0913 840 746
Thứ tư, ngày 24 tháng 04 năm 2024
TÌM KIẾM
TIN MỚI Y HỌC
80% BỆNH NHÂN UNG THƯ VN ĐẾN BỆNH VIỆN Ở GIAI ĐOẠN CUỐI
Mỗi năm VN có 200 ngàn bệnh nhân ung thư mới, 70 ngàn người bệnh ung thư tử vong. Trong đó, đến 80% bệnh nhân ung thư ở VN đến bệnh viện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Việt Nam có 160.000 ca ung thư/năm: Vì sao ăn bẩn, độc
Mỗi năm Việt Nam có từ 130 nghìn đến 160 nghìn trường hợp mắc mới, trong đó có khoảng 85 nghìn đến 115 nghìn người tử vong do căn bệnh này.
Công bố danh sách “làng ung thư”
Theo dự án Điều tra, tìm kiếm nguồn nước hợp vệ sinh phục vụ cấp nước sinh hoạt cho một số làng ung thư của VN, các nguồn nước ăn uống, sinh hoạt tại 37 làng ung thư đều ô nhiễm nặng.
Triclosan trong kem đánh răng Colgate: vạch trần hàm lượng nguy hiểm sức khỏe
Từ sau khi Triclosan được nhiều nghiên cứu khoa học công bố là làm tăng nguy cơ ung thư, nhiều hãng sản xuất hóa mỹ phẩm đã loại bỏ nó trong thành phần sản phẩm. Chất này bị cấm ở nhiều nước Âu Mỹ. Tại Việt Nam, Triclosan cũng không còn được sử dụng trong các sản phẩm kem đánh răng, trừ Colgate. Đáp lại mối lo ngại của người tiêu dùng, Bộ Y tế cho biết Triclosan được phép sử dụng nếu hàm lượng không vượt ngưỡng 0,3%.
Cung cấp thuốc kém chất lượng, công ty dược của Mỹ bị rút giấy phép
Ngoài việc bị rút giấy phép hoạt động, Công ty Ronbinson Pharma, Inc (Mỹ) phải nộp phạt 80 triệu đồng vì sản xuất thuốc kém chất lượng, trong đó có nhiều lô glucosamine
HOANG MANG VỚI VỎ THUỐC-GELATINE
Gelatin có trong mô liên kết, xương, da của động vật và là sản phẩm được sản xuất từ da heo, da bò. Từ da heo, bò, collagen được thủy phân hóa một phần để biến thành gelatin. Như vậy để bào chế thuốc là viên nang phải có vỏ nang được chế tạo từ nguyên liệu là gelatin. Và gelatin dùng trong ngành dược sản xuất thuốc phải là gelatin dược dụng.
Kem đánh răng nào ở VN có chất gây ung thư triclosan?
Khảo sát của Kiến Thức về các sản phẩm kem đánh răng hiện nay: đều ghi rõ thành phần, không ghi hàm lượng. Câu hỏi đặt ra: chất triclosan gây ung thư chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

ĐƯỜNG DÂY NÓNG

0913 840 746

GĐ : NGUYỄN CÔNG KHUÔNG

[email protected]

TƯ VẤN TRAO ĐỔI

Phuongtd Thao

TƯ VẤN - HỖ TRỢ
THỐNG KÊ TRUY CẬP
4489
Đang online: 3
Truy cập hôm nay: 44
Truy cập hôm qua: 15
Truy cập trung bình: 4489
Tổng số truy cập: 4489
Your IP : 18.218.38.125
Tin mới nhất

Cây gì cũng ngâm, rượu gì cũng uống

Có lẽ không ai như người xứ mình, cứ thấy/nghe cây/con gì là lạ, bổ dưỡng là chặt, bắt tuốt rồi bỏ vào bình rượu ngâm uống. Hậu quả vô cùng tệ hại.

