TƯ THẾ GIAO HỢP CỦA ĐỘNG VẬT
Ngày : 14-12-2015 Lượt xem : 1449
TƯ THẾ GIAO HỢP CỦA ĐỘNG VẬT
THỜI GIAN GIAO PHỐI
Thời gian giao phối ngắn nhất thuộc về loài linh dương nhỏ và voi: một lần giao phối của hai loài này chỉ vỏn vẹn có 10 và 20 giây. Thời gian mỗi lần dành cho "chuyện ấy" của khỉ maki ở Madagascar là 2 giờ. Tuy nhiên, kỷ lục lại thuộc về loài chuột nhắt: 12 giờ, vì thế sau khi giao phối, chuột đực chỉ sống thêm được 5-10 ngày.
Kỷ lục về số lần thuộc về loài sư tử: 86 lần mỗi ngày. Còn bọ ngựa cái lại khiến người ta ngạc nhiên vì sau khi thoả mãn nó lại xơi tái bạn tình. Có lẽ đây là "kinh nghiệm" cho loài nhện học tập, để tránh bị nhện cái ăn thịt, nhện đực dâng cho bạn tình một con mồi, khi con cái đang bận đánh chén thì nó "hành động".
Chó sói nổi tiếng là hung tợn nhưng lại là loài vật "hiền lành" nhất trong chuyện "phòng the". Loài vật được coi là chung thủy nhất có lẽ thuộc về sóc, nó có thể "gắn bó" 18 năm liền với một bạn tình.
NHỮNG KIỂU GIAO PHỐI KỲ LẠ
Tin5s.com - Những kiểu giao phối tấn công, hành hạ bạn tình đến chết, hay thậm chí ăn thịt đối tác là những hành vi giao hợp bạo lực nhất của một số loài động vật.
Có thể bạn chưa từng nghe về loài mèo đốm có túi (quoll), nhưng khi đã biết về hành vi giao phối của chúng thì hẳn bạn không bao giờ quên được loài này. Mỗi mùa đông, mèo đốm cái trở nên “sôi sùng sục”, nên những con đực nỗ lực giao phối với càng nhiều con càng tốt. Con đực chộp lấy bạn tình mới nhất và đè chúng ra để giao phối.
Mỗi cuộc “mây mưa” như thế kéo dài khoảng 3 tiếng, nhưng cũng có thể tới cả ngày, bởi vì con đực phóng tinh trùng nhiều lần. Không chỉ bị cào cắn chầy xước khắp mình mẩy, nhiều con cái bị giết chết và ăn thịt bởi bạn tình hung dữ.
Bù lại, nhiều con đực mất rất nhiều sức trong mùa sinh sản nên chúng bị giảm cân, rụng lông và chết chỉ vài tuần sau mùa giao phối.
Thay vì mất công tìm kiếm cơ quan sinh sản của bạn tình, rệp đực xông vào con cái rồi phóng tinh trùng vào dạ dày đối tác. Tinh trùng sau đó di chuyển trong dòng máu của rệp cái rồi đi vào cơ quan tiếp nhận tinh trùng và buồng trứng đang chờ đợi.
Mực ống có vẻ không phải là động vật quyến rũ nhất trong các loài, nhưng hóa ra chúng có thể là loài lập dị nhất. Mực ống phát quang Dana Octopus dùng những cái vòi sắc nhọn để chọc lỗ trên cơ thể bạn tình trước khi dùng một bộ phận trông như dương vật để bơm tinh trùng vào những vết cắt.
Mặt khác, mực Greater Hooked bỏ qua bước đâm vào bạn tình mà sử dụng chính tinh trùng để “đào hang” vào da mực cái nhờ một loại enzyme có tác dụng phân hủy mô.
Mực Sharpear Enope là loại mực chuyển đổi giới tính đầu tiên được biết tới. Một số con đực không chỉ có ngoại hình giống hệt con cái, mà thậm chí còn có tuyến sinh dục nữ. Lợi ích của sự biến đổi này vẫn khiến các nhà khoa học tranh cãi, nhưng một số người suy đoán rằng điều này cho phép mực đực tiến gần hơn tới mực cái mà không bị phát hiện.
Những chú hải cẩu con dễ thương có thể bị nghiền nát đến chết bởi một đám hải cẩu đực hung bạo khi chúng muốn giao phối. Điều này không hiếm khi xảy ra, nên một số nơi đã mất tới 2/3 số hải cầu vì thói quen này. Đó là lý do tại sao hải cẩu con lớn rất nhanh, vì càng lớn nhanh thì chúng càng có thể tránh bị nghiền nát đến chết.
