Đề án giảm quá tải bệnh viện
Ngày : 15-12-2015 Lượt xem : 3876
Cty. TNHH SX & TM PHƯƠNG THẢO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Website: www.phuongthaotd.com
Email: [email protected]
Số: 17/ CV/PT
Cty. TNHH SX & TM PHƯƠNG THẢO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐC: 30, Trương Văn Bang, TP. Vũng Tàu Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Website: www.phuongthaotd.com
Email: [email protected]
Số: 18 / PB - PT Vũng Tàu, ngày 10 tháng 9 năm 2012
v/v: Đề án giảm quá tải bệnh viện
ĐỀ ÁN GIẢM QUÁ TẢI BỆNH VIỆN
“ Mỗi người dân là một bác sỹ “
A. SỰ CẦN THIẾT PHẢI THAM GIA GIẢM QUÁ TẢI BỆNH VIỆN
Quá tải bệnh viện ở nước ta được đánh giá là tồi tệ nhất thế giới, nó kéo dài dai dẳng suốt 15 năm nay và có xu hướng ngày càng trầm trọng. Bệnh viện bị quá tải thì bác sỹ phải làm việc quá sức dẫn đến suy giảm tuổi thọ, tổn hại về sức khỏe và tâm thần nên khám và điều trị sai gây ra nhiều biến chứng và tử vong cho người bệnh. Do vậy giảm quá tải bệnh viện để bảo vệ sức khỏe và tâm thần cho bác sỹ để ngăn chặn tai biến và tử vong cho người bệnh là việc làm cấp bách hiện nay ( theo thống kê, tuổi thọ trung bình của bác sỹ Mỹ chỉ có 58, còn tuổi thọ trung bình của người dân là 75,5. Tuổi thọ trung bình của bác sỹ nước ta chắc là thấp hơn nhiều ).
Nhiều năm qua, Chính phủ mà trực tiếp là ngành Y tế đã tốn hàng nghìn tỷ đồng và dồn nhiều công sức và trí tuệ để giảm quá tải bệnh viện nhưng không thành công. Trong ba năm, từ 2008 đến 2011, Chính phủ đã chi gần 5 000 tỷ đồng để thực hiện đề án 1816 nhằm giảm quá tải bệnh viện nhưng không có kết quả. Hiện nay Bộ Y tế đang xây dựng đề án giảm tải bệnh viện giai đoạn 2012 – 2015 với kinh phí dự kiến lên tới 36.752 tỷ. Phân tích kỹ đề án này cho thấy, sẽ rất khó thực hiện trong điều kiện kinh tế đất nước đang hết sức khó khăn, điều đáng nói là đề án này không khả thi, nếu thực hiện sẽ làm cho bệnh viện ngày càng quá tải trầm trọng hơn.
Việc giảm quá tải bệnh viện là một việc rất khó mà một mình ngành Y tế không thể làm được, ngày 7/1/2012, phát biểu trong buổi đối thoại với dân, Bộ Trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã nói: “Về giải pháp căn cơ, lâu dài thì một mình ngành Y tế khó có thể thực hiện mà cần cả hệ thống chính trị, cả người dân phải vào cuộc.”
Việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân để bảo vệ nguồn lực xây dựng và bảo vệ đất nước không phải chỉ là trách nhiệm của ngành y tế mà còn là trách nhiệm của mọi ngành, mọi cấp, mọi tổ chức và doanh nghiệp và của mỗi người dân. “ Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”, ngăn chặn tình trạng quá tải bệnh viện là một việc khó, Bộ Y tế đã làm nhưng chưa được thì doanh nghiệp và người dân phải hợp sức cùng Bộ Y tế ngăn chặn kỳ được nạn quá tải bệnh viện để bảo vệ bác sỹ, bảo vệ ngành y, bảo vệ tính mạng người bệnh và nâng cao vị thế và thành tựu chăm sóc sức khỏe nhân dân của nền y học nước nhà trên trường Quốc tế.
Phù hợp với Hiến pháp, với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, hưởng ứng ý kiến của Bộ trưởng Bộ Y tế, xét khả năng và bổn phận của doanh nghiệp đối với đất nước, tập thể các chuyên gia Y học của công ty TNHH SX & TM Phương Thảo chúng tôi đã nghiên cứu và hoàn thiện đề án giảm quá tải bệnh viện mang tên: “ Mỗi người dân là một bác sỹ “ với kinh phí chỉ 1000 tỷ VNĐ. Đây là giải pháp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tiên tiến nhất, mang lại nhiều lợi ích cho người dân và cho đất nước. Chúng tôi rất mong Chính phủ, Bộ Y tế tạo điều kiện và cho phép chúng tôi được thực hiện đề án, với trình độ và năng lực của mình, chúng tôi cam đoan sẽ ngăn chặn được tình trạng quá tải bệnh viện trong thời gian 2 năm kể từ khi được phép thực hiện.
B. CĂN CỨ THAM GIA GIẢM TẢI BỆNH VIỆN
- Căn cứ Điều 39 Hiến pháp nước Công Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam:
“ Nhà nước … huy động và tổ chức mọi lực lượng xã hội xây dựng và phát triển nền y học Việt Nam theo hướng dự phòng, kết hợp phòng bệnh với chữa bệnh; phát triển và kết hợp y dược học cổ truyền với y dược học hiện đại;…”.
- Căn cứ Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23 tháng 02 năm 2005 của Bộ chính trị: “Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội. Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân là hoạt động nhân đạo, trực tiếp bảo đảm nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,…
Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ là bổn phận của mỗi người dân, mỗi gia đình và cộng đồng, là trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội…”
- Căn cứ Quyết định Số: 243/2005/QĐ-TTg ngày 05 tháng 10 năm 2005 của Thủ Tướng Chính phủ “ Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23 tháng 02 năm 2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới “.
