nước sôi.
4. Kinh trị đờm ẩm tích lâu phong khí căng lên khó chịu ở vùng thượng vị
Hương phụ, bán hạ, mỗi thứ 1 lạng phơi khô, phèn chua nữa lạng, Các vị cùng tán nhỏ, lấy nước gừng khuấy hồ làm viên bằng hạt ngô đồng, liều dùng 30-40 viên, nấu nước gừng tuỳ lúc mà uống rất hay.
5. Kinh trị phong nhiệt, đờm nghẹt cổ tức ngực, dùng thang này hoá đờm thanh nhiệt ở trên rất hay.
Bạc hà, tán nhỏ luyện mật làm viên bằng hột khiếm thực, mỗi lần ngậm 1 viên, lâu lâunuốt xuống.
6. Kinh trị người lớn tuổi, nhiều đờm khí trướng, vì người già thường hay động khí, khí lên thì đờm lên, khí hạ thì đờm hạ, khí lưu thì đờm lưu hành, khí ngưng trệ thì đờm ngưng trệ, cho nên uống phương này thì đờm đi cho thuận dùng tam tử dưỡng thân thang:
Hạt tía tô, Hạt củ cải, Hạt cải bẹ, Mỗi vị 3 đồng cho vào trong nước, lựa lấy thứ chìm đem sao qua, gia thêm 5 lát gừng sắc uống hoặc gia Nhị trần thang càng hay.
7. Luyện trị phong đàm làm nhẹ đầu não, khai vị kiên tỳ, tiêu tích đàm, tích thực tích rượu, trướng bụng sưng sườn, đờm đặc nôn mữa, uống vào hay lắm.
Nam tinh chế với nước gừng 2 lạng, củ giềng 5 đồng, sa nhân 5 đồng, củ gấu 1lạng, các vị tán nhỏ, lấy nước gừng khuấy hồ làm viên bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 30 viên với nước gừng nấu chín không cứ lúc nào, mùa hè ruột lạnh càng nên uống.
8. Truyền trị phong đàm, điều hoà họng ngực, phá tích trện tn đau nhức, khỏi ho hen:
Bồ kết bỏ vỏ hột, bôi mỡ hoặc váng sữa mà nướng, phèn khô 2 vị đồng nhau, tán nhỏ khuấy hồ làm viên bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 30-40 viên vào sau bữa ăn với nước gừng nấu chín.
9. Truyền trị tất cả các chứng phong đàm bế tắc, sùi bọt dãi nghẹt cổ họng, cùng trẻ em kinh phong đờm khò khè suyễn thở, và các chứng đau họng
Bồ kết 1,5 lạng Hoàng đơn 1,5 lạng, phèn khô 5 đồng, bạch cương tàm 5 đồng, các vị tán nhỏ, nấu hồ bột nếp viên bằng hột ngô đồng mỗi lần uống 30 viên với nước gừng nấu sôi.
10. Kinh trị khí trệ ở trung quân, đờm dãi, phiền muộn, đầu mắt chóng váng.
Nam tinh bỏ vỏ, bán hạ, mỗi vị 2 lạng rưỡi, và đều tẩy nước sôi 7 lần rồi tán nhỏ hoà với nước cốt gừng mà làm thành bánh, để vào sọt tre, đậy lá cây dướng ủ kín, đợi mọc meo vàng thì phơi khô, bột thuốc 1lạng thì thêm bột hương phụ 5 đồng cân nấu hồ làm viên bằng hột ngô đồng, mỗi lần uống 40-50 viên với nước gừng vào sau bữa ăn rất hay.
11. Kinh trị chứng thấp đàm đau vùng tim thở gấp:
Bán hạ tẩm dầu sao, tán nhỏ nấu hồ làm viên bằng hạt đậu xanh, mỗi lần uống 30 viên với nước gừng nấu nóng.
12. Kinh trị đờm lạnh kết chặt, khạc không ra, khàn cổ, tiếng nói khản, bệnh lâu năm cũng hay.
Bán hạ chế với gừng 5 đồng cân, Quế tâm 1 đồng, ô dầu nữa đồng, đều tán nhỏ, giã nước gừng khuấy hồ làm viên bằng hột khiếm thực, mỗi lần dùng 1 viên, lúc đi ngủ ngậm rất hay.
13. Truyền trị chứng do nhiệt tà bốc lên, đờm dãi bế tắc, bụng cồn cào, mữa ra đồ ăn, ợ hơi tích rượu, mọi chứng tích trệ, nóng lở sưng đau, bí đái bí ỉa, sắc mặt ốm vàng, đẻ ra quái thai, tích huyết thành cục và nuốt nhầm đồ đồng đò sắt cùng chứng xích bạch lị đều trị được.
Hạt bìm bịp trắng 4 lạng, nghiền nhỏ ra, rây lấy bột lần đầu, chỉ xác sao 5 đồngtán nhỏ, dùng rượu ngon khuấy hồ làm viên bằng hột đậu xanh, mỗi lần uống 100 viên vào lúc canh 5 với nước trà nóng, sẽ ỉa ra các đồ tích độc, rồi cho ăn cháo trắng thì khỏi, kiêng ăn cá tanh, đồ sống lạnh, đồ nóng, đàn bà có thai chớ uống.
14. Kinh trị tất cả các chướng đờm khi thở gấp.
- Hạt cải củ sao thơm, hạt bồ kết đốt tồn tính, hai vị đều nhau tán nhỏ, dùng nước cốt gừng hoà với mật làm viên bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 50 viên với nước sôi rất hay.
15. Truyền trị chứng đờm nghẹt tắc, ngực đầy tức, khí nghịch lên gần chết.
Phèn khô bất cứ nhiều hay ít, tán nhỏ, Gừng sống 10 lát, nấu lấy nước hoà thuốc cho yống dễ chịu ngay.
16. Kinh trị thấp đờm vì hoả bốc lên, ngăn chặn ở ngực ho khạc ra đờm đặc:
Trần bì nửa thang, bỏ vào nồi đất, dùng muối 5 đồng ủ ngâm cho tan ra nước rồi sao khô, cam thảo 2 lạng bỏ vào tẩm mật nướng.
Đều tán nhỏ, luyện với bánh chưng làm viên bằng hạt hột ngô đồng, mỗi lần uống với nước sôi 100 viên là khỏi.
17. Kinh trị đờm ngăn ở ngực, khí trướng.
Trần bì 3 đồng, sắc với nước uống nóng.
Truyền phương, chỉ xác bỏ ruột sao 2 lạng, bán hạ chế gừng 2 lạng, trần bì bỏ cùi trắng 2 lạng, hạt bìm bịp đen 3 lạng, đều tán nhỏ, nấu hồ bột gạo tẻ làm viên bằng hột ngô đồng mỗi lần uống 50 viên với nước gừng lúc no.
Hạt bìm bịp 4 lạng, Bồ kết sao bỏ hột phèn chua 1,2 lạng. đều tán nhỏ, hoà nước làm viên bằng hột ngô đồng, mỗi lần uống 50 viên với rượu vào lúc đói.
Y phương trên gia thêm trần bì bỏ xơ trắng 2 lạng, dùng củ cải, ninh cho nhừ mà làm viên uống với nước gừng.
18. Kinh trị chứng phong đàm ho thở, đêm nằm ngủ không được.
Bạch cương tằm 7 con, ngâm nước vo gạo bỏ đầu, chân, nghiền nát ra uống với nước gừng.
19. Truyền trị chứng nhiều đờm, thoạt nhiêm đờm suyễn kéo lên nghẹt tắc, thở không được, gần chết.
Củ nghệ giã nhỏ, Nước đái trẻ con 1bát, hoà với nghệ, lọc bỏ bã uống tỉnh ngay.
II – HO
Bệnh ho theo sách nội kinh phân làm 10 chứng, nhưng căn bản đều do ở phế, vì phế chủ mà sinh ra tiếng, nhưng khi phát bệnh đều có chứng khác liên quan, nên kể ra từng mục sau này để rõ cách điều trị.
Ho không đờm mà có tiếng là “khái” phế đã tổn thương là không mát.
Ho không tiếng mà có đờm là “thấu” do tỳ thấp mà sinh đờm.
Ho có tiếng và có đờm là khái thấu phế khí tổn thương và tỳ thấp trễ
Ho do phong hàn thì nghẹt mũi, khản tiếng ghét gió, ghét lạnh, hoặc tự đổ mồ hôi, đổ mồ hôi trộm.
Ho do phong hàn uất nhiệt ở phế, thì đêm ho nhiều hơn.
Ho do đờm là khi ho có tiếng khò khè, khạc ra được ít thì hết.
Ho do hoả uất thì ho có tiếng, mà đờm ít, mặt đỏ.
Ho khan là hoả uất nhiều quá, nóng nung trong phổi là chứng khó trị.
Ho lao thì đờm nhiều mồ hôi trộm, hoặc phát cơn nóng rét.
Ho có sưng phổi là hễ cử động thì tức ngực, khó thở.
Các chứng bệnh như trên, nên chiếu phương mà chữa.
1. Kinh trị ho vì hàn, thể hiện đờm đặc đờm lỏng, đọng lại đầy tức trong ngực, đầu mắt choáng váng ho hen đờm dãi, hoặc uống rượu quá nhiều, nôn oẹ lợm giọng.
Riềng ấm sao, thanh bì bỏ vỏ trắng, can khương sao, trần bì bỏ xơ trắng, mỗi vị 5 đồng cân, đều tán nhỏ, dùng dẫm khuấy hồ làm viên bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 50 viên sau bữa cơm, uống với nước cơm.
2. Kinh trị ho vì đờm suyễn không ngủ được.
- Trà ngon 1 lạng, bạch dương tàm 1 lạng, đều tán nhỏ cho vào cái bình đậy kín, chế vào 4 bát nước sôi, khi đi ngủ lại chế thêm 4 bát nước sôi vào cho nóng mà uống nóng là khỏi.
- Nam tinh bỏ vỏ, bán hạ, đều tẩy nước sôi 7 lần tán nhỏ trộn với nước cốt gừng làm bánh, để vào trong cái nia, lấy lá Dướng đậy kín lại, chờ mọc meo vàng thành men. Trần bì 1 lạng tán nhỏ, lấy nước cốt gừng khuấy hồ làm viên bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 40 viên với nước gừng, nếu đờm lạnh thì bỏ trần bì mà thêm quan quế 5 đồng cân.
- Hạt cải củ 1 vốc, đãi vào nước cho sạch sấy khô, sao vàng, tán nhỏ, thắng nứơc đường làm viên bằng hạt cây súng, bọc bào bông mà ngậm rồi nuốt.
3. Kinh trị ho vì phong đàm
Nam tinh 1 củ nấu với gừng, sấy khô tán nhỏ, mỗi lần uống dùng 1 đồng cân sắc với 3 lát gừng và 1 bát nướ, lấy 1 nữa, sớm trưa, chiều uống.
4. Kinh trị ho hen đàm suyễn bất cứ lâu năm hay mới mắc:
Lá thầu đâu, lá dâu đều dùng lá đã già. Trấu sao mật các vị đều tán nhỏ, thắng mật làm viên bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 1 viên với nước sôi, rất hay.
5. Kinh trị chứng ho lâu ngày.
- Nước cốt gừng 1 chén, mật 1 muỗng, nấu nóng lên mà uống, 3 lần khỏi.
- Trần bì, thần khúc, sinh khương sấy khô, đều bằng nhau và đều tán nhỏ, quyết bánh chưng và làm viên bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 40-50 viên, uống sau bữa ăn và trước khi đi ngủ rất hay.
- Rễ thầu dầu thường nhai, nuốt nước, dần dần tự khỏi.
6. Kinh trị bệnh ho đã lâu năm
Củ bách bộ 10 cân rữa sạch bỏ vỏ, bỏ lõi, giã vắt lấy nước, cho vào mật cô thành cao mỗi lần uống 1 muỗng, mỗi lần uống 3 lần rất hay.
Củ bách bộ tươi, gừng sống, đều giã vắt lấy nước cốt, mỗi thứ nữa chén, nấu sôi lên mà uống.
7. Kinh trị ho hen, thở ngắn hơi.
- Can khương sao, bồ kết bỏ vỏ, hột và quả có sáu mắt sao, quế tâm màu tía, các vị bằng nhau tán nhỏ, luyện với mật ong, quyết 3000 cháy, viên bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 3 viên khi khát ho là uống, kiêng ăn hành, bùn tàu, dầu mỡ chiên xào,
- Hạt mướp già đốt tồn tính, tán nhỏ, lấy thịt quả táo, quyết làm viên bằng hòn đạn, mỗi lần uống 1 viên với rượu nóng, sẽ tiêu đờm hết ho.
- Đào nhân 2,3 lạng bỏ vỏ và đầu nhọn giã nát, cho vào 1 cái bát nước chất lấy nước cốt cho gạo tẻ vào nấu cháo mà ăn rất tốt.
- Tía tô cả cành, lá, 2 đồng cân, nhân sâm 1 đồng cân, Gừng 3 lát, nước 1 chén, sắc mà uống, phương này thêm vỏ quýt khô, Ngũ vị tử 10 hạt.