Tất nhiên, không chỉ hải cẩu con thường gặp hiểm nguy. Hải cầu voi phía nam thường đè nát sọ của hải cẩu cái bằng xương hàm của chúng trong quá trình giao phối, và Hải cẩu sư (Monk Seal) cũng hay bị đè chết bởi những con động đực. Vì thế, những loài hải cẩu đang bị đe dọa nằm trong số ít động vật sẽ được uống thuốc ức chế ham muốn tình dục để hạn chế số lượng chết trong lúc giao phối.
Có hơn 350.000 loài bọ cánh cứng với các phương pháp sinh sản khác nhau đáng kể. Khi nói đến quan hệ tình dục bọ thì không loài nào có thói quen xấu như bọ cánh cứng. Đó là vì con đực có cái dương vật cực kỳ sắc nhọn nên luôn làm con cái bị thương trong lúc giao phối.
Theo các nhà nghiên cứu, chiếc dương vật đầy gai giúp con đực chiến thắng trong cuộc đua di truyền, vì những con có dương vật to nhất, sắc nhọn nhất cũng là những con giúp sinh sản ra nhiều con nhất.
Vậy tại sao con cái đồng ý giao phối với con đực mà chúng biết là sẽ cực kỳ đau đớn? Các nhà khoa học cho rằng bọ cánh cứng sống trong khí hậu khô cằn, tinh dịch do con đực xuất ra cung cấp cho chúng lượng hydrat hóa cần thiết. Khi con cái đã có lượng nước dồi dào, hứng thú giao phối của con cái giảm đáng kể. Và khi mọi thứ trở nên khô cằn, con cái trở nên khao khát “gần gũi” vô độ.
Sex có vẻ là điều dễ dàng hơn đối với các loài lưỡng tính, nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng. Tất cả sên biển đều lưỡng tính. Nhưng khi nói đến giun dẹp, chiến đấu để giành quyền làm bố có thể là nhiệm vụ vô cùng nguy hiểm.
Giun dẹp đực có dương vật hình dao găm và chúng thường sử dụng để kiếm thức ăn. Nhưng đến lúc muốn giao phối, hai con giun dẹp sẽ dùng kiếm đấu với nhau để tránh phải làm mẹ. “Chiến binh” bị đâm sẽ phải thực hiện “thiên sứ” làm mẹ, nghĩa là “kẻ bại trận” phải tốn khá nhiều công sức cho đàn con, trong khi kẻ chiến thắng tiếp tục được tận hưởng cuộc sống tự do.
Sên và ốc có cả cơ quan sinh dục đực và cái nên chúng phải chiến đấu với nhau như một điều tất yếu trong quá trình sinh sản.
Bộ phận sinh dục của những sinh vật này được giấu đằng sau cuống mắt. Vì chúng không thực sự có dương vật, mà phải thực hiện một trận chiến bắn cung để phóng những “phi tiêu tình yêu” vào nhau. Những phi tiêu phần lớn có thành phần là canxi và không chứa tinh trùng, nhưng có tác dụng khiến nạn nhân dễ tiếp nhận tinh trùng hơn.
Những phi tiêu tình yêu này có thể khá nguy hiểm, và một số nạn nhân đã bị bắn vào mắt và não. Tuy nhiên, nạn nhân vẫn sống sót, dù phải mang theo chiếc phi tiêu trong một thời gian.
Bắn phi tiêu không phải là hành vi kỳ lạ duy nhất của loại động vật không xương sống. Đối với loài Sên Chuối, với dương vật dài khoảng 15 – 20cm, gần tương đương với chiều dài cả cơ thể, dương vật của con sên lớn hơn thường bị mắc kẹt bên trong bạn tình. Đây là điều không may mắn, nhưng những bạn tình không đủ kiên nhẫn có thể khiến tình huống trở nên tồi tệ hơn khi chúng cắn đối tác để sớm được giải thoát.
Những con ong thường chết sau khi đốt người. Điều này cũng xảy ra với những con ong đực giao phối với ong chúa. Trước khi giao phối, ong chúa cần tiêu diệt hết tất cả chị em để đảm bảo vị trí đứng đầu không bị cạnh tranh của mình. Ong chúa chiến thắng sẽ giao phối với khoảng một chục ong đực.
