0913 840 746
Thứ năm, ngày 28 tháng 03 năm 2024
TÌM KIẾM
TIN MỚI Y HỌC
80% BỆNH NHÂN UNG THƯ VN ĐẾN BỆNH VIỆN Ở GIAI ĐOẠN CUỐI
Mỗi năm VN có 200 ngàn bệnh nhân ung thư mới, 70 ngàn người bệnh ung thư tử vong. Trong đó, đến 80% bệnh nhân ung thư ở VN đến bệnh viện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Việt Nam có 160.000 ca ung thư/năm: Vì sao ăn bẩn, độc
Mỗi năm Việt Nam có từ 130 nghìn đến 160 nghìn trường hợp mắc mới, trong đó có khoảng 85 nghìn đến 115 nghìn người tử vong do căn bệnh này.
Công bố danh sách “làng ung thư”
Theo dự án Điều tra, tìm kiếm nguồn nước hợp vệ sinh phục vụ cấp nước sinh hoạt cho một số làng ung thư của VN, các nguồn nước ăn uống, sinh hoạt tại 37 làng ung thư đều ô nhiễm nặng.
Triclosan trong kem đánh răng Colgate: vạch trần hàm lượng nguy hiểm sức khỏe
Từ sau khi Triclosan được nhiều nghiên cứu khoa học công bố là làm tăng nguy cơ ung thư, nhiều hãng sản xuất hóa mỹ phẩm đã loại bỏ nó trong thành phần sản phẩm. Chất này bị cấm ở nhiều nước Âu Mỹ. Tại Việt Nam, Triclosan cũng không còn được sử dụng trong các sản phẩm kem đánh răng, trừ Colgate. Đáp lại mối lo ngại của người tiêu dùng, Bộ Y tế cho biết Triclosan được phép sử dụng nếu hàm lượng không vượt ngưỡng 0,3%.
Cung cấp thuốc kém chất lượng, công ty dược của Mỹ bị rút giấy phép
Ngoài việc bị rút giấy phép hoạt động, Công ty Ronbinson Pharma, Inc (Mỹ) phải nộp phạt 80 triệu đồng vì sản xuất thuốc kém chất lượng, trong đó có nhiều lô glucosamine
HOANG MANG VỚI VỎ THUỐC-GELATINE
Gelatin có trong mô liên kết, xương, da của động vật và là sản phẩm được sản xuất từ da heo, da bò. Từ da heo, bò, collagen được thủy phân hóa một phần để biến thành gelatin. Như vậy để bào chế thuốc là viên nang phải có vỏ nang được chế tạo từ nguyên liệu là gelatin. Và gelatin dùng trong ngành dược sản xuất thuốc phải là gelatin dược dụng.
Kem đánh răng nào ở VN có chất gây ung thư triclosan?
Khảo sát của Kiến Thức về các sản phẩm kem đánh răng hiện nay: đều ghi rõ thành phần, không ghi hàm lượng. Câu hỏi đặt ra: chất triclosan gây ung thư chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

ĐƯỜNG DÂY NÓNG

0913 840 746

GĐ : NGUYỄN CÔNG KHUÔNG

[email protected]

TƯ VẤN TRAO ĐỔI

Phuongtd Thao

TƯ VẤN - HỖ TRỢ
THỐNG KÊ TRUY CẬP
3796
Đang online: 1
Truy cập hôm nay: 14
Truy cập hôm qua: 17
Truy cập trung bình: 3796
Tổng số truy cập: 3796
Your IP : 18.209.209.28
Sách Linh Khu

LINH KHU 27- 45

THIÊN 27- 45: CHU TÝ
 

Hoàng Đế hỏi Kỳ Bá: "Chứng Chu tý ở tại thân thể chúng ta, nó lên xuống di chuyển theo mạch khí, Khi nó ở trên dưới và tả hữu đều có sự tương ứng, không bao giờ có lúc có nơi không (rỗng), Ta mong được nghe sự thống này trong huyết mạch ư ? Hay là ở trong khoảng phận nhục ? Tại sao lại đến nỗi như vậy ?[1] (Có khi) sự thống di chuyển nhanh đến chưa kịp xuống kim, có khí động rồi mà thống thì lại không kịp định xem nó ở đâu để trị, mà thống đã dứt rồi, Con đường vận hành nào đã khiến như thế ? Ta mong được nghe về nguyên nhân của những vấn đề ấy"[2].
Kỳ Bá đáp : "Đó gọi là Chứng tý, không phải là Chu tý"[3].
Hoàng Đế hỏi: "Ta mong được nghe về Chứng tý"[4].
Kỳ Bá đáp : "Đây nên xem lại mỗi loại có chỗ riêng của nó, Nó vừa phát đó thì đã ngưng lại đó, vừa ở yên đó thì đã nổi lên đó, bên phải ứng với bên trái , bên trái ứng với bên phải, nó không thể vận hành xoay vòng được, bởi vì nó vừa phát là vừa dứt"[5].
Hoàng Đế nói: "Đúng ! Phép châm phải thế nào ?"[6].
Kỳ Bá đáp : "Châm bệnh này, tuy sự thống đã dứt, nhưng ta vẫn châm vào nơi có bệnh, nhằm làm cho nó không thể đau trở lại"[7].
Hoàng Đế hỏi: "Đúng ! Mong được nghe về Chu tý như thế nào ?"[8].
Kỳ Bá đáp : "Chu tý là (một chứng mà tý) ở tại trong huyết mạch, theo với mạch khí mà lên trên, xuống dưới, chứ nó không thể đi từ phải sang trái, trái sang phải được, (vì vấn đề đề phải trái này) có nơi có chỗ của nó"[9].
Hoàng Đế hỏi: "Nếu sự thống đi từ dưới lên trên, trước hết nên châm bên trên nhằm để cho nó quá sang, sau đó châm bên dưới nhằm để cho nó thoát"[10].
Hoàng Đế nói: "Đúng ! Chứng thống này sinh ra như thế nào ? Nguyên nhân nào đã gây thành những danh xưng đó ?"[11].
Kỳ Bá đáp : "Khí của Phong-Hàn-Thấp ở khách tại trong khoảng ngoài phận nhục, bức thiết (tân dịch) thành những bọt nước, bọt nước này gặp Hàn sẽ tụ lại, khi tụ lại nó sẽ làm hại phận nhục để tách rời ra, khi tách rời ra sẽ gây thành đau,  khi  đau sẽ làm cho thần khí quy vào đấy, thần khí quy vào sẽ gây nhiệt, nhiệt thì sẽ làm cho đau bị giải, đau bị giải thì bị quyết, khi bị quyết thì chứng tý khác sẽ phát ra; nguyên nhân phát ra chứng tý là như thế đấy"[12].
Hoàng Đế nói: "Đúng ! Ta đã đắc được cái ý rồi, Đây là trường hợp tà khí bên trong không ở tại tạng, bên ngoài chưa phát ra ở bì phu, nó chỉ ở một mình trong khoảng của phận nhục, nó làm cho chân khí không chu hành được, ta gọi đó là Chu tý[13]. Vì thế, phép châm bệnh tý trước hết phải theo dõi lục kinh ở Túc, xem lại sự hư thực và huyết ở đại lạc, huyết kết không thông, hoặc mạch bị hư mà hãm xuống, dựa vào tất cả những điều trên để điều hòa nó, cứu (hơ nóng) để thông khí, khi nào bị co vận (chuyển cân) cứng, nên châm để chuyển vận cho khí được vận hành"[14].
Hoàng Đế nói: "Ta đã đắc được cái ý rồi, và cũng nắm được sự việc: Phép cửu châm đã có đầy đủ cái lý (chữa trị), nó là phép trị đầy đủ về những bệnh thuộc 12 kinh mạch, Âm Dương vậy"[15].
 
