0913 840 746
Thứ tư, ngày 22 tháng 01 năm 2025
TÌM KIẾM
TIN MỚI Y HỌC
80% BỆNH NHÂN UNG THƯ VN ĐẾN BỆNH VIỆN Ở GIAI ĐOẠN CUỐI
Mỗi năm VN có 200 ngàn bệnh nhân ung thư mới, 70 ngàn người bệnh ung thư tử vong. Trong đó, đến 80% bệnh nhân ung thư ở VN đến bệnh viện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Việt Nam có 160.000 ca ung thư/năm: Vì sao ăn bẩn, độc
Mỗi năm Việt Nam có từ 130 nghìn đến 160 nghìn trường hợp mắc mới, trong đó có khoảng 85 nghìn đến 115 nghìn người tử vong do căn bệnh này.
Công bố danh sách “làng ung thư”
Theo dự án Điều tra, tìm kiếm nguồn nước hợp vệ sinh phục vụ cấp nước sinh hoạt cho một số làng ung thư của VN, các nguồn nước ăn uống, sinh hoạt tại 37 làng ung thư đều ô nhiễm nặng.
Triclosan trong kem đánh răng Colgate: vạch trần hàm lượng nguy hiểm sức khỏe
Từ sau khi Triclosan được nhiều nghiên cứu khoa học công bố là làm tăng nguy cơ ung thư, nhiều hãng sản xuất hóa mỹ phẩm đã loại bỏ nó trong thành phần sản phẩm. Chất này bị cấm ở nhiều nước Âu Mỹ. Tại Việt Nam, Triclosan cũng không còn được sử dụng trong các sản phẩm kem đánh răng, trừ Colgate. Đáp lại mối lo ngại của người tiêu dùng, Bộ Y tế cho biết Triclosan được phép sử dụng nếu hàm lượng không vượt ngưỡng 0,3%.
Cung cấp thuốc kém chất lượng, công ty dược của Mỹ bị rút giấy phép
Ngoài việc bị rút giấy phép hoạt động, Công ty Ronbinson Pharma, Inc (Mỹ) phải nộp phạt 80 triệu đồng vì sản xuất thuốc kém chất lượng, trong đó có nhiều lô glucosamine
HOANG MANG VỚI VỎ THUỐC-GELATINE
Gelatin có trong mô liên kết, xương, da của động vật và là sản phẩm được sản xuất từ da heo, da bò. Từ da heo, bò, collagen được thủy phân hóa một phần để biến thành gelatin. Như vậy để bào chế thuốc là viên nang phải có vỏ nang được chế tạo từ nguyên liệu là gelatin. Và gelatin dùng trong ngành dược sản xuất thuốc phải là gelatin dược dụng.
Kem đánh răng nào ở VN có chất gây ung thư triclosan?
Khảo sát của Kiến Thức về các sản phẩm kem đánh răng hiện nay: đều ghi rõ thành phần, không ghi hàm lượng. Câu hỏi đặt ra: chất triclosan gây ung thư chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

ĐƯỜNG DÂY NÓNG

0913 840 746

GĐ : NGUYỄN CÔNG KHUÔNG

[email protected]

TƯ VẤN TRAO ĐỔI

Phuongtd Thao

TƯ VẤN - HỖ TRỢ
THỐNG KÊ TRUY CẬP
228
Đang online: 1
Truy cập hôm nay: 68
Truy cập hôm qua: 93
Truy cập trung bình: 57
Tổng số truy cập: 228
Your IP : 3.147.78.249
Giải Phẩu

Chương hai: HỆ XƯƠNG VÀ DA

Chương hai: HỆ XƯƠNG VÀ DA 
 
       Cấu trúc nâng đỡ cơ thể con người là một công trình phức hợp tuyệt vời, được thiết kế để tạo ra sức bền và tính cơ động tối đa. Mỗi xương có một hình dáng đặc biệt vì nó có vai trò riêng. Trong các bộ phận đó của bộ xương, những nơi được yêu cầu phải linh hoạt hơn thì sụn được thay thế cho xương, mà các khớp nối và dây chằng của xương làm cho bộ xương trở thành một bộ máy có rất nhiều khớp bao bọc bên ngoài cơ thể - Da thật sự là một cơ quan lớn nhất trong cơ thể. Nó không chỉ bảo vệ các cơ quan bên trong khỏi tổn hại mà còn giúp điều hòa thân nhiệt.
 
                               
      
 
                                                                                    Bộ xương nam giới                                                                              
 
 

 
 
                        Bộ xương nữ giới
 
Bên phải : Nam và nữ có số xương giống nhau – khoang 206 xương. Nhưng nói chung bộ xương nữ nhỏ và nhẹ hơn.Để chứa được thai nhi đang phát triển trong suốt thời gian mang thai, khung chậu của phụ nữ có dạng thuyền (hình chậu) càng ngày càng nở rộng, làm cho bên hông có hình dạng đặc thù. Tuy nhiên đôi vai của phụ nữ tương đối hẹp.Ở   nam giới có kích thước ngược lại : đôi vai rộng và hông thon hẹp.
 
XƯƠNG VÀ SỤN
 

Cấu trúc của xương 

 
        Bộ xương của người trưởng thành trung bình có khoảng 206 xương tạo nên. Xương có một lớp ngoài cứng , dày, chắc chắn và bên trong có tủy xương. Chúng bền và chắc như bê tông và có thể chịu đựng các trọng lực lớn mà không bị cong, gãy hoặc nghiền nát. Được liên kết với nhau bằng các khớp và di chuyển bằng các cơ được gắn ở hai đầu, các xương cung cấp khung để bảo vệ các bộ phận mềm và mỏng manh của cơ thể trong khi vẫn cho phép linh hoạt tronng chuyển động. Thêm vào đó, bộ xương còn là khung hay giàn mà các bộ phận khác của cơ thể được treo và chống đỡ.
       Giống như mọi bộ phận khác trong cơ thể, xương được tạo nên bởi các tế bào. Các tế bào này thuộc một kiểu tạo thành cái được gọi theo thuật ngữ. Kỹ thuật là khung mô sợi, một chất liệu nền tương đối mềm và dẻo. Bên trong khung này, có một mạng lưới chất liệu cứng hơn mà tạo ra kết quả cũng gần giống như bê tông, với rất nhiều “đá” (tức là chất liệu cứng) cung cấp độ bền cho nền “xi măng” của mô sợi. Sản phẩm cuối là một cấu trúc vô cùng chắc chắn với tính dẻo dai đáng kể.
 
A. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA XƯƠNG.
 
 
  

 Xương và sụn  

 
       Khi xương bắt đầu phát triển chúng hoàn toàn rắn chắc. Chỉ ở giai đoạn thứ hai làm chúng bắt đầu phát triển các trung tâm rỗng. Làm rỗng một ống vật liệu chỉ làm giảm rất nhỏ độ bền của nó, trong khi đó giảm rất nhiều trọng lượng. Đây là một quy luật cơ bản về kỹ thuật cấu trúc mà tạo hóa tận dụng đầy đủ trong việc thiết kế xương. Các trung tâm rỗng chứa đựng tủy xương, ở đó là nơi sản xuất các tế bào máu.
       Dường như một điều ngạc nhiên khi một em bé mới sinh trong cơ thể của nó chứa nhiều xương hơn một người trưởng thành. Lúc mới sinh, khoảng 350 xương tạo thành một bộ khung nhỏ bé.Qua nhiều năm số xương này nối lại với nhau thành các đơn vị lớn hơn. Xương sọ em bé là một thí dụ điển hình về điều này. Trong suốt quá trình sinh ra, nó bị đẩy lọt qua một ống hẹp. Gỉa sử xương sọ cứng như của người lớn thì nó sẽ kho6nng thể nào đưa em bé chui qua chỗ thoát khung chậu của mẹ. Các thóp hay những kẻ hở giữa các phần khác nhau của xương sọ, cho phép nó được ôm khít một cách đầy đủ để tự điều chỉnh đến ống sinh. Sau khi sinh các thóp này dần dần đóng lại.
       Bộ xương của một đứa trẻ được tạo nên không chỉ bằng xương mà còn bằng sụn – một loại mô liên kết mềm dẻo hơn nhiều. Khi cơ thể tăng trưởng, sụn cứng dần thành xương – một quy trình có tên là sự cốt hóa tiếp diễn đều đặn đến tuổi trưởng thành.
       Sự tăng trưởng xảy ra bằng sự tăng thêm chiều dài của các xương tay, chân và xương sống. Các xương dài của tay chân có một đĩa tăng trưởng ở mỗi đầu và đây là nơi mà sự tăng trưởng xảy ra. Đĩa tăng trưởng này được tạo ra bằng sụn hơn là xương và vì lí do này vùng đĩa tăng trưởng trở thành xương cứng rắn.,chiều dài của xương sẽ không tăng thêm nữa. Các đĩa tăng trưởng biến thành xương cứng hoặc nối vào tất cả các xương khác của cơ thể theo một trật tự sắp đặt sẵn. Cho đến khoảng 20 tuổi thì xương đạt đến sự trưởng thành đầy đủ.
       Kích thước bộ xương người thay đổi rất sinh động trong thời gian bộ xương hoàn thiện. Đầu của phôi 6 tuần tuổi dài như thân của nó. Lúc sinh đầu vẫn còn lớn cân xứng với thân, nhưng điểm giữa đã thay đổi từ cằm em bé đến rốn. Ở người trưởng thành, đường giữa của thân chạy qua lớp mu, hay chỉ ngay ở phía trên cơ quan sinh dục ngoài.
       Nói chung xương phụ nữ nhỏ và nhẹ hơn xương đàn ông. Khung chậu phụ nữ rộng hơn theo tỉ lệ cân xứng và nó cung cấp chỗ cho thai phát triển trong suốt thời gian mang thai. Đôi vai đàn ông rộng hơn và khung xương sườn dài hơn, nhưng trái ngược với sự tin tưởng phổ biến,đàn ông và phụ nữ có số xương sườn bằng nhau.
       Một đặc điểm quan trọng và đáng chú ý của các xương là khả năng phát triển thành hình dạng thẳng. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các xương dài chống đỡ tay, chân. Ở mỗi đầu xương, chúng rộng hơn ở giữa và điều này cung cấp thêm sự liên kết ở khớp, nơi mà nó cần thiết nhất. Hình dạng này gọi theo thuật ngữ kỹ thuật là tạo mô hình, được xây dựng đặc biệt trong thời gian tăng trưởng và luôn luôn tiếp tục về sau.
 
B. CÁC HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC KHÁC NHAU: 
 

Cấu trúc xương cánh tay và đốt sống  

 

Khung xương sườn phía sau 

 