Những con đực được giao phối với ong chúa là những con được chọn lựa kỹ càng từ hàng chục nghìn con ong trong vương quốc của ong chúa. Điều này nghe có vẻ những con ong đực được lựa chọn thật may mắn. Tuy nhiên, nhóm ong đực sẽ chết khi dương vật của chúng nổ tung trong lúc vẫn ở trong cơ thể ong chúa. Tinh trùng được đám ong này phóng ra sẽ được ong chúa sử dụng trong suốt cuộc đời để đẻ ra 1.500 trứng mỗi ngày trong suốt 3 năm trời.
Những góa phụ đen thường ăn thịt bạn tình của chúng, nhưng hóa ra đây không phải là hành vi bạo lực nhất trong quá trình giao phối của nhện. Nhện vằn đen vàng để bộ phận sinh dục của mình bị vỡ bên trong đối tác ngay trước khi tấn công và ăn thịt nhện đực.
Trong một thời gian dài, các nhà nghiên cứu tin rằng nhện cái làm thế là để chạy trốn. Nhưng hóa ra, bộ phận sinh dục bị phá vỡ không ảnh hưởng gì tới việc sinh vật đó tồn tại hay không tồn tại, mà khiến cho những bạn tình sau này của chúng ít có cơ hội truyền lại gen của mình. Những nhện đực có bộ phận sinh dục bị vỡ ăn thịt bạn tình nhanh hơn, khiến con đực có ít thời gian giao phối thành công.
Nhện vằn đen vàng không phải là loài duy nhất mất bộ phận sinh dục trong lúc giao phối. Nhện Tent Cobweb Weaver đực còn tình nguyên nhai một trong những bộ phận sinh dục của mình trước khi giao hợp nhằm đẩy nhanh quá trình truyền gen trong khi giao phối, từ đó thụ tinh cho trứng của con cái nhanh hơn trước khi đối thủ có cơ hội.
Bọ ngựa cầu nguyện (spraying mantis) ăn đầu của bạn tình trong khi giao phối, nhưng hành vi này không phải lúc nào cũng xảy ra. Đối với một số loài bọ ngựa, ăn đầu là giai đoạn quan trọng trong khi “ân ái”, vì nó giúp con đực xuất tinh nhanh hơn. Nhưng trong hầu hết các trường hợp, hành vi ăn thịt đồng loại ít khi xảy ra, chỉ chiếm 5 – 31% số lần giao phối. Con cái chỉ ăn con đực khi đói và cần thêm chất bổ để tiếp tục sống.
Nếu hành vi ăn thịt đồng loại không xảy ra thì quá trình giao phối của bọ ngựa có thể coi là lãng mạn, vì chúng có điệu nhảy giao phối kéo dài và hành vi dùng râu để vuốt ve.
1. Hà mã đực quyến rũ con cái bằng cách dùng đuôi của mình rẩy phân lên nàng.
2. Sán dẹt là loài lưỡng tính, chúng có cả bộ phận sinh dục đực và cái. Vì thế, đến mùa sinh sản, chúng dùng “thằng bé” của mình để đánh nhau và con nào thua sẽ làm con cái.
3. Khi quan sát loài muỗi vằn tình tứ với nhau, ta cứ tưởng chúng đang “hôn nhau” đắm đuối. Sự thật phũ phàng là, con cái đang dùng vòi của mình để hút dưỡng chất từ cơ thể con đực.
4. Trong mùa giao phối, cá vảy chân đực sẽ “cắm” mình của nó vào thân con cái. Giống như kẻ ăn bám, nó sống nhờ vào thức ăn từ cá vảy cái. Cũng trong tư thế ấy, khi “nàng” đã sẵn sàng đẻ trứng, nó sẽ thụ tinh cho trứng của con cái.
5. Cá cichlid “giao phối bằng miệng”. Cá đực thụ tinh cho những cái trứng khi chúng nằm trong miệng cá cái.
6. Sên (sâu nhớt) đực có “kiếm” lớn đến nỗi, nó phải tìm 1 bạn tình có kích cỡ tương đương nếu như không muốn bị nàng nuốt mất “kiếm”.
7. Rắn red side garter cái là loài vất vả nhất trong mùa giao phối. Vào mùa này, chúng tổ chức cuộc truy hoan rất quy mô với hàng trăm con đực được “tiếp đãi” chỉ bởi 1 con cái.