- Căn cứ nguyên lý y khoa: “ Phòng bệnh hơn chữa bệnh “, phòng bệnh tốt thì ít người bị bệnh do đó ít người phải đến bệnh viện khám, chữa bệnh do đó bệnh viện không quá tải.
- Căn cứ thực tiễn Y học, Y thư nói: “ Thầy thuốc khổ vì không biết bệnh, bệnh nhân khổ vì không biết thuốc “. Người bệnh biết được bệnh của mình, nếu họ có kiến thức về bệnh học và về thuốc thì họ tự phòng chống bệnh cho mình mà không cần đến bệnh viện do đó bệnh viện sẽ không quá tải.
C. PHẢN BIỆN DỰ THẢO ĐỀ ÁN “ GIẢM QUÁ TẢI BỆNH VIỆN GIAI ĐOẠN 2012 – 2020
CỦA BỘ Y TẾ
Đề án “Giảm quá tải bệnh viện giai đoạn 2012 – 2020 “ sẽ không giảm được quá tải.
Sau khi thực hiện đề án 1816 với kinh phí gần 5000 tỷ VNĐ không giảm được quá tải bệnh viện, Bộ Y tế tiếp tục nghiên cứu đề án: “ Giảm quá tải bệnh viện giai đoạn 2012 – 2020 “.Dự kiến kinh phí thực hiện đề án là 36.752 tỷ VNĐ đồng.
Nghiên cứu kỹ dự thảo đề án này tôi thấy: nếu thực hiện sẽ không giảm được quá tải vì:
1. Dự thảo đề án này xác định không đúng nguyên nhân gây quá tải bệnh viện.
Muốn chữa khỏi bệnh phải tìm đúng nguyên nhân gây bệnh để trị nguyên nhân, muốn chống được quá tải bệnh viện thì phải xác định đúng nguyên nhân gây quá tải để trị. Việc dự thảo đề án xác định có tới 5 nguyên nhân chính gây quá tải bệnh viện là không đúng, một căn bệnh mà tìm ra tới 5 nguyên nhân chính gây bệnh thì không ai và không thể có thuốc nào chữa khỏi, mà sẽ gây ra nhiều tai biến, làm bệnh nặng thêm và làm người bệnh dễ bị tử vong do phản ứng có hại của thuốc gây ra.
Chúng ta biết rằng: Quá tải bệnh viện là số người đến khám và chữa bệnh nhiều hơn khả năng khám, chữa bệnh của bệnh viện.
Như vậy, về mặt toán học thuần túy thì có 2 phương pháp giảm quá tải:
- Giảm số người đến khám, chữa bệnh xuống bằng hoặc thấp hơn khả năng khám, chữa bệnh của bệnh viện – chú trọng phòng bệnh
- Nâng khả năng khám, chữa bệnh của bệnh viện cao hơn số người đến khám, chữa bệnh – chú trọng chữa bệnh.
Muốn chống nước tràn thì chỉ có cách duy nhất là điều chỉnh van nước chứ không ai mua thêm thùng để chứa nước. Về mặt y học và kinh tế xã hội thì muốn chống quá tải bệnh viện chỉ có một cách duy nhất là làm tốt việc phòng bệnh để giảm số người đến khám, chữa bệnh chứ không ai xây thêm bệnh viện. Đề án 1816 của Bộ Y tế và dự thảo đề án “ Giảm quá tải bệnh viện giai đoạn 2012 – 2020 “ áp dụng phương pháp toán học thuần túy là nâng khả năng khám chữa bệnh của bệnh viện – chú trọng chữa bệnh nên không giảm được quá tải.
Phân tích kỹ 5 vấn đề ( a. Đầu tư cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng với nhu cầu và tốc độ phát triển dân số.b. Năng lực về công tác khám chữa bệnh tuyến dưới còn nhiều hạn chế. c. Cơ chế tài chính và tác động không mong muốn của một số chính sách. d. Tăng gánh nặng bệnh tật và nhu cầu khám chữa bệnh. e. Tâm lý lựa chọn dịch vụ khám chữa bệnh của người dân), được dự thảo cho là 5 nguyên nhân gây quá tải bệnh viên ta thấy:
a. Do đầu tư cơ sở hạ tầng không đáp ứng với tốc độ phát triển dân số.
Theo báo cáo của tổ chức Y tế thế giới - WHO và ngân hàng thế giới - Worldbank thì các nước như Lào - nước nghèo nhất Đông nam Á, phần lớn các bác sỹ Lào học ở Việt Nam; Ấn Độ - nước công nghiệp có 1,2 tỷ dân; Indonesia – nước đang phát triển có 237 triệu dân…, có tỷ lệ tăng dân số cao hơn Việt Nam, tỷ lệ đầu tư cho Y tế thấp hơn Việt Nam, số giường bệnh và bác sỹ trên vạn dân thấp hơn Việt Nam, nhưng bệnh viện nước họ không quá tải dai dẳng và trầm trọng như Việt Nam. Vậy rõ ràng là đầu tư cơ sở hạ tầng không đáp ứng với tốc độ phát triển dân số không phải là nguyên nhân gây quá tải bệnh viện
BẢNG SO SÁNH TỐC ĐỘ TĂNG DÂN SỐ VÀ % GDP GIÀNH CHO Y TẾ,
TỶ LỆ GIƯỜNG BỆNH VÀ BÁC SỸ / VẠN DÂN
Tên nước |
Tốc độ tăng
dân số |
T/l % GDP
chi cho Y tế |
S. giường bệnh / vạn dân |
S. Bác sỹ/
Vạn dân |
X. hạng Y tế/ 190 nước |
Ấn độ |
1,34 |
4,1 |
9 |
6 |
112 |
Idonesia |
1,15 |
2,6 |
6 |
3 |
92 |
Lào |
1,74 |
4,5 |
7 |
3 |
165 |
Việt Nam |
1,08 |
6,8 |
31 |
12 |
160 |
b. Do năng lực về công tác khám chữa bệnh tuyến dưới còn nhiều hạn chế. Đây là nhận định của Đề án 1816, nhận định này không có cơ sở nên khi thực hiện đã làm bệnh viện quá tải nặng hơn.