Khung xương sườn phía trước

 
       Có một vài kiểu xương khác nhau, mỗi kiểu được thiết kế để thực hiện theo nhiều cách khác nhau. Các xương dài, tạo thành tay chân chỉ đơn giản là các xương cứng hình trụ với bên trong là tủy xương, xốp, mềm. Các xương ngắn, thí dụ được thấy ở cổ tay và cổ chân (mắt cá) về cơ bản có hình dạng tương tự như xương dài nhưng thấp hơn, cho phép có nhiều chuyển động mà không mất sức mạnh.
       Các xương dẹp bao gồm một dạng xương cứng có một lớp xương xốp ở giữa. Chúng dẹp để tạo công cụ che chắn (như đối với xương sọ) hoặc một diện tích rộng tạo chỗ bám cho các cơ nào đó (như đối với các xương bả vai).
       Kiểu xương cuối cùng là xương lồi lõm gồ ghề, có một vài hình dạng khác nhau được thiết kế đặc biệt cho công việc nó thực hiện. Thí dụ : các xương cột sống có hình dạng tạo ra sức sống. Và các xương tạo nên cấu trúc của xương mặt được làm rỗng thành các xoang chứa đầy khí để tạo sự nhẹ nhàng thêm.
C. SỤN :
       Sụn là một bộ phận trơn, cứng nhưng dỏe dai trong hệ xương của cơ thể. Ở những người trưởng thành sụn được thấy chủ yếu trong các khớp và bao bọc các đầu xương và tại các điểm chiến lược khác trong bộ xương nơi mà tính chất cứng, trơn và dẻo dai của nó được cần đến nhất.
       Cấu trúc của sụn không giống nhau xuyên suốt bộ xương. Cơ cấu của nó thay đổi theo nhiệm vụ riêng biệt mà nó phải làm. Tất cả các sụn được cấu tạo bởi một cấu trúc nền, hoặc chất cơ bản trong đó có các tế bào gắn vào, cộng với các sợi hình thành từ protein gọi là chất tạo keo (collagen) và đàn hồi. Độ đậm đặc của sợi thay đổi trong các loại sụn khác nhau, nhưng tất cả các loại sụn giống nhau ở chỗ nó không có chứa mạch máu. Thay vào đó, nó được nuôi dưỡng bằng các chất dinh dưỡng rải rộng khắp màng sụn và làm trơn bằng dịch hoạt dịch được tạo ra bởi các màng lót khớp
       Tùy theo các loại đặc tính vật lý khác nhau của chúng, các loại sụn khác nhau được gọi là sụn trong, sụn sợi và sụn đàn hồi.
D. SỤN TRONG (SỤN TRONG SUỐT) :
       Sụn trong là một mô mờ trắng, xanh và thuộc trong ba loại, các tế bào và sợi ít nhất. Các sợi mà có trong sụn đều cấu tạo bằng chất tạo keo (collagen).
       Sụn này tạo thành bộ xương của phôi và có khả năng tăng trưởng vô cùng lớn, điều đó cho phép một em bé chỉ từ khoảng 45cm phát triển thành một người cao 1,8m. Sau khi sự tăng trưởng hoàn thành, sụn trong còn lại một lớp rất mỏng, chỉ 1 – 2 mm ngang qua trên các đầu xương, nơi mà nó lót các bề mặt xương ở các khớp.
       Sụn trong cũng có rất nhiều trong đường hô hấp, nơi nó tạo thành đầu mũi và các vòng cứng mà dẻo bao quanh khí quản cũng như các ống lớn (phế quản) dẫn đến hai lá phổi, ở đầu các xương sườn, các thanh sụn trong tạo thành chỗ nối giữa các xương sườn và xương ngực, vai trò của chúng cho phép ngực nở ra và co lại trong khi thở.
       Trong thanh quản, các sụn trong không chỉ liên quan đến sự nâng đỡ, mà còn liên quan đến sự tạo ra tiếng nói. Khi chúng chuyển động, chúng điều khiển số lượng không khí đi qua thanh quản và do đó cường độ giọng nói được phát ra.
E. SỤN SỢI (SỤN XƠ) :
       Loại thứ hai là sụn sợi được cấu tạo bởi nhiều bó chất tạo keo cứng làm cho nó vừa đàn hồi vừa có khả năng chịu đựng sự nén. Cả hai phẩm chất này cần nhiều ở vị trí mà sụn sợi có nhiều nhất, cụ thể là ở giữa các xương cột sống.
       Trong cột sống mỗi xương hay đốt sống được ngăn cách với đốt sống kế cận bằng một đĩa sụn sợi. Các đĩa này làm cho cột sống giảm bớt được chấn động mạnh và giúp cho bộ xương người được giữ thẳng đứng. Mỗi đĩa được cấu tạo bởi một lớp ngoài sụn sợi bao bọc một chất sền sệt như xi rô. Phần sụn của đĩa có một bề mặt trơn. Ngăn ngừa xương bị mài mòn trong khi chuyển động, trong khi đó chất dịch đóng vai trò như một chất giảm sốc tự nhiên.
       Các xương cánh tay gồm có : xương cánh tay của cánh tay trên và xương quay, xương trụ của cánh tay dưới. Khuỷu tay nối cánh tay trên và dưới lại với nhau là một khớp kết hợp ; một khớp bản lề nối xương cánh tay với xương trụ và một khớp chỏm (khớp cầu - ổ) nối xương cánh tay đến xương quay.
       Sụn sợi cũng dùng như một dạng nối cứng giữa các xương với dây chằng, ở đai hông, nó nối hai phần của hông lại với nhau ở khớp nối có tên là khớp mu. Ở phụ nữ sụn này đặc biệt quan trọng bởi vì nó được các hoómon của thai kì làm cho mềm để cho phép đầu em bé chui qua.
F. SỤN ĐÀN HỒI :
       Thứ ba là loại sụn đàn hồi, lấy tên này vì sự có mặt của các sợi elastic cũng như chất tạo keo bên trong cấu tạo của nó. Các sợi elastic tạo cho sụn đàn hồi một màu vàng đặc biệt. Chắc mà mềm, sụn đàn hồi tạo thành nắp mô được gọi là tiểu thiệt, bộ phận này đậy lên lối thông khí khi thức ăn được nuốt vào. Sụn đàn hồi cũng tạo thành bộ phận đàn hồi của tai ngoài và còn nâng đỡ các vách ống dẫn đến tai giữa và các vòi Eustache nối mỗi tai với với phía sau họng. Cùng với sụn trong sụn đàn hồi cũng tạo nên sự chống đỡ và các bộ phận phát âm của thanh quản.
G. CẤU TRÚC CỦA BỘ XƯƠNG :
 
 

Xương bàn tay 

 
 

Xương chân và hông 

 
 