8. Rệp lại có cách giao phối khá bạo lực và đau đớn: con đực dùng “kiếm” của mình đâm mạnh vào bụng con cái.
9. Nhím có phong cách giao phối khá bẩn. Nhím đực dùng nước tiểu của mình tắm cho bạn tình trước khi “hành sự”.
10. Bạch tuộc đực phải chịu mất mát vì mỗi lần giao phối, “kiếm” của chàng lại đứt lìa. Tuy nhiên, chúng sẽ mọc lại vẹn nguyên vào mùa giao phối sau.
1. Cá sấu "tán tỉnh" đối phương một cách cưỡng bức. Cá sấu đực không cần sự đồng ý của "đối phương" mà trực tiếp "nhập cuộc" luôn. Khi cá sấu đực tìm được "một nửa" phù hợp, nó sẽ "chạy nhảy" như phát điên, thậm chí còn lật ngược cả 4 chân lên trời vì thích thú. Sau đó, nó bò về phía cá sấu cái, bộc lộ rõ sự ham muốn. Nó dùng chân trước bám chặt vào cổ cá sấu cái, vặn thân sang một bên để giao phối.
2. Con giun có mắt, không có tai, cũng không có mũi, nhưng lại rất thính. Thời điểm giao phối của chúng là khi mới chớm xuân. Đặc biệt, chúng thích dùng tư thế 69 ^^. Có thể kết luận một câu với loài động vật này: Ngay khi sinh ra chúng đã hiểu "chuyện" và biết mình phải làm gì!!!
3. Hải cẩu là loài động vật bậc thầy về chuyện "yêu" và trăng hoa nhất trong thế giới động vật. Suốt khoảng thời gian giao phối kéo dài 4 tháng, hải cẩu đực có thể làm chuyện ấy với hàng trăm con cái, mỗi lần giao phối, nó có thể lên đỉnh 2-3 lần.
4. Ong là loài động vật có tư tưởng "phong kiến" nhất trong chuyện ấy. Sau khi giao phối, ong đực sẽ cất bộ phận sinh dục của mình trong cơ thể ong cái để tránh việc ong cái tiếp tục quan hệ với ong đực khác. Chiêu này quả thực là cao tay!
5. Mực. Đến mùa giao phối, mực đực và mực cái sẽ có một trận chiến vô cùng khốc liệt. Mực cái sẽ khống chế mực đực, sau đó buộc "cậu nhỏ" có chứa tinh dịch của "nạn nhân" vào trong âm đạo mực cái. Quá trình giao phối, "cậu nhỏ" của mực đực sẽ bị mực cái giựt đứt ra từng đoạn - một sự hy sinh thật lớn lao. Tuy nhiên, "của quý" mực đực sẽ mọc lại nguyên vẹn trong mùa giao phối lần sau
6. Ốc đồng
Ốc đồng có cùng lúc hai bộ phận sinh dục đực và cái, cho nên chuyện ấy cũng rất đặc biệt. Giả sử dưới đồng đang có hai con ốc giao phối với nhau, con thứ 3 tiến đến, nó sẽ tiếp tục "chèn" bộ phận sinh dục của mình vào con ốc phía trước, cứ như vậy sẽ tạo thành một chuỗi giao phối cũng nên.
7.Rắn
Rắn đực có hai dương vật, khi giao phối chúng chỉ sử dụng một dương vật. Một rắn đực có thể giao phối với nhiều rắn cái, trong khi rắn cái chỉ giao phối một lần. Thời gian giao phối có thể kéo dài từ nửa giờ đến vài giờ hoặc hơn thế. Sau khi giao phối, tinh trùng nằm trong ống dẫn trứng của rắn cái nhiều tháng đến vài năm.
Một số loài rắn có những cuộc truy hoan rất quy mô với hàng trăm con đực "tiếp đãi"... một con cái trong mùa sinh sản.
8. Chim cánh cụt
Chim cánh cụt là loài động vật mà con cái "ngoan", con đực cũng "ngoan", chúng đến với nhau bằng tình yêu chân thành chứ không đơn giản chỉ nhằm mục đích giao phối như bao loài động vật khác. Mùa giao phối cũng là dịp gặp gỡ của hàng nghìn chim cánh cụt. Trong "biển" chim đông nghịt đó, chúng tìm cho mình một người bạn "tâm giao", khi tìm được rồi, chúng sẽ không ngừng làm... "chuyện ấy". Cho đến khi cả hai thực sự thuộc về nhau, chúng sẽ sinh ra những đứa con dễ thương.