THIÊN 28:  KHẨU VẤN

Hoàng Đế trong lúc nhàn rỗi, đuổi kẻ tả hữu để hỏi Kỳ Bá: "Ta đã được nghe một cách chính thức về cửu châm, nghe luận về sự nghịch thuận của Âm Dương, nghe tất cả về lục kinh, nay ta mong được biết về vấn đề khẩu vấn"[1].
Kỳ Bá từ chỗ ngồi né sang một bên, lạy hai lạy đáp : "Thật là một câu hỏi rất hay ! Đây là một vấn đề do các bậc tiên sư đã truyền miệng lại"[2].
Hoàng Đế nói: "Ta mong được nghe về vấn đề khẩu truyền"[3].
Kỳ Bá đáp : "Ôi ! Trăm bệnh bắt đầu sinh ra do sự lạnh nóng của gió mưa, do sự vui mừng, giận dữ của Âm Dương, do  ăn uống, cư xử với nhau, do  những nỗi kinh sợ lớn lao và bất ngờ, vì tất cả những nguyên nhân trên làm cho khí huyết phân ly, Âm Dương hư bại, kinh lạc bị quyết tuyệt, mạch đạo bị bất thông, Âm Dương nghịch nhau, vệ khí bị ngưng đọng, kinh mạch bị hư không, huyết khí vận hành không còn thứ tự nữa, đó là ta đã mất đi lẽ thường, trường hợp này sự luận về bệnh không còn ở kinh, thần xin nói về những bệnh xảy ra ở nơi nào đó"[4].
Hoàng Đế hỏi: "Con người bị chứng ngáp, khí nào đã gây nên như vậy ?"[5].
Kỳ Bá đáp : "Vệ khí ban ngày vận hành ở vùng Dương, nửa đêm vận hành ở Âm, Âm chủ về đêm, đêm thì người nằm ngủ, Dương khí chủ đi lên, Âm chủ đi xuống, cho nên khi Âm khí còn tích bên dưới, Dương khí lại chưa tận (hết), Dương khí sẽ dẫn Âm đi lên, Âm lại dẫn đi xuống, thế là Âm Dương cùng dẫn nhau, cho nên người ta bị ngáp nhiều lần[6]. Dương khí tận, Âm khí thịnh thì mắt nhắm lại ngủ, Âm khí tận mà Dương khí thịnh thì thức dậy, nên châm tả kinh túc Thiếu âm bổ túc Thái dương"[7].
Hoàng Đế hỏi: "Con người bị chứng Uyết (nấc) do khí gì gây nên ?"[8].
Kỳ Bá đáp : "Cốc nhập vào Vị, Vị khí rót lên trên đến Phế, nay có Hàn khí và tán cốc khí, tất cả đều quay về nhập vào Vị; Khí cũ và mới cùng làm loạn nhau, chân khí và tà khí cùng đánh nhau, khí chung vào nhau mà làm nghịch nhau, thế rồi quay trở ra khỏi Vị, gây thành chứng Uyết, Nên châm bổ kinh thủ Thái âm, châm tả túc Thiếu âm”[9].
Hoàng Đế hỏi: "Con người khi khóc hay bị nghẹn ngào, khí gì đã gây nên như thế ?" [10].
Kỳ Bá đáp : "Đây là Âm khí thịnh mà Dương khí hư, Âm khí nhanh mà Dương khí chậm, Âm khí thịnh mà Dương khí tuyệt, cho nên thành chứng khóc nghẹn, Châm bổ kinh túc Thái dương, châm tả túc Thiếu âm"[11].
Hoàng Đế hỏi: "Con người bị bệnh Chấn hàn (lạnh run), khí gì đã gây nên như thế ?" [12].
Kỳ Bá đáp : "Hàn khí ở khách nơi bì phu, Âm khí thịnh, Dương khí hư, vì thế gây nên chứng lạnh run, Châm bổ các kinh Dương"[13].
Hoàng Đế hỏi: "Con người bị chứng ái (ợ), khí gì đã gây nên thế ?"[14].
Kỳ Bá đáp : "Hàn khí ở khách tại Vị, khí quyết nghịch từ dưới lên trên tán vào trong Vị rồi lại xuất ra từ Vị, vì thế gây thành chứng ợ, Châm bổ kinh túc Thái âm, Dương minh, có người nói châm bổ huyệt Mi Bản (Toàn Trúc)"[15].
Hoàng Đế hỏi: "Con người bị chứng cả thân mình buông xuôi, khí gì đã gây nên như thế ?"[16].
Kỳ Bá đáp : "Vị không thực làm cho các mạch bị hư, các mạch bị hư ắt cân mạch bị nhũn, cân mạch bị nhũn mà ta lại cố sức giao hợp, thế là khí không thể phục hồi trở lại, gây thành chứng buông nhũn, Nên theo đúng lúc xẩy ra bệnh để bổ vùng phận nhục"[17].
Hoàng Đế hỏi: "Con người bị hắt hơi, khí gì gây nên thế ?"[18].
Kỳ Bá đáp : "Dương khí hòa lợi, đầy lên đến Tâm, xuất ra ở mũi, gây thành hắt hơi, Bổ huyệt Vinh của túc Thái dương ở huyệt Mi Bản, cũng có thuyết cho là mi thượng"[19].
Hoàng Đế hỏi: "Con người mỗi khi buồn sầu là nước mắt, nước mũi chảy ra, khí gì đã gây nên thế ?"[20].
Kỳ Bá đáp : "Tâm là chủ (chứa) của ngũ tạng lục phủ, mắt là nơi tụ của tông mạch, là con đường vận hành của thượng dịch, miệng mũi là môn hộ của khí, vì thế, khi ta buồn sầu, đau đớn, ưu tư thì sẽ làm động đến Tâm, khi Tâm bị động thì ngũ tạng lục phủ sẽ bị dao động, dao động sẽ làm cho tông mạch bị cảm, tông mạch bị cảm thì con đường của chất dịch sẽ mở ra, con đường của chất dịch mở ra thì nước mắt, nước mũi sẽ chảy ra[21]. Chất dịch nhằm để tưới thấm cho tinh khí, làm nhuận trơn cho các không khiếu, vì thế, nếu con đường của thượng dịch mở ra thì sẽ khóc, khóc không ngừng thì chất dịch bị cạn (kiệt), dịch bị kiệt thì tinh khí sẽ không còn được tưới thắm, tinh khí không còn được tưới thắm thì mắt sẽ không thể thấy được gì cả, cho nên gọi là đoạt tinh, Châm bổ huyệt Thiên Trụ, kinh của nó nằm ở dưới cổ"[22].
Hoàng Đế hỏi: "Con người hay thở dài (lớn), khí gì đã gây nên như thế ?"[23].
Kỳ Bá đáp : "Khi ưu tư thì Tâm hệ bị cấp, Tâm hệ bị cấp thì khí đạo bị buộc ràng, khí bị buộc ràng thì sẽ không thông lợi, vì thế người bệnh phải thở dài (lớn) để đuổi khí ra, Châm bổ kinh thủ Thiếu âm, Tâm chủ, túc Thiếu dương, lưu kim"[24].
Hoàng Đế hỏi: "Con người bị chảy nước dãi, khí gì đã gây thế ?"[25].
Kỳ Bá đáp : "Con người ăn uống đều nhập vào Vị, nếu trong Vị bị nhiệt thì trùng bị động, trùng động thì Vị bị hoãn, Vị bị hoãn thì huyệt Liêm Tuyền khai, vì thế nước dãi bị chảy ra, Châm bổ kinh túc Thiếu âm"[26].
Hoàng Đế hỏi: "Con người bị ù bên trong tai, khí gì đã gây nên như thế ?"[27].
Kỳ Bá đáp : "Tai là nơi tụ khí của tông mạch, vì thế nếu trong Vị bị rỗng ắt là tông mạch bị hư, tông mạch bị hư thì Dương khí bị đi xuống, mạch sẽ bị kiệt, cho nên tai bị ù, Châm bổ huyệt Khách Chủ Nhân và huyệt nơi gần móng tay cái, chỗ giao nhau giữa móng và thịt"[28].
Hoàng Đế hỏi:"Con người tự cắn vào lưỡi mình, khí gì đã gây nên như thế ?"[29].
Kỳ Bá đáp : "Đây là do khí quyết nghịch lên trên, mạch cũng cùng đi theo, Khí Thiếu âm đến thì làm cho cắn lưỡi, khí Thiếu dương đến sẽ làm cho cắn vào má, khí Dương minh đến sẽ làm cho cắn vào môi, nên tìm xem bệnh xảy ra ở nơi nào để châm bổ cho nơi đó”[30].
Phàm tất cả 12 tà này đều do kỳ tà chạy đến các không khiếu mà ra cả, vì thế tà khí ở nơi nào, ta biết nơi đó là bất túc[31]. Cho nên, thượng khí bất túc thì làm cho não không đầy, tai bị ù nặng, đầu nhức đến không chịu nổi, mắt bị hoa lên[32]. Nếu trung khí bất túc, việc tiểu tiện, đại tiện bị biến, ruột sôi(kêu)[33]. Nếu hạ khí bất túc thì làm cho bị nuy, quyết, Tâm phiền muộn, Bổ bên mắt cá ngoài, lưu kim"[34].
Hoàng Đế hỏi: "Phép trị phải thế nào ?"[35].
Kỳ Bá đáp : "Thận làm chủ các chứng ngáp, thủ huyệt ở kinh túc Thiếu âm[36]. Phế làm chủ gây thành chứng nấc, thủ huyệt ở kinh thủ Thái âm, túc Thiếu âm[37]. Chứng khóc nghẹn là do ở Âm Dương bị tuyệt, nên châm bổ túc Thái dương và tả túc Thiếu âm[38]. Chứng lạnh run, châm bổ các kinh Dương[39]. Chứng  ợ,  châm bổ túc Thái âm và Dương minh[40]. Chứng hắt hơi, châm bổ huyệt Mi Bản của túc Thái dương[41]. Chứng cả thân mình buông xuôi nên theo đúng lúc xảy ra bệnh để bổ vùng phận nhục[42]. Chứng nước mắt mũi chảy ra, châm bổ huyệt Thiên Trụ, kinh của nó nằm dưới cổ, vùng dưới cổ tức là vùng gần đầu[43]. Chứng thở dài, bổ kinh thủ Thiếu âm, Tâm chủ, túc Thiếu dương, lưu kim[44]. Chứng chảy nước dãi, bổ túc Thiếu âm[45]. Chứng tai ù, bổ huyệt Khách Chủ Nhân, huyệt nằm ở đầu ngón tay cái giáp thịt gần móng tay[46]. Chứng tự cắn lưỡi, nên xem bệnh nằm ở đâu để châm bổ[47]. Mắt hoa, đầu nhức không chịu nổi, châm bổ dưới mắt cá chân ngoài, lưu kim[48]. Chứng nuy quyết, Tâm bứt rứt, châm huyệt nằm trên đầu ngón chân cái 2 thốn, lưu kim, một nữa là nơi dưới mắt cá ngoài, lưu kim"[49].
 
THIÊN 29:  SƯ TRUYỀN

 Hoàng Đế nói: "Ta nghe nói các bậc tiên sư có những điều chỉ giữ trong Tâm mà không sáng tác ra bằng sách vở, ta mong được nghe để gìn giữ, rồi bắt chước để thực hiện nó; Trên ta dùng nó để trị dân, dưới dùng để trị bản thân mình, làm sao cho trăm họ không bị bệnh, trên dưới được hòa thuận thân mến nhau, đức trạch trôi chảy xuống dưới con cháu không còn lo âu, truyền đến đời sau không có lúc nào dứt, Ta có thể nghe những điều ấy không ?" [1].
Kỳ Bá đáp : "Thật là câu hỏi sâu xa lắm vậy, Ôi ! Phép trị dân hay tự trị cho mình, phép trị chỗ khác hay chỗ này, phép trị việc nhỏ, hoặc việc lớn, phép trị quốc hay trị gia, chưa bao giờ trị theo phép nghịch mà có thể trị được vậy[2]. Ôi ! Duy chỉ có phép trị theo phép thuận mà thôi vậy, thuận ở đây không phải chỉ nói đến mạch Âm Dương để rồi luận về thuận nghịch của khí mà thôi đâu mà ta phải suy ra rằng trăm họ nhân dân đều mong muốn làm thuận được cái chí của mình nữa"[2].
Hoàng Đế hỏi: "Vậy phải hiểu thuận như thế nào ?"[3].
Kỳ Bá đáp : "Khi vào nước người ta thì phải hỏi (cho biết được) phong tục của người ta, khi vào nhà người ta thì phải hỏi (cho biết được) những điều kiêng kỵ của người ta, khi lên đến chỗ đường thì phải hỏi (cho biết được) cái lễ của người ta, khi đến với bệnh nhân thì phải hỏi (cho biết được) những điều thay đổi nghịch thuận của người ta"[4].
Hoàng Đế hỏi: "Phải thay đổi như thế nào để thích nghi với bệnh nhân ?"[5].
Kỳ Bá đáp : "Ôi ! Nếu nhiệt ở trung (giữa) là bệnh tiêu đơn, vậy phải thích nghi bằng hàn, nếu bệnh thuộc hàn ở giữa, vậy nên thích nghi bằng nhiệt[6[. Nếu trong Vị bị nhiệt thì tiêu cốc khí, khiến cho người bệnh Tâm không an, thường hay đói[7]. Nếu vùng da phía trên rốn bị nhiệt thì trong ruột (trường) cũng nhiệt, tiêu ra phân vàng mà nát ra[8]. Nếu vùng da dưới rốn bị hàn thì trong Vị cũng hàn, như vậy sẽ bị phúc trướng[9]. Trong ruột bị hàn thì ruột sôi và tiêu chảy (xôn tiết)[10]. Trong Vị bị hàn, trong ruột bị nhiệt thì bị chướng mà thêm tiêu chảy[11]. Trong Vị bị nhiệt trong ruột bị hàn thì mau bị đói, vùng thiếu phúc đau và trướng"[12].
Hoàng Đế hỏi: "Nếu Vị muốn uống lạnh mà Trường muốn uống nóng, cả hai nghịch nhau, việc thích nghi phải thế nào ?[13] . Vả lại, các bậc vương công, đại nhân, các bậc quân ưa (những thức ăn thịt) có máu, tất cả họ đều sống rất là kiêu sa, phóng túng, ham muốn khinh người, nhưng không thể nào cấm được, nếu cấm thì nghịch lại cái chí của họ, còn nếu thuận theo họ thì càng làm cho bệnh của họ nặng thêm, và nên thích nghi như thế nào ? Phép trị phải làm gì trước ?"[14]
Kỳ Bá đáp : "Tình của con người, không ai không ham sống và sợ chết, vậy ta nên báo cho họ biết bằng những hư bại của họ, nói cho họ biết những điều tốt của họ, dẫn dắt họ bằng những con đường thích nghi, mở ra cho họ thấy những điều khổ của ho,.nNhư vậy, cho dù họ là những người không biết cái Đạo (dưỡng sinh) là gì, họ lại dám không nghe theo hay sao ?"[15].
Hoàng Đế hỏi: "Phép trị phải thế nào ?"[16].
Kỳ Bá đáp : "Mùa xuân hạ, trước hết phải trị phần tiêu, sau đó mới trị phần bản; mùa thu đông, trước hết phải trị phần bản, sau đó mới trị phần tiêu"[17].
Hoàng Đế hỏi: "Thích nghi trường hợp nghịch lại, phải làm sao ?"[18].
Kỳ Bá đáp : "Thích nghi trường hợp này, phải: việc ăn uống, mặc quần áo cũng phải thích nghi với độ nóng lạnh, nếu lạnh thì đừng để lạnh căm căm, nếu nóng đừng để ra mồ hôi, trong lúc ăn uống, nóng đừng nóng phừng phừng, lạnh đừng lạnh buốt buốt, việc nóng lạnh cốt ở giữ được mức trung hòa, nhờ đó mà duy trì được nguyên khí, không để cho tà khí tấn công"[19].
Hoàng Đế hỏi: "Thiên ‘Bản Tạng’ dựa vào thân hình, chi và tiết, sự cứng mềm của cơ nhục để biết được sự lớn nhỏ của ngũ tạng và lục phủ, nay đối với các bậc vương công, đại nhân, bậc vua chúa lâm triều tức vị, mà ta đặt vấn đề này, ai có thể sờ mó, day ấn để rồi sau đó trả lời cho được ?"[20].
Kỳ Bá đáp : "Thân hình, tay chân và các đốt xương bàn tay chân là những nơi che đậy tạng phủ, nó không dễ nhận thấy được như khi ta quan sát gương mặt"[21].
Hoàng Đế hỏi: "Khí của ngũ tạng có thể nhìn thấy được ở gương mặt, điều đó ta đã biết rồi, nhưng qua tay chân và các đốt xương bàn tay chân để có thể biết và nhận thấy thì như thế nào ?"[22].
Kỳ Bá đáp : "Trong ngũ tạng và lục phủ thì Phế đóng vai trò cái nắp đậy, cứ nhìn nơi vai to hoặc độ lõm vào của vùng yết hầu để biết được hình trạng của Phế biểu lộ ra ngoài"[23].
Hoàng Đế nói: "Đúng thay ! "[24].
Kỳ Bá đáp : "Trong lục phủ ngũ tạng, Tâm đóng vai quân chủ, Khuyết bồn đóng vai đường đi, xương đầu của xương lồng ngực dư ra để biểu lộ nơi xương Cưu vĩ"[25].
Hoàng Đế nói: "Đúng thay ! "[26].
Kỳ Bá đáp : "Can đóng vai tướng quân, xông pha ra ngoài, muốn biết mức kiên cố của nó, nên xem mắt lớn hay nhỏ"[27].
Hoàng Đế nói: "Đúng thay !"[28].
Kỳ Bá đáp : "Tỳ đóng vai chủ về bảo vệ, nó đón nhận thức ăn, cứ nhìn sự yêu ghét (tốt xấu) của môi lưỡi để biết được việc lành dữ "[29].
Hoàng Đế nói: "Đúng thay !"[30].
Kỳ Bá đáp : "Thận đóng vai nghe việc bên ngoài, nó nghe được chuyện ở xa, cứ nhìn sự yêu ghét của tai để biết được tính của nó"[31].
Hoàng Đế nói: "Đúng thay ! Ta mong được nghe về sự biểu hiện của lục phủ"[32].
Kỳ Bá đáp : “Trong lục phủ, Vị đóng vai biển cả, xương mình rộng, cổ to, ngực rộng, người như vậy sẽ ăn được nhiều ngũ cốc[33]. Mũi hít sâu mà dài, nó biểu hiện được tình trạng của Đại trường[34]. Môi dầy, Nhân trung dài, biểu hiện được tình trạng của Tiểu trường[35]. Vùng mí dưới mắt no đầy và to thì Đởm mới có sự cứng rắn[36]. Hai lỗ của mũi nằm bên ngoài, nhờ nó mà Bàng quang được thông tiết ra ngoài[37]. Khi hít khí vào là đi từ giữa sống mũi, nhờ vậy mà vai trò của Tam tiêu được kín đáo[38]. Trên đây là những trường hợp biểu hiện được vai trò của lục phủ, Khi nào ba vùng trên dưới được bình đẳng thì ngũ tạng được an và vận hành được tốt”[39].
 