c. Do cơ chế tài chính và tác động không mong muốn của một số chính sách. Nhận định này không thuyết phục. Việc phân bổ ngân sách nhà nước, việc xác định số giường bệnh tại cơ sở đều dựa trên tiêu chuẩn do Bộ Y tế đề xuất nên không thể nói đây là lỗi gây ra quá tải ? Dự thảo cho rằng giá viện phí thấp cũng không đúng, ngày 29 tháng 02 năm 2012 Liên Bộ Tài Chính – Y Tế ban hành thông tư số: 04/2012/TTLT-BYT-BTC ban hành biểu giá viện phí mới nhưng nhiều bệnh viện, nhiều địa phương không thực hiện bởi giá quá cao, giá quá cao thì bắt người bệnh phải ôm bệnh mà chết nên rất trái Y đức.
Trong điểm c này, có khía cạnh được cho là nguyên nhân gây quá tải: “ cơ chế giao quyền tự chủ và thu viện phí theo dịch vụ y tế trong bệnh viện, đã bộc lộ một số mặt trái như tăng cung, kích cầu đối với dịch vụ khám chữa bệnh, gây nguy cơ lạm dụng xét nghiệm, dịch vụ kỹ thuật cao, kéo dài ngày điều trị. Trong khi, bệnh viện lại hạn chế tuyển dụng lao động, tạo gánh nặng công việc lớn hơn cho cán bộ y tế ”, thế nhưng rất tiếc ban soan thảo đề án lại không tìm được thuốc chữa.
d. Do tăng gánh nặng bệnh tật và nhu cầu khám chữa bệnh.
Nhận định này rất khó hiểu, tăng gánh nặng bệnh tật là gì ? vì sao tăng gánh nặng bệnh tật lại gây ra quá tải ? và sao lại có nhu cầu khám, chữa bệnh ?
e. Do tâm lý lựa chọn dịch vụ khám chữa bệnh của người dân.
Với nền kinh tế thị trường thì việc đến nơi có điều kiện khám, chữa bệnh tốt là quyền của người dân, ở các nước, người bệnh có quyền khám và chữa bệnh ở bất cứ bệnh viện nào mà họ muốn. Do vậy, không thể nói việc người dân chọn nơi khám chữa bệnh tốt là nguyên nhân gây quá tải bệnh viện.
2. Dự thảo xác định không đúng mục đích chính của quá tải bệnh viện.
Mục đích của dự thảo đề án giảm quá tải mà dự thảo đưa ra là:“ Từng bước giảm tình trạng quá tải bệnh viện ở cả khu vực khám bệnh và điều trị nội trú, tiến tới không để tình trạng người bệnh phải nằm ghép trong bệnh viện”.
Việc xác định mục đích của đề án giảm tải như vậy là chưa thuyết phục, phải khẳng định rằng: Người bệnh đến bệnh viện để chữa cho khỏi bênh, khỏi chết chứ không phải đến bệnh viện để được nằm mỗi người một giường cho thoải mái.
Khi bệnh viện bị quá tải thì các bác sỹ và nhân viên y tế phải làm việc quá sức nên bị tổn hại về sức khỏe và tâm thần dẫn đến khám và chữa bênh sai gây ra tai biến và tử vong cho người bệnh. Xã hội và người bệnh có thể chấp nhận nằm ghép, chấp nhận giá dịch vụ y tế cao chứ không dung thứ cho bác sỹ khám và điều trị sai gây tai biến và tử vong cho người bệnh.
Do vậy, mục đích của việc giảm quá tải bệnh viện là tránh cho bác sỹ và nhân viên y tế phải làm việc quá sức để bảo vệ sức khỏe và tâm thần cho họ để họ khám và điều trị đúng, không gây tai biến và tử vong cho người bệnh và chăm sóc người bệnh tốt hơn.
3. Nếu thực hiện dự thảo đề án thì quá tải bệnh viện sẽ tăng từ 115,15 % lên 171,943 %.
Nguyên nhân gây quá tải không phải do ít giường bệnh, thực tế các nước có số giường bệnh và bác sỹ trên vạn dân ít hơn nước ta như Ấn Độ, Lào, Thái Lan…mà bệnh viện không quá tải. Một bệnh viện không chỉ có giường bệnh mà phải có nhân viên y tế và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho việc khám, chữa bệnh. Hiện nay số bác sỹ khám, chữa bệnh của các bệnh viện quá ít, khả năng đào tạo của ta không đáp ứng được về số lượng và cơ cấu chuyên môn, các bệnh viện lại muốn giảm biên chế bác sỹ khám chữa bệnh để tăng nguồn thu.
Xây nhiều bệnh viện mà không có bác sỹ và trang thiết bị khám, chữa bệnh thì xây làm gì ? Nếu xây thêm bệnh viện và tăng giường bệnh thì sẽ gây nhiều tai biến và tử vong cho người bệnh vì bác sỹ phải làm việc nhiều hơn, tỷ lệ bác sỹ bị tổn hại sức khỏe và tâm thần ngày càng nhiều.