http://ione.vnexpress.net/tin-tuc/balo-teen/2012/08/33969-dong-vat-giao-phoi-nhu-the-nao.html
Dolphin
1. Tinh tinh bonobo (Pygmy chimpanzee) - Loạn dâm
Về vấn đề tình dục, tinh tinh lông đen giống con người nhất so với các loài động vật khác. Ngoài việc mặt đối mặt giao phối, chúng còn sử dụng các hành vi âu yếm như ôm hôn nhau. Mỗi đàn tinh tinh được thành lập dựa trên cơ sở giới tính. So với chúng, người La Mã cổ đại chỉ như một tập đoàn người làm những điều quá cũ trong vấn đề tình dục.
Vào thời kì cần giải quyết tranh chấp, tinh tinh không dùng vũ lực mà dùng khả năng tình dục của mình. Ngoài ra, đó còn là cách chào hỏi của chúng với đối phương, xin lỗi và yêu cầu nhận được thức ăn dư thừa. Trong đàn tinh tinh, khát khao tình dục không giới hạn giữa những con khác giới, chúng có thể cùng nhau “tự sướng”, thậm chí quan hệ đồng giới. Đối với những con cái trong đàn, ngoài những đứa con gái của mình, chúng có thể cùng “vui thú” với bất kì con của đồng loại nào khác.
2. Cá vảy (angler fish) - Cá đực kí sinh trên cá cái nhiều năm
Các nhà khoa học không thể lí giải được tại sao họ chỉ phát hiện thấy cá cái. Ngạc nhiên hơn nữa, hai mặt của hầu hết các con cá cái đều có những vết sưng tấy kì lạ. Qua nghiên cứu nhiều năm, các nhà khoa học đã phát hiện những vết sưng tấy này là di cốt của cá đực để lại. Con cá đực có thân hình rất nhỏ, khi tiến hành giao phối, chúng bị mất hệ thống tiêu hóa. Thân hình cá đực chỉ khoảng 6,35 mm, cũng là một trong những loài được biết đến với kích thước nhỏ nhất. Nếu như so sánh, kích thước của cá cái gấp 500.000 lần cá đực.
Để có thể sinh tồn, cá đực buộc phải kí sinh trên người cá cái. Cá đực cắn vào cá cái và tiết ra một loại enzim, thẩm thấu qua da và hòa vào con cái. Thông qua phương pháp này, tinh trùng cá đực có thể xâm nhập cơ thể con cái, đồng thời nhận được dinh dưỡng của con cái. Nhưng, con đực sẽ nhanh chóng chết đi, để lại một khối lượng tinh hoàn đủ để cá cái thụ tinh. Trên thân cá cái có tới 8 túi tinh hoàn như vậy.
3. Cá hề - Có thể biến đổi giới tính.
Nếu bạn là một con cá hề, bạn không cần phải lo lắng về vấn đề giới tính. Nét đặc sắc này của cá hề khiến chúng trở nên “không đực không cái”, một con có cả hai giới. Cá hề sống thành đàn, ngoài những con thành đôi thành cặp còn có những con cá không giao phối.
Cá hề cái thân hình lớn, thật sự không phải vì sự phát dục nữ tốt mà vì một điều rất đáng ngạc nhiên sau đây. Nếu không tìm được con cái nào, con đực lớn nhất trong cả đàn sẽ đổi giới tính, thành cá cái. Trong thời gian đó, con lớn thứ hai phát triển thành con đực có thể “thành thục giao phối” tiến hành “chuyện ấy” với con vừa biến đổi, chịu “cấm dục” cho đến khi con cái giao phối chết đi. Trong phim “đi tìm Nemo” nếu người mẹ bị kẻ thù ăn mất, bố của Nemo sẽ biến đổi giới tính để trở thành mẹ.
4. Linh cẩu (Proteles cristatus) - Con cái có dương vật giả
Kích thước và hình dáng bên ngoài âm vật của linh cẩu cái không khác gì dương vật của con đực, có lúc đạt đến 18 cm, thậm chí có thể cương cứng như dương vật thật. Môi âm hộ có thể dính vào nhau, nhìn giống như một bao tinh hoàn. Vì vậy người bình thường rất khó nhận ra đâu là con cái, đâu là con đực.
Khi giao phối, con đực sẽ cọ xát và xuyên thẳng dương vật vào dương vật giả (âm vật) của con cái. Đối với con cái, sự sinh sản là cơn ác mộng, một trong số mười con sinh ra sẽ chết vì thiếu dưỡng khí. Những con yếu thế sẽ bị chính anh chị em của mình giết chết.