THIÊN 30: QUYẾT KHÍ

Hoàng Đế hỏi: "Ta nghe con người có tinh, có khí, có tân, có dịch, có huyết, có mạch, ý của ta cho là tất cả những khí ấy chỉ là một mà thôi, nay nó lại được phân biệt ra thành 6 tên khác nhau, Ta không hiểu vì lý do nào lại như vậy ?"[1].
Kỳ Bá đáp : "Hai thần cùng đánh nhau rồi hợp lại để thành hình, thường sinh ra trước thân thể của chúng ta, gọi đó như tinh"[2].
"Thế nào là khí ?"[3].
Kỳ Bá đáp : "Khí ở Thượng tiêu khai phát ra nhằm tuyên tán khí của ngũ cốc và Vị, làm ấm bì phu, làm sung mãn cho thân thể, làm trơn nhuận cho lông mao, nó ví như là những làn khí của mù và móc đã tưới thắm khắp nơi, đó gọi là khí"[4].
"Thế nào gọi là tân ?"[5].
Kỳ Bá đáp : "Khi nào tấu lý phát tiết ra, làm mồ hôi chảy ra ướt đằm, gọi đó là tân"[6].
"Thế nào là dịch"[7].
Kỳ Bá đáp : "Khí ngũ cốc nhập vào (Vị) thì (hậu thiên khí) sẽ tràn đầy, chất trấp sẽ làm nhuận trơn và rót vào cốc, cốt thuộc vai trò co duỗi, tiết ra và làm nhuận trơn, bổ ích não tủy, bì phu được nhuận trơn, đó gọi là dịch"[8].
"Thế nào là huyết ?"[9].
Kỳ Bá đáp : "Trung tiêu nhận lấy khí, lấy chất trấp, biến hóa để thành màu đỏ, đó là huyết"[10].
"Thế nào là mạch ?"[11].
Kỳ Bá đáp : "Cái đề phòng cho doanh khí, khiến cho nó không chạy tránh ra nơi khác, gọi là mạch"[12].
Hoàng Đế hỏi: "Làm thế nào để biết được sự hữu dư hoặc bất túc của lục khí, biết được sự nhiều ít của khí, biết được sự hư thực của não tủy, sự thanh trọc của huyết mạch ?"[13].
Kỳ Bá đáp : "Tinh bị thoát thì tai điếc[14]. Khí bị thoát thì mắt không còn sáng[15]. Tân bị thoát thì tấu lý khai, mồ hôi ra quá nhiều[16]. tinh dịch bị thoát thì cốt sẽ khó khăn trong việc co duỗi, sắc bị yểu[17]. Não tủy bị tiêu hao, cẳng chân bị đau buốt, tai bị ù[18]. Huyết bị thoát thì sắc diện sẽ trắng sẽ không còn nhuận trạch, mạch bị không hư [19]. Tất cả là những bộc lộ của các điều kể trên"[20].
Hoàng Đế hỏi: "Vấn đề qúy và tiện trong lục khí như thế nào ?"[21].
Kỳ Bá đáp : "Lục khí đều có những bộ vị làm chủ, sự qúy tiện, thiện ác phải đúng thời của nó, tuy nhiên, ngũ cốc vẫn hóa khí trong Vị và Vị đóng vai biển lớn"[22].
 
THIÊN 31: TRƯỜNG VỊ

Hoàng Đế hỏi Bá Cao: "Ta mong được nghe về vai trò của lục phủ truyền đi thủy cốc, về sự lớn nhỏ, dài ngắn của Trường Vị, về sự thu nhận thủy cốc nhiều hay ít như thế nào ?" [1].
Bá Cao đáp : "Thần xin đáp cặn kẽ về độ dài ngắn, xa gần, sâu cạn của con đường mà thủy cốc nhập vào, đưa ra[2]. Từ môi đến răng dài 9 phân, miệng rộng 2 thốn rưỡi, từ răng lui ra sau đến hội yếm sâu 3 thốn rưỡi, chứa đựng được 5 hợp, lưỡi nặng 10 lượng, dài 7 thốn, rộng 2 thốn rưỡi, cửa cuống họng nặng 10 lượng, rộng 2 thốn rưỡi, kéo dài đến Vị dài 1 xích 6 thốn[3]. Vị có hình dáng uốn khúc co duỗi dài 2 xích 6 thốn to 1 xích 5 thốn, đường kính 5 thốn, chứa đựng được 3 đấu 5 thăng[4]. Tiểu trường phía sau dựa vào cột sống, quay vòng sang tả uốn khúc xếp lên nhau, chứa những gì sẽ rót vào Hồi trường, bên ngoài nó dựa vào phía trên rún khoanh vòng thành 16 khúc, to 2 thốn rưỡi, đường kính 8 phân 1/3, dài 3 trượng 3 xích[5]. Hồi trường nằm ngay vùng rốn để quay về bên trái, phía ngoài xếp bằng những nếp khum như lá xếp, chứa để xuống dưới, xếp thành 16 khúc, to 4 thốn, đường kính 1 thốn 1/3, dài 2 trượng 1 xích[6], Quảng trường bám dọc theo cột sống và nhận lấy những gì do Hồi trường đưa sang, quay quanh bởi những lá mỡ giăng theo cột sống khắp trên dưới rộng đến 8 thốn, đường kính 2 thốn 2/3, dài 2 xích 8 thốn[7]. Trường và Vị tính từ chỗ vào cho đến chỗ ra dài 6 trượng 4 thốn 4 phân, quanh co uốn khúc thành 32 khúc"[8].
 
THIÊN 32:  BÌNH NHÂN TUYỆT CỐC

Hoàng Đế  hỏi: "Ta mong được nghe về con người không ăn trong 7 ngày thì chết, tại sao thế ?"[1].
Bá Cao đáp : "Thần xin nói nguyên do: Vị to 1 xích 5 thốn, đường kính 5 thốn, dài 2 xích 6 thốn, co ngang lại, nhận thủy cốc 3 đấu 5 thăng, trong ấy cốc thường lưu lại 2 đấu, thủy 1 cốc 5 thăng thì đầy[2]. Thượng tiêu làm tiết ra khí, xuất ra khí tinh vi, nhẹ nhàng, trơn nhanh[3]. Hạ tiêu đi xuống dưới tưới thắm (Đại và Tiểu) trường[4]. Tiểu trường to 2 thốn rưỡi, đường kính 8 phân 1/3, dài 3 trượng 2 xích, nhận cốc 2 đấu 4 thăng, nhận thủy 6 thăng 3 hợp 2/3[5]. Hồi trường to 4 thốn, đường kính 1 thốn 1/3, dài 2 trượng 1 xích, nhận cốc 1 đấu, thủy 7 thăng rưỡi[6]. Quảng trường to 8 thốn, đường kính 2 thốn 2/3, trường 2 xích 8 thốn, nhận cốc 8 thăng 3 hợp 8 phân 1/8[7]. Độ dài của Trường Vị được 5 trượng 8 xích 4 thốn, nhận thủy cốc 9 đấu 2 thăng 1 hợp 2/3[8]. Đây là con số mà Trường Vị nhận được thủy cốc"[9].
Người bình nhân thì không thế, khi Vị đầy thì Trường rỗng, khi Trường đầy thì Vị rỗng, nhờ sự đầy rỗng thay nhau đó mà khí được lên xuống, ngũ tạng được an định, huyết khí được hòa lợi, tinh thần mới ở yên[10]. Cho nên thần chính là tinh khí của thủy cốc vậy[11]. Vì thế mà trong Trường Vị lúc nào cũng phải lưu giữ cốc 2 đấu, thủy 1 đấu 5 thăng[12]. Người bình nhân cứ mỗi ngày đi đại tiện 2 lần, mỗi lần thoát đi 2 thăng rưỡi, mỗi ngày sẽ là 5 thăng, 7 ngày, 5 lần 7 là 3 đấu 5 thăng, thế là lượng thủy cốc được giữ lại bên trong sẽ cạn[13]. Vì thế nên người bình nhân không ăn uống trong 7 ngày sẽ chết, đó là vì thủy cốc, tinh khí, tân dịch đều cạn rồi vậy"[14].
 
THIÊN 33 :  HẢI LUẬN
Hoàng Đế hỏi Kỳ Bá: "Ta đã nghe về phép thích: châm ở phu tử. Điều mà phu tử nói không không tách rời với doanh vệ, huyết khí[1]. Ôi ! Thập nhị kinh mạch, bên trong thuộc vào tạng phủ, bên ngoài lạc với tứ chi và cốt tiết, phu tử có hợp chúng vào với tứ hải (4 biển) không ?"[2].
Kỳ Bá đáp : "Con người cũng có tứ hải và thập nhị kinh thủy[3]. Các kinh thủy đều chảy rót vào hải, hải có đông tây nam bắc, gọi chung là tứ hải"[4].
Hoàng Đế hỏi: "Khi ứng với con người thì thế nào ?"[5].
Kỳ Bá đáp : "Con người có Tủy hải, có Huyết hải, có Khí hải, có Thủy cốc chi hải; Phàm tất cả tứ hải này nhằm ứng với tứ hải (bên ngoài)"[6].
Hoàng Đế hỏi: "Thật là to rộng thay khi phu tử hợp hóa tứ hải của Nhân Thiên Địa, Ta mong được nghe sự tương ứng đó như thế nào ?"[7].
Kỳ Bá đáp : "Trước hết phải rõ được nơi chốn của Âm Dương, biểu lý, huyệt Huỳnh, huyệt Du, được vậy thì tứ hải sẽ định"[8].
Hoàng Đế hỏi: "Định như thế nào ?"[9].
Kỳ Bá đáp : "Vị là biển của Thủy cốc, du huyệt của nó lên trên tại huyệt Khí Nhai, xuống dưới cho đến huyệt Tam Lý[10]. Xung mạch là biển của 12 kinh, du huyệt của nó lên trên đến huyệt Đại Trữ,  xuống dưới đến huyệt Cự Hư Thượng và Hạ Liêm[11]. Chiên Trung là biển của khí, du huyệt của nó lên trên đến trên dưới huyệt Trụ Cốt, phía trước ở tại huyệt Nhân Nghênh[12]. Não là biển của tủy, du huyệt của nó lên trên đến huyệt ở đỉnh đầu, xuống dưới đến huyệt Phong Phủ"[13].
Hoàng Đế hỏi: "Chúng ta nói đến tứ hải, nhưng có lợi gì, có hại gì, có sinh gì, có bại gì ?"[14].
Kỳ Bá đáp : "Khi nào chúng được thuận thì sinh, bị nghịch thì bại, ta biết cách điều hòa thì lợi, không biết cách điều hòa thì bại"[15].
Hoàng Đế hỏi: "Sự nghịch thuận của tứ hải sẽ thế nào ?"[16].
Kỳ Bá đáp : "Nếu Khí hải hữu dư thì trong lồng ngực khí bị đầy, hơi thở bị phiền loạn, mặt đỏ; nếu Khí hải bất túc thì khí bị thiếu không đủ để nói ra lời[17]. Huyết hải hữu dư làm cho người ta thường tưởng thân mình nhỏ lại, teo hẹp lại, không biết bệnh nơi nào (như thế nào)[18]. Thủy cốc chi hải hữu dư làm cho bụng bị đầy, Thủy cốc chi hải bất túc thì đói nhưng Vị không nhận thức ăn[19]. Tủy hải hữu dư thì con người nhanh nhẹn, rắn rỏi, nhiều sức, tự mình mạnh hơn bình thường, Tủy hải bất túc thì não bị chuyển, tai ù, cẳng chân bị đau buốt, choáng váng, mắt không trông thấy gì, lười biếng, thích nằm yên"[20].
Hoàng Đế hỏi: "Thế là ta đã nghe được sự thuận nghịch, còn việc điều hòa thì sao ?" [21].
Kỳ Bá đáp : "Nên thẩm sát các du huyệt (của các đường kinh nói trên) để điều hòa hư thực, đừng phạm đến điều hại[22]. Nếu theo được lẽ thuận thì sức khẻo được phục hồi, nếu nghịch lại thì tất bị thất bại"[23].
Hoàng Đế nói: "Đúng thay ! "[24].
 