Cấu trúc của tay và chân

 
       Mỗi bộ phận khác nhau trong bộ xương được thiết kế để thực hiện một nhiệm vụ riêng biệt. Hộp sọ bảo vệ não, mắt và tai. Gồm 29 xương trong hộp sọ, 14 xương tạo thành khung cơ sở cho mắt, mũi, xương gò má và hàm trên, hàm dưới. Xem xét hộp sọ cho thấy các đặc điểm dễ bị tổn thương của mặt được các xương này bảo vệ như thế nào. Các hốc mắt sâu có trán nhô ra bảo vệ các cơ cấu tinh vi phức tạp của mắt. Bộ phận nhận biết mùi vị của khu vực khứu giác cũng vậy, được giấu kín cao lên phía sau lỗ mũi trung tâm trong hàm trên.
       Một đặc điểm nổi bật của hộp sọ là kích thước của hàm dưới. Có khớp nối để cử động, nó tạo thành phương tiện nghiền thức ăn lý tưởng khi nó tiếp xúc với hàm trên qua răng. Mặc dù xương mặt được bao bọc bằng cơ, các dây thần kinh và da, nhưng không đến nổi khó nhận thấy các hàm được lắp vào nhau hiệu quả như thế nào. Một thí dụ khác về cách sắp đặt khéo léo là vùng mặt vững chắc hơn xung quanh mắt và mũi để ngăn ngừa các xương mặt bị đập mạnh hoặc là từ phía sau dưới xương sọ hoặc về phía trên.
       Xương sống được tạo nên bởi một chuỗi xương nhỏ khá giống các cuộn chỉ, gọi là đốt sống và tạo thành trục tâm của bộ xương. Nó có sức mạnh to lớn, nhưng vì nó là một cái cây được tạo nên bởi các đoạn nhỏ, thay vì là một khúc xương rắn chắc, nó cũng rất mềm dẻo. Điều này cho phép chúng ta cuối xuống, chạm các ngón chân của chúng ta và tự giữ thân thẳng đứng. Đốt sống còn bảo vệ dây cột sống được gọi là xương cụt. Ở một số động vật như chó và mèo, nó dài hơn rất nhiều và tạo thành một cái đuôi.
       Khung xương sườn được tạo nên bởi các xương sườn ở các phía, cột sống ở phía sau và xương ngực hay xương ức ở phía trước. Các xương sườn được gắn vào xương sống bằng các khớp đặc biệt cho phép chuyển động khi thở. Ở phía trước chúng được gắn vào xương ức qua một miếng sụn. Hai xương sườn thấp nhất (thứ 11 và 12) chỉ gắn ở phía sau lưng vì quá ngắn nên không nối vào xương ức. Các xương này thường được gọi là xương sườn di động và có một chút quan hệ với sự thở. Xương sườn thứ nhất và thứ hai được nối chặt chẽ với xương đòn và tạo thành chân cổ gần một số dây thần kinh và mạch máu lớn đi qua trên đường của chúng đến cánh tay. Khung xương sườn được thiết kế để bảo vệ tim và phổi nằm bên trong nó, vì làm tổn thương các cơ quan này có thể dẫn đến tử vong.
 
H. TAY CHÂN VÀ KHUNG CHẬU :
 
 
 
       Hai cánh tay được nối vào trục trunng tâm của cột sống bằng đai vai được tạo nên bởi xương bả vai và xương đòn. Xương lớn của cánh tay trên được gọi là xương cánh tay và được nối ở cùi chỏ (khuỷu tay) đến hai xương của cẳng tay : xương quay và xương trụ. Bàn tay được cấu tạo bằng nhiều xương nhỏ. Điều này có thể giúp chúng ta nắm chặt các đồ vật và thực hiện những động tác khéo léo, phức tạp mà mỗi bộ phận trong bàn tay chuyển động theo một cách khác nhau nhưng phối hợp rất lớn.
       Hai chân được gắn vào xương sống bằng khung chậu, khung này được tạo thành từ một nhóm xương rất chắc chắn. Phía sau xương chậu được tạo thành từ xương cùng. Nối vào mỗi bên xương cùng là một xương hông to lớn, phía trên xương hông uốn cong có thể sờ thấy bề mặt cơ thể một cách dễ dàng. Các khớp cùng chậu thẳng đứng giữa xương cùng và xương chậu được làm cho cứng rắn bằng các sợi và kèm chặt bằng hàng loạt dây chằng đan chéo nhau. Ngoài ra, các bề mặt của xương hơi khía hình V (chữ v) sao cho chúng vừa khít nhau giống như một kiểu lắp ghép liên kết không chặt, vì vậy tạo thêm sự vững chắc.
 
       Đi xuống khoảng 2/3 mỗi xương hông là một hốc sâu, đó là ổ cối được tạo hình hoàn hảo để chứa được cầu tròn ở đầu xương đùi, xương dài nhất trong cơ thể. Bên dưới hốc này, xương hông cong vòng tròn hướng về phía trước cơ thể. Phần thuộc khung chậu này là xương mu và nó được bổ sung bằng một vòng xương gọi là ụ ngồi, tạo thành nền tảng của mông. Ở phía trước cơ thể, hai xương mu nối với nhau tại khớp mu (đã giải thích ở trên). Đệm lót điểm nối giữa hai xương là một đĩa sụn, tức đĩa giữa mu. Nhiều dây chằng kèm chặt khớp và còn chạy từ phần trên của nó đến xương hông để giúp giữ khung chậu vững chắc.
       Ở bắp chân có hai xương : xương chầy và xương mảnh hơn là xương mác. Bàn chân giống như bàn tay, được tạo nên bằng sự sắp xếp phức tạp của các xương nhỏ. Điều này làm cho chúng ta có thể đứng vừa vững vàng vừa thoải mái, còn đi và chạy mà không bị ngã.
CÁC KHỚP VÀ DÂY CHẰNG
       Các xương trong bộ xương nối với nhau bằng các khớp. Mặc dù các xương phải được nối một cách chắc chắn, nhưng đồng thời một số xương phải có khả năng chuyển động rất nhiều trong mối liên hệ lẫn nhau. Chính các khớp này cho chúng ta đủ loại động tác và làm cho bộ xương trở thành một bộ máy khớp lại với nhau rất tốt.
       Các khớp được chia thành hai loại chính – chuyển động hay hoạt dịch và cố định, hay xơ. Các khớp hoạt dịch (hay khớp động) được thiết kế để cho phép thực hiện đủ loại động tác và được lót bằng một lớp trơn gọi là màng hoạt dịch. Sự chuyển động của khớp xơ bị hạn chế bởi mô xơ (mô sợi). Ngoài hai loại này ra, một số khớp trong cơ thể được tạo ra giữa xương và sụn. Bởi vì sụn rất mềm dẻo, nó cho phép nhiều chuyển động mà không cần đến màng hoạt dịch. Các thí dụ về khớp sụn là các khớp giữa xương sườn và xương ngực.
A. CÁC KHỚP HOẠT DỊCH (KHỚP ĐỘNG) :
 