- Hột tía tô nghiền với nước, lọc lấy nước cốt, nấu cháo với gạo tể mà ăn, thì khỏi bệnh.
8. Kinh trị ho do nhiệt thể khô miệng ngạt mũi.
Mía ép lấy nước, nấu cháo với hột kê ăn ngày 2 lần, rất nhuận tim phổi.
- Thiên hoa phấn 1 lạng, nhân sâm 3 đồng cân, đều tán nhỏ, mỗi lần uống 1 đồng cân với nước cơm sẽ hết.
9. Kinh trị ho lâu năm, phiền nhiệt dần dần thành ho lao, các thuốc đều vô hiệu.
- Phân tằm mỗi lần dùng 1 thăng tán nhỏ, khuấy nước để lắng trong, gạo tẻ nấu cơm ăn, 5,6 lần là được.
- Thiên môn, mạch môn, củ bách bộ đều bỏ vỏ, bỏ lõi mỗi thứ 1 lạng, bạch mai 3 quả, tang bạch bì 5 đồng, dùng 1 chén nước cốt gừng hoà với mật ong, luyện làm viên bằng hạt nhãn, mỗi lần ngậm 1 viên.
- Đào nhân 2 lạng, gan heo 1 chiếc, tẩm nước đái trẻ con, cùng phơi khô, giã nát, khuấy hồ làm viên bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 30 viên, cách xa bữa ăn, uống với nước sôi.
10. Truyền trị phổi nóng ho hen lâu năm.
- Con dơi đốt rồi tán nhỏ hoà với nước cơm uống rất hay.
- Cao thiên môn mỗi lần uống 1 thìa với nước sôi, uống lâu rất có ích.
11. Kinh trị chứng ho ra máu, lúc ho khạc ra đờm có máu là nóng, uất phổi mà sinh ra, phép trị không ngoài thanh hoả mà thôi.
- Cao thiên môn mỗi lần uống 1 thìa với nước sôi, uống lâu rất có ích.
12. Kinh trị ho ramáu:
Ý dĩ nhân mỗi lần dùng 1 lạng, giã nát. Nước 1 bát, sắc còn nửa, cho vào ít rượu mà uống, hoặc dùng ý dĩ tán nhỏ, phổi heo xắt miếng chấm mà ăn.
13. Kinh trị ho nặng quá thổ huyết
Vỏ dễ râu 1 cân, kiêng sắt ngâm nước vo gạo 3 đêm, bỏ lớp vỏ ngoài và lõi cứng bên trong cho vào 4 lạng gạo nếp cùng sấy khô, tán nhỏ, mỗi lần uống 1,2 đồng cân với nước cơm.
14. Kinh trị hư lao ho lâu ngày khạc ra máu
- Ngũ bột tử sao qua tán nhỏ, mỗi lần uống 1đồng cân, sau bữa ăn, uống với nước trà hoà lộn với nước cơm sẽ hết ra máu.
- Bông náng tươi, lá sen khô đều bằng nhau tán nhỏ, mỗi lần uống 2,3 đồng cân dùng tang bạch bị sắc nước làm thang uống vào lúc xa bữa ăn.
15. Kinh trị ho lao lâu năm ra máu mũ.
Cũ ráng, gỗ vang 2 vị đều nhau, mỗi lần dùng 3 đồng, nước 1 chén, gừng 3 lát, sắc uống mỗi ngày 2 lần, hoặc lâu quá đã thành lao thì dùng tễ cỏ sẹo gà tán nhỏ, chấm với mắn mà ăn rất hay.
16. Kinh trị ho lâu năm thở gấp, hoặc khạcc ra máu mũ:
Ý dĩ nhân 3 lạng, tán nhỏ, nước một bát sắc còn 1 nữa chế rượu vào 1 chén uống nóng vào lúc nào cũng được rất hay.
17. Kinh trị ho vì hoả nhiệt, hoặc khai đờm ra có dính máu:
Hoa hoè sao khô, tang bạch bì tẩm nướng mật, chỉ tử sao với nước đái trẻ con. Mỗi vị 3 đồng cân. Ô mai 1 quả, sắc nước uống nóng lúc xa bữa ăn.
18. Kinh trị ho ra máu, tức ngực là hoả bức ở phổi.
Cải củ 3 củ giã vắt lấy nước cốt 1 chén cho vào tý muối mà uống hết ngay.
19. Kinh trị ho ra đờm khí xông lên thở dốc, khạc ra múa mủ.
Hột củ cải một vốc sắc nước uống sau bữa ăn,
20. Kinh trị ho ra máu
- Rễ cỏ tranh, tang bạch bì, hạt dành dành sao đen, các vị đều nhau sắc uống bất cứ lúc nào.
- Lá sen khô, hoa hoè sao qua, đều tán nhỏ, mỗi lần uống 2,3 đồng hoà với nước đái trẻ con mà uống rất hay.
21. Kinh trị hoa ra máu do phế hư:
Phổi heo luộc chín xắt miếng, ý dĩ nhân sao qua tán nhỏ trộn vào thường ăn dần sẽ hết.
22. Kinh trị ho, phổi khô ráo mất tiếng
Củ sắn dây, hoa hoè, dành dành, muối ăn, các vị đều 2 phần, ô mai, cam thảo đều 1 phần sắc rồi chế vào tý mật, uống dần dần sau bữa ăn thì khỏi.
III - SUYỄN
Suyễn là 1 bệnh mà hơi kéo lên thở gấp quá, không thể điều hoà hơi thở được. Nguyên nhân đều do phế hư mà ghé hàn, hoặc thực mà ghé nhiệt hoặc bị thuỷ khí lấn hoặc lo sợ khi uất lồng lên, hoặc âm hư, hoặc khí hư hoặc đờm tắc, hoặc hơi thở gấp, hoặc vị hư hoặc hoả xông lên… mà sinh ra suyễn cho nên mắc bệnh không giống nhau, ta đừng cho suyễn chỉ là 1 chứng. Nay nêu các phương sau để tuỳ chứng mà chọn
1. Kinh trị thất tình uất kết, khí xông lên thở gấp sinh ra suyễn
Chỉ xác, tân lang, trầm hương, ô dước, các vị bằng nhau mài vào chén nước cho đặc lại sắc sôi 2,3 dạo, uống lúc nóng, lúc đói.
2. Kinh trị hen suyễn khò khè, bất cứ người lớn trẻ con dùng có công hiệu
- Hạt chè 2 hạt, lấy ít nước vo gạo nếp mài ra cho đặc nhỏ vào lỗ mũi làm cho hít vào miệng và nuốt và cắt 1 ống tre cho ngậm, 1 chốc thì nước bọt chảy ra như sợi chỉ, làm 3,4 lần trì triệt nọc, đã kinh nghiệm.
- Tổ kiến nghiền nát, trát mỏng trên tờ giấy bản cuộn lại làm mồi, đốt cháy 1 đầu rồi đầu kia cho khói xông vào họng.
3. Kinh trị ho suyễn do đờm khí
- Hạt cải củ sao vàng, Hạt bồ kết nướng tán nhỏ luyện mật ong với tý nước gừng làm viên bằng hạt ngô đồng, liều dùng 50-60 viên uống với nước sôi rất hay.
- Củ mài tươi giã nát nữa chén, đổ vào nữa chén nước mía rồi quấy đều, nấu cháo ăn thì khỏi.
- Lá thầu dầu tía 3 đồng cân, phèn phi 2 đồng, thịt heo 1 lạng thái thị ra từng miếng nhỏ ứơp thuốc đã tán nhỏ vào lấy lá sen gói lại, đun nhỏ lửa nấu chín, nhai nhỏ uống với nước sôi thì khỏi.
- Nghệ đen 5 đồng, rượu 1,5 chén sắc còn 8 phân, uống sau bữa ăn thì khỏi.
- Phương trên gia thêm Tang bạch bì.
- Rễ cỏ tranh tươi 1 nắm, sắc mà uống, 3 lần là khỏi.
- Ngũ vị tử, phèn chua 2 vị bằng nhau, tán nhỏ,mỗi lần uống 3 đồng, lấy phổi heo nướng chín rắc thuốc vào nhai nhỏ, uống với nước sôi.
- Xương đầu mèo đốt cháy ra tro liều uống 3 đồng cân, với rượu.
- Thanh táo cả cành và lá 2,3 nắm rửa sạch, nước 4 bát sắc còn 1 bát, hoà với 1 chénmật ong uống lúc đói, còn bã thuốc lại sắc mà uống, chỉ uống 3,4 lần là khỏi.
- Củ tỏi giã lẫn với bột gạo tẻ làm viên bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 8,9 viên với nước muối nấu sôi vào lúc đói bụng, hết bệnh thì khỏi.
- Trần bì bỏ xơ trắng, hạt tía tô sao qua, chỉ xác sao, hat đình lịch sao qua, nam tinh thái nhỏ nấu với nước gừng rồi sao, vỏ trắng, rễ dâu tẩm mật nướng, mỗi thứ 1 phần, ngũ vị nữa phần, bốc làm 1 thang thêm 3 lát gừng, sắc uống xa bữa ăn
- Chỉ dùng Trần bì, hột đình lịch và vỏ trắng rễ dâu 3 vị mà thôi.
4. Kinh trị lên cơn suyễn gần chết
Lá hẹ 1 nắm, nước 1 thăng sắc đặc mà uống thì khỏi
Uất kim 1 lạng, giã sống hoà với nước đái trẻ con lắng bỏ bả mà uống.
5. Kinh trị chứng phong đàm suyễn cấp.
- Phèn phi 1 lạng, bồ kết nướng 5 đồng, đều tán nhỏ mỗi lần uống 2 đồng, dùng nước sôi uống dần ho thấy mảư ra đờm tích sẽ khỏi.
6. Kinh trị đờm suyễn kéo lên khò khè, do ăn quá nhiều đồ béo mà sinh ra
Hạt cải củ đãi nước sạch, nấu chín phơi khô tán nhỏ tẩm với nước cốt gừng quyết với bánh chưng làm viên bàng hạt đậu xanh, mỗi lần uống 30 viên nhai thấm với nước miếng mà nuốt, mỗi ngày uống 3 lần.
7. Kinh trị người già khí thực, cùng người trai tráng bị đờm nghẹt mà làm cơn suyễn
- Hạt tía tô, hạt cải bẹ trắng, hạt cải củ 3 thứ đều nhau, cùng sao tán nhỏ đổ 1 bát nước sắc sôi vài dạo, cho uống nóng.
- Hạt cải củ sao qua tán nhỏ, thắng mật làm viên bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 50 viên với nước sôi.
8. Kinh trị các chứng khí nghịch, ngực đầy thở gấp, ho hen, bụng đau như dùi đâm
Hạt tía tô, trần bì bỏ, nhục quế, riềng ấm sao, nhân sâm các vị cùng nhau tán nhỏ, luyện mật làm viên bằng hòn đạn, mỗi lần uống 1 viên với nước cơm sôi.
9. Kinh trị thuỷ khí hư thũng, nước đái đỏ sẻn là lên cơn suyễn
Trần bì bỏ cùi trắng, phong kỷ, mộc thông, lá tía tô, mỗi vị 5 đồng, đều tán nhỏ, mỗi lần uống 2 đồng cân, với nước gừng nấu sôi.
10. Truyền trị lên cơn suyễn nôn ra đờm, bụng trướng đầy, đại tiện bí.
Chỉ xác sao 7 phân, củ gấu sao 7 phân, dây duối leo 10 phân, rễ cây bươm bướm 10 phân. Hạt tía tô sao 5 phân, trần bì bỏ cùi trắng 5 phân, gừng sống 3 lát. Sắc cho uống lúc sáng sớm, khỏi ngay.
- Tắc kè, xác rắn lột, 2 vị bằng nhau, đều đốt tồn tính, tán nhỏ, mỗi lần uống 1 đồng cân hoặc nửa đồng cân, uống với rượu hâm nóng, sau bữa ăn.
11. Kinh trị mùa hè trúng nắng, mình nóng phát suyễn
Hương nhu 2 đồng, hậu phác ngâm nước gừng sao 1 đồng. Đậu ván trắng 1 đồng, rễ séo gà 1 đồng, các vị đều ngâm nước cốt gừng rồi sao thơm, nước 1 bát sắc sôi, chế vào ít rượu, chờ nguội mà uống.
12. Truyền trị hen suyễn
Nước chanh, nước cốt gừng, nước đái trẻ em mỗi thứ 1 bát, nấu chung mà uống.
- Truyền phương: - Nước cốt gừng, mật mía, mỗi thứ nữa chén, nấu lên uống dần dần.
- Truyền phương: Tủa cau rũ, đốt tồn tính tán nhỏ, mỗi lần dùng 1,2 đồng cân, trộn cháo trắng mà ăn, 3 lần khỏi.
- Truyền phương: Vỏ cây duối, kiêng dao sắt, lấy dao tre cạo bỏ vỏ ngoài, đập dập sắc với nước, hoà thêm 1 chén rượu mà uống.