Gốc cây ngâm rượu trị bá bệnh

Tiếp chúng tôi, bà Hồng nói: “Đừng nghĩ gốc cây này bình thường, xẻ nhỏ nó ra ngâm với rượu làm thuốc trị bệnh thì cứ như thần dược, bệnh gì cũng trị tốt, đặc biệt các bệnh ngoài da, nhức mỏi, đau khớp, thần kinh tọa… Có những người bị bệnh lâu năm chạy chữa thầy này, bệnh viện nọ, không kết quả nhưng đến đây tôi “cho thuốc” về thoa vài lần là khỏi liền?!”.Những ngày qua, nhiều người đổ xô đến nhà bà Hồng (40 tuổi) ở ấp Cà Dăm, xã Vĩnh Đại, H.Tân Hưng (tỉnh Long An) để mua rượu ngâm gốc, rễ cây (chưa xác định cây gì). Gốc cây này được gia đình bà Hồng mang từ ruộng về rồi thái nhỏ, ngâm rượu bán cho nhiều người, cho là trị được các bệnh nhức mỏi, đau khớp, chàm… Một số người thêu dệt, cho rằng đây là “gốc cây thần kỳ”, vì thế hằng ngày có rất đông người tìm đến mua.

Giới thiệu cây trị đủ thứ bệnh, nhưng chúng tôi hỏi đây là cây gì, thì bà Hồng lắc đầu bảo không biết! Bà Hồng cho biết, mỗi ngày bà bán 20 - 30 lít rượu ngâm cây này. Chốc chốc, bà lại lấy 5 - 6 miếng gỗ nhỏ đen xì (thái để sẵn trong thau), cho vào vỏ chai nước suối, nước ngọt trông cáu bẩn rồi rót một ít rượu vào để sẵn cho khách đến mua.

Tiếp xúc với chúng tôi, một số người dân ở xã Vĩnh Đại cho biết thời gian đầu, nhiều người ở địa phương cả tin “gốc cây thần kỳ”, nhưng khi uống hoặc thoa vào người thì đã bị… ngộ độc - dị ứng nổi mẩn đỏ, đau bụng, tiêu chảy… nên không dám sử dụng nữa.

Mất mạng vì uống rượu ngâm cây, củ lạ

Tháng 4 vừa qua xảy ra trường hợp trúng độc do uống rượu ngâm củ ấu tàu ở xã Yên Hoa (Nà Hang, tỉnh Tuyên Quang) khiến 2 người tử vong. Vụ việc xảy ra tại nhà chị N.T.H (ngụ thôn Bản Chợ, xã Yên Hoa), khi bố chị là ông N.V.M cùng người quen là ông T.V.T uống rượu ngâm củ ấu tàu. Mươi phút sau khi uống rượu, hai người đàn ông bị trúng độc - nôn ói, vật vã, lưỡi cứng đơ, rồi rơi vào hôn mê. Hai người được đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu nhưng vì quá nặng nên cả hai đã tử vong ngay sau khi vừa vào bệnh viện.

Trước đó, cũng một vụ trúng độc do uống rượu ngâm củ ấu tàu khiến 4 người (ở H.Yên Bình, tỉnh Yên Bái) nhập viện trong tình trạng nguy kịch. 4 nạn nhân gồm H.V.T, H.V.H, H.V.T và C.V.Đ trong bữa cơm chiều có uống rượu ngâm củ ấu tàu, sau đó bị trúng độc, đồng tử mắt giãn to, mắt mờ không nhìn thấy gì..., được người nhà đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái. May mắn, cả 4 người đã được cứu sống.

Tháng 3 vừa qua, Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cũng tiếp nhận bệnh nhân 33 tuổi vào viện trong tình trạng nguy kịch sau khi uống rượu ngâm “cây thuốc” không rõ loại gì. Bệnh nhân ngụ H.Thanh Trì vào viện trong tình trạng vật vã, kích thích, rối loạn tri giác, tổn thương não, huyết áp tụt sâu, gan thận bị tổn thương, phải thở máy và lọc máu liên tục, sau đó tử vong. Năm ngoái, 6 người ở thị trấn Trùng Khánh (Cao Bằng) cùng nhau uống rượu ngâm “cây thuốc” không rõ cây gì tại nhà ông V.T (49 tuổi), sau đó tất cả họ đều bị trúng độc, và rồi một người bị tử vong trên đường đưa đến bệnh viện.