Hãy xem:
- Năm 2011 nước ta có 185.342 giường bệnh, tổng số lượt khám chữa bệnh là 129.571.304 người, số lượt người nội trú là 11.129.149, nếu trung bình một người điều trị 7 ngày thì:
Tổng số ngày cần điều trị trong năm là: 11.129.149 x 7 = 77.904.043 ngày.
Tổng số giường điều trị trong năm là: 185.342 x 365 = 67.649.830 chỗ
Số lượt người phải nằm ghép là: 77.904.403 - 67.649.830 = 10.254.213.
Côngsuất sử dụng giường bệnh là 115,15 %
- Đến năm 2015.
Theo thống kê của Bộ Y tế thì số người khám và điều trị năm sau cao hơn năm trước 10 %, vậy
Sau khi đầu tư 36.752 tỷ VNĐ thực hiện xong giai đoạn 1 của đề án, đến năm 2015, số giường bệnh của nước ta có 212.292, số lượt người đến khám chữa bệnh sẽ là 190.333.000 người, nếu theo dự tính của Bộ Y tế thì cứ 10 – 13 người đến khám sẽ có 1 người phải điều trị thì số lượt người điều trị sẽ là 19.033.300 người, như vậy:
Tổng số ngày cần điều trị trong năm sẽ là: 19.033.300 x 7 = 133.233.100
Tổng số giường điều trị trong năm sẽ là: 212.292 x 365 = 77.486.580
Số lượt người phải nằm ghép là: 133.233.100 - 77.486.580 = 55.746.520
Công suất sử dụng giường bệnh năm 2015 sẽ là 171,943 %
Như vậy, sau 3 năm bỏ ra 36.572 tỷ VNĐ làm cho bệnh viện quá tải tăng từ 115,15% lên 171,943 %, số người bệnh phải nằm ghép tăng từ 10.254.213 lên 55.746.520 ( gấp 5,4 lần ), làm cho các bác sỹ khám, chữa bệnh ngày càng tổn hại về sức khỏe và tâm thần, làm nhiều bệnh nhân bị tai biến và tử vong thì có nên hay không ? hơn nữa, trong điều kiện kinh tế toàn cầu và của đất nước đang gặp khó khăn như hiện nay thì rất khó có kinh phí thực hiện dự án ?
D. NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN “ MỖI NGƯỜI DÂN LÀ MỘT BÁC SỸ “
CỦA CÔNG TY TNHH SX & TM PHƯƠNG THẢO
I. Tên gọi của đề án.
Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi người, không có bác sỹ nào, tổ chức nào có thể bảo vệ sức khỏe của mỗi người tốt hơn chính người đó, vì vậy, muốn giúp mọi người bảo vệ được sức khỏe, thì phải trang bị kiến thức phòng chữa bệnh cho mọi người, giúp họ biết cách tự phòng bệnh và tự chữa bệnh. Nếu mọi người biết về bệnh, biết về thuốc như các bác sỹ thì mỗi người sẽ là một bác sỹ tự phòng và chống được bệnh cho mình do đó sẽ không có ai phải đến khám chữa bệnh thì bệnh viện không quá tải. Vì vậy, chúng tôi đặt tên cho đề án giảm quá tải bệnh viện là đề án: “ Mỗi người dân là một bác sỹ “.
II. Nhận định về quá tải bệnh viện.
1. Khái niệm quá tải bệnh viện. Quá tải bệnh viện là số người đến khám, chữa bệnh nhiều hơn khả năng khám, chữa bệnh của bệnh viện.
Như vậy, theo định nghĩa trên, về mặt toán học thuần túy sẽ có 2 phương pháp giảm quá tải:
- Giảm số người đến khám, chữa bệnh xuống bằng hoặc thấp hơn khả năng khám, chữa bệnh của bệnh viện – chú trọng tới phòng bệnh.
- Nâng khả năng khám, chữa bệnh của bệnh viện lên cao hơn số người đến khám, chữa bệnh – chú trọng việc chữa bệnh. Điều này không thể thực hiện được vì không ai có thể xác định được số người bị bệnh để chuẩn bị số giường bệnh và số bác sỹ tương ứng.
Đề án 1816 của Bộ Y tế và dự thảo đề án “ Giảm quá tải bệnh viện giai đoạn 2012 – 2020 “ áp dụng phương pháp toán học thuần túy là nâng khả năng khám chữa bệnh của bệnh viện - chú trọng chữa bệnh nên không giảm được quá tải.
Về mặt thực tiễn, muốn chống nước tràn chỉ có một cách duy nhất là điều chỉnh van nước chứ không ai mua thêm thùng chứa nước. Về mặt y học và kinh tế xã hội thì chỉ có một cách giảm quá tải duy nhấy là chú trọng việc phòng bệnh để giảm số người đến khám, chữa bệnh. Để giảm quá tải bệnh viện, chúng tôi tập trung vào việc phòng bệnh, trang bị kiến thức phòng, chữa bệnh cho mọi người dân để mỗi người tự phòng, chữa bệnh cho mình, phòng bệnh tốt thì ít người bị bệnh, ít người đến bệnh viện nên bệnh viện không quá tải.
2.. Nhận định nguyên nhân gây quá tải bệnh viện ở nước ta.
Quá tải bệnh viện ở nước ta dai dẳng và trầm trọng nhất thế giới, tồi tệ hơn Lào, Camphuchia và Myanma - những nước có nền y tế kém nhất, vậy điều gì làm cho bệnh viện nước ta quá tải trầm trọng nhất thế giới ? Trong y học có thuật ngữ: Iatrogenic là bệnh do thầy thuốc gây ra, Quá tải bệnh viện ở nước ta là do các bệnh viện gây ra.
- Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi người và của toàn xã hội nên hầu hết các nước trên thế giới đều bao cấp trong việc chăm sóc sức khỏe người dân, ở một số nước người bệnh chỉ chi trả tiền khám, chữa bệnh mang tính tượng trưng, hầu như các bệnh viện công ở các nước không được phép kinh doanh khám, chữa bệnh.