13. Kinh trị hen suyễn lâu năm:
Trứng gà: bất câu nhiều hay ít, nhẹ tay đập hơi dập ngâm với nước đái trẻ con trong cái hũ nhỏ, 3,4 ngày rồi đem luộc chín mà ăn, hết bệnh thì thôi, phương này có thể khử phong đàm, thanh phế nhiệt.
IV – LAO PHỔI
Bệnh lao phổi vì ho lâu ngày, mồ hôi ra quá nhiều, tân dịch mất hết đi đại tiện ra như dưa thối, như mùi mở hôi, đi đái luôn mà không khát mữa nhiều đờm đãi, mà không có đờm đặc, đó là do phổi hư tổn lao nhiệt mà sinh ra, nếu khát mà uống nước là bệnh sắp khỏi. Nên chiếu phương mà trị.
1. Kinh trị lao phổi mữa ra nhiều đờm dãi, đầu choáng váng, đái luôn mà không khát nước, tức là lạnh trong phổi
Cam thảo 4 lạng, can khương 2 lạng, nước 3 thăng, sắc còn 1 nữa mà uống là khỏi,
2. Kinh trị lao phổi ho lâu ngày, nước dãi nhiều khớp xương buồn nhức, khó chịu, phát nóng sốt.
Cam thảo 3 lạng nướng khô tán bột, mỗi ngày uống 1 đồng cân, với nước tiểu trẻ em rất hay.
3.Kinh trị lao phổi không ăn được
Rễ lau, mạch môn đông, địa cốt bì, gừng sống, đều dùng 1lạng, trần bì 5 đồng, phục linh 5 đồng, nước 2 bát sắc còn 7 phân lọc bỏ bã, chia 5 lần uống, đổ mồ hôi là khỏi.
4. Kinh trị lao phổi, ho nhổ ra bọt, trong lòng nóng, cổ họng ráo mà không khát nước.
Thiên môn cạo vỏ bỏ lõi, giã sống vắt nước cốt rượu 2 đấu, kẹo mạch nha 1 đấu, tử uyển 4 vốc. Dùng nồi đất nấu thành cao cho đến khi làm hoàn được viên bằng hạt nhãn, mỗi lần uống 1viên, ngày 3 lần uống rất tốt.
Kiêng ăn cá chép
5. Kinh trị lao phổi, ho nhổ ra máu mủ:
Ý dĩ nhân 10 lạng, giã nát, nước 5 thang nấu còn 1 thang, chế rượu mà uống rất hay,
6. Kinh trị lao phổi ho mũ:
Cải củ nấu với thịt dê hoặc cá diếc thường ăn ra hay.
7. Kinh trị người láơn, trẻ em ho lao phổi, hơi thở ngắn ho cả ra nước dãi, nhổ ra mũ hôi tanh.
Trúc lịch 3 chung, nước cốt gừng 1 chung chút ít, 2 thứ hoà nhau đều mà uống, ngày uống 3,4 lần đến hết bệnh
8. Kinh trị lao phổi, nóng âm ỉ trong xương
Tuỷ dê, tuỷ lợn đều nấu thành dầu mỗi thứ 5 lạng, mật ong 5 tô, nước cốt sinh địa, sắc lấy nước đặc 5 tô, Nước gừng 1 tô, tất cả các thứ cô lại khuấy luôn tay không ngừng cho thành cao, mỗi ngày dùng 1 muỗng, hoà với rượu mà uống.
9. Kinh trị ho lâu ngày lao phổi, nhổ ra nhiều nước bọt, thỉng thoảng nóng lạnh mặt đỏ, thở dốc.
Nước đái trẻ em 1 bát, cam thao xắt miếng 2 đồng, cùng ngâm phơi sương 1 đêm đến sớm mai vớt bỏ cam thảo chỉ uống với nước tiểu, mỗi ngày uống 1 lần. Lấy nước đái trẻ em, kiêng ăn gừng, hành hẹ, tỏi, mọi thứ nóng.
V – SƯNG PHỔI MỦ
Sưng phổi mủ là do sự điều dưỡng không đúng phép, làm khí huyết tổn thương, phong hàn thấp nhiệt thừa hư nhiễm vào, ứ lại không tan mới thành bệnh. Phát bệnh thì ho, mũi chảy nước thối, sườn bên phải đau âm ỉ, 2 chân sưng to, cổ khô miệng ráo, phiền muộn khát nước, nhổ ra máu mủ, đờm vàng tanh hôi, nếu đờm dính như cháo nếp thì khó trị, nên theo các phương sau đây mà chữa. Khám bệnh nhổ ra mủ hôi tanh thì lấy đậu nành nhai sống, nếu không ngửi thấy mùi đậu tức là bệnh phế ung
-
Kinh trị sưng phổi mủ
Ý dĩ nhân sao qua tán nhỏ, uống với nước cháo nếp, hoặc nấu cháo, hoặc sấy lấy nước uống cũng được, sẽ hạ được máu mủ mà yên.
2. Kinh trị sưng phổi mủ, uống thuốc khác cũng nên xem hoàn này để bảo vệ hoàn cách mô không để mủ vỡ vào tim phổi.
Phèn chua 2 lạng, để sống tán nhỏ, sáp ong 1 lạng, nấu sáp chảy ra, cho phèn chua vào làm viên bằng hạt ngô đồng mỗi lần uống 30 viên. Mật ong và nước trộn đều làm thang
3.Kinh trị phế hư
Vịt trắng 1 con, vặt lông, bỏ ruột, dùng Ý dĩ nhân, hạnh nhân mỗi thứ 1 lạng dồn vào bụng vịt đem hấp trên nồi cơm cho chín, bỏ thuốc đi dùng vịt mà ăn, rất bổ phổi.
4.Kinh trị phế ung nhổ ra mấu mủ:
Ý dĩ nhân 2 đồng cân, Đậu đen 100 hạt, ô mai 1 quả, nước 2 bát, sắc còn 1 bát, thêm cao da trâu và bông nắng (bồ hòn) mỗi thứ đều 1 đồng cân, nấu lại sôi lên rồi uống sau bữa ăn 5 ngày sẽ kiến hiệu.
- Ý dĩ nhân 3 vốc giã nát, nước 2 bát sắc còn 1 nữa, cho vào chút rượu, chia làm 2 lần uống hoặc sao qua tán nhỏ, mỗi lần dùng 1 vốc hoà với cháo nếp thường xuyên ăn càng tốt.
- Lá quýt rữa sạch, giã nát vắt lấy nước 1 bát mà uống nhổ ra mủ thì khỏi, chưa khỏi thì lại luống nữa.
5. Kinh trị ho lâu không khỏi, hư nhiệt tích ở phổi, nung nấu thành phế ung, nhổ ra mủ, sớm tối không hết, trong bụng khí lạnh, hông ngực nghẹt nhau:
Tắc kè, A giao, Lộc giác giao, Linh dương giác, các vị đều nhau 2,5 đ/c, tán nhỏ. Dùng nước sôi 3 bát cho vào nồi đất đun nhỏ lửa ngào còn nửa bát, bõ bả, thỉng thoảng nằm ngửa nhấp nuốt 3,4 giọt, rất công hiệu.
6. Kinh trị sưng phổi, mửa ra máu mủ:
Tóc rối đốt cháy thành tro 1 đồng, Giấm cơm 2 chung, nước sôi 1 bát, hoà đều mà uống rất hay.
VI – NÔN MỬA
Nôn mửa là ăn uống vào dạ dày rồi nôn ra. Nôn thì có tiếng mà không có vật, mửa lại có vật mà không có tíêng, nhưng tiếng nôn có dài ngắn khác nhau, vật mữa ra có nửa đàm, nữa đồ ăn khác nhau, có khi vì yếu dạ dày không thể tiếp thu đồ tanh lạnh, có khi vi trùng hàn trúng thử, có khi vì khí kết đàm tụ, có khi do máu độc ứ đọng, có khi do hoả tà xung lên là nôn mửa. Nội kinh cho rằng “Các chứng nôn mửa khi nghịch xung lên, đều thuộc về tâm hoả” nên thể theo ý ấy mà chữa:
-
Kinh trị các tạp bệnh cùng thương hàn, nôn ói, tay chân giá lạnh:
Trần bì 4 lạng, gừng tươi 1 lạng, nước 2 bát,sắc còn 1 nửa, từ từ uống vào thì khỏi.
2. Trừng trị chứng lợm giọng, thường muốn mửa mà không mửa, vì dạ dày bị nhiệt: Trần bì 3 đồng, sơn chỉ tứ bỏ vỏ sao, Tinh tre 3 đồng, gừng sống giã lấy nước cốt nửa bát. Sắc uống nóng rất hay.
3. Kinh trị chứng đàm ấm sinh ra mửa đáng lẽ khát mà không khát, đấy là triuệ chứng chi ẩm, hoặc tựa như suyễn mà không phải suyễn, giống nôn mà không phải nôn, giống oẹ mà không phải oẹ, trong lòng buồn bực khó chịu:
Bán hạ ngâm nước thay nước 7 lần, 1 lạng, gừng tươi 5 đồng, nước lạnh 7 thang, sắc còn 1 thang rưỡi, chia ra mà uống thì khỏi.
4. Kinh trị chứng lợm giọng vì bên trong cổ đờm lạnh:
Củ mưa 1 lạng phơi khô tán nhỏ, uống mỗi lần 1 đồng với nước cơm là khỏi.
5. Kinh trị nôn ói ra nước chua:
Phân dê 10 viên, rượu 7 chung, sắc còn 1 chung, uống hết
6. Kinh trị mửa ra nước trong:
Lá ngải cứu khô, sắc uống thì hết ngay.
7. Kinh trị nôn ói không dứt:
Gạo nếp 1 vốc sao vàng, gừng tươi 1 của xắt lát, đổ nước sắc uống nóng bất cứ lúc nào.
Hoắc hương 5 đồng, Hương phụ mễ 5 đồng, trần bì 2 lạng, gừng sống 3 lát, sắc uống nóng.
Tai hồng 7 hột, Hoắc hương 1 đồng cân, Sa nhân 1 đồng, tỏi 3 tép, gừng 7 lát, hành 2 củ, đổ nước sắc, chia làm 2 lần uống.
8. Kinh trị nôn mửa ra nước đờm
Hạt cau khô, cắt lát, sao nóng, trần bì 2 đồng cân rưỡi sao, đều tán nhỏ, 1 bát nước sắc còn 1 nửa, uống nóng.
9. Kinh trị nôn oẹ không ngừng, người giá lạnh.
- Rễ cây lau 3 lạng cắt nhỏ, đổ nước sắc đặc, uống nhiều lần thì khỏi.
- Nước tiêu trẻ em cùng sắc với rễ ngô thù mà uống thì khỏi.
10. Kinh trị nôn mửa vì khí nghịch lên:
Hạt cải tán nhỏ, luyện mật làm viên bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 7 viên với nước giếng ban mai, ngày 2 lần sáng sớm và chiều tối.
11. Kinh trị nôn khan, mình giá lạnh
Gừng sống nhai nuốt, là 1 vị thuốc chữa chứng nôn mữa rất hay.
12. Kinh trị nôn khan không thôi
- Củ sắn giây giã vắt lấy nước 1 thang mà uống thì khỏi.
- Mía ép lấy 1 bát nước chế vào 1 nước gừng, đun sôi lên mà uống, mỗi ngày 3 lần mới hay.
VII – PHIÊN VỊ
NÔN ÓI
Phiên vị là chứng ăn vào mửa ra, vì mừng giận, lo nghĩ làm việc mệt nhọc sợ hãi không thường, thất tình làm hại tì vị, uất mà sinh đàm, đàm và khí cùng chống nhau, chỉnghịch lên mà không hạ xuống, cho nên ăn uống rồi cứ đưa ngược lên mà không chuyển vận xuống được nhưng gốc bệnh sinh ra có 4 điều: Khí hư, huyết hư, cóm đàm có nhiệt, cho nên sinh ra bệnh hoặc đầy ách, hoặc đau hoặc không muốn ăn uống, hoặc ợ hơi, ợ chua, sáng ăn chiều mửa, nên tìm nguồn gốc bệnh mà chữa.
-
Kinh trị chứng đàm kết, khí ách, cổ trướng, ăn nghẹn, nôn ói.
Hạt cải củ, Hạt tía tô, hạt cải trắng ba vị trộn đều sao qua và giã nát, sơn trà bỏ hạt, hương phụ mễ, cả 5 vị bằng nhau, tán nhỏ, mỗi lần uống 2 đồng cân với nước gừng.
-
Kinh trị phiên vị mửa ra đờm.
Mộc nhỉ mọc ở cây liễu 7 cái, sắc uốnglà khỏi.
Cải củ ngào mật mà ăn rất hay
Hạt cải tán nhỏ mỗi lần uống 1 đồng với rượu, ngày uống 3 lần dùng hột cải trắng càng tốt
Trần bì sao chung với đất vách phía tây, bỏ đất lấy trần bì tán nhỏ, mỗi lần uống 2 đ/c với nước sắc gừng 3 lát, táo 1 quả thì khỏi.