Mới đây, Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận nữ bệnh nhân 22 tuổi bị ngộ độc do uống rượu ngâm cây hoa anh túc (cây thuốc phiện). Nạn nhân tên Đ.H.P, vào viện trong tình trạng vật vã, kích thích, nôn ói liên tục..., nhưng rất may được cứu sống.

Dùng bừa bãi rất nguy hiểm !

Lương y Huỳnh Văn Quang (Hội Đông y Q.5, TP.HCM), cho biết: “Với các loài cây, rễ cây, lá, hạt... có loại có công dụng trị bệnh, có loại có thể gây độc, rất độc. Ngay cả với loại cây, rễ, lá có công dụng chữa bệnh, nhưng nếu không biết dùng, dùng bừa bãi sẽ trở thành độc dược gây chết người. Chẳng hạn như hạt mã tiền, y học cổ truyền dùng ngâm rượu để xoa bóp trị bệnh phong thấp rất hay, nhưng có nhiều người bị trúng độc do uống rượu ngâm hạt mã tiền. Do vậy, nếu không rõ cây gì, rễ gì thì tuyệt đối không được dùng”.

Còn lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y VN) cho rằng: “Củ ấu tàu được dùng trong dân gian và y học cổ truyền với công dụng trị các bệnh đau nhức, mỏi cơ xương khớp, bằng cách ngâm rượu để xoa bóp, tuyệt đối không được uống. Nếu không biết cách dùng, dùng bừa bãi, hay uống rượu ngâm củ ấu tàu sẽ rất nguy hiểm, có thể gây tử vong. Vì củ ấu tàu thuộc nhóm độc bảng A, do vậy phải biết cách dùng”.

TS-BS Nguyễn Kim Sơn, Phụ trách Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai thông tin thêm: “Trong ấu tàu có chứa chất aconitin, chất này có thể gây độc với hàm lượng 1 - 6 mg, nếu ngộ độc nhẹ, có cảm giác như kiến bò, cảm thấy đầu và lưỡi to ra, tê đầu các chi, rung thớ cơ, chóng mặt, loạng choạng. Nếu nặng hơn sẽ bị tiêu chảy, rối loạn nhịp tim, hôn mê, suy hô hấp, tử vong. Thế nhưng, tại một số tỉnh phía bắc như Thái Nguyên, Tuyên Quang, Cao Bằng... vẫn còn truyền nhau kinh nghiệm bồi bổ bằng củ ấu tàu, khiến nhiều người nhập viện do ngộ độc”.

Rất nhiều người lầm tưởng, cứ đem cây, rễ cây, lá hay động vật nào đó có công dụng chữa bệnh, bổ dưỡng ngâm vào rượu rồi uống rượu thì sẽ có tác dụng chữa bệnh. Trong khi thực tế không phải như vậy, cần phải biết cách ngâm, biết cách sao tẩm cây, rễ đó trước khi ngâm với rượu thì mới có kết quả, chưa nói có loại nếu không biết cách ngâm, đường dùng còn có thể gây độc. Lương y Lê Văn Cảnh (Hội Đông y TP.HCM), ví dụ: “Chẳng hạn, cây dâm dương hoắc có công dụng bổ dương, hỗ trợ chuyện sinh lý, nhưng nếu không biết sao tẩm, sơ chế, phối hợp dâm hương hoắc với nguyên liệu nào nữa, mà cứ để vậy đem ngâm thì uống cả bình rượu ngâm này cũng chẳng bổ dương đâu!”.