THIÊN 34: NGŨ LOẠN
Hoàng Đế hỏi: "Kinh mạch có 12, phân biệt bằng ngũ hành, phân chia thành tứ thời, vậy nó bị thất như thế nào để thành loạn ? Nó đắc như thế nào để được trị ?"[1].
Kỳ Bá đáp : "Ngũ hành biến theo thứ tự của nó, bốn mùa thay đổi theo sự phân biệt rõ ràng, khi nào con người sống thuận với ngũ hành và tứ thời thì trị, sống nghịch là loạn"[2].
Hoàng Đế hỏi: "Thế nào gọi là sống tương thuận ?"[3].
Kỳ Bá đáp : "Con người có 12 kinh mạch là để ứng với 12 nguyệt, 12 nguyệt phân làm tứ thời, tứ thời gồm xuân thu, đông hạ[4]. Khí của chúng khác nhau, khí doanh vệ lại sống nương theo với tứ thời, nếu Âm Dương được hòa, khí thanh và trọc không can phạm vào nhau, như vậy ắt sẽ thuận mà thành trị"[5].
Hoàng Đế hỏi: "Thế nào gọi là nghịch và loạn ?"[6].
Kỳ Bá đáp : "Khi mà thanh khí ở tại Âm, còn trọc khí ở tại Dương, doanh khí thuận với mạch còn vệ khí lại nghịch hành, khí thanh và trọc cùng can phạm vào nhau, loạn sẽ xảy ra ở giữa ngực, đó gọi là đại muộn ( bứt rứt lớn)[7]. Cho nên nếu khí loạn ở Tâm thì Tâm sẽ bị phiền, thích yên lặng, cúi đầu núp tránh nơi yên tĩnh[8]. Nếu khí loạn ở Phế sẽ bị hơi suyễn đến cúi ngửa, phải dùng tay ấn lên để thở[9]. Nếu loạn ở Trường Vị sẽ thành chứng hoắc loạn[10]. Nếu loạn ở cẳng tay và cẳng chân thì sẽ bị chứng tứ chi quyết lãnh[11]. Nếu loạn ở đầu thì sẽ thành chứng quyết nghịch, đầu nặng, mắt hoa, té xuống"[12].
Hoàng Đế hỏi: "Đối với chứng ngũ loạn, ta có phép châm không ?"[13].
Kỳ Bá đáp : "Nó có con đường đến mà cũng có con đường ra đi, nếu ta biết thẩm sát được con đường đi và đến ấy để châm, đó đáng được gọi là phép báu để giữ thân"[14].
Hoàng Đế hỏi: "Đúng thay ! Ta mong được nghe về cái đạo ( con đường ấy)"[15].
Kỳ Bá đáp : "Nếu khí ở tại Tâm, ta thủ huyệt Du của kinh thủ Thiếu âm và thủ Tâm chủ[16]. Nếu khí ở tại Phế, ta thủ huyệt Huỳnh của kinh thủ Thái âm, huyệt Du kinh túc Thiếu âm[16]. Nếu khí ở tại Trường Vị, ta thủ huyệt ở kinh túc Thái âm, Dương minh; nếu châm mà tà khí vẫn không xuống, ta thủ huyệt Tam Lý[17]. Nếu khí ở tại đầu, ta thủ huyệt Thiên Trụ và Đại Trữ; nếu không ứng, ta lại thủ huyệt Huỳnh và Du của kinh túc Thái dương[18]. Nếu khí ở tại tay và chân thì trước hết nên châm xuất huyết ở các huyết lạc, sau đó thủ huyệt Huỳnh và Du của kinh (thủ túc) Dương minh và Thiếu dương"[19].
Hoàng Đế hỏi: "Việc bổ tả phải thế nào ?"[20].
Kỳ Bá đáp : "Châm vào chậm, rút ra chậm, gọi là dẫn dắt khí, việc bổ tả vốn vô hình cho nên tất cả đều nhằm bảo vệ cho được cái tinh khí, chứ không phải các trường hợp châm trị đối với hữu dư và bất túc khác, mà chỉ cần dẫn dắt khí đang nghịch nhau (trở lại hòa hoãn nhau) mà thôi"[21].
Hoàng Đế nói: "Xứng đáng thay cho cái Đạo (y) ! Rõ ràng thay cho những lời lập luận (của y), Ta mong nội dung trên được ghi vào Ngọc bản gọi tên là Trị Loạn"[22].
 
THIÊN 35: TRƯỚNG LUẬN
   
 Hoàng Đế  hỏi: "Mạch ứng với Thốn khẩu, như thế nào mới là mạch của bệnh trướng ?" [1].
Kỳ Bá đáp : "Mạch của Thốn khẩu đại kiên đến sắc, đó là thuộc mạch của bệnh trướng"[2].
Hoàng Đế hỏi: "Làm thế nào biết được chứng trướng của tạng hay phủ ?"[3].
Kỳ Bá đáp : "Âm thuộc tạng, Dương thuộc phủ"[4].
Hoàng Đế hỏi: "Ôi ! Khí làm cho con người bị trướng, nó ở trong huyết mạch ư ? Ở bên trong tạng phủ ư ?"[5].
Kỳ Bá đáp : "Cả 3 đều có, tuy nhiên chúng vẫn không phải là nơi ở của bệnh trướng"[6].
Hoàng Đế hỏi: "Ta mong được nghe về chỗ ở của bệnh trướng"[7].
Kỳ Bá đáp : "Ôi ! Bệnh trướng nằm ở bên ngoài của tạng phủ, dọc theo tạng phủ nhưng lại nở rộng ở vùng ngực và hông sườn, làm trướng ở bì phu, cho nên gọi tên là trướng"[8].
Hoàng Đế hỏi: "Tạng phủ nằm bên trong lồng ngực, hông sườn, trong bụng, ví như những chiếc hộp tàng giữ những vật qúy báu vậy, chúng đều có chỗ ở theo thứ lớp, khác tên nhau, nhưng lại cùng ở một nơi, một vùng, khí của mỗi tạng phủ đều phát ra những chứng trạng khác nhau, ta mong được giải thích về vấn đề trên"[9].
Hoàng Đế nói: "Ta chưa hiểu được ý của phu tử, xin hỏi tiếp"[10].
Kỳ Bá đáp : "Ôi ! Ngực và bụng là cái quách bên ngoài của tạng phủ[11]. Chiên Trung là cung thành của Tâm chủ[12]. Vị là cái kho lớn[13]. Yết hầu và Tiểu trường có nhiệm vụ truyền đưa[14]. Ngũ khiếu của Vị đóng vai cổng, hẻm, cửa lớn, cửa nhỏ[15]. Huyệt Liêm Tuyền và Ngọc Anh là con đường đi của tân dịch[16]. Cho nên ngũ tạng và lục phủ đều có các bờ bến (giới hạn) của nó và do đó bệnh của nó cũng có những hình trạng riêng mình[17]. Doanh khí tuần hành theo mạch, vệ khí nghịch gây thành chứng mạch trướng[18]. Vệ khí nhập chung lại với mạch, tuần hành theo vùng phận nhục gây thành chứng phu trướng[19]. Nên thủ huyệt Tam Lý để tả, (tà khí) ở cạn châm 1 lần, ở xa (sâu) châm 3 lần, không đặt vấn đề hư thực, cái khéo là mau mau châm tả"[20].
Hoàng Đế nói: "Ta mong được nghe về hình trạng của bệnh trướng"[21].
Kỳ Bá đáp : "Ôi ! Bệnh Tâm trướng làm cho Tâm phiền, hơi thở ngắn, nằm không yên[22]. Bệnh Phế trướng làm cho người hư mà đầy, suyễn ho[23]. Bệnh Can trướng làm cho dưới hông sườn bị đầy mà đau, dẫn xuống đến vùng thiếu phúc[24]. Bệnh Tỳ trướng làm cho hay bị ói, tay chân phiền muộn, nặng nề, không mặc được quần áo, nằm không yên[25]. Bệnh Thận trướng làm cho bụng bị đầy lan ra vùng lưng, đau từ thắt lưng đến vùng xương đùi[26]. Lục phủ trướng: chứng Vị trướng làm cho bụng bị đầy, Vị hoãn đau, mũi nghe mùi khét, hôi thối, làm ảnh hưởng đến việc ăn uống, đại tiện khó khăn[27]. Chứng đại trường trướng làm cho sôi ruột mà đau, tiếng kêu rồn rột, nếu mùa đông mà bị trúng cảm bởi hàn khí thì sẽ bị chứng xôn tiết, ăn không tiêu hóa[28]. Chứng Tiểu trường trướng làm cho vùng thiếu phúc bị sưng trướng, đau dẫn đến vùng thắt lưng[29]. Chứng Bàng quang trướng làm cho vùng thiếu phúc bị đầy và khí làm cho tiểu tiện bị bí[30]. Chứng Tam tiêu trướng làm cho khí bị đầy ở trong khoảng bì phu, dáng mềm mại mà không cứng[31]. Chứng Đởm trướng làm cho dưới hông sườn bị trướng, trong miệng bị đắng, dễ bị thở mạnh[32].
Phàm tất cả các chứng trướng trên, con đường đưa đến chỉ là một mà thôi, nếu ta rõ được những điều nghịch và thuận của nó thì việc châm thuật sẽ không bị thất thố [33]. Nếu ta tả hư, bổ thực thì sẽ làm cho thần khí rời khỏi chỗ của mình, đó là ta đã giúp cho tà khí mà làm mất đi chính khí, chân khí sẽ không còn ổn định, thế là người thầy thuốc vụng về đã làm bại hoại khí huyết, gọi là làm cho yểu mệnh[34]. Nếu ta bổ hư, tả thực, đó là ta điều hòa làm cho chính khí, chân khí trở lại tràn  đầy nơi không huyệt của vùng tấu lý, đây mới là người thầy giỏi"[35].
Hoàng Đế hỏi: "Chứng bệnh trướng sinh ra như thế nào ?"[36].
Kỳ Bá đáp : "Trong thân thể, vệ khí thường theo với mạch, tuần hành theo vùng phận  nhục, vận hành có nghịch thuận, Âm Dương cùng nương theo nhau, như thế mới đắc được thiên hòa, khí doanh vệ mới vận hành xuất nhập, thay đổi ngày đêm, ngũ tạng mới ứng với chiếc vòng ngọc chu nhi phục thỉ, bốn mùa vận hành theo thứ tự, ngũ cốc mới hóa được[37]. Thế nhưng, nếu quyết khí đi xuống dưới, khí doanh vệ không còn lưu hành và ngưng nghỉ không điều hòa, hàn khí nghịch lên trên, chân khí và tà khí cùng đánh nhau, hai khí tranh nhau, bấy giờ mới hợp nhau thành bệnh trướng"[38].
Hoàng Đế hỏi: "Đúng vậy ! Nhưng dựa vào đâu để ta có thể biết được quá trình kết hợp thành bệnh trên ?"[39].
Kỳ Bá đáp : "Đó là sự kết hợp giữa tạng phủ và kinh mạch vào với chân khí, cả 3 hợp lại mà thành bệnh"[40].
Hoàng Đế hỏi: "Khi luận về bệnh trướng, ta không cần hỏi đến hư thực, điều khéo nên làm là mau châm tả, bệnh gần (cạn) châm 1 lần, bệnh xa (sâu) châm 3 lần[41]. Nay có trường hợp, ta đã châm đến 3 lần rồi mà bệnh vẫn không bớt, sai lầm ở chỗ nào ?"[42].
Kỳ Bá đáp : "Đây nói về phép châm, phải tấn công được vào vùng nhục hoang và phải trúng vào khí huyệt, nếu không châm trúng vào khí huyệt sẽ làm cho khí bị bế bên trong, châm không tấn công được vào vùng nhục hoang sẽ làm cho khí không vận hành, tức là châm phớt cạn, châm trúng phận nhục, như vậy vệ khí sẽ làm loạn với doanh khí và Âm Dương cũng rượt đuổi nhau (loạn)[43]. Đối với bệnh trướng, đáng lẽ phải tả lại không châm tả, do đó mà khí không thoát, châm 3 lần nhưng vẫn không thoát, vậy phải thay đổi huyệt đạo, khi nào khí thoát mới thôi[44]. Khí không thoát thì châm trở lại, có thể vạn toàn, há có gì lo ngại đâu ?[45] Đối với bệnh trướng, tất phải thẩm định cho rõ phép chẩn, nếu đáng phải tả thì châm tả, đáng phải bổ thì châm bổ, ví như tiếng trống ứng với dùi trống, làm sao có thể không bớt được?”.
THIÊN 36: NGŨ LUNG  TÂN DỊCH BIỆT LUẬN