 

Các khớp hoạt dịch 

 
       Các khớp hoạt dịch có thể được chia nhỏ thêm nữa tùy thuộc vào phạm vi chuyển động của chúng. Các khớp bản lề như là các khớp ở cùi chỏ và đầu gối cho phép các động tác cong và thẳng : các khớp trượt cho phép các động tác trượt theo mọi hướng, bởi vì bề mặt xương đối diện bằng phẳng hoặc hơi cong. Các thí dụ về khớp trượt được thấy ở xương sống, cổ tay và xương cổ chân của bàn chân. Các khớp chốt trong cổ tại đáy xương sọ và ở cùi chỏ giữa xương cánh tay và xương trụ là các kiểu đặc biệt của khớp bản lề quay quanh chốt. Khớp chốt ở cổ cho phép đầu xoay được và khớp ở cùi chỏ cho phép vặn cẳng tay giúp cho các động tác như xoay núm cửa hoặc cái vặn vít. Các khớp có thể được chuyển dịch theo bất kì hướng nào, chẳng hạn như hông và vai, được gọi là các khớp cầu và ổ.
       Các khớp ở ngón tay là thí dụ điển hình về các khớp hoạt dịch bản lề. Các đầu xương được bao phủ trong một chất liệu cứng đàn hồi được gọi là sụn khớp. Toàn bộ khớp được bao bọc trong một lớp sụn cứng rất chắc chắn gọi là bao khớp. Bao này giúp cho khớp đúng vị trí và như thế ngăn ngừa bất kì sự chuyển động khác thường nào.
       Màng hoạt dịch lót bên trong khớp mà không đè lên sụn khớp. Đây là một lớp mô đôi khi chỉ là một lớp tế bào dày đặc cung cấp chất dịch làm trơn khớp và ngăn ngừa khớp bị khô. Màng này hoàn toàn không quan trọng đối với chức năng bình thường của khớp và trong những điều kiện nào đó mà màng hoạt dịch bị bệnh, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp, nó có thể được cắt bỏ mà không làm tổn hại khớp trong một khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên một màng hoạt dịch khỏe mạnh chắc chắn là cần thiết để giúp ngăn ngừa sự mòn và rách khớp.
 