- Ở nước ta, từ tháng 9 năm 1945 đến năm 1988 nhà nước bao cấp trong việc khám, chữa bệnh, các bệnh viện của ta khám, chữa bệnh và cung cấp bữa ăn hàng ngày cho người bệnh hoàn toàn miễn phí, giai đoạn này bệnh viện không bị quá tải.
- Đến năm 1989, Bộ trưởng Bộ Y tế đề nghị Hội đồng Bộ trưởng cho thu một phần viện phí y tế, để cải thiện điều kiện phục vụ cho bệnh nhân”, Hội đồng Bộ trưởng chấp thuận và ban hành Quyết định số 45/HĐBT ngày 24/4/1989 “ về việc thu một phần viện phí Y tế “, theo Quyết định này thì 35 % tiền viện phí thu được sẽ thưởng cho nhân viên y tế hoàn thành tốt nhiêm vụ, tình trạng quá tải bệnh viện thời điểm này chưa xảy ra.
- Năm 1994, Bộ trưởng Bộ Y tế lại đề nghị Chính phủ giảm tiền thưởng cho nhân viên y tế từ 35 % xuống 15 % , Chính phủ chấp thuận và ban hành Nghị định số 95/CP ngày 27/8/1994.
- Năm 1995, Bộ trưởng Bộ Y tế lại đề nghị Chính phủ nâng mức tiền thưởng cho nhân viên y tế từ 15 % lên 30 % nhưng phải trích lại cho cơ quan chủ quản và các bộ ngành từ 2- 5 %, Chính phủ cũng chấp thuận và ban hành Nghị định số 33-CP ngày 23/5/1995. Quá tải bệnh viện bắt đầu xuất hiện sau một thời gian áp dụng Nghị định này (năm 1997 ).
- Năm 2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 về việc: “ Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiên nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập “, từ khi các bệnh viện được thực hiện nghị định này thì quá tải bệnh viện ngày càng trầm trọng.
Khi các bệnh viện được tự chủ trong khám chữa bệnh, tự chịu trách nhiệm về tổ chức, biên chế và tài chính, tức là được kinh doanh khám, chữa bệnh và đã là kinh doanh thì lợi nhuận được đặt lên hàng đầu. Học giả giả người Anh nói về lợi nhuận như sau: “Lợi nhuận mà thích đáng thì tư bản trở thành can đảm, lợi nhuận mà đảm bảo được 20% thì nó hăng máu lên, đảm bảo được 50% thì nó táo bạo không biết sợ là gì, đảm bảo được 100% thì nó chà đạp lên tất cả mọi luật lệ của loài người, đảm bảo được 300% thì nó chẳng từ một tội ác nào mà không dám phạm, thậm chí bị treo cổ nó cũng không sợ”.
Để đạt lợi nhuận cao trong việc khám, chữa bệnh thì các bệnh viện phải tìm mọi cách để kiếm càng nhiều nhiều người bệnh, nhiều tiền càng ít, thậm chí có thể nói các bệnh viện còn mong cho nhiều người bị bệnh, mong cho bệnh viện của mình ngày càng quá tải trầm trọng hơn.
Những cách mà một số bệnh viện thường làm để thu hút người bệnh nhằm tăng thu nhập là:
* Bỏ qua việc phòng bệnh mà tập trung cao độ vào khâu chữa bệnh.
* Tạo dựng thương hiệu cho bệnh viện của mình bằng cách ra sức quảng cáo để mọi người tin là bệnh viện của họ tốt hơn ( dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh ).
* “ Tăng cung “: kê thêm giường bệnh vượt mức quy định, mở thêm dịch vị khám, chữa bệnh như khám dịch vụ, … khám chữa bệnh theo yêu cầu – chuyện rất lạ chưa từng có trong ngành y.
* “ Kích cầu “: khuyến khích, kích thích, thậm chí nêu ra những nguy hiểm mang tính “ mồi “, “ dọa “ làm người dân sợ mà phải đến khám, chữa bệnh.
* Lạm dụng các xét nghiệm kỹ thuật cao để thu tiền, bắt người bệnh phải xét nghiệm đủ các loại xét nghiệm trước khi được chẩn đoán và điều trị.
* Kéo dài thời gian điều trị không cần thiết.
* Kê nhiều thuốc đắt tiền, và nhiều thuốc không có tác dụng điều trị.
* Níu và lưu giữ những người bệnh không cần thiết phải điều trị tại bệnh viện.
* Giảm biên chế để tăng thu giảm chi bất chấp quy định về biên chế của Bộ Y tế.
3. Hậu quả của quá tải bệnh viện.
- Quá tải bênh viện gây ra hậu quả lớn nhất là cho các bác sỹ và nhân viên y tế bị tổn hại về sức khỏe và tâm thần do làm việc quá sức.
Bác sỹ bị tổn hại sức khỏe và tâm thần dẫn đến:
- Khám và điều trị sai gây ra nhiều tai biến và tử vong cho người bệnh.
- Giảm chất lượng chăm sóc người bệnh.
- Gây thiệt hại về kinh tế cho người bệnh do tăng chi phí điều trị.
- Giảm nhân lực sản xuất, gây thâm thủng ngân sách và “ chảy máu “ ngoại tệ của đất nước.
- Gây mất trật tự trị an và trật tự giao thông tại khu vực bệnh viện.
- Gây mất niềm tin của người dân đối với ngành y tế nước nhà.
- Hạ thấp uy tín và vị thế của ngành y tế Việt Nam trên trường quốc tế.