Hoàng Đế hỏi: "Thủy cốc nhập vào miệng, chuyên chở đến Trường Vị, dịch của nó phân thành 5 loại [1]: Trời lạnh mặc áo mỏng sẽ thành nước tiểu và khí[2]. Trời nóng nực sẽ thành mồ hôi[3]. Lúc ta buồn sầu, khí sẽ nhập chung lại thành ra nước mắt[4]. Vùng Trung hoãn bị nhiệt thì Vị khí bị lơi, gây thành nước dãi[5]. Khi tà khí nghịch bên trong thì khí bị bế tắc không vận hành, khí không vận hành thì sẽ thành chứng thủy trướng[6]. Ta biết rất rõ tại sao như vậy, nhưng ta chưa biết từ đâu sinh ra, Ta mong được nghe con đường sinh ra đó"[7].
Kỳ Bá đáp : "Thủy cốc đều nhập vào miệng, Vị của nó gồm có 5 loại, mỗi loại đều chảy rót về biển của nó, tân dịch cũng chạy theo con đường của nó[8]. Cho nên Tam tiêu xuất ra khí nhằm làm ấm phần cơ nhục, sung mãn vùng bì phu, đó là tân, phần lưu lại mà không vận hành gọi là dịch[9].
Trời nóng nực mặc áo dày sẽ làm cho tấu lý khai, mồ hôi sẽ chảy ra, hàn khí sẽ lưu giữ lại trong khoảng phận nhục, tụ thành bọt, gây thành chứng đau nhức[10]. Trời lạnh lẽo thì tấu lý bị bế, khí bị sáp trệ không vận hành, thủy chảy xuống dưới đến Bàng quang thành nước tiểu và khí[11].
... Tân dịch của ngũ cốc, hòa hợp để thành ra chất cao (mỡ), bên trong nó thấm nhập vào chỗ rỗng của cốt, bổ ích não tủy, sau đó nó chảy xuống[12].
Trong lục phủ ngũ tạng, Tâm đóng vai chủ (vua)[13], tai đóng vai nghe[14], mắt đóng vai nhìn[15], Phế đóng vai phò tá[16], Can đóng vai vị tướng quân[17] ,Tỳ đóng vai hộ vệ[18], Thận đóng vai chủ bên ngoài[19]. Cho nên, tân dịch của ngũ tạng lục phủ, lên hết bên trên để thấm vào mắt[20]. Khi Tâm lo buồn thì khí sẽ quyện vào nhau, sẽ làm cho Tâm hệ bị cấp, Tâm hệ bị cấp thì Phế nở lên, Phế nở lên thì dịch sẽ tràn ngập lên trên[21]. Ôi ! Tâm hệ và Phế không thể thường bị nở lên, vì nó sẽ chợt lên chợt xuống và sẽ bị ho rồi nước mắt chảy ra[22]. Vùng Trung (tiêu) nhiệt thì bên trong Vị sẽ tiêu cốc, tiêu cốc thì loại trùng sẽ khấy động trên dưới, Trường Vị sẽ bị rộng đầy, cho nên Vị bị lơi, Vị bị lơi thì khí nghịch, do đó mà nước dãi chảy ra[23].
Tân dịch của ngũ cốc hòa hợp sẽ thành chất mỡ (cao), bên trong nó thấm vào chỗ rỗng của cốt, bổ ích não tủy, sau đó nó chảy xuống mép trong của đùi[24]. Nếu Âm Dương bất hòa, nó sẽ làm cho dịch tràn ngập để rồi chảy xuống nơi Âm khiếu, tủy và dịch đều giảm và chảy xuống, khi chảy xuống quá độ thì sẽ hư, vì hư cho nên sẽ làm cho thắt lưng bị đau và cẳng chân bị buốt[25]. Khí đạo của Âm Dương không thông, bốn biển đều bế tắc, Tam tiêu không tiết tả ra được, tân dịch không hóa được, thủy cốc cùng đi chung trong Trường Vị, rời khỏi hồi trường, lưu giữ lại ở Hạ tiêu, không thấm được vào Bàng quang, vì thế mà Hạ tiêu bị trướng, thủy bị tràn ngập sẽ thành chứng thủy trướng[26]. Đây là trường hợp nghịch thuận của 5 dạng tân dịch vậy"[27].
 
THIÊN 37: NGŨ DUYỆT  NGŨ SỨ

Hoàng Đế hỏi: "Ta nghe nói phép châm phải xét cho được ngũ quan, ngũ duyệt nhằm thấy được ngũ khí[1]. Ngũ khí chính là sứ giả của ngũ tạng, là nơi phối hợp với ngũ thời, Ta mong được nghe về vai trò của ngũ sứ xuất hiện như thế nào ?"[2].
Kỳ Bá đáp : "Ngũ quan là nơi biểu hiện bề ngoài của ngũ tạng"[3].
Hoàng Đế hỏi: "Ta mong được nghe nó phải xuất hiện như thế nào để gọi được là thường ?"[4].
Kỳ Bá đáp : "Mạch xuất hiện nơi Khí khẩu, sắc hiện ra ở Minh đường, ngũ sắc xuất hiện thay đổi nhằm ứng với ngũ thời đúng với mỗi vai trò thường của chúng[5]. Kinh khí nhập vào tạng, ta phải trị ở bên trong"[6].
Hoàng Đế hỏi: "Đúng vậy ! Phải chăng chỉ có ngũ sắc là quyết biểu hiện rõ được trên Minh đường ?"[7].
Kỳ Bá đáp : "Ngũ quan đã làm phân biệt được (gương mặt), phần Khuyết đình đã phân bày ra rõ ràng làm nổi bật được Minh đường (mũi)[8]. Minh đường to rộng, vùng phồn tế hiện rõ ra ngoài, vành tai vuông dựng cao lên như bức tường có nền chắc chắn, tất cả đều thoáng, rộng[9]. Nếu ngũ sắc không loạn (bình), (thổ cơ) bằng phẳng, rộng rãi, người ấy sẽ sống thọ đến trăm tuổi[10]. Gặp được người như vậy, châm rất là kết quả, bởi vì những người này huyết khí có dư, cơ nhục rắn và kín đáo, vì thế có thể khuyên họ nên châm (để chữa bệnh)[11].
Hoàng Đế nói: "Ta mong được nghe về ngũ quan"[12].
Kỳ Bá đáp : "Mũi là quan của Phế, mắt là quan của Can, miệng và môi là quan của Tỳ, lưỡi là quan của Tâm, tai là quan của Thận"[13].
Hoàng Đế hỏi: "Dựa vào những quan này biểu lộ được gì ?"[14].
Kỳ Bá đáp : "Chúng biểu lộ được khí của ngũ tạng[15]. Cho nên, Phế bệnh thì suyễn tức mũi phồng lên[16], Can bệnh thì mí mắt xanh[17], Tỳ bệnh thì môi vàng[18], Tâm bệnh thì lưỡi bị cuốn ngắn lại, lưỡng quyền đỏ lên[19], Thận bệnh thì quyền và má bị đen"[20].
Hoàng Đế hỏi: "Ngũ mạch xuất hiện 1 cách an nhiên (không việc gì xảy ra), ngũ sắc xuất hiện 1 cách an nhiên, (có người) sắc vẫn bình thường mà vẫn nguy là tại sao ?"[21].
Kỳ Bá đáp : "Ngũ quan không tỏ, khuyết và đình không rộng, vùng Minh đường nhỏ, phần phồn và tế không rõ, phần tường cơ thấp, dưới chân tường không có nền tảng, dái tai và vành tai vảnh ra ngoài, người như thế, tuy trong lúc sống bình thường mà cũng đã nguy rồi, huống gì thêm bị bệnh tật nữa !"[22].
Hoàng Đế hỏi: "Ngũ sắc hiện ra nơi Minh đường nhằm xét được khí của ngũ tạng, phần trái phải, cao thấp có bộc lộ được sự tương ứng về hình dạng không ?"[23].
Kỳ Bá đáp : "Phủ tạng nằm bên trong con người, mỗi tạng phủ đều nằm theo thứ lớp của mình, trái phải, cao thấp đều theo đúng với mức độ của mình"[24].
 