3. Kinh trị chứng nôn oẹ, sớm ăn chiều mửa, chiều ăn sớm mửa, mửa liên miên
Nước mía 5 chung, nước cốt gừng 1 chung, 2 thứ hoà chung, hàng ngày uống ít rất hay.
Hạt sen già bóc vỏ, bỏ tim. Đậu khấu mỗi tứ 1 ít, tán nhỏ mỗi lần uống 2 đ/c, uống với nước cơm vào khi đói.
Tùng tiết (lõi thông) xắt nhỏ, nửa nứơc nửa rượu, sắc còn 1 nửa, luôn luôn uống 1 ít.
Gừng già sống giã nát, vắt lấy nước cốt cùng với gạo tẻ, nấu cháo cùng ăn sẽ khỏi.
Đất lòng bấp lâu năm 3 đồng, tán nhỏ uống với nước cơm đến khi lành.
Gạo nếp sao vàng 1 vốc, 1 hạt cau, hồ tiêu 25 hạt, các vị đều tán nhỏ mỗi lần uống nửa đồng, chỉ xác nấu lấy nước mà uống, uống xong ăn cháo để dằn lên.
Lông đuôi ngỗng trắng đốt thành tro tán nhỏ, mỗi lần uống 1 đồng với nước cơm.
Phân dê 5 đồng, nước đái trẻ em 1 bát sắc lấy 1 nửa, lọc bỏ bã, chia uống 3 lần.
Gà trống trắng 1 con, bỏ lông, bỏ ruột, lấy hạt mùi rí 1 vốc dồn vào bụng gà, nấu chín nhừ, bỏ hột mùi ra, ăn thịt gà, ăn 2,3 con thì lành.
Nước trái trâu hứng lấy 1 chén, lấy bột gạo nếp trộn vào, nắm thành bánh hấp trên cơm cho chín mà ăn thì lành.
- Vỏ hến, hoặc vỏ ốc, đốt thành tro tán bột, mỗi lần 1 đ/c, nấu nước gừng uống.
4. Kinh trị dạ dày đầy nóng mửa ra thức ăn.
Xác ve sầu 50 cái bỏ chân rửa sạch, hoạt thạch 1 lạng, đều tán nhỏ, mỗi lần uống 3 đồng cân, dùng nước nóng, chế ít mật uống.
Ốc bươu rửa sạch, lấy nước bùn phơi khô vừa vừa còn dẻo thì làm viên bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 30 viên với nước sắc hoắc hương làm thang thì yên.
5. Kinh trị chứng phiền vị mửa ra nước đen, trăm phương không lành:
Hột màng tang tán nhỏ nấu hồ làm viên, sắc nước gừng làm thang, mỗi ngày uống 1 lần thì khỏi, sau uống Bình vị tân hoàn toàn khỏi.
6. Truyền trị phiên vị, lợm mửa nước chua:
Hạt cau khô 1 lạng, trần bì sao 3 đ/c, đều tán bột, mỗi lần uống 1 đ/c khi đói, dùng nước sôi hoà vào 1 chén mật ong mà uống đến lành thì khỏi.
VII - NẤC
Nấc cụt là do khí nghịch xông lên thành tiếng, khi phát ra hoặc 5,3 tiếng hoặc 7,8 tíêng thì khỏi, hoặc nấc liên thanh. Nguyên nhân bệnh này không giống nhau hoặc bệnh đau lâu ngày vị khí hư mà sinh nấc, hoặc bệnh do thương hàn, dùng thuốc hạ sai lầm mà phát, hoặc do nước ứ đờm đọng, dưới tâm tức ách hồi hộp mà sinh nấc. Đại để chứng nấc nghĩa không thuận, như thận hư hoả xông ngược lên mà phát ra, khí từ rốn đưa lên thì khó trị.
Phàm phát nấc ở trung tiêu thì tíêng nấc ngắn, đó là bệnh sinh ra vì cơm nước, phát nấc ở hạ tiêu thì tiếng nấc dài, đó là hư tà xúc động chạm mà sinh ra bệnh ợ chua và phát nấc là vị hoả, nên xét các phương kê sau đây mà dùng:
1. Kinh trị mọi chứng nấc:
- Tai hồng sấy vàng, tán nhỏ, uống với rượu thì khỏi.
- Tai hồng tươi, đinh hương 2 vị bằng nhau, thêm 5 lát gừng sắc cho uống, hoặc thêm trần bì, thanh bì, hoặc bán hạ, gừng sống, càng tốt, nếu người yếu thêm nhân sâm.
2. Kinh trị tiếng nấc liên thanh 40,50 tiếng liền
Nước cốt gừng sống nửa chung, mật ong 1 thìa sắc uống nóng hoặc hoà 1 thìa mật ong, uống 3 lần thì hết.
3. Kinh trị các chứng nấc oẹ do khí nghịch
Trần bì 1 lạng bỏ xơ, nước 1 thăng sắc lấy nửa uống nóng, hoặc gia chỉ xác sao nửa lạng càng tốt.
4. Kinh trị chứng thương hàn nấc, ngày đêm không khỏi.
Hột màng tang, Riềng ấm 2 vị đều nhau, tán bột, mỗi lần uống 2 đ/c lấy nước đun sôi 10 dạo chế vào ít dấm mà uống.
Thanh bì tán bột 2 đồng cân, hành 3 củ, nước đái trẻ em sắc uống thì lành.
5. Kinh trị bệnh mới khỏi phát nấc liên thanh
Hột đậu rựa, đốt tồn tính tán nhỏ mỗi lần uống 2 đồng cân với nước sôi thì khỏi.
Hột tử tô sao qua tán nhỏ, hoà với nước, lọc bỏ bã, lấy nước bỏ gạo tẻ nấu cháo thường ăn thì lành.
Sáp ong đốt lên khói rồi hớp vào miệng 3,4 lần thì lành
Lá sung 1 nắm, sắc đặc uống thì lành
Quả vải 7 quả, lấy cả vỏ và hột, đốt tồn tính, tán bột uống với nước sôi là lành ngay.
Mầm gừng tươi, nam 7 nữ 9, nhúm gạo tẻ, 2 vị giã nát, hoà với nước nguội, lọc bỏ bã, chia uống 2 lần thì lành.
IX - Ợ CHUA
Ợ hơi là hơi từ trong lồng ngực xông lên miệng, do vị hư hoả uất mà sinh ra, phép chữa hàn thì phải bổ nhiệt thì phải thanh, khí thì phải thuận, chứ không câu chấp 1 bề được.
1. Kinh trị ở hơi:
Thạch cao nung nghiền nhỏ lấy giấm nấu hồ làm viên bằng hột đậu xanh, mỗi lần uống 20 viên với nước sôi.
2. Kinh trị oẹ ngược lên sắp chết
Bán hạ ngâm nước sôi 7 lần 1 thang, gừng sống nữa thang, sắc còn 1 thang rưỡi, uống thì lành.
3. Kinh trị chứng ợ hơi do vị hàn đờm ẩm đình tích
Bán hạ nấu gừng sao vàng 2 phân, lá hoắc hương 1 phần, đinh hương nửa phần, mỗi lần dùng ½ đồng cân, đổ 1 chén nước, 7 lát gừng sắc lên uống.
4. Kinh trị bỗng chốc bị nghẹn mãi không xuôi
Trần bì 1 lạng rửa nước sôi, bỏ cùi trắng, sấy khô, tán nhỏ, nước 1 bát, sắc còn nửa bát, uống nóng rất hay.
5. Kinh trị bị nghẹn mãi không xuôi
Hột sen già 6, bỏ vỏ và tim, sao vàng tán nhỏ, dùng nửa chén nước lạnh, nửa chén nước sôi hoà bột sen vào mà uống.
6. Kinh trị dạ dày có uất hoả, trên ngực có đờm đặc sinh ra ợ hơi
Hạt dành dành 2 đồng cân,Thạch cao 2 đ/c, nam tinh 1 đ/c trần bì 1 đồng. Hương phụ mễ sao giấm 1 đồng, cùng xắt nhỏ, thêm gừng 3 lát, sắc nước uống, không kể lúc nào.
7. Kinh trị chưng ợ do thực tích, đờm hoả hoặc do vị hoả.
Thạch cao tán nhỏ, dùng giấm nấu hồ làm viên bằng hạt đậu xanh, mỗi lần uống 20 viên với nước sôi, uống lúc nào cũng được.
8. Kinh trị nghẹn hơi do bệnh ôn nhiệt
- Rễ cỏ tranh, củ sắn day, 2 vị bằng nhau, sắc uống cũng lành
9. Kinh trị ợ hơi do thấp đờm
Trần bì bỏ xơ trắng, hoắc hương, 2 vị bằng nhau, th6em 3 lát gừng sắc nước mà uống, hoặc gia thêm hạt cau nửa phần.
X - NUỒT CHUA
Nuốt chua là nước ứ lên họng, nuốt xuống cảm thấy chua, là vì có khí thấp nhiệt ở dạ dày, ăn uống vào dạ dày bị khí thấp ấy uất lại không vận hoá được, nên sinh ra chứng ấy, ví như cơm, thịt bánh đậy ở trong hộp, khi nóng bị lại mà đổ mồ hôi cũnglà thấp nhiệt nung nấu thành ra như vậy, Chứng tuy nhỏ nhưng nếu khinh thường không biết đó là mầm mống bệnh phiên vị khi mới mọcmầm không nhổ đi kịp sau phải dùng đến búa rìu, thật đáng phàn nàn. Các phương sau đây là phòng ngừa bệnh mới phát.
1. Kinh trị chứng đờm đọng, khí nghịch sinh ra ợ chua.
Vỏ quả cau, hương phụ mễ, tía tô mỗi vị 2 phần, bồ kết sao 1 phần, gừng 5 lát, bỏ vào chút ít muối sắc nước mà uống, hoặc gia thêm Hậu phác, trần bì.
2. Kinh trị dạ dày lạnh, miệng chua nhiều nước dãi, đau từ vùng tim ran đến rốn:
Tiêu lốt sao, hậu phác tẩm nước gừng sao. 2 vị đều nhau tán nhỏ, dùng cá diếc luộc chín giã nhuyễn làm viên bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 20 viên thang với nước gừng.
3. Kinh trị chứng ăn vào sinh ợ chua
Củ cải củ nhai sống 3 lát, không có củ thì dùng lá rất hay.
4. Kinh trị ợ chua đau vùng thượng vị
Vỏ hến đốt tán nhỏ, mỗi lần uống 1 đồng cân, thang với nước gừng.
XI – XÓT RUỘT
Xót ruột là giống như đói không phải đói, giống như đau không phải đau, có 1 trạng thái buồn bực không yên, là vì huyết hư hoả thịnh, đàm hoá sinh ra, cũng có lúc vì ăn uống các vật sống lạnh, khó tiêu, sinh thấp trệ ở trong mà sinh ra chứng ấy, nên phân biệt rõ mà trị.
1. Kinh trị xót ruột, mửa ra nước:
Trần bì bỏ xơ trắng, tánnhỏ, đến mờ sáng bỏ 5 phân vào giữa bàn tay mà liếm rồi sẽ ngủ, cứ như thế 3 ngày thì lành.
Thạch cao nung đỏ hồng, Trần bì giội nước bỏ xơ trắng nam tính, nhân hạt dành dành sao, hương phụ mễ, các vị bằng nhau tán nhỏ, luyện với cháo cho đặc làm viên bằng hột ngô đồng, mỗi lần uống 30 viên, thang với nước gừng thì lành.
2. Kinh trị chứng xót ruột do hảo uất trong ngực:
Quả dành dành 1lạng sao, nước đái trẻ em 1 chén sắc uống.
-
Kinh trị chứng xót ruột do đờm đọng khí ách, lúc mửa ra, lúc nuốt vào đau vùng thượng vị:
Hạt cau, trần bì bỏ xơ trắng dùng mỗi lần 3 đ/c với 5 lát gừng đổ nước sắc uống.
XII – CÁC BỆNH KHÍ
Khí của con người cũng giống như khí của trời đất, cho nên lúc bình thường thì yên lúc trái thường thì biến. Trời đất mà biến là do gió mưa, sấm sét, sương, mưa đá, rét, nắng, người mà biến là do mừng, giận thương vui, sợ, sầu nhọc. Hễ có biến thì sinh các bệnh hoặc lồng ngực tức đầu, sườn hông căng trướng, nghẹn tắc không thông ợ hơi nuốt chua, lưỡi khô và đắng, ăn uống giảm sút, ngày càng gầy còm, đại trường hư bế, hoặc sau khi bị bệnh, trong ngực bực tức, nên tìm cho ra gốc bệnh mà chữa.
1. Kinh trị ngực đau nhói như dùi đâm, ngửa lên cúi xuống không được, đổ mồ hôi suốt lưng, chậm chữa thì chết
Hẹ tươi để cả rễ 5 nắm, rửa sạch, giã sạch vắt lấy nước uống vào thì lành.
2. Kinh trị bỗng chốc thở dốc:
Gừng sống 3,5 lát nhai nuốt rất hay.