B. KHỚP ĐẦU GỐI :
 

Khớp đầu gối 

 
       Khớp đầu gối là một khớp bản lề khá phức tạp. Đầu mút của xương đùi được làm tròn nhẵn và đặt một cách thoải mái vào phần trên hình dĩa của xương chày. Các bề mặt của xương được bao bọc bằng sụn.
       Để làm cho khớp thêm vững vàng mà vẫn cho phép chuyển động linh hoạt, hai lá sụn nằm trong khớp đặt cách nhau trên cả hai mặt của đầu gối. Đây những miếng sụn dễ bị rách trong những tổn thương thể thao và có thể được cắt bỏ trong phẩu thuật sụn đầu gối. Không có chúng đầu gối vẫn có thể hoạt động, nhưng sự mòn và rách sụn dường như sẽ tăng thêm cho nên viêm khớp có thể sẽ xảy ra trong cuộc sống sau này.
       Để làm trơn khớp các bề mặt được nhúng trong dịch hoạt dịch. Cũng có thêm các túi du lịch, được gọi là túi, các túi này nằm trong khớp và có vai trò như những túi đệm chống lại những đè nén dữ dội.
       Sức mạnh và sự bền vững của khớp được cung cấp bằng các dãy xơ (băng xơ) được gọi là dây chằng. Các dây chằng này nằm ở hai bên và ở giữa khớp, giữ cho nó đúng vị trí ổn định mà không cản trở sự chuyển động khớp đầu gối.
       Các chuyển động của khớp gối được điều khiển bởi các xơ ở đùi. Các cơ ở phía trước kéo cho đầu gối thẳng và các cơ ở phía sau kéo nó về phía sau. Ở phía trên các cơ này gắn vào hông và phía trên của xương đùi. Xa xuống về phía chân, chúng nén lại thành các gân xơ đi ngang qua đầu gối và sau đó gắn vào xương chày (xem chương ba).
       Để ngăn chặn gân ở phía trước không bị cọ xát khớp khi nó chuyển động, một xương đã được gắn cào gân. Xương này là xương bánh chè và tự nó nằm trong gân, không gắn vào phần còn lại của đầu gối. Nó chạy lên và xuống phần dưới cùng của xương đùi theo một đường rãnh lót sụn và được bôi trơn bằng dịch hoạt dịch. Ngoài ra, còn có thêm hai túi dịch đóng vai trò như những bộ phận giảm sốc cho xương che đầu gối.
       Đầu gối rất quan trọng, chủ yếu để vận động. Ở mỗi bước đi nó cong lại làm cho chân được đưa về phía trước mà không đập xuống mặt đất. Nếu không thì chân sẽ đu đưa hướng ra ngoài do nghiêng khung chậu, giống như trong kiểu bước chân cứng nhắc. Ngay khi tiến về phía trước, đầu gối được thẳng ra và bàn chân được đưa về phía sau trên mặt đất nhờ sự chuyển động ở hông.
C. CÁC KHỚP XƠ (KHỚP SỢI) :
       Các khớp xơ bao gồm các khớp của lưng, xương cùng, xương sọ và một số khớp ở mắt cá chân và khung chậu. Các khớp này không có màng hoạt dịch, các xương được nối kết bằng mô xơ, cứng, trong kiểu khớp này không cho phép chuyển động hoặc chuyển động chút ít. Các khớp xương sống là một ngoại lệ đặc biệt, vì chúng đủ độ mềm dẻo cho phép sự chuyển động nào đó, nhưng đồng thời duy trì vai trò chống đỡ cột sống của chúng.
D. DÂY CHẰNG :
       Các xương ở một khớp được chuyển động nhờ các cơ. Các cơ này được nối vào xương nhờ gân mà không thể căng ra. Các dây chằng có thể căng ra rất yếu, nối hai xương tạo thành khớp và giữ chúng vị trí do giới hạn nhiều chuyển động mà chúng có thể tạo ra. Không có các dây chằng xương sẽ dễ dàng bị trật khớp.
       Các dây chằng còn được thấy trong bụng nơi chúng giữ đúng vị trí các cơ quan như gan và tử cung trong khi cùng một lúc cho phép một mức độ chuyển động cần thiết cho những tư thế khác nhau và cho những thay đổi đi kèm sự ăn, tiêu hóa và mang thai. Ngoài ra, còn có các dây chằng được tạo nên bởi các sợi xơ rất mảnh trong bộ ngực, nâng đỡ trọng lượng của ngực và ngăn chặn chúng khỏi chùng xuống.
       Chúng ta thường không nhìn thấy sự hiện hữu của các dây chằng cho đến khi chúng ta làm tổn thương một dây chằng. Một dây chằng bị trẹo hoặc bị kéo căng làm cho người ta biết sự hiện diện của nó một cách rõ ràng và có thể bị đau giống như một cái xương bị gãy.
E. CẤU TRÚC :
       Các dây chằng là một dạng mô liên kết. Mô liên kết trong dây chằng chủ yếu được tạo nên từ chất tạo keo (collagen), chất đạm (protein) trắng cứng, cùng với một số elastin, protein hơi vàng và đàn hồi. Trong hầu hết các dây chằng, mô này được sắp xếp thành các bó sợi (bó xơ).
       Các bó sợi này chạy theo các hướng xác định tùy thuộc vào kiểu chuyển động của chúng chịu đựng được. Trong các dây chằng được sắp xếp theo hình trụ như sợi dây dài các sợi chạy dọc xuống chiều dài của dây và chịu đựng sự kéo căng dọc theo chiều dài. Các dây chằng khác dành để ngăn chặn các khớp di chuyển ngang được sắp xếp như một dải băng phẳng có các sợi đan chéo nhau ngăn chặn chuyển động qua dải băng.
       Giữa các sợi có tế bào chuyển hóa gọi là nguyên bào sợi có nhiệm vụ tạo ra các sợi collagen mới và phục hồi các sợi bị hư hại.Giữa các bó sợi có một mô xốp vận chuyển máu, các mạch bạch huyết và cung cấp khoảng trống cho các dây thần kinh đi qua.
       Các dây chằng được gắn vào xương mà chúng kết hợp do các sợi xuyên qua lớp ngoài của xương (cốt mạc). Cốt mạc được cung cấp dây thần kinh và mạch máu để cho nó có thể nuôi dưỡng xương cũng như tạo ra chỗ bám cho các dây chằng cơ. Dây chằng và cốt mạc cùng nhau phát triển rất hoàn hảo đến mức cốt mạc thường bị viêm nhiễm nếu một dây chằng bị tổn thương.
       Các dây chằng chuyên hóa tồn tại trong mỗi kiểu khớp biến đổi khác nhau trong cơ thể. Trong các khớp quan trọng như đầu gối, hông, khuỷu tay, ngón tay và khớp xương sống, các bộ phận bao khớp (hay nang khớp) đặc biệt trở nên dày để tăng cường sức mạnh và được gọi là các dây chằng nội tại. Ngoài ra, còn có các dây chằng khác có thể ở trong việc hạn chế các kiểu chuyển động riêng biệt.Các dây chằng này được gọi là các dây chằng ngoại lai.
F. MỤC ĐÍCH :
       Nhiều chuyển động cơ thể có thể thục hiện phụ thuộc vào hai điều – hình dạng, cách sắp xếp các bề mặt xương tại khớp (các bề mặt xương ăn khớp nhau) và các dây chằng.
       Trong một số khớp, các xương là các nhân tố quan trọng nhất. Ở khớp khuỷu tay (cùi chỏ) xương trụ tạo thành nửa khớp dưới và có hình dạng giống như cái móc chỉ cho phép chuyển động tới lui đơn giản (giống như một cái bản lề).
       Ở đây các dây chằng chỉ giúp ngăn chặn sự đu đưa từ bên này sang bên kia và một dây chằng chuyên hóa (dây chuyền hình khuyên) vừa khít như một vòng đai xung quanh đầu xương quay (xương phía ngoài ở cẳng tay) để gắn nó vào xương trụ trong khi vẫn cho phép quay tròn.
       Tuy nhiên, ở khớp đầu gối, các dạng xương không chịu đựng các chuyển động của các khớp. Vì thế, mặc dù đầu gối cũng là một khớp bản lề nhưng nó được điều khiển bằng các dây chằng chuyên hóa (hình chữ thập) ngăn chặn đầu gối khỏi cong về phía sau và giúp ghì chặt khớp khi một người đang đứng im.
       Các cơ ở khớp hoạt động theo nhiều nhóm, một số co lại trong khi số khác nới lỏng ra để làm cho xương có thể chuyển động. Các dây chằng hoạt động có liên quan đến các cơ này, ngăn ngừa chúng hoạt động quá mức.
       Các dây chằng không có khả năng co lại và chúng thực hiện chức năng như các cấu trúc tĩnh và thụ động trong cơ thể. Chúng có thể bị căn ra một chút do chuyển động trong khớp và khi điều này xảy ra chúng dần dần trở nên càng lúc càng trở nên căng thẳng cho đến khi không thể chuyển động thêm nữa.
       Cũng có những dây chằng đi qua giữa hai điểm trên cùng một xương và không bị bất kì một chuyển động nào tác động đến. Chúng bảo vệ và giữ đúng vị trí những cấu trúc quan trọng như các mạch máu hoặc dây thần kinh.
 