III. Nội dung đề án giảm tải “ Mỗi người dân là một bác sỹ “
1. Nguyên tắc của đề án là tuân thủ nguyên lý “ Phòng bệnh hơn chữa bệnh “. Nguyên nhân gây quá tải bệnh viện là do các bệnh viện được phép kinh doanh khám, chữa bệnh. Khi được kinh doanh khám, chữa bệnh thì các bác sỹ xem nhẹ việc phòng bệnh và mong muốn nếu không nói là tìm cách để có nhiều người bị bệnh đến bệnh viện khám, chữa bênh để bệnh viện có nhiều lợi nhuận. Ngay một lúc chúng ta không thể thay đổi chính sách tự chủ khám, chữa bệnh do đó cách tốt nhất để chống căn bệnh quá tải là tăng cường công tác phòng bệnh bằng cách cung cấp cho mỗi người dân có kiến thức và kỹ năng phòng chữa bệnh của một bác sỹ đa khoa để mỗi người tự phòng, chữa bệnh cho bản thân và gia đình.
2. Cơ sở lý luận của đề án là:
- Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi người nên không ai có thể bảo vệ sức khỏe cho người khác tốt hơn chính bản thân họ. Nếu mỗi người có kiến thức phòng chữa bệnh và biết cách tự bảo vệ sức khỏe thì bệnh tật sẽ không hoặc ít xảy ra. Khi người dân không hoặc ít bị bệnh thì ít người đến bệnh viện khám, chữa bệnh, do đó bệnh viện sẽ giảm hoặc không tải.
- Y thư nói: “ Thầy thuốc khổ vì không biết bệnh, người bệnh khổ vì không biết thuốc”. Người bệnh biết bệnh của mình rõ hơn bác sỹ, nếu người bệnh có kiến thức về các loại bệnh, và kiến thức về các loại thuốc thì họ tự chữa bệnh tốt hơn bác sỹ.
3. Mục tiêu của đề án.
a. Ngăn chặn tình trạng tổn hại sức khỏe, tâm thần và nâng cao tuổi thọ cho 350 000 bác sỹ và nhân viên ngành y tế ( theo thống kê, tuổi thọ trung bình của các bác sỹ ở nước Mỹ chỉ có 58 tuổi, còn tuổi thọ trung bình của người dân nước Mỹ là 75,5 tuổi – Dân sống lâu hơn bác sỹ 17,5 năm).
b. Ngăn chặn được sự gia tăng tai biến và tử vong cho người bệnh, nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh.
c. Hướng dẫn kiến thức phòng, chữa bệnh cho mọi người dân để mỗi người biết và tự phòng và chữa các loại bệnh của 24 chuyên khoa bằng thuốc tân dược và cây thuốc quanh nhà.
d. Trước mắt, trong 1 năm đầu sẽ hướng dẫn cho 20 triệu người mẹ biết cách phòng bệnh và biết cách dùng các cây thuốc nam để chữa các loại bệnh đơn giản cho các thành viên trong gia đình, đồng thời hướng dẫn cho mọi người biết cách phòng chống và các cách chữa một số căn bệnh phức tạp đang gây quá tải như: bệnh đường hô hấp, bệnh sốt siêu vi, bệnh ung thư, bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường, bệnh gút.
đ. Giảm 50 % số người đến khám và chữa bệnh tại các bệnh viện.
4. Phương pháp thực hiện đề án
Quá tải bệnh viện đã kéo dài suốt 15 năm qua, xét thấy không thể giảm quá tải từng bước, không thể làm theo lộ trình vì càng kéo dài thời gian thì càng có nhiều bác sỹ và nhân viên y tế bị tổn hại sức khỏe và tâm thần, kéo theo nhiều người bệnh bị tai biến và tử vong. Vì vậy, nếu Chính phủ chấp thuận đề án, Công ty TNHH SX & TM Phương Thảo sẽ cộng tác với các chuyên gia y học, các giáo sư, bác sỹ chuyên khoa đầu ngành ( đương chức và đã nghỉ hưu ) của Bộ Y tế tiến hành kịp thời các nhóm công việc trên tinh thần trung thực, khách quan, thận trọng tất cả vì sự nghiệp bảo vệ sức khỏe của toàn dân, vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
A. Biên soạn và in 25 triệu cẩm nang phòng chữa các bệnh thường gặp bằng cây thuốc quanh nhà phát cho các gia đình và phổ biến trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
B. Xây dựng tiêu chuẩn thiết kế vệ sinh môi trường cho các công trình công nghiệp, tiêu chuẩn này dùng để thiết kế và kiểm định thiết kế các công trình xây dựng công nghiệp nhằm bảo đảm an toàn vệ sinh và ngăn chặn nguy cơ gây bệnh do ô nhiễm môi trường.
C. Biên soạn tài liệu đối chiếu sự tương đồng về triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa của 187 loại bệnh trong y học cổ truyền với 312 căn bệnh của y học hiện đại và phổ biến để người dân chọn lựa cách phòng, chữa bệnh phù hợp với điều kiện của mỗi người.
D. Biên soạn tài liệu và hướng dẫn công dụng của các cây thuốc quanh nhà và công dụng cũng như tác hại của các loại thuốc tân dược để người dân chọn lựa khi chữa các bệnh thường gặp bằng cây thuốc quanh nhà.
Đ. Biên soạn tài liệu về phòng bệnh trong dinh dưỡng, cách phòng chống nhiễm độc, nhiễm khuẩn và vệ sinh thực phẩm.