Hàng chục người trúng độc vì “rượu cường dương”

Tại xã Ân Tín, H.Hoài Ân, Bình Định đã xảy ra một vụ ngộ độc tập thể sau khi uống rượu ngâm rễ cây được cho là giúp cường dương. Vụ việc xảy ra ở nhà ông H.G (50 tuổi) vào ngày 7.1.2012, khiến 1 người chết, 17 người nhập viện với các triệu chứng tê buốt chân tay, co giật, hôn mê... Trước đó, những người này cùng uống hũ rượu ngâm rễ cây mà gia chủ đào ở trên rừng đem về, và cho là loại rễ cây này ngâm rượu uống sẽ rất bổ dưỡng, và giúp cường dương, tốt cho nam giới (?!). Bổ dương đâu không thấy, một lúc sau khi uống thì những người này đã bị trúng độc! Trong số 18 người bị ngộ độc, ông N.X.T (70 tuổi) là người bị nặng nhất, và đã tử vong trước khi được đưa đến bệnh viện.

Ngâm không đúng bài, từ bổ thành độc

Tôi Viết

Phần lớn các loài cây, con vật đều có công dụng chữa bệnh. Nhưng theo các nhà chuyên môn, nếu ngâm, chế không đúng bài thì có khi món bổ sẽ trở thành độc!

Nhiều người quan niệm, “ăn gì bổ nấy”, nhưng theo lương y Lê Văn Cảnh, điều đó chỉ đúng với một số trường hợp (động, thực vật) và phải biết chế biến, sao chế, ngâm, tẩm cho đúng bài. Ngược lại, chẳng những không bổ mà còn hại thân.


Sai lầm của rất nhiều người lâu nay là cứ nghe con vật hay loài cây cỏ nào có công dụng bổ dưỡng, hay bổ dương, trị bệnh là đem nguyên con, nguyên cây, nguyên củ thả vào rượu ngâm rồi uống, từ rắn, rết, bò cạp, bìm bịp đến bào thai nai… Với các con vật, theo lương y Cảnh: “Nếu dùng rượu 40 độ hay thấp hơn để ngâm rồi uống thì sẽ rất bẩn và độc. Bởi vì rượu nồng độ đó không làm chín con vật, dẫn tới con vật bị phân hủy và sản sinh các vi sinh và độc tố. Uống loại rượu với kiểu ngâm như thế vừa mất vệ sinh vừa nguy hiểm, đưa độc chất vào người, và cường dương sẽ chẳng thấy đâu!”.Uống hoài sao hổng thấy cương !

“Nếu dùng các món rượu bổ dương, được ngâm đúng bài, thì cũng phải có thời gian, dùng đều đặn, chừng mực - mỗi ngày tối đa 100 ml, dùng trước bữa ăn thì mới có tác dụng. Còn “nạp” cho nhiều đến mấy mà chỉ có một bữa thì sẽ không hiệu quả, mà còn đưa quá nhiều lượng cồn vào máu gây hại cơ thể”, lương y Cảnh nói. Ông Cảnh còn cho biết nhiều người đem lá dâm dương hoắc, loại thực vật có tác dụng bổ dương, ngâm rượu để uống, uống hoài mà chẳng thấy bổ dương đâu. Đó là vì với loài thực vật này, cần phải sao tẩm hoặc phối hợp với những vị thuốc khác, hoặc chí ít đem sao với mỡ dê thì mới cho ra bài thuốc bổ dương, còn để vậy đem ngâm thì uống hết bình rượu ngâm này qua bình khác cũng chẳng hề bổ dương”. 

Thời gian qua, con mối chúa và con ong bầu cũng được nhiều quý ông truyền tai nhau đem ngâm rượu uống để tăng cường sinh lực. Họ cho rằng con mối chúa “quản” cả đàn mối cái; còn con ong bầu thì tần suất giao phối của nó liên tục tù tì trong ngày, nên “chuyện đó” của hai loài vật này phải “dữ” lắm! Nhưng phần lớn các quý ông cũng bị sai về cách ngâm như nói trên. “Về mặt y học cổ truyền, đúng là mối chúa có công dụng sinh tinh, cường lực, bổ dưỡng (có nhiều đạm); còn con ong bầu thì công dụng khai thông hoạt lạc, chữa đau nhức phong thấp và giúp mạnh về sinh lý - là có. Nhưng với cách ngâm sai như trên thì có thể bị ngộ độc khi uống, vì các con vật chứa nhiều đạm càng dễ bị phân hủy, sinh độc tố”, ông Cảnh khuyến cáo.