THIÊN 38: NGHỊCH THUẬN  PHÌ SẤU

Hoàng Đế hỏi: "Ta được nghe thầy nói về phép châm, nghe rất nhiều và rất rõ ràng, Đạo của thầy dường như ứng với tùy lúc, tức là u ẩn xa xôi mà lại đáng tin, chứ không phải là một cái gì đó rất vững chãi, rõ ràng, đấy là nhờ vào việc học và hỏi 1 cách thuần thục mới biết hay là nhờ vào thẩm sát vạn vật mà Tâm mình sinh ra biết được ?"[1].
Kỳ Bá đáp : "Thánh nhân thực hiện cái Đạo của mình, trên hợp với Thiên, dưới hợp với Địa, giữa hợp với nhân sự, tất cả đều phải có cái phép rõ ràng, nhằm dựng lên cái đồ sử, nhằm kiểm tra cái pháp thức, nhờ vậy sau mới có thể truyền lại cho đời sau[2]. Vì thế, người thợ không thể vất bỏ cái thước đo xích thốn để mà ức đoán vật ngắn dài, không thể bỏ sợi dây mực mà tính được mực nước, người làm công không thể để yên cây thước tròn mà vẽ nên vòng tròn, không thể vứt cây thước vuông mà vẽ được góc vuông[3]. Nếu ta biết cách dùng những loại dụng cụ này sẽ xử lý 1 cách vững vàng vạn vật trong tự nhiên, nếu ta áp dụng cách truyền dạy dễ dàng, ta sẽ biết cái lẽ thường của việc nghịch thuận"[4].
Hoàng Đế hỏi: "Ta mong được nghe về vấn đề tự nhiên như thế nào ?"[5].
Kỳ Bá đáp : "Xuống dưới chỗ sâu để khai nước, không cần phải dùng công lực mà nước dễ cạn, nước theo hang động để mà khai đường thì dễ thông với mạch nước, đây ý nói về sự hoạt sáp của khí, sự thanh trọc của huyết, sự thuận nghịch của đường vận hành vậy"[6].
Hoàng Đế hỏi: "Ta mong được nghe về màu da trắng đen, dáng mập gầy, nhỏ lớn, mỗi dạng người như vậy, phép châm có theo 1 độ số nào không ?"[7].
Kỳ Bá đáp : "Những người ở vào lứa tuổi tráng đại (mạnh khỏe, to), huyết khí họ sung mãn, tràn đầy, da dẻ vững chắc, nhân lúc nào đó bị tà khí tấn công, châm những người này phải châm sâu và lưu kim sâu[8]. Đối với những loại người mập béo, vai nách rộng, phần nhục ở cổ gáy mỏng, da dầy mà sắc đen, môi dày lên, huyết sắc đen mà trọc, khí sắc mà trì, những người này có cuộc sống tham lam, thích lấy chiếm vật cho mình, châm những người này phải châm kim sâu và lưu kim lâu, châm nhiều lần"[9].
Hoàng Đế hỏi: "Châm người gầy phải thế nào ?"[10].
Kỳ Bá đáp : "Người gầy thì da mỏng, sắc kém, cơ nhục gầy tong teo, môi mỏng tiếng nói nhỏ, huyết họ thanh, khí họ hoạt, dễ thoát khí, dễ tổn huyết, Châm những người này phải châm cạn mà nhanh"[11].
Hoàng Đế hỏi: "Châm người bình thường như thế nào ?"[12].
Kỳ Bá đáp : "Nên xem xét màu sắc trắng hay đen để mà áp dụng châm cho mỗi trường hợp[13]. Riêng người đoan chính, đôn hậu, huyết khí của họ hòa điệu, châm những người này phải theo lẽ thường số"[14].
Hoàng Đế hỏi: "Châm cho những bậc tráng sĩ, cốt khí của họ chân, cơ nhục họ rắn chắc, bàn tay chân họ thư thả, dáng người dõng dạc, những loại người này, nếu thuộc về dạng trầm nặng thì khí sắc và huyết trọc, châm phải sâu và lưu kim lâu, tăng thêm mức độ châm; nếu thuộc về dạng nhẹ nhàng thì khí hoạt, huyết thanh, châm phải cạn rút kim nhanh"[15].
Hoàng Đế hỏi: "Châm trẻ nhỏ như thế nào ?"[16].
Kỳ Bá đáp : "Trẻ nhỏ thì cơ nhục mềm, huyết ít, khí nhược, châm cho chúng phải dùng hào châm, châm cạn mà nhanh, mỗi ngày châm 2 lần cũng được"[17].
Hoàng Đế hỏi: "Châm theo cách gọi là ‘lâm thâm quyết thủy’ phải thế nào ?"[18].
Kỳ Bá đáp : "Người mà huyết thanh khí trọc, nếu châm tả nhanh sẽ làm cho khí bị kiệt"[19].
Hoàng Đế hỏi: "Châm theo cách gọi là ‘tuần quật quyết xung’ phải thế nào ?"[20].
Kỳ Bá đáp : "Người mà huyết trọc khí sắc, nếu châm tả nhanh thì kinh có thể thông"[21].
Hoàng Đế hỏi: "Mạch vận hành theo nghịch thuận như thế nào ?"[22].
Kỳ Bá đáp : "Tam Âm của Thủ đi từ tạng ra đến tay, Tam dương của Thủ đi từ Thủ lên đến đầu, Tam Dương của Túc đi từ đầu xuống chân, Tam Âm của Túc đi từ Túc lên bụng"[23].
Hoàng Đế hỏi: "Chỉ riêng mạch túc Thiếu âm có đoạn đi xuống, tại sao thế ?"[24].
Kỳ Bá đáp : "Không phải vậy ! Ôi ! Xung mạch là biển của ngũ tạng lục phủ, ngũ tạng lục phủ đều bẩm thụ khí nơi mạch này[25]. Khi đi lên trên, nó xuất ra ở kháng tảng, làm ướt các kinh Dương, tưới thấm các kinh tinh (âm)[26]. Khi đi xuống, nó rót vào huyệt Đại lạc của kinh Thiếu âm, rồi xuất ra ở huyệt Khí nhai, tuần hành theo mép trong của đùi trên, nhập vào kheo chân, nó lại đi chìm vào trong xương đùi đến sau mắt cá trong, thuộc vào đây[27]. Một chi biệt đi xuống cùng với kinh Thiếu âm, tưới thắm các kinh của tam Âm[28]. Ở phía trước, một đường đi chìm vào trong bàn chân, dọc theo bàn chân, nhập vào khoảng giữa ngón cái, nhằm tưới thắm các lạc mạch và làm ấm cơ nhục[29]. Cho nên khi biệt lạc này bị kết thì mạch ở bàn chân bất động, bất động thì bị quyết, bị hàn"[30].
Hoàng Đế hỏi: "Ta lấy gì để phân biệt ?"[31].
Kỳ Bá đáp : "Ta dùng ngũ quan để dẫn dắt, ta thiết (mạch) để nghiệm lại, nếu không phải là (biệt lạc về bị kết) thì (mạch) tất sẽ động, nhờ vậy mà ta biết được rõ về lẽ nghịch thuận"[32].
Hoàng Đế nói: "Thật khó khăn thay cho bậc Thánh nhân trong khi hành đạo, nó sáng tỏ như vầng nhật nguyệt, nó tế vi từng hào, từng ly, nếu không phải là người như phu tử, ai có thể hiểu biết và trình bày như vậy được !"[33].
 
THIÊN 39:  HUYẾT LẠC LUẬN

Hoàng Đế hỏi: "Ta mong được nghe về kỳ tà (tức bệnh) không ở tại kinh, thế nghĩa là gì ?"[1].
Kỳ Bá đáp : "Đó chính là do huyết lạc vậy"[2].
Hoàng Đế hỏi: "Có khi châm các huyết lạc mà người bệnh bị té nhào, tại sao vậy ?[2] Châm xong huyết xuất ra có giọt bắn ra, tại sao vậy ?[3] . Châm mà huyết ra ít nhưng đen mà dơ (trọc bẩn), tại sao vậy ?[4] . Châm mà huyết ra trong, hơn phân nửa lại như chất trấp, tại sao vậy ?[5] . Vừa mới châm là nơi châm bị sưng thũng lên, tại sao vậy ?[6]. Châm mà huyết xuất ra lúc nhiều lúc ít, trong lúc đó sắc mặt lạnh xanh ngắt lên, tại sao vậy?[7]. Châm xong, sắc mặt không thay đổi nhưng trong lòng bị bứt rứt, tại sao vậy?[8]. Châm vào ra máu nhiều nhưng người bệnh không bị lảo đảo, tại sao vậy?, Ta mong được nghe về tất cả những nguyên nhân ấy"[9].
Kỳ Bá đáp : "Người nào mạch khí mạnh mà huyết hư, khi châm họ sẽ bị thoát khí, bị thoát khí thì sẽ té nhào[10]. Khi nào huyết và khí đều thịnh nhưng Âm khí nhiều hơn thì huyết trơn hoạt hơn, nếu châm vào thì máu sẽ phún ra[11]. Khi nào Dương khí súc tích lâu ngày, nó lưu lại mà không được tả ra, huyết sẽ đen và dơ, do đó mà không thể phụt ra[12]. Nếu vừa uống nước vào, chất dịch sẽ thấm vào đến các lạc mạch nhưng chưa hòa hợp được với huyết, cho nên huyết ra sẽ phân biệt giữa nước và trấp, nếu như không phải do mới uống nước mà do trong người có sẵn nước, lâu ngày sẽ thành chứng thũng[13]. Khi nào Âm khí tích ở trong Dương khí, khí này sẽ đi vào các lạc mạch, cho nên khi châm vào, huyết chưa ra thì khí đã ra trước sẽ gây thành chứng sưng thũng lên[14]. Khi nào khí Âm Dương vừa mới đến với nhau nhưng chưa kịp hòa hợp nhau, lúc bấy giờ nếu chúng ta châm tả sẽ làm cho cả Âm Dương đều thoát, biểu lý cùng rời nhau, do đó mà thoát sắc và sắc mặt sẽ xanh ngắt lên[15]. Khi nào châm vào huyết ra nhiều, sắc mặt không biến đổi nhưng lòng phiền muộn, đó là do ta châm vào lạc mạch mà làm hư đến kinh mạch, khi mà kinh bị hư thuộc về Âm, Âm sẽ thoát và ta bị bứt rứt"[16].
Âm Dương tương đắc với nhau rồi hợp lại thành chứng Tý, đây là trường hợp bên trong thì tràn vào kinh, bên ngoài rót vào lạc, như vậy, Âm Dương đều hữu dư, cho nên dù có xuất huyết nhiều, cũng không làm cho khí hư được"[17].
Hoàng Đế hỏi: "Phải nhìn dấu vết như thế nào ?"[18].
Kỳ Bá đáp : "Huyết ở mạch thịnh và cứng lên nằm ngang dọc, màu đỏ trên dưới không nhất định nơi nào, vết nào nhỏ thì như cây kim, vết nào lớn thì như sợi gân, nếu được châm tả đi thì thật là vạn toàn[19]. Cho nên, không nên châm sai với độ số (con đường xuất nhập của huyết mạch), tức là sai đi cái độ số, tức là làm nghịch với phép châm, vậy chỉ nên châm tương ứng với độ số của đường xuất nhập của kinh mạch"[20].
Hoàng Đế hỏi: "Khi châm kim vào thì cơ nhục như bị cứng làm cho kim khó xoay trở, tại sao vậy ?"[21].
Kỳ Bá đáp : "Nhiệt khí bám vào kim làm cho kim cũng bị nhiệt, nhiệt thì sẽ làm cho cơ nhục bị rít vào kim, cứng lại"[22].
 
THIÊN 40: ÂM DƯƠNG THANH TRỌC LUẬN

Hoàng Đế hỏi: "Ta nghe con người có 12 kinh mạch nhằm ứng với 12 kinh thủy, biểu hiện của ngũ sắc đều khác nhau, khí thanh trọc không giống nhau, nếu như huyết và khí được hiểu là một thì sự ứng nhau sẽ thế nào ?"[1].
Kỳ Bá đáp : "Huyết khí của con người, nếu có thể hợp nhất làm một thì thiên hạ sẽ cùng hợp nhất, làm gì có loạn xảy ra ?"[2].
Hoàng Đế hỏi: "Ta mong được nghe về một con người thôi, chứ ta không hỏi mọi người trong thiên hạ"[3].
Kỳ Bá đáp : "Ôi ! Một con người nào đó cũng có loạn khí, mọi người trong thiên hạ cũng có loạn nhân, cái lý giữa loạn khí và loạn nhân có thể hợp làm một"[4].
Hoàng Đế hỏi: "Ta mong được nghe về khí thanh trọc của con người"[5].
Kỳ Bá đáp : "Khí của con người thụ nhận ở cốc khí, đó là trọc, thụ nhận ở Thiên khí, đó là thanh[6]. Khí thanh rót vào Âm, khí trọc rót vào Dương[7]. Khí trọc theo với thanh để lên trên, xuất ra nơi cổ họng (yết), khí thanh theo với trọc sẽ đi xuống phía dưới[8]. Thanh và trọc can dự vào nhau, gọi là loạn khí"[9].
Hoàng Đế hỏi: "Ôi ! Âm thì thanh, Dương thì trọc, trong trọc có thanh, trong thanh có trọc, làm thế nào để phân biệt được đâu là thanh trọc ?"[10].
Kỳ Bá đáp : "Sự phân biệt đại khái của khí, đó là thanh khí lên trên rót vào Phế, trọc khí chạy xuống đến Vị[11]. Thanh khí của Vị lên trên xuất ra ở miệng, trọc khí của Phế xuống dưới rót vào kinh, bên trong nó tích vào biển"[12].
Hoàng Đế hỏi: "Các kinh Dương đều trọc, nhưng kinh nào là trọc nhất ?"[13].
Kỳ Bá đáp : "Kinh thủ Thái dương một mình thụ nhận trọc khí của Dương, kinh thủ Thái âm một mình thụ nhận thanh khí của Âm[14]. Thanh khí lên trên chạy ra không thiếu, trọc khí đi xuống dưới đến các kinh[15]. Các kinh Âm đều thanh, duy kinh túc Thái âm một mình nhận lấy trọc khí"[16].
Hoàng Đế hỏi: "Phép trị phải thế nào ?"[17].
Kỳ Bá đáp : "Khí của thanh khí thì hoạt (trơn), khí của trọc khí thì sắc rít, đó lẽ thường của khí, cho nên, nếu châm Âm khí thì châm sâu mà lưu kim lâu, nếu châm Dương khí thì châm cạn mà rút kim ra nhanh[18]. Khi nào khí thanh và trọc cùng can dự vào nhau thì tính theo đường số (tùy thuộc vào sự xuất nhập của khí huyết) mà điều hòa"[19].
 
