0913 840 746
Thứ bảy, ngày 20 tháng 04 năm 2024
TÌM KIẾM
TIN MỚI Y HỌC
80% BỆNH NHÂN UNG THƯ VN ĐẾN BỆNH VIỆN Ở GIAI ĐOẠN CUỐI
Mỗi năm VN có 200 ngàn bệnh nhân ung thư mới, 70 ngàn người bệnh ung thư tử vong. Trong đó, đến 80% bệnh nhân ung thư ở VN đến bệnh viện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Việt Nam có 160.000 ca ung thư/năm: Vì sao ăn bẩn, độc
Mỗi năm Việt Nam có từ 130 nghìn đến 160 nghìn trường hợp mắc mới, trong đó có khoảng 85 nghìn đến 115 nghìn người tử vong do căn bệnh này.
Công bố danh sách “làng ung thư”
Theo dự án Điều tra, tìm kiếm nguồn nước hợp vệ sinh phục vụ cấp nước sinh hoạt cho một số làng ung thư của VN, các nguồn nước ăn uống, sinh hoạt tại 37 làng ung thư đều ô nhiễm nặng.
Triclosan trong kem đánh răng Colgate: vạch trần hàm lượng nguy hiểm sức khỏe
Từ sau khi Triclosan được nhiều nghiên cứu khoa học công bố là làm tăng nguy cơ ung thư, nhiều hãng sản xuất hóa mỹ phẩm đã loại bỏ nó trong thành phần sản phẩm. Chất này bị cấm ở nhiều nước Âu Mỹ. Tại Việt Nam, Triclosan cũng không còn được sử dụng trong các sản phẩm kem đánh răng, trừ Colgate. Đáp lại mối lo ngại của người tiêu dùng, Bộ Y tế cho biết Triclosan được phép sử dụng nếu hàm lượng không vượt ngưỡng 0,3%.
Cung cấp thuốc kém chất lượng, công ty dược của Mỹ bị rút giấy phép
Ngoài việc bị rút giấy phép hoạt động, Công ty Ronbinson Pharma, Inc (Mỹ) phải nộp phạt 80 triệu đồng vì sản xuất thuốc kém chất lượng, trong đó có nhiều lô glucosamine
HOANG MANG VỚI VỎ THUỐC-GELATINE
Gelatin có trong mô liên kết, xương, da của động vật và là sản phẩm được sản xuất từ da heo, da bò. Từ da heo, bò, collagen được thủy phân hóa một phần để biến thành gelatin. Như vậy để bào chế thuốc là viên nang phải có vỏ nang được chế tạo từ nguyên liệu là gelatin. Và gelatin dùng trong ngành dược sản xuất thuốc phải là gelatin dược dụng.
Kem đánh răng nào ở VN có chất gây ung thư triclosan?
Khảo sát của Kiến Thức về các sản phẩm kem đánh răng hiện nay: đều ghi rõ thành phần, không ghi hàm lượng. Câu hỏi đặt ra: chất triclosan gây ung thư chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

ĐƯỜNG DÂY NÓNG

0913 840 746

GĐ : NGUYỄN CÔNG KHUÔNG

[email protected]

TƯ VẤN TRAO ĐỔI

Phuongtd Thao

TƯ VẤN - HỖ TRỢ
THỐNG KÊ TRUY CẬP
4394
Đang online: 2
Truy cập hôm nay: 55
Truy cập hôm qua: 50
Truy cập trung bình: 4394
Tổng số truy cập: 4394
Your IP : 3.144.16.254
Giải Phẩu

Chương bốn: HỆ THẦN KINH

Chương bốn:  HỆ THẦN KINH 
 
 
 