DA
       Da hay vỏ bọc, đơn giản hơn là lớp bao bọc bên ngoài cơ thể của chúng ta. Nó là một cơ quan chủ động và đa năng không thấm nước, vì thế chúng ta không bị khô trong hơi nóng hoặc tan chảy ra trong mưa và nó bảo vệ chúng ta khỏi bức xạ có hại của ánh nắng mặt trời. Nó khá dẻo dai để làm nhiệm vụ che chở chống lại những tổn hại, nhưng cũng khá mềm để cho phép chuyển động. Nó duy trì nhiệt độ hoặc làm mát cơ thể khi cần, vì vậy giữ cho nhiệt độ bên trong chúng ta không thay đổi.  
                                                     
A. CẤU TRÚC CỦA DA : 
 
 

Cấu túc của da 

 
       Da được cấu tạo bởi hai phần chính. Phần ở phía ngoài cùng biểu bì gồm có một vài lớp tế bào, lớp dưới cùng của da được gọi là các tế bào mẹ. Tại đây các tế bào liên tục phân chia và chuyển lên bề mặt, nơi chúng trở nên bằng phẳng, chết và được biến đổi thành một chất liệu gọi là Keratin, sau cùng được long ra như những lớp vải nhỏ bé có thể trông thấy rõ ràng.
       Lớp bảo vệ phía ngoài này dính chặt vào một lớp nằm dưới gọi là bì. Những chỗ phồng lên giống như những ngón tay bé tí từ lớp bì ăn khớp vào các lỗ trong của biểu bì và sự gợn sóng ở chỗ nối liền hai lớp da này làm nổi lên những lằn gợn, mà rõ ràng nhất là ở các đầu ngón tay thì chúng ta lấy dấu lăn ngón tay. Bì được tạo nên từ các bó collagen và sợi elastin. Gắn vào trong bì là các tuyến mồ hôi, bã nhờn và huy cực, nang lông / tóc,mạch máu và dây thần kinh xuyên vào biểu bì, nhưng các mạch máu thì được giữ lại trong bì. Các lông, tóc và ống dẫn từ các tuyến đi qua biểu bì đến bề mặt.
       Mỗi tuyến mồ hôi được hình thành từ một ống xoắn tế bào biểu bì dẫn vào ống dẫn mồ hôi để mở ra trên bề mặt da. Các tuyến mồ hôi được hệ thần kinh điều khiển và được kích thích để tiết ra do cảm xúc hoặc do nhu cầu giảm nhiệt của cơ thề.
       Da được cấu tạo bởi hai lớp mô khác nhau : bì và biểu bì. Cả hai lớp có chứa các mút thần kinh truyền các cảm giác đau, áp suất, nóng và lạnh. Các tuyến mồ hôi đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa thân nhiệt, trong khi đó các tuyến bã nhờn bôi trơn da và lông, tóc. Các tuyến huy cực phát triển ở tuổi dậy thì và là một đặc tính sinh dục. Các tế bào sản sinh sắc tố, được gọi là các tế bào hắc tố, có thể gây nên tàn nhang.
       Các tuyến bã nhờn mở rộng vào các nang lông, tóc và được tạo nên bởi các tế bào biểu bì chuyên hóa sinh sản ra dầu nhờn. Chúng tập trung nhiều nhất ở đầu, mặt, ngực và lưng. Chức năng của chúng là bôi trơn thân lông, tóc, bao quanh da và chúng được các hoócmon sinh dục kiểm soát.
       Các tuyến huy cực phát triển ở tuổi dậy thì và được thấy ở nách, ngực và gần cơ quan sinh dục ngoài. Chúng là tuyến sản xuất mùi và là một đặc điểm sinh dục. Khi chúng bắt đầu hoạt động chúng tiết ra một chất sền sệt như sữa.
       Có một mạng lưới đầu mút dây thần kinh nhỏ, mảnh ở cả hai lớp da và đặc biệt là chúng có nhiều ở các đầu ngón tay. Chúng truyền các cảm giác ấm và rất nhạy cảm với những cảm giác lạnh, áp suất, ngứa ngáy và đau, từ đó khiến cơ thể có các phản xạ bảo vệ.
 