E. Kết hợp với Ban khoa giáo đài truyền hình Việt Nam và ban biên tập các đài truyền hình cáp, O2TV và các phương tiện truyền thông khác để mở diễn đàn “ Mỗi người dân là một bác sỹ ‘ với thời lượng 30 phút phát vào các buổi tối mỗi ngày. Nội dung của chương trình là phổ biến các tài liệu phòng chống bệnh đã biên soạn, đi sâu vào việc giới thiệu công dụng, cách sử dụng, phản ứng có hại của các nhóm thuốc tân dược, cách phòng chống, triệu chứng và cách chữa các loại bệnh bằng thuốc nam, tác dụng và tác hại của các thiết bị y tế hiện đại, cách giữ vệ sinh lao động, vệ sinh môi trường, vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh toàn thực phẩm.
G. Kết hợp cùng Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam phổ biến kiến thức phòng chống bệnh thông thường, kiến thức nhận biết thực phẩm sạch, và kiến thức phòng chống bệnh cho bà mẹ và trẻ em và gia đình.
H. Giới thiệu để mọi người biết nguyên nhân, triệu chứng, các phác đồ điều trị bằng y học hiện đại và y học cổ truyền các loại bệnh: Ung thư, Gút, tiểu đường, sốt xuất huyết, gan, dạ dày, bệnh đường hô hấp và bệnh tim mạch.
I. Tổ chức các đợt kiểm tra, khảo sát tình hình dịch bệnh và phổ biến cách phòng chữa bệnh tại các vùng trọng điểm.
K. Xây dựng quy trình kiểm soát và xử lý dịch bệnh đồng thời củng cố đội ngũ y học dự phòng tại các địa phương.
M. Xây dựng một Website: “ Mỗi người dân là một bác sỹ “ với nội dung phòng và chữa bệnh thuộc 24 chuyên khoa, có tư vấn trực tuyến 24/24 về phòng chữa các loại bệnh cho toàn dân.
5. Hiệu quả của đề án
Từ năm 2008 đến 2011, Bộ Y tế đã thực hiện đề án 1816 tiêu tốn gần 5000 tỷ nhưng không giảm được quá tải mà còn cho quá tải trầm trọng hơn. Nay Bộ lại soạn thảo đề án mới mang tên: “ Giảm quá tải bệnh viện giai đoạn 2012 – 2015 “ với kinh phí 36.752 tỷ, theo phân tích của chúng tôi thì nếu thực hiện đề án của Bộ Y tế sẽ làm cho quá tải tăng từ 115,15 % lên 171,943 %.
Nếu Chính phủ cho phép thực hiện Đề án “ Mỗi người dân là một bác sỹ “ với kinh phí 1000 tỷ, sau 2 năm sẽ mang lại hiệu quả vô cùng lớn:
A. Đào tạo được 87 triệu người dân có trình độ phòng, chữa bệnh tương đương y sỹ hoặcbác sỹ đa khoa (về mặt số học, tiền đào tạo một bác sỹ theo đề án là 11.500 đồng trong thời gian 2 năm, Tiền đào tạo 1 bác sỹ chính quy là 60 triệu đồng trong thời gian 6 năm kể cả 3 năm học văn hóa cơ bản và kiến tập, 87 triệu người x 60 triệu đồng = 5 triệu 220. 000 tỷ VND - một con số quá lớn).
B. Bảo vệ được sức khỏe, tâm thần và kéo dài tuổi thọ cho 350 000 bác sỹ và nhân viên y tế.
C. Giảm được 50 % số người đến bệnh viện khám và điều trị, về mặt toán học thuần thuần túy sẽ mang lại lợi ích kinh tế là: 64.600 tỷ VNĐ.
Diễn giải:
Theo số liệu dự đoán của Bộ Y tế thì đến năm 2015 cả nước có khoảng 190 triệu lượt người đến bệnh viện khám bệnh và 19 triệu người điều trị tại bênh viện, vậy:
* Chi phí khám bệnh = [ 190.000 000 lượt người x 2 ( h/s người đi kèm ) x 200 000 chi phí tàu xe, ăn uống và tiền công lao động ] : 2 = 38. 000 tỷ VNĐ.
* Chi phí điều trị = [ 19. 000 000 người x 7 ngày x 2 ( h/s người kèm ) x 200 000 VNĐ (chi phí ăn, ở và tiền công lao động ) ] : 2 = 26. 600 tỷ VNĐ.
Tổng 2 khoản tiền này là 64 600 tỷ tiết kiệm được do giảm tải, dùng số tiền này chia lương cho 57 000 bác sỹ, mỗi bác sỹ 20 triệu đồng / tháng và 295 000 nhân viên kỹ thuật, mỗi người 12 triệu đồng / tháng ( dự kiến đến năm 2015 số bác sỹ cả nước là 57 000 và 295 000 nhân viên các loại ), thì tổng lương của nhân viên toàn ngành y tế sẽ là 56 160 tỷ
57.000 x 20.000 000 x 12 = 13.680 tỷ VNĐ
295000 x 12.000 000 x 12 = 42.480 tỷ VNĐ
Số tiền còn lại là: 64.600 tỷ – 13.680 – 42.480 = 8.440 tỷ VNĐ dùng cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng, mua thuốc và mua thiết bị khám, chữa bệnh.
Về mặt toán học thuần túy, nếu thực hiện đề án “ Mỗi người dân là một bác sỹ “, sau 2 năm lợi ích thuần túy sẽ đạt 64.600 tỷ VNĐ đủ tiền trả mức lương tới 20 triệu cho bác sỹ, 12 triệu cho nhân viên mà vẫn còn dư 8.400 tỷ VNĐ.
6. Thời gian thực hiện đề án.
Đề án được thực hiện liên tục trong 2 năm kể từ khi được cấp kinh phí.
7. Nguồn kinh phí thực hiện đề án
Toàn bộ kinh phí thực hiện đề án là 1000 tỷ được cấp từ nguồn Bảo hiểm y tế hoặc ngân sách của chính phủ.