3. Kinh trị nhiệt khí kết trệ, hàng năm thường phát:
Rau ngò rí nửa cân, mồng 5 tháng 5 ÂL hái phơi khô, nước 7 bát sắc còn 1 bát rưỡi chia ra mà uống, chưa lành lại làm lại lần nữa. Mùa xuân, muà hạ dùng lá, mùa thu và mùa đông thì dùng rể, đều hay.
4. Kinh trị khí không điều hoà
Rau sm nấu cháo mà ăn rất tốt.
5. Kinh trị tạng khí đau tức, đầy hơi khó chịu, ăn uống không được.
Hạt cau rừng, lấy nước đái trẻ em mài vào nửa hạt mà uống, hoặc tán nhỏ hoà rượu mà uống đều hay.
Tân lang, chỉ xác, 2 vị đều nhau tán nhỏ, mỗi uống 1,2 đ/c , thang với nước gừng sau ăn.
6. Kinh trị các chứng đau vì khí, bất cứ đàn ông, đàn bà do khí lạnh ho hơi sưng mạn sườn bên trái, thở gấp mồ hôi lạnh, thở rược lên.
Ô dước tẩm rượu 1 đêm sao, Hồi hương sao, thanh bì bỏ xơ trắng, riềng ấm sao.
Các vị đều nhau tán nhỏ mồi lần uống 2,3 đ/c, hoà với rượu và nước đái trẻ em mà uống đến khi lành.
7. Kinh trị đau xóc hông:
Tầm gửi dâu hoặc liễu, giã nhuyễn vắt lấy 1 bát nước cốt uống.
8. Kinh trị tràn bà khí xông lên không thở được, chậm chữa thì chết
Hương phụ mễ sao tán nhỏ, mỗi lần uống 3 đ/c dùng tía tô sắc nước làm thang mà uống.
9. Kinh trị các chứng vì tức giận thái quá, khí nóng nghịch lên, can mộc lấn tì, tì không thống nhiếp huyết, huyết nghịch lên mà thổ huyết.
Hương phụ mễ 1 phân rưỡi, chi tử 1 phần, tử tô 3 phần, ô dước 5 phần, trần bì 1 phần rưỡi, cam thảo 1 ít, nước 1bát, sắc còn 7 phần chế nước gừng sống, nước tre non, nước đái trẻ em, mỗi thứ 1 chén hoà với nước thuốc mà uống nóng.
10. Kinh trị bức tức ở lòng ngực, đầu mắt mờ tối choáng váng, chảy nước mắt nước mũi, đờm dãi do tam tiêu bế tắc.
Hạt bìm bịp nửa sống, nửa sao tán nhỏ, rây lấy 2 phân bột, nửa sống, nửa sao, bồ kết lạư thứ không mọt, tẩm sữa nướng 1 phần, đều tán nhỏ, dùng gừng sống giã lấy nước mà nấu hồ làm viên bằng hạt ngô đồng, mỗi lần 20 viên uống với nước sắc kinh giới.
11. Kinh trị chứng uất tích, ăn vào lâu ngày không tiêu:
Hạt bìm bịp đem sao nghiền nhỏ, rây lấy 2 lạng, dùng củ cải, cắt đâu, moi ruột, nhét bột thuốc vào, gói vài lần giấy cho kín bỏ vào nồi hông, đồ cho chín, lấy ra hợp với 5 đồng bạch đậu khấu giã nhỏ nát làm viên bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 20 viên với nước sôi.
12. Kinh trị cuộn xông lên, đau buồn khó chịu.
Hạt bìm bịp đem sao nghiền nhỏ rây lấy bột 2 phần, hạt cau rừng 1 phần, tán bột, uống mỗi sáng 1 đ/c với nước sắc tía tô.
13. Truyền trị khí uất bụng đầy, ống chân hơi sưng, tiểu tiện không lợi, thở gấp, ho suyễn:
Hạt bìm bịp đem sao nghiền ray lấy bột 2 phần, Hậu phác 1 phần, tán bột, mồi lần uống 1,2 đ/c sắc nước gừng mà uống.
14. Truyền trị ngực đầy ách, nuốt, ợ không thông, ợ chua đờm nghịch, nôn mửa không ăn được.
Hương phụ mễ 3 phần, khương hoàng sao, hoàng lực đều 2 phần, quế chi nửa phần, đều tán bột mỗi lần uống 1 đ/c sắc nước gừng làm thang.
Hoặc dùng bài trên mà bỏ quế chi thay chỉ xác bỏ ruột, và thêm vỏ quýt khô lâu năm phân lượng bằng nhau, sao vàng tán nhỏ, liều dùng 2 đ/c, cũng thang bằng nước gừng.
15. Kinh trị các bệnh, ngực bụng trướng đau, phương này có tác dụng kiện tỳ, làm ngon ăn, hoà khí tiêu đờm.
Tái tô sấy, thạch xương bồ tẩm nước vo gạo, kỵ sắt, quế chi, bồng nga truật sấy, thanh bì sao, lương khương sao, chỉ xác bỏ ruột sao, hương phụ mễ hoắc hương hậu phác sao nước gừng, các vị phân lượng đều nhau, tán nhỏ, dùng dấm hoà với nước khuấy hồ làm viên bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 30-40 viên với nước gừng.
Hương phụ mễ 2 đồng, hoàng lục 2 đồng, trần bì sao 1 đồng, vỏ cây vỏ dẻ 5 phân gừng 3 lát đổ nước sắc uống.
16. Kinh trị hoả tà khí thực, ngực bụng đầy tức,
Trần bì rửa sạch nước sôi, sao qua, chỉ xác, chỉ thực thanh bì, đều sao thơm, sắc uống nóng rất hay.
17. Kinh trị các khí bế tắc, ngực sườn đau nhói.
Trầm hương, ô dước, chỉ xác, bình lang mài vào nước nóng mà uống.
18. Kinh trị đàn bà bị các bệnh về khí ngực sườn đau tức, trong ngực kết cục, đau xóc, khát nước hoặc chóng mặt nôn mửa, lúc có thai và sau khi sinh thở gấp khó chịu đều trị được cả.
Hương phụ mễ 6 đồng, ô dước 2 đồng rưỡi, trần bì 6 phần, tía tô 6 phần, can khương 6 phần đổ nước sắc uống nóng.
19. Kinh trị nam nữ thanh niên nhớ nhung sầu cảm, tình dục động lên đến nỗi không muốn ăn uống, ngực bụng ách đau, môi hòng, mặt đỏ tự đổ mồ hôi.
Lá phù dung 1 nắm, có hoà thì 1 cái, có quả thêm 1 quả, cũng giã nát, dùng nước giữa lòng giếng hoà đều, bỏ bã, uống lúc nào cũng được, lành thì thôi.
20. Kinh trị khí hư, hơi thở ngắn, lồng ngực khó chịu, và người già khí yếu, thở gấp đầy tưc.
- Sữa bò 1 bát rưỡi, nấu còn nửa bát, lại nữa bát sữa sống hoà cho đều, uống khi đói, càng nhiều càng tốt.
Thường cho uống nước đái trẻ em, càng nhiều càng tốt.
21. Kinh trị người vì dâm dục quá độ, khí đoản tinh khô.
Đậu sị 3 vốc, nước 3 bát sắc còn 1 bát, lọc bỏ bã, thêm chi tử 21 quả bỏ vỏ, bỏ vào sắc còn nữa bát, uống ngay, chưa lành thì uống thêm.
XIII - ĐẦY ÁCH
Chứng đầy ách là vì âm phục xuống, dương đọng lại, khí trệ, huyết ngừng không lưu thông được, cho nên trong thấy đầy tức buồn bực, mà không hiện ra trướng đầy cấp bức. Là lo bệnh tỳ vị hoặc trung khí hư yếu không vận hoá được, hoặc ăn uống bị đàm tích đầy trệ hoặc vì thấp nhiệt quá chừng đọng lại dưới vùng tim, hoặc nhân bị thương hàn hạ, lầm mà lý bị hư rồi biểu tà thừa hư vào trong tim mà biến thành bĩ mãn. Nôi kinh nói: Chứng bỉ là thực ở trong hư, tà mà lọt vào được là chính khí ở trong tất đã hư, từ lưu lại mà không đi thì bệnh thuộc thực. Phép chữa nên bổ trung, công ngoại tà, đại khái cũng như loại chứng thấp.
1. Truyền trị chứng đầy cứng ở vùng thượng vị, ăn uống không ngon, nôn oẹ, ăn vào mửa ra.
Cao lương khương, can khương phân lượng bằng nhau, tán bột khuấy hồ làm viên bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 15 viên, dần lên sau 20 viên sau bữa ăn, dùng trần bì sắc nước làm thang mà uống. Kỵ thai.
Không có can khương thì dùng Cao lương khương, Trần bì tán nhỏ làm hoàn, uống với nước cơm vào lúc đói.
2. Kinh trị ngực sườn trướng đầy, căng đau do tà khí kết chặt.
Gừng sống 1 cân giã lấy nước cốt để riêng. Dùng xác gừng xào chín, lấy lạu gói lại mà chườm chỗ đau. nếu khô nguội thì lại tẩm nước gừng đã để riêng vào xào nóng lên mà chườm vào chỗ đau sẽ thấy dễ chịu, bớt đau
3. Kinh trị khí trong cách mạc bị lạnh, rượu hay tích lại, uống thuốc này khoan khoái.
Thanh bì 4 lạng chia làm 4 phần. 1 phần tẩm nước muối, 1 phần tẩm nước sôi. 1 phần tẩm giấm, 1 phần tẩm rượu, đều tẩm 3 ngày, lấy ra, bỏ xơ trắng, xát nhỏ. Lấy ít muối sao vàng tán bột, mỗi lần 2 đồng uống với nước chè nóng là khói.
4. Kinh trị chứng ngực, sườn đầy tức:
Sừng linh dương đốt tán nhỏ, mỗi lần uống 1 đồng cân với nước nóng thì lành.
5. Truyền trị khí uất tức lâu ngay, bụng, ngực sườn đau buồn, đại trường bí kết, đại tiểu tiện không thông, hàng tuần không đi ỉa được.
Nghệ vàng sắt lát, phơi khô tán bột, lấy mũ cây vú bò hoà làm viên bằng hột đậu xanh. trẻ con uống 1 viên, 10 tuổi trở lên uống 2 viên, người lớn 3 viên, người bệnh lâu ngày gầy yếu 1 viên. Dùng rượu làm thang, hồi lâu đi ỉa ra chất độc. Nếu lợi quá nhiều muốn cầm thì lấy chai nước lạnh rửa lỗ đít và rửa tay thì cầm ngay, rồi ăn cháo trắng vào mà bổ lại. Nếu tích độc chưa hết, ngày sau lại cứ thế uống lại. Thuốc này hoà bình mà công hiệu rất tốt, thật là 1 phương thuốc rất hay.
6. Truyền trị tức đầy, khí nóng bốc lên, uống đủ thứ thuốc mà không hạ được khí ấy:
Lấy 1 bát nước mồ hôi trên vung nồi cơm, hoà 1 lạng mật ong, chờ lúc mật ong tan hết là khỏi ngay.
7. Kinh trị 6 chứng uất các bệnh về khí thực tích, làm tắc hông ngực không khoan khoái:
Hương phụ mễ 2 đồng, ô dưới 2 đồng, gừng tươi nửa đồng. Đổ nước sắc mà uống
8. Kinh trị hông ngực tích đầy, trừ đờm cũ, trục nước đọng phế uất khai vị khí, giải khí lạnh tức ngực:
Chỉ thực sao và hậu phác sao với nước gừng, 2 vị phân lạng đều nhau, rễ hẹ nửa phần, đổ nước sắc uống nóng,
9.Kinh trị đàm kết hông ngực đầy ách
Bồ kết nướng tán nhỏ, luyện cơm thành viên bằng hật ngô đồng, mỗi lần uống 20 viên với nước sôi. đại tiện lại được lành.
10. Truyền trị trong bụng tích khí lạnh đầy hơi, ăn uống không tiêu, đờm trệ kết đọng ở ngực, đại tiện hoặc lỏng hoặc trệ và các chứng đau vì lạnh, đều có hiệu quả:
Can khương, bồng nga truật (sao), khương hoàn, thanh bì ( bỏ ruột sao) trần bì bỏ xơ trắng (sao) cao lương khương (sao), hương phụ mễ. phân lạng đều nhau tán bột nấu hồ làm viên bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 30 viên với nước nóng vào lúc đói.
11. Truyền trị các chứng khí lạnh, tức đầy ách hoặc đàm tích ho suyễn phương này nhuận tâm phế chí âu thổ, hoà tì vị, điều trung thuận khí, bổ ích 5 tạng, các nhà dưỡng sinh không thể thiếu
Hạt tía tô, riềng ấm (sao) trần bì bỏ xơ trắng phân lạng đều nhau cùng tán bột, luyện mật làm viên bằng hạt ngô đồng mỗi lần uống 50 viên, dùng nảư nước, nửa rượu sắc lên mà uống, bệnh lành thì người béo trắng.