B. LÔNG, TÓC VÀ MÓNG :
 

Da đầu  

 
       Lông, tóc và móng là hai hình thức chuyển hóa của keratin. Mặc dù các móng được sinh ra bởi các tế bào da sống, nhưng móng tự nó chết và sẽ không đau hoặc chảy máu nếu nó bị tổn hại. Phần móng có thể nhìn thấy được gọi là thân móng và hình dáng của nó một phần được xác định bởi các nhân tố di truyền. Phần móng dưới cùng được cắm chặt vào một đường rãnh trong da, được gọi là rễ. Gối lên rễ này là biểu bì. Các lớp da ngoài này bao phủ phần hình lưỡi liềm trắng thấy ở đáy móng. Liềm móng thường được nhìn thấy rõ ràng nhất trên ngón tay cái, nó hơi to hơn các liềm móng khác và nhìn thấy trắng vì nó che khuất máu bên dưới.
       Lớp tế bào dưới cùng trong da tạo thành các nếp móng, được gọi chung là chất căn bản. Các tế bào của chất căn bản phân chia và các tế bào phía trên trở nên cứng và dày với keratin. Khi các tế bào chết tự chúng trở thành một phần của móng. Nếu chất căn bản bị tổn hại nghiêm trọng thì toàn bộ móng sẽ bị hư.
       Lông / tóc được tạo nên bởi các tế bào trong nan lông / tóc và có hai loại : lông tơ mịn, được thấy hầu hết trên khắp cơ ngoại trừ đôi bàn tay, bàn chân và lông /tóc có sắc tố dài cứng, có trên da đầu, lông mày, râu và vùng sinh dục ngoài.
       Phần có thể nhìn thấy của một sợi lông / tóc được gọi là thân. Nó được hình thành từ karatin và được cấu tạo bởi mô chết. Phần được ăn sâu vào một chỗ lõm giống như ống trong da được gọi là nang. Lông / tóc phát triển từ chân, chỗ nhô lên của bì ở dưới đáy nang và được nuôi dưỡng bằng dòng máu. Nếu chân bị hư hại, lông / tóc sẽ ngừng phát triển và có thể nó không bao giờ mọc lại.
       Nang cũng chứa một tuyến bã nhờn và các cơ mao cương. Khi một người bị lạnh, sợ hãi hay hoảng hốt, thì các cơ này co lại làm cho tóc dựng đứng và da nhúm lại xung quanh để hình thành nên hiện tượng gọi là nổi da gà.
       Người trưởng thành có khoảng 120.000 sợi tóc trên đầu. Những người có tóc hoe đỏ có tóc ít hơn, tóc vàng có nhiều hơn. Kiểu lông tóc thay đổi theo cấu trúc : có các lông tơ mềm, mịn mọc trên các phần cơ thể ; tóc dài mọc trên da đầu và lông cứng, ngắn tạo thành lông mày. Lông vàng mịn nhất, lông đen thì to, thô nhất.
       Kiểu thân tóc quyết định tóc suôn hay xoăn. Một thân tóc có hình trụ sinh ra tóc suôn thẳng và thân tóc có hình bầu dục tạo ra tóc xoăn hoặc gợn sóng và thân tóc có hình quả thận hay dẹt sản sinh ra tóc mịn như len.
       Các tế bào tạo ra keratin cho tóc thuộc loại tế bào phân chia nhanh nhất của cơ thể.Tóc trên da đầu mọc trung bình 1,25cm một tháng. Sự tăng trưởng tóc không liên tục và mỗi năm hay sáu tháng tóc đi vào giai đoạn nghỉ, trong giai đoạn nghỉ, sự tăng trưởng không xảy ra.Các chân tóc nghỉ có hình dáng như gậy chơi gôn. Vì lí do này chúng có tên là tóc gậy và mất sắc tố bình thường của chúng.Có đến 10% tóc trên da đầu chúng ta ở giai đoạn nghỉ tại bất kì thời điểm nào. Tóc gậy dường như rụng ra thành nhúm khi chúng ta gội đầu. Các nang tóc không bị hư hại và khi chân tóc chấm dứt giai đoạn nghỉ, sự tăng trưởng tóc bình thường lại bắt đầu.
 
C. MÀU DA :
 
 

Sắc tố da

 
Sự khác nhau về màu da là do khác nhau về lượng melanin. Các hạt Melanin sinh ra từ trong biểu bì bởi các tế bào hắc tố. Ánh sáng mặt trời làm tăng tốc độ hoạt động của các tế bào hắc tố.
 
       Màu da là do sắc tố đen melamin. Melanin còn được thấy trong lông /tóc và trong mống mắt. Nó được hình thành trong các tế bào tạo melanin, gọi là tế bào hắc tố, nằm trong lớp nền của da.
       Không kể loại chủng tộc, số tế bào hắc tố giống nhau được thấy trong da của mỗi con người. Số lượng melanin được tạo ra bởi các tế bào này tuy vậy thay đổi rất lớn. Ở các chủng tộc da ngăm đen, các tế bào hắc tố lớn hơn và sinh sản ra nhiều hắc tố hơn. Chức năng của melanin là bảo vệ da khỏi các tia có hại của mặt trời, da càng đen càng có ít khả năng bị sạm nắng.
       Quy trình hóa học phức tạp của cơ thể biến đổi amino acid, tyrosine thành melanin, xảy ra trên phần ngoài của mỗi tế bào hắc tố. Ngay khi hình thành, sắc tố di chuyển đến trung tâm tế bào để làm sậm và bằng cách đó, bảo vệ các nhân rất nhạy cảm. Sự phơi trần ra ánh sáng tử ngoại, từ thường. Melanin được hình thành, các tế bào mở rộng và màu da sạm lại. Sự phản ứng thay đổi từ cá nhân này đến cá nhân khác, nhưng tất cả mọi người ngoại trừ những người bạch tạng đều có thể có sắc tố thật sự khi được phơi bày ra đầy đủ dưới ánh sáng mặt trời.
       Các nhân tố khác góp phần vào màu sắc của da là máu trong các mạch máu của da và vẻ hơi vàng tự nhiên của mô da. Tình trạng của máu trong các mạch máu có thể thay đổi màu sắc da rất lớn. Vì thế chúng ta trở nên “tái nhợt” vì sợ hãi các mạch máu nhỏ đóng kín, “đỏ bừng” vì giận dữ do một lưu lượng máu tăng lên và “xanh nhợt” vì lạnh khi hầu hết oxy trong máu di chuyển ra các mô vì lưu lượng chậm lại.
       Những khác nhau về màu sắc da là do các mức độ melanin khác nhau. Các hạt melanin được sản sinh ra trong biểu bì bởi các tế bào được gọi là tế bào hắc tố. Ánh sáng mặt trời tăng tốc độ hoạt động của các tế bào hắc tố.
Các bài viết liên quan
Thiết kế website chất lượng cao NAM VIỆT IT