THIÊN 41: ÂM DƯƠNG  HỆ NHẬT NGUYỆT LUẬN

Hoàng Đế hỏi: "Ta nghe nói Thiên thuộc Dương, Địa thuộc Âm, Nhật thuộc Dương, Nguyệt thuộc Âm, những điều nói trên hợp với con người như thế nào ?"[1].
Kỳ Bá đáp : "Từ thắt lưng trở lên thuộc Thiên, từ thắt lưng trở xuống thuộc Địa, cho nên Thiên thuộc Dương, Địa thuộc Âm, cho nên 12 kinh mạch của Túc nhằm ứng với 12 nguyệt[2]. Nguyệt sinh ra từ thủy, cho nên bên dưới thuộc Âm, 10 ngón tay thuộc Thủ nhằm ứng với 10 nhật, nhật chủ về Hỏa, cho nên bên trên thuộc Dương"[3].
Hoàng Đế hỏi: "Khi nó hợp với kinh mạch của Thủ Túc thì thế nào ?"[4].
Kỳ Bá đáp : "Tháng Dần là tháng sinh Dương của chính nguyệt (tháng giêng), chủ về Thiếu Dương của tả túc, tháng Vị (mùi) là tháng 6 chủ Thiếu dương của hữu túc, tháng Mão là tháng 2 chủ Thái dương của tả túc, tháng Ngọ là tháng 5 chủ Thái dương của hữu túc, tháng Thìn là tháng 3 chủ Dương minh của tả túc, tháng Tỵ là tháng 4 chủ Dương minh của hữu túc; đây là lúc lưỡng Dương hợp nhau ởphía trước, vì thế gọi là Dương minh[5].
Tháng Thân là tháng 7 chủ Thiếu âm của hữu túc, đây là tháng sinh Âm, tháng Sửu là tháng 12 chủ Thiếu âm của tả túc, tháng Dậu là tháng 8 chủ Thái âm của hữu túc, tháng Tý là tháng 11 chủ Thái âm của tả túc, tháng Tuất là tháng 9 chủ Quyết âm của hữu túc, tháng Hợi là tháng 10 chủ Quyết âm của tả túc; đây là lưỡng Âm giao ở tận, cho nên gọi là Quyết âm[6].
Giáp chủ Thiếu Dương của tả thủ, Kỷ chủ Thiếu Dương của hữu thủ, Ất chủ Thái dương của tả thủ, Mậu chủ Thái dương của hữu thủ, Bính chủ Dương minh của tả thủ, Đinh chủ Dương minh của hữu thủ, đây là giai đoạn của lưỡng Hỏa cùng hợp chung nhau, cho nên gọi là Dương minh[7].
Canh chủ Thiếu âm của hữu thủ, Qúy chủ Thiếu âm của tả thủ, Tân chủ Thái âm của hữu thủ, Nhâm chủ Thái âm của tả thủ [8].
Cho nên Dương của Túc thuộc về Thiếu dương trong Âm, Âm của Túc thuộc về Thái âm trong Âm, Dương của Thủ thuộc Thái dương trong Dương, Âm của Thủ thuộc về Thiếu âm trong Dương[9]. Từ thắt lưng trở lên thuộc Dương, từ thắt lưng trở xuống thuộc Âm[10].
... Đối với ngũ tạng, Tâm thuộc Thái Dương trong Dương, Phế thuộc Thiếu âm trong Dương, Can thuộc Thiếu dương trong Âm, Tỳ thuộc Chí âm trong âm, Thận thuộc Thái âm trong Âm"[11].
Hoàng Đế hỏi: "Phép châm trị phải thế nào ?"[12].
Kỳ Bá đáp : "Tháng giêng, tháng 2 và tháng 3, nhân khí tại tả, không nên châm vào Dương khí ở tả túc, tháng 4, tháng 5 và tháng 6, nhân khí ở tại hữu, không nên châm vào Dương khí ở hữu túc, tháng 7, tháng 8, tháng 9, nhân khí ở tại hữu, không nên châm vào Âm khí ở hữu túc, tháng 10, tháng 11, tháng 12, nhân khí ở tại tả, không nên châm vào Âm khí ở tả túc"[13].
Hoàng Đế hỏi: "Trong ngũ hành, đông phương thuộc Giáp Ất Mộc, nó chủ mùa xuân (nó làm cho xuân được vượng), mùa xuân thuộc màu xanh, chủ về Can, Can thuộc Túc Quyết âm[14]. Nay phu tử lại cho rằng Giáp thuộc Thiếu dương của tả thủ, không hợp với độ số (mà chúng ta đã nói), tại sao vậy ?"[15].
Kỳ Bá đáp : "Đây là Âm Dương của Thiên Địa, nó không phải là sự vận hành của ngũ hành trong tứ thời, vả lại Âm Dương là cái gì hữu danh mà vô hình, cho nên nếu đếm ra thì con số có đến mười, nếu suy ra có đến trăm, tán rộng ra có đến ngàn, suy ra có đến vạn... Đó là ý nghĩa về Âm Dương mà chúng ta vừa bàn đến vậy"[16].
 
THIÊN 42:  BỆNH TRUYỀN

Hoàng Đế hỏi: "Ta đã nhận được ý nghĩa của cửu châm nơi phu tử, nhưng ta có xem riêng các phương trị bệnh, ta thấy có khi phải dẫn dắt để được hành khí, hoặc dùng phép án ma, phép cứu chườm, phép châm biếm, uống thuốc, có thể chọn một trong những phép trên, hay là áp dụng tất cả (cho một người bệnh) ?"[1].
Kỳ Bá đáp : "Khi nói chư phương (các phương) là có ý nói đến phương nào đó dùng cho một số người nào đó, không thể dùng tất cho một người"[2].
Hoàng Đế hỏi: "Đây chính là ý nghĩa mà chúng ta thường nói: hãy giữ lấy cái nhất, đừng để mất đi lẽ biến trong vạn vật, nhờ vậy ta sẽ biết được cái Đạo của vạn vật[3]. Nay ta được nghe về chỗ yếu điệu của Âm Dương, về cái lý hư thực, về những bệnh làm nghiêng ngả con người, về tình trạng bệnh còn ở cạn có thể trị được... Ta mong được nghe thêm về sự biến hóa của bệnh, về dâm tà truyền vào làm tuyệt bại thân thể đến nỗi không còn trị được nữa, Ta có thể nghe những điều ấy được không ?"[4].
Kỳ Bá đáp : "Ôi ! Câu hỏi về Đạo (y) mới yếu điệu làm sao ! Nó sáng tỏ như tỉnh giấc ban ngày, nó khó khăn như nhắm mắt ban đêm, nó như cái gì mà ta có thể mang lên người, mặc vào người, thần khí nhờ đó mà sinh ra, biểu hiện thành, làm thế nào để đạt được lẽ dưỡng sinh là phải gần liền với Đạo y để thần khí tự giữ được, cái lý sinh ra thần khí, phải được viết ra ghi vào sách vở chứ không thể chỉ truyền lại riêng cho con cháu mình mà thôi"[5].
Hoàng Đế hỏi: "Thế nào gọi là tỉnh giấc ban ngày ?"[6]
Kỳ Bá đáp : "Đây chỉ vào ai rõ được lẽ biến hóa của Âm Dương, như giải được mối nghi hoặc, như vừa tỉnh giấc say rượu"[7].
Hoàng Đế hỏi: "Thế nào gọi là nhắm mắt ban đêm ?"[8].
Kỳ Bá đáp : "Đây chỉ vào người nào như đang câm lặng không nói được gì, mờ mịt như không thấy bóng hình, đưa đến tình trạng làm cho bì mao bị thất điệu, làm cho tấu lý khai, làm cho chính khí bị nghiêng ngả, dâm tà như nước vỡ bờ, huyết mạch bị tà khí tràn ngập và truyền vào, đại khí nhập vào tạng, phúc đau lan xuống dưới, khiến cho đến chỗ chết, không thể sống được"[9].
Hoàng Đế hỏi: "Đại khí (tà khí) nhập vào tạng thì diễn biến như thế nào ?"[10].
Kỳ Bá đáp : "Nếu bệnh phát ra ở trước Tâm, sau 1 ngày sẽ truyền đến Phế, sau 3 ngày sẽ truyền đến Can, sau 5 ngày sẽ truyền đến Tỳ, nếu thêm 3 ngày nữa mà bệnh không khỏi thì sẽ chết; Nếu bệnh vào mùa đông thì sẽ chết vào giữa đêm, còn nếu bệnh vào mùa hạ thì sẽ chết vào giữa trưa[11].
Nếu bệnh phát ra trước ở Phế, sau 3 ngày sẽ truyền đến Can, sau 1 ngày nữa sẽ truyền đến Tỳ, sau 5 ngày nữa sẽ truyền đến Vị, nếu thêm 10 ngày nữa mà bệnh không khỏi thì chết; Nếu bệnh vào mùa đông thì sẽ chết vào lúc mặt trời lặn, nếu bệnh vào mùa hạ thì chết lúc mặt trời mọc[12].
Nếu bệnh phát ra trước ở Can, sau 3 ngày nữa sẽ truyền đến Tỳ, sau 5 ngày nữa sẽ truyền đến Vị, sau thêm 3 ngày nữa sẽ truyền đến Thận, nếu thêm 3 ngày nữa mà bệnh không khỏi thì sẽ chết; Nếu bệnh vào mùa đông thì chết lúc mặt trời lặn, nếu bệnh vào mùa hạ thì chết vào lúc ăn sáng[13].
Nếu bệnh phát ra trước ở Tỳ, sau 1 ngày sẽ truyền đến Vị, sau 2 ngày sẽ truyền đến Thận, sau 3 ngày sẽ truyền đến vùng thịt lữ thuộc Bàng quang kinh, nếu thêm 10 ngày nữa mà bệnh không khỏi thì sẽ chết; Nếu bệnh ở mùa đông sẽ chết vào giờ mà nhân khí ổn định nhất, nếu bệnh vào mùa hạ thì sẽ chết vào lúc ăn trưa[14].
Nếu bệnh phát ra trước ở Vị, sau 5 ngày sẽ truyền đến Thận, thêm 3 ngày nữa sẽ truyền đến vùng thăn thịt 2 bên cột sống, thuộc Bàng quang kinh, thêm 5ngày nữa sẽ truyền đến Tâm, nếu thêm 2 ngày nữa mà bệnh không khỏi thì sẽ chết. Nếu bệnh ở mùa đông, sẽ chết vào nửa đêm, nếu bệnh vào mùa hạ, sẽ chết vào xế chiều[15].
Nếu bệnh phát ra trước ở Thận, sau 3 ngày nữa sẽ truyền đến vùng thăn thịt 2 bên cột sống, thuộc Bàng quang kinh, thêm 3 ngày nữa sẽ truyền lên đến Tâm, thêm 3 ngày nữa sẽ truyền đến Tiểu trường, nếu thêm 3 ngày nữa mà không khỏi bệnh thì sẽ chết; Nếu bệnh vào mùa đông thì sẽ chết vào lúc vừa sáng, nếu bệnh vào mùa hạ thì sẽ chết vào quá trưa[16].
Nếu bệnh phát ra trước ở Bàng quang, sau 5 ngày sẽ truyền đến Thận, thêm 1 ngày nữa sẽ truyền đến Tiểu trường, thêm 1 ngày nữa sẽ truyền đến Tâm, nếu thêm 2 ngày nữa mà bệnh không khỏi thì sẽ chết; Nếu bệnh vào mùa đông thì sẽ chết vào lúc gà gáy, bệnh vào mùa hạ thì sẽ chết vào lúc quá trưa[17].
      Các bệnh cứ theo thứ tự để truyền cho nhau như thế, tất cả đều theo đúng với tứ kỳ ( thời) để chết, không thể châm để trị được[18]. Nếu bệnh mà truyền theo con đường gián 1 tạng hoặc gián 2, 3, 4 tạng thì có thể châm trị được"[19].
 