12. Truyền trị trong bụng tức và chướng lên
Trần bì bỏ xơ trắng, tán nhỏ, tỏi bỏ vỏ giã, mỗi cũ xoi 1 lổ bỏ vào 1 hột. ba đậu bỏ vỏ, lấy giấy bọc nhiều lần nưống chín rồi bỏ đậu ra lấy tỏi cùng với Trần bì giã nhỏ nhuyễn làm viên bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 30 viên, uống với nước gừng hay nước cơm.
XIV – CỔ TRƯỚNG
Bệnh cổ trướng là mặt, mắt, tay chân không sưng, chỉ có bụng trướng mà trong thì rỗng như cái trống, vì nội thương thất tình, ngoại cảm lúc dám, ăn uống đồ có thấp khí, tỳ thổ bị thương không vận hóa được, chất đục chất trong lẫn lộn, đường thông nước ủng tắc uất lai mà sinh nhiệt, nhiệt đọng lại thành thấp, thấp nhiệt cùng hợp nhau mới thành ra bệnh này. Nhưng nó có khí hư huyết hư. Sáng đỡ chiều nặng là huyết hư, chiều đỡ sáng nặng khí hư, sáng chiều đều nặng là khí huyết đều hư, phép chữa phải ích khí kiện tỳ tào thấp dẫn nước là khỏi.
1. Truyền phương trị các chứng cổ trướng
- Bầu nậm 5 quả, để tươi thái nhỏ, mỗi lần dùng 1 vốc, nước 3 bát sắc đặc, hòa với nữa chén rượu mà uống, uống 5, 6 ngày thì lành, chờ đi tả đến hết trong nước đặc rồi sẽ nấu cháo gạo nếp ăn cho bổ lại sức.
- Mộc thông, hành trắng sắc cho uống thì xọp hết phù.
- Chuột cống lột bỏ da lấy thịt sắt nhỏ thêm 1 củ hành và gạo trắng nấu cháo cho ăn vào khi đói, rất bổ ăn nhiều càng tốt.
- Đình lịch sao 3 đồng, Trần bì ngâm với nước sôi sao qua 3 đồng, Tang bạch bì, Gừng sống 3 lát, sắc chung cho uống lúc đói rất hay.
- Đình lịch 1 vốc lớn, sao đến sẫm màu, tẩm rượu 7 ngày, nghiền nát mỗi lần uống 2,3 thì hòa rượu uống nào cũng được.
- Muối 3 vốc, nước 1 thang, sắc uống, khi nào mửa được là công hiệu ngay.
- Bao tử heo 1 cái, bỏ mỡ màng, Ếch 1 con để sống bỏ vào trong da dày, buộc dây cho chặt, đổ nước vào nấu thật chín, bỏ ếch chỉ lấy bao tử heo. Dùng nguyên nước nấu đó rưa cho thật sạch, phơi sương 1 đêm, ngày hôm sau dùng 1,2 củ tỏi lớn xắt lát cùng cắn với bao tử heo ăn.
- Ếch lớn 1 con, nhét Sa nhân nhét đầy bụng, lấy đùm đất sét bọc lại cho thật kín, bỏ than vào đốt cho đỏ hồng, rổi bỏ vào nước ngâm cho nguội, bỏ đất, lấy ếch tán nhỏ cho thật nhuyễn chia 2,3 lần uống dùng gạo cũ lâu năm sắc nước làn thang uống khi đói, đi tiểu được thì khỏi.
2. Truyền trị tỳ khí không hòa, khí lạnh nhập vào trong bụng, ủng tắc không thông thành ra đầy trướng.
Ngũ bì ẩm: vỏ quả cau, vỏ trắng rễ dâu, vỏ gừng, vỏ phục linh, trần bì ngâm nước sao.
Phân lạng đều nhau sắc uống, nếu phù chân gia thâm Mộc qua, Phong kỷ.
3. Truyền trị bụng trướng không ăn
Nhục quế bỏ vỏ, chỉ xác bỏ vỏ sao, Hoàng lực, nghệ vào sao, phân lạng đều nhau tán nhỏ, mỗi lần uống 2 lần trước khi ăn, dùng muối gừng sắc nước mà uống.
4, Truyền trị cổ trướng, thấp trướng, thủy trướng sáng ăn thì chiều không ăn được thuốc này tính hàn có tác dụng lợi thủy bổ tỳ.
Chất trắng trong cứt gà tháng chạp nhặt lấy nửa cân đựng vào cái túi. Lấy 1 đấu nửa rượu nửa giấm, ngâm 7 ngày mỗi lần uống 3 chén, mỗi ngày uốn 3 lần rất hay.
- Chất trắng trong cứt gà sao vàng, tán bột, tẩm rượu nóng hòa bột mộc hương, bình lang mà uống.
- Lấy cứt trắng trong cứt gà đổ vào 3 bát rượu và giấm mà nấu lọc bỏ cặn mà uống, hồi lâu bụng sôi đi đại tiện thì từ bàn chân trở xuống thấy bớt phù, nếu chưa hết cách ngày sau lại làm mà uống, và bắt 2 con ốc bươu nấu chín, gia thêm rượu mà ăn nhạt, lại dùng cháo trắng mà điều bổ lại.
- Tiết lợn không dùng đến muối và nước lạnh, phơi khô tán bột hòa vơi rượu mà uống, đi đại tiện lợi thì lành.
- Gan heo 1 cái rửa sạch, xắt lát, thêm hành, đậu sị, gừng, tiêu, giã cho nhõ trộn đều nấu chín mà ăn, hoặc chỉ lấy gan heo nấu canh ăn cũng được.
- Gừng nướng chín gói lụa, nhét vào trong hậu môn nguội thì thay thứ khác, đi đái, ỉa được là thôi.
5. Kinh trị trướng đầy, kiêm trị đại tiện không thông.
Tỏi to củ bóc vỏ, khí, nướng nóng, lấy lụa bọc lại nhét vào lỗ đít, thông khí, lúc nào đi đái, ỉa được thì tốt.
6. Kinh trị ngực bụng trướng đầy, kiêm trị đại tiểu tiện không thông.
Hậu phác 1 lạng tẩm nước gưng sao vàng, tán bột, mỗi lần uống 2 đồng cân với nước cơm.
7. Kinh trị khí trướng do trùng độc
Hột cải củ nghiền bột hòa với nước lọc lấy nước cho vào 1 lạng Sa nhân , tẩm 1 đêm phơi khô, lại làm như thế 7 ngày, rồi tán nhỏ thành bột mỗi lần uống 1 đồng với nước cơm.
8. Kinh trị người béo nhiều đờm, trướng đầy khí tắc không thông.
Trần bì ngâm nước sôi rửa sạch sao qua, sắc uống lúc nào cũng được,
9. Truyền trị cổ trướng thở dốc:
Dế mèn 5 con, sấy khô tán nhỏ, hạt bìm bìm nấu lấy nước mà uống vào lúc đói, thấy đại lợi tiểu tiện thì lành.
10. Kinh trị đau bụng quằn quại
Lấy tóc người bệnh 30 sợi, đốt ra tro tán bột, hòa với nước mà uống, lại dùng hạt cải tán nhỏ, trộn với nước như bùn, buộc vào giữa rốn, ra mồ hôi như tắm là lành.
11. Kinh trị cổ trướng phiền phát, mình khô đen gầy.
Cỏ roi ngựa, xắt nhỏ phơi khô, sắc với nước và rượu bỏ bã mà uống nóng.
12. Kinh trị bụng như trướng, tay chân giá lạnh hoặc vì uống thuốc khổ hàn, hại đến tì vị, ăn vào thì mửa.
Củ mài nửa khô, nửa sao tán bột, mỗi lần uống 2 đồng với nước cơm, mỗi ngày uống 3 lần rất công hiệu, kiêng ăn đồ sống lạnh.
13. kinh trị thủy cổ báng nước bụng to, chuyển động thì có tiếng nước, mà da đen sạm:
Ếch xanh 2 con, dế dụi 7 con sấy khô, vỏ quả bâu sao 5 đồng, Đều tán nhỏ, mỗi lần uống 2 đồng với rượu vào lúc đói, 3 lần uống là hết bệnh.
- Ba đậu 30 hạt, bỏ vỏ sao vàng, Hạnh nhân 20 hột bỏ vỏ và đầu nhọn, sao vàng đều tán nhỏ, nấu hồ làm viên bằng hạt đậu đen, mỗi lần uống 2 viên với nước, đi đại tiện được thì thôi, kiêng uống rượu.
14. Kinh trị bụng trướng đầy hơi thở ngắn.
Thảo quả 1 lạng, bỏ tán bột, sắc nước mộc qua, gừng mà uống nửa đồng vào lúc đói.
XV- THỦY THỦNG
Thủy thủng là nước xung phạm vào tỳ vị, hễ nước chảy xuống bể là thuận, nước lên núi, lên gò là nghịch, nghịch thì biến, thuận thì thường. Bệnh thì đầu mắt, tay chân, khắp mình đều thủng, hoặc miệng đắng, miệng khô, ọe mửa không ăn, hoặc vai lưng, sườn bụng đau xóc, đại tiểu tiện bế hoặc ho suyễn,,, Có 2 loại nội thương và ngoại cảm khác nhau, không thể không xét, hoặc thở gấp khí đầy, thủng mà không yên, tay chân chỉ hơi thủng, đó là đơn phúc trường, tức là nội thương thì lâu lành, hoặc chân tay phù thủng, bụng lớn mình nặng đó là Song phúc trường tức là ngoại cảm thì mau lành, Lại chia ra khí thủng, lấy ngón tay ấn vào lún xuống là lên ngay là khí thủng, lên lâu là thủy thủng, nên biết như thế để chia ra mà chữa.
1. Kinh trị thủy khí thung trướng, hoặc thủng từ chân vào bụng, nếu chữa không gấp thì chết người.
Xích tiểu đậu 5 vốc, tỏi to củ 1 củ, gừng sống 5 đồng, Rễ thương lục 1 cái.Đều đập nát đổ nước vào nấu chín, bỏ các thứ thuốc, chỉ dùng đậu đỏ ăn vào lúc đói. Dần dần uống cả nước cho hết, lại lấy đậu đỏ nấu nước ngâm chân thì thủng tiêu ngay.
2. Kinh trị mình mặt bị thủng, nằm ngồi không yên.
- Lấy cành dâu hướng đông, đốt thành tro, 1 thăng ngâm vào nước, lấy nước nấu với 1 thăng đậu đỏ cho chín, mỗi lần ăn cho no, không uống nước nấu đậu.
- Lá cây dướng nấu nước cho đặc, bỏ bã cô lại thành cao, mỗi lần uống 1 chén nhỏ với nước nóng, vào lúc đói ngày 3 lần..
- Vỏ cây dướng bỏ vỏ thô ngoài, trư linh, mộc thông đều 3 lần vỏ dâu, bỏ vỏ vàng ngoài, trần bì đều 1 đồng, gừng 3 lát sắc uống rất hay.
- Bí đao hành củ, nấu với canh cá chép,
- Bồ kết bỏ vỏ vàng 1 vốc, lấy rượu tẩm cho thấu, sắc uống 3 lần.
- Trần bì ngâm nước sôi rồi sao, vỏ quả cam, vỏ trắng rễ dâu, vỏ gừng sống, vỏ phục linh các vị phân lạng đều nhau, sắc uống, chân thủng thì gia thêm Mộc qua, phong kỉ.
- Theo phương trên nhưng Ngũ gia bì mà bỏ phục linh.
- Cá chép 1 con mổ bỏ ruột, không dùng nước và muối, dùng phèn chua, 5 đồng tán nhỏ, nhồi vào bụng cá chép, lấy giấy bản bọc lại, ngoài trát bùn đem nướng chín rồi ăn,. Hoặc dùng cá chép hay cá Lóc to nấu với bí đao và hành mà ăn.
- Hột cải củ, sao qua tán bột, mỗi lần uống 1,2 đ/c với nước sôi, ngoài lấy 1 mảnh chiếu rách đặt lên trên nóc nhà, ngày phơi nắng, đêm phơi sương rồi dùng nước vo gạo nấu chiếu ấy, nấu nước mà tắm làm cho ra mồ hôi là lành.
- Hoa hồng đồ chín, giã vắt lấy nước, uống ngày 3 lần rất hay.
- Cóc 2 con, lột bỏ vỏ, sa nhân 1 đồng, dồn vào bao tử heo, nấu chín rồi bỏ cóc đi, dùng bao tử heo ăn hết.
- Trứng gà đập vỡ lấy lòng đỏ, lòng trắng đánh lên bôi vào chỗ thũng, thấy khô lại bôi rất hay.
- Đậu đen 1 thăng, nước 5 thang, nấu còn 3 thang, chế vào 5 thăng rượu lại nấu còn 3 thang, chia làm lần uống nóng, đến khi lành mới thôi.
- hương phụ sao, giã bỏ vỏ đen sa nhân sao vừa phân lạng bằng nhau sắc uống, công hiệu không kể hết.
- Ruột ốc bươu, hột mã đề, tỏi củ to các vị bằng nhau, giã nát đắp lên rốn, buộc chặt, nước sẽ theo tiểu tiện mà ra.