8. Phương thức thực hiện đề án
Chính phủ giao Bộ Y tế ký hợp đồng với Công ty TNHH SX & TM Phương Thảo thực hiện. Công ty sẽ ký hợp đồng với các chuyên gia và các giáo sư bác sỹ đầu ngành Y tế đã nghỉ hưu và đương chức biên soạn tài liệu và bài giảng, xây dựng tiêu chuẩn thiết kế vệ sinh công nghiệp, xây dựng quy trình kiểm tra, giám sát các vùng dịch bệnh.
Công ty sẽ tự chủ trong việc chi kinh phí giảng dạy trên truyền hình, kinh phí khảo sát và giảng dạy tại các địa phương, và vùng dịch bệnh, kinh phí và nhuận bút cho các phương tiện truyền thông đại chúng và các phóng viên báo chí.
Bộ Y tế sẽ trực tiếp nghiệm thu kết quả đề án thông qua số lượt người đến khám và chữa bệnh thực tế tại các bệnh viện trên cả nước.
Lịch phát sóng trên các chương trình truyền hình do Công ty làm việc trực tiếp với các cơ quan truyền thông, đảm bảo mỗi ngày phát 2 buổi vào 6 giờ và 20 giờ hàng ngày, thời lương phát sóng tối đa 30 phút, thời gian phát chương trình là 2 năm.
Trang website do công ty trực tiếp quản trị, các giáo sư chuyên khoa sẽ trực tiếp tư vấn trên website, phụ cấp tư vấn do công ty chi trả trực tiếp.
9. Trở ngại có thể xảy ra.
Trở ngại duy nhất của đề án có thể là sự phản đối của các bênh viện tuyến trên và các bác sỹ vì giảm quá tải sẽ làm giảm nguồn thu của các bệnh viện tuyến trên, ảnh hưởng đến nguồn thu của những người đã mua thiết bị y tế hiện đại cho các bệnh viện thuê lại, ảnh hưởng tới nguồn thu của 55.000 bác sỹ đang khám, chữa bệnh tại các bệnh viện công và tư. Từ trở ngại này sẽ dẫn đến ý kiến giảm lòng tin vào sự thành công của đề án.
Nhưng tin rằng, 55.000 bác sỹ là các trí thức của đất nước sau khi nghiên cứu kỹ đề án này sẽ rất đồng tình, vì mục đích trước tiên của đề án là để kéo dài tuổi thọ, để bảo vệ sức khỏe và tâm thần của chính các bác sỹ để bác sỹ khỏe mạnh, sống lâu và tránh gây tai biến và tử vong cho người bệnh đồng thời nâng cao vị thế của nền y học nước ta trên trường quốc tế.
Đ. NHỮNG KIẾN NGHỊ VỚI CHÍNH PHỦ
Dân có khỏe thì nước mới mạnh, sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi người và của mỗi quốc gia, chính vì vậy, hầu như các nước trên thế giới, các bệnh viện công đều khám, chữa bênh hoàn toàn miễn phí hoặc thu viện phí mang tính tượng trưng.
Như phân tích trên đây, nếu tập trung cho việc phòng bệnnh, nếu giảm được 50 % số người khám, chữa bệnh, hàng năm chúng ta sẽ mang lại cho đất nước 64.600 tỷ VNĐ tương đương 3,2 tỷ USD, ( càng ít người bị bệnh thì số tiền này càng lớn ), số tiền này thừa khả năng đầu tư cơ sở hạ tầng của ngành y và chi trả cho nhân viên y tế mức lương từ 600 đến 1000 USD/ tháng.
Tin rằng nhân dân cả nước nói chung và toàn thể cán bộ, nhân viên ngành y tế rất đồng tình với việc đầu tư 1000 tỷ VNĐ cho việc giảm quá tải bệnh viện vì nó không chỉ mang lại lợi ích lớn cho xã hội và đất nước mà còn mang lại lợi ích to lớn cho các bác sỹ và nhân viên y tế và cho ngành y.
Vì vậy, đề nghị Chính phủ:
1. Khẩn trương cải cách chế độ tiền lương cho ngành Y, vì thành quả lao động của ngành y là vô giá, họ phải được hưởng một mức lương thỏa đáng vì họ chăm sóc và bảo vệ tài sản quý nhất của con người và của đất nước.
2. Sớm xóa bỏ cơ chế thu tiền viện phí tại các bệnh viện công lập theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị: “ Đổi mới và hoàn thiện chính sách tài chính y tế … giảm dần hình thức thanh toán viện phí trực tiếp từ người bệnh.” - Nghị quyết số 46 - NQ/TW, ngày 23/02/2005.
3. Phải khẩn trương chống quá tải bệnh viện vì chống quá tải trước tiên là bảo vệ sức khỏe, tâm thần cho bác sỹ, để bác sỹ không gây tai biến và tử vong cho người bệnh chứ không đơn thuần là cải thiện dịch vụ khám chữa bệnh và khắc phục tình trạng nằm ghép của người bệnh. Chống quá tải bệnh viện để bảo vệ ngành y và bảo vệ người bệnh, nếu chậm chống quá tải bệnh viện sẽ gây hậu quả lớn cho ngành y và tính mạng người bệnh, gây thiệt hại lớn cho đất nước và gây bất ổn xã hội.
4. Y học là môn khoa học ứng dụng nhiều chuyên ngành khoa học khác nhau, để lĩnh hội được nhiều ý kiến hay Chính phủ nên tổ chức hội thảo khoa học về giảm quá tải bệnh viện để tham khảo ý kiến của các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực như sinh học, y học, lý học, hóa học, xã hội học...
Cty. TNHH SX & TM PHƯƠNG THẢO
GIÁM ĐỐC
Nguyễn Công Khuông