Tương tự, lương y Phạm Như Tá cũng cho hay: “Nhiều quý ông đến khám thắc mắc, sao mua vị thuốc ba kích về tự ngâm rượu uống mà hổng thấy hiệu nghiệm tráng dương, bổ thận?! Đúng là vị thuốc ba kích có công dụng giúp mạnh gân xương, bổ dương, nhưng phải kết hợp với nhiều vị thuốc khác nữa mới có công hiệu”.

Theo các lương y, việc ngâm các vị thuốc, từ thực vật, động vật cần phải biết quy luật “Quân, thần, tá, sứ”, nghĩa là phải biết vị (nguyên liệu) nào là chủ lực, vị nào là phụ trong bài thuốc, biết cách gia giảm tỷ lệ của các vị, thì bài thuốc mới đem lại hiệu quả cao được.

Dao hai lưỡi

Nhiều lương y cho biết những con vật, cây, lá vừa có công dụng trị bệnh, vừa có tính độc. Lương y Huỳnh Văn Quang (Hội Đông y Q.5, TP.HCM) dẫn chứng trái nhàu là trái rất quen thuộc, dân gian, y học cổ truyền hay dùng ngâm rượu để uống giúp hạ huyết áp, trị đau mỏi lưng, đau nhức người. Nhưng người dùng cần biết rượu ngâm quả nhàu chỉ có hiệu quả khi dùng cho người đau lưng do công việc, đau nhức do trái gió, trở trời; còn với người đau lưng do bệnh lý về thận, sỏi thận thì cần đi khám, chứ uống rượu ngâm nhàu thì bệnh tình thêm trầm trọng. Hay cây dương địa hoàng, đừng nghe nói loài cây này có tác dụng chữa bệnh tim mạch, mà đem ngâm rượu uống sẽ bị trúng độc rất nguy hiểm vì cây này phải qua điều chế mới có tác dụng chữa rối loạn tim mạch được.

“Nhiều loại động vật có công dụng bổ dưỡng hoặc trị bệnh, nhưng nếu dùng sai, chế biến không đúng bài thì từ món bổ có thể thành món độc. Chẳng hạn sứa biển dùng chế biến món ăn rất ngon, nhưng đã có nhiều người bị trúng độc vì không biết dùng loại sứa lửa (có độc tố), bị dị ứng khiến miệng, môi sưng tấy, da nổi mẩn đỏ, ngứa. Hoặc bọ cạp, y học cổ truyền gọi là vị thuốc toàn yết, dùng chữa chứng phong thấp rất hay. Nhưng loài côn trùng này có chứa độc tố, ngâm rượu chỉ để dùng thoa ngoài da; còn nếu dùng trong thì phải có chuyên môn chế biến để không gây độc. Tương tự, rượu ngâm con rết cũng có tác dụng chữa đau nhức phong thấp rất hay nhưng chỉ xoa bên ngoài, không được uống!”, lương y Huỳnh Văn Quang cho hay.

Lương y Cảnh cho biết thêm với con tắc kè, cũng là loài vật hay được người dân ngâm rượu để dùng, nhưng cần biết tắc kè vừa có công dụng trị bệnh lại vừa rất độc. Về y học, tắc kè có công dụng giúp mạnh sinh lý, chữa đau nhức phong thấp (ít hơn), nhưng khi ngâm rượu cần bỏ hai con mắt, vì mắt của tắc kè có chứa độc tố nguy hiểm, và đã có người bị ngộ độc do dùng rượu ngâm không đúng. Vì vậy, cần làm sạch tắc kè, nướng sơ qua, sau đó bỏ nội tạng trước khi ngâm rượu.

Lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y VN) đúc kết: “Với các loài cây, con vật, côn trùng, nếu dùng đúng sẽ là vị thuốc hay; nếu dùng bừa bãi không đúng cách thì nó sẽ trở thành độc hại. Đặc biệt, với loài cây, cỏ hoang dã - thường có chứa độc tố tác hại lên thần kinh, tim mạch, hô hấp... rất nguy hiểm, nếu không rõ về nó thì tuyệt đối không dùng, rất dễ tử vong như nhiều trường hợp đã xảy ra”.

Sao uống hoài mà tóc không đen ?

Dân gian thường nghe nói về vị thuốc hà thủ ô có công dụng giúp đen tóc, đen râu (thường dùng chữa tóc bạc sớm), nhiều người đem hà thủ ô ngâm rượu hay nấu nước uống hoài mà không thấy tóc đen hơn. Theo lương y Phạm Như Tá, phải biết cách chế, chẳng hạn dùng đậu đen nấu lấy nước, rồi lấy nước đó đem nấu với hà thủ ô để uống thì mới hiệu quả.

Uống  rượu ngâm “mật nhân”, một người chết, một người nguy kịch

Ngày 10.9.2013, ông Nguyễn Quang Hướng (54 tuổi, ngụ thị trấn Nam Ban, H.Lâm Hà, Lâm Đồng) sau khi uống 1 ly nhỏ rượu ngâm với rễ cây mật nhân thì bị hôn mê, co cứng tay chân, khó thở và tê cứng môi lưỡi. Rễ mật nhân do ông Sang (51 tuổi, bạn ông Hướng), ngụ xã Mê Linh (H.Lâm Hà) tặng ngày 9.9. Người nhà ông Hướng gọi điện báo cho ông Sang biết tình trạng của ông Hướng sau khi uống rượu ngâm rễ cây mà ông Sang cho. Để chứng minh rượu mật nhân như thần dược, ông Sang tới nhà ông Hướng uống liền 3 ly rượu trên; chỉ ít phút sau ông Sang cũng lâm tình trạng nguy kịch tương tự ông Hướng và vài ngày sau ông Sang tử vong. Bác sĩ Nguyễn Xuân Tạo, Trưởng khoa Hồi sức tích cực - chống độc (BVĐK Lâm Đồng), nhận định độc tố trong rễ cây ngâm rượu mà ông Hướng và ông Sang sử dụng gần giống mã tiền, một loại cây rất độc.

Phản khoa học, vô cùng nguy hiểm

Liên quan việc người dân đổ xô đến nhà bà Nguyễn Thị Kim Hồng ở ấp Cà Dăm (xã Vĩnh Đại, H.Tân Hưng, Long An) để mua rượu ngâm gốc, rễ cây mà Thanh Niên đã thông tin, tối 29.8, ông Lý Quang Xuân, Chánh thanh tra Sở Y tế tỉnh Long An, cho biết bà Hồng không có chứng nhận hành nghề, cũng không biết rõ đây là loại cây gì, nếu người dân tùy tiện sử dụng có thể nguy hiểm đến sức khỏe. Hội Đông y tỉnh Long An cho biết việc sử dụng gỗ một loài cây chưa xác định của ngành chuyên môn để ngâm rượu làm thuốc chữa bệnh cho nhiều người là phản khoa học và vô cùng nguy hiểm. “Chiều 28.8, đoàn kiểm tra liên ngành của huyện đã có buổi làm việc với bà Hồng và gia đình. Qua làm việc, gia đình bà Hồng cam kết sẽ ngưng việc bán rượu có ngâm gốc cây cho người dân”, Chủ tịch UBND H.Tân Hưng Nguyễn Văn Thắm cho biết.

Các bài viết liên quan
Thiết kế website chất lượng cao NAM VIỆT IT