- 14 đọt dây nho, dế dụi 7 con bỏ đầu, chân giã nhỏ phơi sương 7 đêm, phơi khô tán nhỏ mỗi lần 5 phần với rượu nhạt.
- Củ cỏ cú 1 cân, ngâm đồng tiện 3 ngày đêm, phơi khô tán nhỏ, làm viên, mỗi lần uống 40-50 viên với nước cơm, ngày uống 2 lần.
- Rau muống 1 bó, dùng 1 con gà vàng, vặt lông, bỏ ruột không cho dính nước, bỏ rau vào trong bụng gà buộc chặt, đổ nước và 1 chén rượu nấu chín nhừ rồi bỏ rau muống đi, ăn thị gà, ăn hết 3 con thì liền.
- Ốc bưu không kể nhiều ít, sát sạch cho vào chậu nước, thêm 1 chén dầu mè, ốc tự nhiên nhả bọt ra, lấy nước đó, phơi khô tán bột, mỗi lần uống 3 phần với rượu, nước sẽ ra theo tiểu tiện , khí sẽ ra theo đại tiện thì thủng tiêu ngay, sau đó uống thuốc dưỡng tỳ.
- Gà trống trắng 1 con, bỏ lông, ruột rửa sạch, đậu đỏ 1 thăng, nước 3 thăng, nấu chín mà ăn, uống cả nước,
Củ hành trắng, nấu 1 bát nước mà uống thì sẽ tả ra nước, nếu bị nặng cũ hành giã nát mà uống, làm cho thủy khí tiết ra, rất công hiệu.
- Gạo tẻ đậu xanh, đều 1 cốc, Gan heo 1 cái xắt nhỏ, cùng nấu cháo chín,bệnh nặng không quá 5 lần thì thũng tiêu, kiêng đồ lạnh, không tức giận.
- Trần bì sao, mộc thông, nghệ vào sao, hột quỳ, hột đình lịch sao, bìm bìm sao đen đều 2 phần, ngũ vị 1 phần, đều tán nhỏ mỗi lần uống 2 đồng cân, sắc nước gừng mà uống khi đói.
- Hột đình lịch 3 lạng nhục quế bỏ vỏ ngoài 1 lạng, đều tán nhỏ luyện mật làm viên bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 10 viên với nước nóng.
- Theo phương trên Gia Bìm bìm đen, nghiền lấy lớp bột 1 lạng. Hạt tiêu sọ nửa lạng, nấu hồ làm viên, mỗi lần uống 30-40 viên, dùng gừng, mộc thông sắc nước mà uống, hoặc bí đại tiện thì sắc nước chỉ xác mà uống, phương này tiêu thủng thông lợi tiểu.
- Hương nhu, dùng nhiều rửa sạch, xát nhỏ, cho vào nồi lớn, đổ nước nấu cho kỷ lọc bỏ bã, lấy nước lại cô thành cao, mỗi lần dùng 1 đồng, ngày ngày tăng dần lên, ngày uống 3 lần hòa với nước ấm mà uống đến lợi tiểu thì thôi.
- Vỏ quả bầu, sao, tán bột mỗi ngày dùng 2 đồng cân, dùng trần bì sắc uống lúc đói.
- Hạt bìm bìm trắng 2 đồng cân, đen đồng cân, nghiền lấy lớp bột 2,3 đồng cân, Bình lăng, chỉ xác, phân lạng như trên , tán bột hòa nước làm viên bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 50 viên dùng vỏ trắng rễ thương lục sắc thuốc làm thang, uống lúc đói, di đại tiện 2,3 lần là lành, rồi ăn cháo trắng, người già không dùng.
- Mồ hóng, vỏ bưởi sao qua, đều 2 đồng, tán bột dùng. Nghệ vàng giã nát, vắt lấy nước hòa làm viên bằng đạn, mỗi lần uống 1 viên mài với nước vo gạo mà uống, mỗi ngày 2 lần, tiểu tiện lợi thì lành.
- Chì đen 5 lạng, bồ kết 1 quả nướng vàng, rượu đế 2 chén, nấu sôi 6 dạo thường uống, đến khi tiểu tiện ra được 2,3 thăng thì lành.
- Hạt bìm bìm đen sao, tán lấy 5 đ/c bột, hạt cau rừng 2 đồng rưỡi tán bột, mỗi lần uống 1 đồng sắc với nước tía tô làm thăng.
Nếu không có hạt cau rừng dùng Mộc thông 2 đồng lấy gừng sắc nước làm thang, cũng chữa các bệnh khí thủng.
- Củ tỏi, ốc bươu, hạt xa tiền, các vị bằng nhau giã nát, nhào thành cao dán giữa rốn nước theo tiểu tiện mà xuống, vài ngày là khỏi.
- Vịt trống xanh đầu 1 con, bỏ lông, bỏ ruột, cùng với trần bì, hột tiêu, gừng, hành, gạo tẻ, nấu cháo thường ăn.
- Vịt trống 1 con rửa sạch, lấy nữa cân đậu sị 1 ít gừng và bột tiêu bỏ vào bụng vịt khâu kín lại, hầm cho chín, ăn nhiều rất hay.
3. Kinh trị bụng và tay chân phù thũng, không kể thủy thũng, khí thũng hay thấp thũng đều hay.
Cứt gà khô một cân sao vàng, đổ vào 3 bát rượu ngon, nấu còn 1 bát, lấy vải lọc bỏ bã, ch người bệnh uống một chốc lát trong bụng nghe chuyển mạnh, rồi đại tiện tả ra, thấy chỗ da chân, bụng, rốn nhăn trước tức là thũng sẽ xọp dần. Nếu ỉa chưa hết thì lại uống một lần nữa, kế đó lấy 2 con ốc bươu bỏ vào rượu nấu sôi cho chín mà ăn thì ngừng ỉa ngay, lại nấu cháo nóng mà ăn là lành.
4. Kinh trị chứng phù thũng do thủy khí hoặc cước khí:
Cành dâu non, mỗi thang dùng 2 lạng sao thơm, đổ một bát nước sắc còn nửa, uống vào khi đói thì khỏi.
5. Kinh trị 10 loại thủy thũng, bụng đầy, thở rộn không nằm được.
- Dế dũi dùng cho nhiều, để trên mảnh ngói sấy cho khô, tán bột, mỗi lần uống một đồng với nước sôi vào lúc đói, thấy tiểu tiện đi được là lành.
- Một quả bí đao lớn, cắt núm cho moi bỏ ruột, dồn đậu đỏ cho đầy, đậy núm, lấy giấy lộn, bùn, gói kín lại, dùng 3 thúng trấu bếp đổ chung quang đốt lửa và hầm, đến cháy hết trấu thì dừng, lấy bí ra sắt miếng cùng với đậu đỏ, phoo7i khô, tán bột, khuấy hồ, làm viên bằng hạt ngô, mỗi lần uống 70 viên, lấy hạt bí đao sắc nước làm thang, ngày uống 3 lần đến lợi tiểu tiện thì thôi, sẽ khỏi.
- Chỉ xác ( bỏ ruột sao) 2 đồng, trầm hương 2 đồng Nấm mộc hương 2 đồng, hạt cải củ (sao) 4 đồng. Đổ nước sắc uống lúc nào cũng được.
6. Kinh trị tích nước phù thũng thở gấp, đại tiểu tiện bế tắc.
- Giá đậu đen phơi khô sao giấm, Đại hoàng sao đều bằng nhau, tán bột, mỗi lần uống 2 đồng , lấy rễ cỏ tranh, trần bì, sắc nước làm thang, sáng mai lợi tiểu tiện là khỏi.
7. Kinh trị thủy thũng, đại tiểu tiện không lợi.
Quả ké đầu ngựa, sao cháy hạt đình lịch 2 vị đều nhau, tán bột mỗi lần uống 2 đồng với nước nấu, ngày uống 2 lần thì lành, kiêng ăn thịt heo.
Bèo ván phơi khô, tán bột mỗi lần uống 1 đồng với nước sôi, mỗi ngày uống 2 lần thì lành.
8. Kinh trị thủy thủng đái dắt
- Gan heo cắt lấy 3 miếng ở đầu chọt heo, đậu xanh 4 nhúm, trần bì 1 vốc cùng nấu cháo mỗi buổi sáng ăn thì độc theo tiểu tiện ra, thấy lành bệnh mới thôi.
- Thịt Trâu 1 cân luộc chín, lấy gừng giã nát trộn với giấm, khi đói xắt miếng chấm ăn, hoặc dùng đuôi trâu đốt sạch lông mà nấu canh, hoặc da trâu nấu với đậu sị, mà ăn cũng tốt.
9. Kinh trị bệnh báng nước, bụng lớn chuyển động có tiếng nước, da thịt xạm đen:
- Đậu đỏ nhỏ, 3 thăng, rễ tranh 1 nắm, đổ nước nấu chín rồi bỏ rễ cỏ tranh ăn đậu đến khi lành thì thôi.
- Củ rẽ quạt giã lấy nước cho uống 1 chén, nước ra hết là lành.
10. Kinh trị thủy cổ, thạch thủy, bụng trướng mình sưng phù.
Chuột cống 1 con lấy thịt nấu cháo cho ăn vào khi đói 3,4 lần, tiêu thủng là lành.
11. Kinh trị thủy thủng, thể nhiệt
Hột dành dành bỏ vỏ, sao tán bột, mỗi lần uống với nước cơm, nếu nhiệt ở thượng tiêu thì dùng cả vỏ, rất hay.
12. Kinh trị phù thủng thể dương thủy.
- Lá sen lụi đốt tồn tính, tán bột uống với nước cơm, mỗi ngày 3 lần đến lành thì thôi.
- Lá sen non sao vàng tán bột, mỗi lần 2 đồng với nước cơm, ngày 3 lần thì khỏi.
13. Kinh trị bệnh thũng vàng khắp mình.
Củ bách bộ còn tươi, rửa sạch, bóc vỏ bỏ tim, giã nát đắp vào giữa rốn. Lại lấy cơm nếp 1 vốc, nếp và rượu đều nửa chung, nhồi lẫn đắp trên bụng, lấy khăn vải trắng buộc lại, sau 1, 2 ngày nghe trong miệng có mùi rượu thì nước theo tiểu tiện ra.
15. Kinh trị thủy thũng sưng chân.
Lá hành nấu nước mà ngâm, ngày 3-5 lần là khỏi.
XVI – CHỨNG UÂT
Chứng uất là uất tắc lại không thông, trời đất có thăng phát, thì muôn vật mới sinh, khí huyết có chạy khắp, thì muôn mạch mới hòa sướng, 1 khí ứ đọng thì sinh ra các bệnh. Bệnh uất có 6 thứ : Khí uất, nhiệt uất, thấp uất, đàm uất, huyết uất, thực uất, là vì khí không thăng không giáng, không đi không hòa, kết tụ, đình trệ, lại ở ngực ở sườn mà không bốc ra được. Có người hỏi: Uất có 6 thứ làm sao mà biết được , đáp rằng: Ngực sườn đau là khí uất, đau chạy khắp mình, đau các khớp xương gặp lạnh thì phát là thấp uất, tay không có sức, ăn được mà đi đại tiện đỏ hay đen là huyết uất, ợ chua mà no không ăn được là thực uất, nên xét chứng mà xử phương, không nên câu nệ.
1. Kinh trị lo nghĩ uất ức không thông ngực sườn không khoan khoái.
Tai hồng 7 cái, hồ tiêu 7 hột, tỏi 5 củ nhỏ, gừng 7 cây nhỏ, hành 3 củ, hoắc hương, sa nhân 1 đồng nước 1 bát sắc còn 8 phần, chia 2 lần uống.
2. Kinh trị người vốn nhiệt hỏa ức lồng ngực khó chịu.
Hạt dành dành sao đen, tán bột mỗi lần uống 2 lần với nước cơm vào khi đói là yên.
XVII – TÍCH TỤ
Chứng tích là gốc ở 5 tạng, phát ra có căn cứ, đau cò chỗ nhất định, chứng tụ là gốc ở 6 phủ, phát ra không có căn cư, đau không chỗ nào nhất định, Ấy là vì âm dương không hòa, tạng phủ hư nhược, 7 tính trái ngược 4 khí lấn át mà thành các chứng ấy. Lâu ngày sẽ thành chứng trưng, hàn ở bụng sinh hòn cục không di động là bệnh trưng, khi có khi không, lúc lên lúc xuống, khi ở bên tả, khi ở bên hữu là bệnh hà. Đại khái đều là đờm tích, là thực tích hay là tử huyết. Tích tụ ở giữa bụng là đờm ẩm, ở bên phải là thực tích, ở bên trái là huyết ứ, phép chữa dùng vị mặn để làm mềm đi, dùng vị đắng để phá tan đi, mà nên hành khí để tiêu đờm làm gốc, không nên dùng thuốc hạ lợi mà thương tổn đến nguyên khí, bệnh đã không lành mà nguy hiểm đến tính mạng, Nên tiêu đạo để hóa tan hòn cục, hòn cục đã hết thì nên bồi bổ để trừ khử bệnh tà mà khôi phục chính khí.