Một con linh cẩu chỉ có một người bạn đời, ngay cả khi không còn sinh nở nữa, chúng vẫn không rời nhau, sống như vậy tới già.
5. Rắn viền đỏ (Thamnophis sirtalis) - 30.000 con "giao ban" hỗn giao
Hành vi giao phối của loài rắn này được coi là một trong những hành vi “điên loạn” nhất của thế giới động vật. Mỗi năm chúng “tổ chức” một lần tụ họp giao phối, cũng là thời kỳ rắn cái ngủ đông tỉnh giấc. Sau khi tỉnh, rắn cái phát ra một loại kích thích tố - tín hiệu đặc biệt thu hút hàng trăm hàng nghìn con rắn đực. Đỉnh điểm của cuộc truy hoan có thể thu hút 30.000 con tham gia, chúng bao bọc chồng lên nhau, tạo nên một cảnh tượng hỗn độn. Càng khiến người ta khó tin hơn là rắn đực cũng có lúc phát ra kích thích tố và tạo nên “bữa tiệc sex” hoành tráng.
Dương vật cá sấu luôn sẵn sàng 'lâm trận'
Một nghiên mới phát hiện, dương vật của cá sấu đực luôn trong tình trạng cương cứng, sẵn sàng “chiến đấu” và được giấu bên trong cơ thể của nó.
|
Cá sấu đực không cần bơm căng dương vật trước giao phối vì “cậu nhỏ” của chúng luôn ở trạng thái “giương nòng”, ẩn giấu bên trong cơ thể. |
Các nhà khoa học đã khám phá ra một khác biệt rất lớn giữa dương vật của cá sấu châu Mỹ với “cậu nhỏ” của đa số những động vật khác.
Dương vật của loài bò sát này được cấu tạo từ các mô xơ, dai cứng, liên tục ở trạng thái “giương nòng” cực điểm bên trong đường sinh sản của chúng và đẩy ra khỏi cơ thể trong lúc giao phối.
Điều này có nghĩa là, cơ quan sinh sản của cá sấu đực không thay đổi hình dạng hoặc kích thước khi ham muốn và cũng không đòi hỏi việc bơm căng “cậu nhỏ” lúc giao ban.
Theo nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Anatomical Record, khi giao phối, cá sấu đực phóng “cậu nhỏ” ra khỏi cơ thể và thu nó về với tốc độ tương đương nhau.
"Cậu nhỏ" của cá sấu đực dài khoảng 7cm, màu trắng, luôn sẵn sàng "chiến đấu" bằng cách bật nảy ra ngoài qua lỗ bài tiết. Nguồn: Youtube
“Hiện tượng này thực sự thú vị và kỳ lạ, rất khác so với bất cứ thứ gì chúng ta đã thấy ở các động vật có xương sống”, tiến sĩ Diane Kelly, một chuyên gia giải phẫu đến từ trường Đại học Massachusetts (Mỹ) và là tác giả của nghiên cứu, nhận xét.
Bà Kelly cho biết, tới đầu thế kỷ 20, các nhà khoa học đã có bản mô tả về dương vật của cá sấu nhưng thừa nhận không hay biết cơ chế hoạt động của nó.
Bà Kelly đã nghiên cứu nhiều cá thể cá sấu châu Mỹ và thông qua giải phẫu kỹ lưỡng đã phát hiện một “cậu nhỏ” màu trắng, dài khoảng 7cm ẩn giấu bên trong đường sinh sản và lỗ bài tiết của cá sấu đực. Nhà nghiên cứu này cũng nhận thấy, do chứa đầy collagen, “cậu nhỏ” của cá sấu trở nên quá cứng cho việc thổi phồng trước giao phối.
“Lượng lớn collagen ở thành và trung tâm dương vật cá sấu làm chắc cứng toàn bộ cấu trúc. Vì vậy, nó có thể dễ dàng bật ra ngoài để giao phối và nhanh chóng rút về như cũ sau khi cuộc ân ái hoàn tất”, bà Kelly lý giải thêm.
“Cậu nhỏ” của cá sấu bật nảy ra ngoài cơ thể thân chủ nhờ một nhóm cơ nhất định và rút về chỗ ban đầu khi con vật thả lỏng các cơ với sự trợ giúp của các gân “cao su” ở gốc dương vật.