 
 
THIÊN 43: 
. DÂM TÀ  PHÁT MỘNG
Hoàng Đế hỏi: "Ta mong được nghe về tà khí tràn ngập, mở rộng"[1].
Kỳ Bá đáp : "Chính tà đi từ ngoài để tấn công vào trong, nhưng chưa có nơi ổn định, ngược lại nó sẽ tràn ngập vào trong tạng và cũng không thể có chỗ ở yên định, nó cùng đi theo với khí doanh vệ rồi lại bay bổng theo với hồn và phách, nó sẽ làm cho con người nằm không yên và thường hay nằm mộng[2]. Nếu khí tràn ngập vào phủ thì bên ngoài sẽ hữu dư, bên trong lại bất túc[3]. Nếu khí tràn ngập vào tạng thì bên trong sẽ hữu dư bên ngoài lại bất túc"[4].
Hoàng Đế hỏi: "Vấn đề khí hữu dư và bất túc có biểu hiện ra hình dạng gì không ?"[5].
Kỳ Bá đáp : "Khi nào Âm khí thịnh thì ta thấy mộng đang lội qua sông lớn, và hay sợ sệt[6]. Khi nào Dương khí thịnh thì mộng thấy lửa cháy lớn, như đang bị đốt nướng[7]. Khi nào Âm và Dương đều thịnh thì sẽ mộng thấy cùng chém giết nhau[8] . Khi nào bên trên bị thịnh thì sẽ mộng thấy bay lên, khi nào bên dưới bị thịnh thì sẽ mộng thấy té rơi xuống[9]. Khi nào đói nhiều thì sẽ mộng thấy hay chiếm lấy, khi nào no quá sẽ mộng thấy hay ban cho[10]. Can khí thịnh thì sẽ mộng thấy hay giận[11]. Phế khí thịnh thì sẽ mộng thấy sợ sệt, hay khóc, bay bổng lên[12]. Tâm khí thịnh thì sẽ mộng thấy hay cười, sợ sệt[13] . Tỳ khí thịnh thì sẽ mộng thấy mình ca hát, thân thể nặng nề không cử động được[14]. Thận khí thịnh thì sẽ mộng thấy thắt lưng và cột sống bị tách đôi ra không dính vào nhau nữa[15]. Phàm tất cả 12 trường hợp khí thịnh như nói trên, khi nó đến, nên châm tả, sẽ hết bệnh ngay"[16]. Quyết khí ở khách nơi Tâm sẽ mộng thấy gò núi, khói lửa[17] ; ở khách tại Phế sẽ mộng thấy bay bổng lên, thấy những vật kỳ lạ về đồ kim khí, sắt thép[18]; ở khách tại Can sẽ mộng thấy núi rừng, cây cỏ[19]; ở khách tại Tỳ sẽ mộng thấy gò đồi, ao lớn, mưa gió, nhà cửa hư sập[20]; ở khách tại Thận sẽ mộng thấy đi xuống vực sâu, bị chìm đắm trong dòng nước[21]; ở khách tại Bàng quang sẽ bị chứng mộng du (hành)[22]; ở khách tại Vị sẽ mộng thấy ăn uống[23]; ở khách tại Đại trường sẽ mộng thấy đi trên những cánh đồng hoang[24]; ở khách tại Tiểu trường sẽ mộng thấy ở chung trong những nơi ấp thôn, và đi trên những con đường rộng thông nhau[25] ; ở khách tại Đởm sẽ mộng thấy đánh nhau, kiện tụng, tự mổ bụng[26]; ở khách tại bộ phận sinh dục sẽ mộng thấy giao hợp[27]; ở khách ở cổ gáy sẽ mộng thấy bị chặt đầu[28]; ở khách tại cẳng chân sẽ mộng thấy bước đi mà không tiến tới trước được và đang ở trong hang sâu trong lòng đất[29]; ở khách tại đùi vế sẽ mộng thấy qùy lạy làm lễ tiết[30]; ở khách tại bọng đái và Đại trường sẽ mộng thấy đi tiểu và đi tiêu[31]. Phàm 15 vùng bất túc, nếu giấc mộng đến, nên dùng phép bổ để châm thì sẽ khỏi bệnh ngay"[32].
 
 
 
THIÊN 44: 
THUẬN KHÍ  NHẤT NHẬT PHÂN VI TỨ THỜI
Hoàng Đế hỏi: "Ôi ! Trăm bệnh bắt đầu sinh ra, đều khởi lên ở các khí Táo Thấp Hàn Thử Phong Vũ, Âm Dương, vui mừng, giận dữ , ăn uống, cư xử, các khí hợp lại để biểu hiện ra hình dáng, khi gây bệnh ở tạng nào đều có tên gọi[1]. Những điều nói trên, ta đều biết cả rồi, nhưng có một điều là trăm bệnh xảy ra đa số đều theo lẽ đán huệ (sớm) thì dễ chịu, trú an (sáng vẫn an lành), tịch gia (chiều đến thì tăng lên), dạ thậm (giữa đêm thì nặng hơn), Tại sao thế ?”[2]
Kỳ Bá đáp : “Đó là do khí của tứ thời (bốn mùa) đã khiến như vậy”[3].
Hoàng Đế hỏi: “Ta mong được nghe về khí của tứ thời”[4].
Kỳ Bá đáp : “Mùa xuân Sinh, mùa hạ Trưởng, mùa thu Thâu, mùa đông Tàng, đó là lẽ thường của khí, (khí) của con ngươiø cũng ứng theo lẽ đó[5]. Vì mỗi ngày cũng phân làm tứ thời:  buổi sáng thuộc mùa xuân, giữa trưa thuộc mùa hạ, mặt trời lặn thuộc mùa thu, dạ nửa đêm thuộc mùa đông[6]. Buổi sáng là lúc nhân khí (Dương khí) bắt đầu sinh, bệnh khí đang suy, cho nên gọi là huệ; buổi trưa là lúc nhân khí Trưởng, mà nhân khí đang Trưởng, nó sẽ thắng tà khí, cho nên gọi là an; buổi chiều tối là lúc nhân khí bắt đầu suy, tà khí bắt đầu sinh, cho nên gọi là gia; lúc nửa đêm, nhân khí nhập vào trong để tàng, chỉ còn tà khí ở một mình bên ngoài thân, cho nên gọi là thậm”[7].
Hoàng Đế hỏi: “Vấn đề ứng với thời kỳ này có khi nghịch lại, tại sao ?”[8].
Kỳ Bá đáp : “Đây là trường hợp không ứng với khí của tứ thời, mỗi tạng 1 mình chủ lấy bệnh của mình, vì thế xem tạng khí nào không thắng thời thì bệnh nặng, và xem tạng khí nào thắng thời thì khỏi”[9].
Hoàng Đế hỏi: “Phép trị phải thế nào ?”[10].
Kỳ Bá đáp : “Nếu thuận với thời của Thiên thì bệnh có thể trị đúng lúc, người thầy nào trị theo lẽ thuận được gọi là khéo, người nào trị theo lẽ nghịch gọi là vụng về”[11].
Hoàng Đế nói: “Đúng vậy ! “[12].
Hoàng Đế hỏi: “Ta nghe nói phép châm có ngũ biến để chủ cho ngũ du huyệt, Ta mong được nghe về con số ngũ biến ấy”[13].
Kỳ Bá đáp : “Con người có ngũ tạng, ngũ tạng có ngũ biến, ngũ biến có ngũ du, cho nên ngũ ngũ thành nhị thập ngũ du, nhằm ứng với ngũ thời ! “[14].
Hoàng Đế hỏi: “Ta mong được nghe về ngũ biến”[15].
Kỳ Bá đáp : “Can thuộc mẫu tạng (tạng đực), Dương, sắc của nó xanh, thời của nó là mùa xuân, âm của nó là giốc, vị của nó chua, nhật của nó là Giáp Ất[16]. Tâm thuộc mẫu tạng, sắc của nóđỏ, thời của nó là mùa hạ, nhật của nó là Bính Đinh, âm của nó là chủy, vị của nó đắng[17]. Tỳ thuộc tẫn tạng (tạng cái), Âm, sắc của nó vàng, thời của nó là trưởng hạ, nhật của nó là Mậu Kỷ, âm của nó là cung, vị của nóngọt[18]. Phế thuộc tẫn tạng (tạng cái), sắc của nó trắng, âm của nó thương, thời của nó là mùa thu, nhật của nó là Canh Tân, vị của nó cay[19]. Thận thuộc tẫn tạng, sắc của nó đen, thời của nó là mùa đông, nhật của nó là  Nhâm Qúy, âm của nó là vũ, vị của nómặn; ta gọi đây là ngũ biến”[20].
Hoàng Đế hỏi: “Vấn đề chủ ngũ du như thế nào ?”[21].
Kỳ Bá đáp : “Tạng chủ mùa đông, mùa đông châm huyệt Tỉnh; sắc chủ mùa xuân, mùa xuân châm huyệt Huỳnh; thời chủ mùa hạ, mùa hạ châm huyệt Du; âm chủ mùa trưởng hạ, mùa trưởng hạ châm huyệt Kinh; vị chủ mùa thu, mùa thu châm huyệt Hợp; đây là ngũ biến làm chủ ngũ du huyệt”[22].
Hoàng Đế hỏi: “Các huyệt Nguyên hợp với huyệt nào và nó ứng gì đến lục du ?”[23].
Kỳ Bá đáp : “Chỉ riêng có huyệt Nguyên là không ứng với ngũ thời, nó hợp với huyệt Kinh để ứng với con số lục du, Cho nên lục lục là tam thập huyệt lục du ?”[24].
Hoàng Đế hỏi: “Thế nào gọi là tạng chủ mùa đông, thời chủ mùa hạ, âm chủ mùa trưởng hạ, vị chủ mùa thu, sắc chủ mùa xuân, Ta mong được nghe về nguyên nhân ấy”[25].
Kỳ Bá đáp : “Bệnh ở tại tạng: châm huyệt Tĩnh; Bệnh biến ở sắc: châm huyệt Huỳnh; Bệnh lúc ngưng lúc nặng: châm huyệt Du; Bệnh có thay đổi ở âm thanh: châm huyệt Kinh; Kinh mạch bị mãn vì huyết, đó là bệnh ở Vị, cùng với chứng bệnh do ăn uống không điều tiết: châm huyệt Hợp[26]. Đó là lý do tại sao ta gọi vị chủ huyệt Hợp, đây là ngũ biến vậy”.
 
THIÊN 45:  NGOẠI SỦY

Hoàng Đế hỏi: “Ta đã nghe nói về 9 thiên của Cửu châm, ta đã tự nắm được những pháp độ của nó, ta cũng đã nắm rất đầy đủ về ý nghĩa của nó, Ôi ! Cửu châm bắt đầu ở nhất mà chấm dứt ở cửu[1]. Tuy nhiên, ta vẫn chưa hiểu được cái đạo quan yếu của nó. Ôi ! Chín loại kim này, nếu nhỏ thì nó nhỏ cho đến nỗi không gì có thể nhỏ hơn bên trong nó, nếu to thì nó to cho đến nỗi không gì có thể to hơn bên ngoài nó, nếu sâu thì nó sâu cho đến nỗi không gì có thể sâu hơn bên dưới nó, nếu cao thì nó cao cho đến nỗi không gì có thể cao hơn trên đỉnh nó, nó biểu hiện được trạng thái hoảng hốt vô cùng, nó hiện diện tràn ngập đến nơi không bờ bến[2]. Ta biết rằng nó hợp với sự biến hóa của Thiên Đạo, của nhân sự, của tứ thời, tuy nhiên, ta muốn gom nó lại, cột nó lại như những sợi lông mao để rồi nó sẽ thành 1 thể nhất được không ?”[3].
Kỳ Bá đáp : “Thật là 1 câu hỏi hết sức sáng suốt, đây không phải chỉ là cái Đạo của những cây kim châm mà thôi[4]. Ôi ! Cái Đạo trị quốc cũng như thế”[5].
Hoàng Đế nói: “Ta mong được nghe về cái Đạo của những cây kim chứ không phải về vấn đề quốc sự”[6].
Kỳ Bá đáp : “Ôi ! Vấn đề trị quốc cũng chỉ là cái Đạo mà thôi, nếu không dùng Đạo thì làm sao có thể tập hợp tất cả những gì nhỏ nhất, lớn nhất, sâu nhất và cạn nhất vào cái nhất được ?”[7].
Hoàng Đế đáp: “Mặt trời và mặt trăng đấy ! Mặt nước và mặt gương đấy ! Ôi ! Ánh sáng của mặt trời và mặt trăng không làm mất cái ảnh của mình, sự quan sát trên mặt nước và mặt gương không làm mất cái hình của mình, sự ứng của cái trống và tiếng vang không làm sai lệch âm thanh mình; Khi có dao động là có ứng và có họa, luôn luôn bộc lộ được cái tình của nó”[8].
Hoàng Đế hỏi: “Thật là hoàn chỉnh thay ! Đây là ánh sáng rực rỡ không thể che dấu được; cái không thể che dấu đó không mất đi lẽ Âm Dương tham hợp, lẽ (Âm Dương) để xét rõ hơn, từ lẽ thiết yếu của Âm Dương để nghiệm chứng, thấy được lẽ Âm Dương để biết được, như ta đang nhìn vào mặt nước trong, nhìn vào mặt gương sáng, không mất đi hình dáng của nó[9]. Ngũ âm không vang rõ, ngũ sắc không sáng rõ, ngũ tạng bị dao động (không an), như vậy tức là ngoại và nội không cùng nối tiếp nhau[10]. Nếu tiếng trống ứng với dùi trống, tiếng vang ứng với âm thanh phát ra, ảnh giống với hình, do đó, từ xa ta có thể nắm được bên ngoài để suy đoán bên trong, từ chỗ gần ta có thể nắm được bên trong để suy đoán bên ngoài, ta gọi đây là chỗ cực vi diệu của Âm Dương, là chỗ cao nhất của Thiên địa vậy[11]. Nay xin tàng giữ nơi phòng Linh Lan, không dám để lọt ra ngoài vậy”[12].
Các bài viết liên quan
Thiết kế website chất lượng cao NAM VIỆT IT