1. Kinh trị đàn ông, đàn bà 5 chứng tích, 6 chứng tụ, phương này tiêu tích thuận khí, thật là phương thuốc tiên
Chỉ xác bỏ ruột 1 cân, mỗi 1 quả chỉ xác bỏ vào 1 hột Ba đậu, úp kín mà buộc lại, đổ nước vào nấu nhỏ lửa 1 ngày, khi cạn nước thì thêm nước sôi, chớ thêm nước lạnh, đợi tối ngày và cạn hết nước đem ra bỏ hết Ba đậu, lấy chỉ xác phơi khô, rồi tán bột, dùng giấm nấu hồ làm viên bằng hột ngô đồng, mỗi lần uống 30 viên, tùy bệnh mà dùng thuốc làm thang.
2. Kinh trị tất cả chứng tích tụ:
- Gạo trần mễ 4 lạng, Ba đậu 1 hạt, bỏ vỏ cùng sao với gạo khi gạo vàng, bỏ ba đậu lấy gạo thêm Trần bì 4 lạng bỏ cùi trắng, cả 2 vị cùng tán bột, khuấy hồ làm viên bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 5 viên, sắc nước gừng làm thang, ngày uống 2 lần rất hay.
Vỏ trắng rễ dâu tán bột, dùng giấm nấu thành hồ làm viên, cũng hay.
3. Kinh trị khí kết hòn, khí uất, thực tích, nghẹn tắc đầy ắc, ngực sườn đau xóc, trưng, hà, sán khí đều trị được cả.
- Thanh bì sao, tam lăng, nga truật đều sao giấm hương phụ mễ tẩm nước đái trẻ em, sao đều 2 phân, thần khúc sao, mạch nha sao, hột cải củ sao, hột bìm bìm trắng sao, Binh lang, củ nghệ, Hoàng liên đều 1 phần. Muội nồi, bồ kết sao đều nửa phần, các vị đều tán bột khuấy hồ làm viên bằng hột ngô đồng, mỗi lần uống 15 viên, sắc nước gừng làm thang mà uống.
- Hột bìm bìm đen sao 8 lạng giã sàng lấy 4 lạng bột nhỏ, còn bột to thì để lên miếng ngói mới mà sao thơm, rồi giã lấy bột 2,3 lạng luyện mật làm viên băng hạt ngô đồng mỗi lần uống 20 viên, bệnh nặng uống 35 viên , Sắc trần bì, gừng sống làm thăng, uống vào lúc đi nhủ, đến nửa đêm chưa thấy chuyển lại uống đến 35 viên sẽ tả hạ những vật tích tụ, còn bình thường mà uống hành khí thì chỉ uống 10 viên cũng hay.
- Củ môn nước tươi 1 cân , dằn vở, đổ vào 5 thăng rượu, ngâm 14 ngày khi đói uống nữa thăng hay 1 thăng rất công hiệu
- Cứt khô chim sẽ, thêm 1 ít can khương tán bột, luyện mật làm viên bằng hột ngô đồng, mỗi lần uống 30 viên vào khi đói, lấy nước ấm làm thang. Có phương gia thêm Quế tâm, trần bì 2 vị bằng nhau.
- Bạch tật lê nhiều ít cũng được, đổ nước sôi nấu, phơi khô tán bột, luyện mật làm viên bằng hột ngô đồng, mỗi lần uống 70 viên vào khi đói, thang với rượu uống đến lành thì thôi.
Bồng nga truật, củ rễ quạt tảm rượu sao, rễ gấc sao rượu, đều 3 đồng, Hương phụ mễ sao, hạt cau rừng sấy, Mộc thông đều 4 lạng, cùng tán bột, mỗi lần uống 3 đồng, sắc nước gừng mà uống thì lành
- Lưỡi búa sắt đốt đỏ, lấy rượu 3 bát mà tôi 3 lần, dùng rượu uống thì tiêu.
- Cứt ngựa bạch giã lẫn với tỏi, đắp vào chỗ tích, lúc nào tiêu thì hết.
4. Kinh trị trong bụng kết tụ mà đau, lâu năm không lành
- Yếm ba ba đốt tồn tính, tán bột mỗi lần uống 1,2 đồng với rượu.
5. Kinh trị trong bụng đầy cứng như có nhiều hòn đá, vì cuối hè đầu thu hóng mát nằm trần mà sinh ra.
- Đậu đen nửa thang, gừng sống phân, nước 3 thăng, sắc còn 1 thăng uống ngay là lành.
- Bạch cương tâm, sao vừa tán bột, mỗi lần uống 4,5 đồng, dùng nước đái ngựa bạch làm thang mà uống không đầy 1 ngày thì mềm như bông, độc theo đại tiện mà tả ra, rất hay.
6. Truyền trị các chứng tích tụ, máu đọng thành hòn, khí kết thành cục, trong bụng đầy trướng.
Hoàng lực, bạch lực, độc lực, đều sao, mỗi thứ 3 đồng, tân lang, bồng nga truật, sao giấm, đều 5 đồng cùng tán bột, dùng giấm nấu hồ làm viên bằng hột ngô đồng, mỗi lần uống 20 viên, sắc nước gừng làm thang mà uống, Có phương gia Thanh bì, tam lăng.
- Hương phụ mễ, nam tính nấu nước gừng sao, phân lạng đều nhau, lấy nước gừng khuấy hồ làm hoàn, mỗi lần uống 20-30 viên, sắc nước gừng làm thang.
- Rau sam 1 nắm to giã nát, muối 1 nhúm, giấm 1 chén, nước 1 chén cùng sắc còn 1 nửa, uống vào khi đói thì tiêu cục, nếu có giun sán cũng ra ngay.
- Tam lăng nướng, Bồng nga truật nướng, củ rễ quạt, tẩm sao rượu, hột gấc bỏ vỏ sao rượu, đều 3 lạng, Hương phụ mể, tân lang, mộc thông đều 4 đồng cân, các vị tán nhỏ, mỗi lần lấy 1 đồng đổ 1 bát nước sắc còn 7 phần, uống nóng vào khi đói.
- Thịt bò 4 lạng, thái mỏng, lấy vôi đá 1 đồng để ngoài gió cho nó tự tan, lấy bột ấy xát lên thịt bò, nấu chín mà ăn, thì thực tích tự hạ, rất hay.
- Cứt ngựa bạch giã với tỏi đắp lên bên, ngoài chỗ có tích tụ, khi nào hết thì thoi.
- Lá ngải cứu tươi 2,3 nắm, nước 3 bát sắc còn nữa bát, uống khi đói, rồi mửa ra đồ độc thì lành.
- Tam lăng 1 thăng, nước 5 thăng, sắc còn 3 thăng bỏ bả, cô lại còn 1 thăng cho vào trong nồi nấu cách thủy thành cao, đựng vào lọ kín ,mỗi buổi sáng uống 1 muỗng với rượu ngày uống 2 lần rất công hiệu.
7. kinh trị trong bụng tích cục, mặt vàng gầy yếu bụng trướng như trống, chết đã đến nơi.
Thạch xương bồ, ngày 5 tháng 5 AL hái về phơi râm, mỗi lần dùng 3 đồng tán bột để trong cái bát, dùng 1 bát nước vo gạo nấu sôi đổ vào ngâm đậy kín, uống nóng vào khi đói, hồi lâu xổ ra trùng độc thì thôi.
8. Kinh trị bệnh trưng, trong bụng cò cục như đá, đau xóc đêm ngày rên la.
Rễ cỏ xước 2 thăng kiêng sắt, lấy dùi gỗ đập nát, dùng 1 đấu rượu mà tẩm, dùng 1 đấu rượu mà tẩm, bọc kín vùi vào trong tro nóng, thấy đã nóng thì lấy ra, mỗi lần sắc 5 chung, cho đến 1 chung, uống rồi sẽ thổ độc ra mà lành.
9. Kinh trị tích cục ở bụng và hông.
- Vôi đá để ra gió cho tan nửa thăng, bỏ vào đồi đất sao cực nóng, để nguội cho vào 1 lạng bột Đại hoàng sao chín, nữa lạng bột quế tâm sao qua, hòa với giấm, đặc như cao, phết lên miệng vải dán vào chỗ đau.
- Đại hoàng 3 lạng, phác tiêu 1 lạng, tán bột lấy tỏi cũng giã như bùn mà dán rất hay.
10. Kinh trị chứng trong bụng có hòn cục, ăn thịt không chán gọi là nhục trưng
Nước đái ngựa bạch 3 chung uống ngay, liền thổ ra thịt tích, nếu không mữa ra được thì chết.
11. Kinh trị bị độc thành hòn cục trong bụng, thường đói ăn vào thì thổ là do ăn rau trúng phải tinh hay nước đái rắn, hoặc ăn thịt rắn nhiều mà mắc bệnh.
Rết 1 con, dùng thứ chân đỏ, bỏ đầu, chân, đuôi, nướng khô tán bột, uống với 1 chén rượu, chưa lành lại uống tiếp.
12, Kinh trị người hay ăn gỏi và thịt sống tích lại ở hông ngực không tiêu hóa thành bệnh trưng hà (tích cục máu)
Cỏ roi ngựa giã vắt lấy nước 1 thăng mà uống thì tiêu, có phương gia thêm 1 chén gừng hòa vào mà uống.
- Lá chàm 1 nắm giã nát cho nước vào, vắt lấy 1 thăng ngày uống 3 lần.
13. Kinh trị trong bụng nổi hòn cục, lúc có lúc không, lưng đau mặt vàng, và trị tích hòn cục đã lâu, hay mới bị hòn cục trong bụng.
- Gà trống trắng 1 con nuôi chỗ sạch sẽ cho ăn cơm để lấy phân trắng 1 vốc cùng với nước đái trẻ em 1 thăng, đô vào rồi rang sao vàng , tán bột, mỗi lần dùng 1 đồng, uống với rượu, ngày 4,5 lần thấy hòn cục tiêu hết thì thôi.
- Dùng 1 đầu con mèo mun đốt tán nhỏ, mỗi lần uống 1 đồng với rượu, ngày uống 3 lần là khỏi.
14. Kinh trị đàn bà đau máu cục (huyết trưng)
Can khương, mai mực, đào nhân bóc vỏ bỏ đầu nhọn, các vị phân lạng đều nhau cùng tán bột, mỗi lần uống 1đồng với rượu, mỗi ngày uống 2 đồng thì lành.
- Hồng hoa rửa rượu 2 đồng tam lăng 1 đồng rưỡi, bồng nga truật 1 đồng rượi, Hương phụ mễ sao giấm 1 đồng rưỡi, ô dước 1 đồng, tô mộc 2 đồng, chỉ xác bỏ ruột 1 đồng rưỡi sắc uống vào khi đói rất hay.
- Đình lịch 1 vốc sao, tán bột, rượu 1 bát cùng đổ vào bình ngâm 4,5 ngày tùy ý mà uống rất hay.
- Rễ cỏ xước rửa sạch đập dập, sấy khô tán bột dùng rượu mà sắc uống nóng rất hay.
XVIII – QUAN CÁCH
Quan cách là trong ngực và cách mô cảm thấy chướng ngại, muốn lên không lên, muốn xuống không xuống, muốn ăn không ăn, là vì khí ngăn ngang mà sinh ra thế. Phàm lạnh ở trên, nóng ở dưới lạnh tăc ở giữa ngực, chặn ngang lưng chứng gọi là cach, nóng ở trung tiêu tắc đầy khí không thông, không ra vào được gọi là quan. Cách thì thổ nghịch, quan thì không lợi tiểu tiện, phép chữa thì phải thổ đàm giáng khí chủ yếu
1. Kinh trị quan cách trướng đầy, đại tiêu tiện không thông sắp chết
- Hạt vông vang tán bột, lấy mỡ heo làm viên bằng hột ngô đồng, mỗi lần uống 50 viên rất hay.
- Tỏi củ to nướng chín bỏ vỏ, bọc lại mà nhét vào lỗ đít, khí thông ngay.
2. Kinh trị các chứng thực uất trong bụng, do uất sinh đau không ăn được muốn được người ta nắn bóp cho, chứng nhổ ra nước bọt đục và chứng đi lỵ ngày đi hơn 10 lần.
- Cuống dưa đá sao vàng, đậu đỏ nho, mỗi vị 2 đồng rưỡi, đều tán bột, lấy đậu sị 1 chung, nước 7 chung, nấu bở bỏ bã, hòa với thuốc trên , mỗi lần dùng 1 đồng cân uống nóng, cứ uống dần thêm lên, thấy thổ được thì khỏi.
3. Kinh trị đau tức ở ngực
Vỏ ốc vặn trong vách đất lâu năm, tán bột mỗi lần uống 1 đồng cân với rượu
4. Kinh trị quan cách ủng tắc (tức ách ngang ngực)
Mỡ heo 5 chung, nước gừng 2 chung, sắc còn 1 nửa, hòa với rượu 1 chung lại sắc chia hết vài lần là hết trướng.