       Hệ thần kinh (TK) cần thiết cho nhận thức cảm giác, nhận thức về sự đau đớn và thích thú, kiểm soát các vận động và điều chỉnh các chức năng của cơ thể chẳng hạn như hô hấp. Chẳng những là mạng lưới phức tạp và quan trọng nhất của cơ thể, hệ thần kinh còn quan trọng đối với sự phát triển ngôn ngữ, suy nghĩ và trí nhớ. Cuối cùng trung tâm của hệ thần kinh là não và dây cột sống, chúng điều khiển toàn bộ mô thần kinh trong các bộ phận khác của cơ thể.
CÁC TẾ BÀO THẦN KINH
Các bộ phận hoạt động của hệ thần kinh là hàng triệu tế bào thần kinh liên kết lại được gọi là các nơrôn. Chức năng của chúng khá giống với các dây điện trong một bộ máy điện phức tạp :chúng bắt tín hiệu trong một bộ phận của hệ thần kinh và chuyển các tín hiệu đến bộ phận khác, nơi mà chúng có thể được chuyển tiếp đến các nơrôn khác hoặc dẫn đến hoạt động nào đó (vd : sự co các sợi cơ).
       Các nơrôn được chia thành ba loại, theo chức năng của chúng : các nơrôn cảm giác, truyền đạt thông tin từ các cơ quan cảm giác của cơ thể đến hệ thần kinh trung ương, các nơrôn hợp chất (nơrôn trung gian) xử lý thông tin nhận được và các nơrôn vận động, khởi phát các hoạt động ý thức (chủ động) và vô thức.
 
* CẤU TRÚC CỦA NƠTRÔN :
 
       Các nơrôn có hình dạng và kích thước khác nhau nhưng tất cả chúng đều có cấu trúc cơ bản giống nhau.Giống như mọi tế bào, chúng có một nhân hay điểm giữa được chứa trong một phần gần như hình cầu của nơrôn gọi là thân bào. Nhiều sợi mảnh, giống như rễ nhô ra từ thân tế bào. Các rễ này được gọi là đuôi gai. Một sợi đơn dài cũng trải ra từ tế bào được gọi là sợi trục, sợi dẫn chính trong một dây thần kinh. Ở đầu xa của nó, sợi trục chia thành nhiều nhánh, mỗi nhánh kết thúc bằng một số đầu (đầu mút thần kinh) nhỏ bé.
       Mỗi đầu ở gần sát nhưng thật sự không chạm vào đuôi gai của một nơrôn khác. Khoảng cách này được gọi là liên hợp thần kinh, qua đó các thông tin được truyền đi do các hóa chất được gọi là chất dẫn truyền thần kinh.
       Mỗi nơrôn được giới hạn bởi một màng bán thấm mỏng gọi là màng nơrôn, nó đóng một vai trò quan trọng trong việc dẫn truyền các tín hiệu. Các tín hiệu luôn luôn được bắt đầu bằng sự kích thích của một hay nhiều đuôi gai của nơrôn và trước tiên được chuyển về thân bào. Sau đó, chúng được chuyển ra xa thân bào dọc theo sợi trục. Để tăng tốc sự dẫn truyền các tín hiệu, nhiều sợi trục có một lớp bao bọc gọi là myelin.
       Khi một tín hiệu đi đến các đầu mút ở cuối sợi trục, trong hoàn cảnh nào đó, nó có thể nhảy qua liên hợp thần kinh đến đuôi gai của một nơrôn kế cận và cứ thế tiếp tục hành trình của nó.
       Nơrôn không phải là loại tế bào duy nhất được thấy trong hệ thần kinh. Các tế bào được gọi là mô đệm hay thần kinh đệm, có mặt rất nhiều trong hệ thần kinh trung ương và các tế bào schwann được thấy trong hệ thần kinh ngoại biên. Cả hai loại kết hợp với nhau bảo vệ, nuôi dưỡng và còn cung cấp sự chống đỡ cho các nơ rôn.
 
HỆ THẦN KINH NGOẠI BIÊN
 
 
       Các thành phần chính của hệ thần kinh ngoại biên là các dây thần kinh, các dây thần kinh này nối hệ thần kinh trung ương đến tất cả các bộ phận khác của cơ thể và các hạch, các nhóm tế bào thần kinh được đặc ở các điểm khác nhau trong hệ thần kinh.
       Một dây thần kinh là một bó sợi vận động và cảm giác, cùng với mô liên kết và các mạch máu. Có 43 cặp dây thần kinh lớn thực sự xuất hiện trong hệ thần kinh trung ương : 12 cặp hiện ra từ phía dưới bộ não (thần kinh sọ) và 31 cặp từ dây cột sống (thần kinh tủy sống).
       Các dây thần kinh sọ chủ yếu cung cấp cho các cơ quan cảm giác và các cơ quan ở trên đầu, nhưng một dây thần kinh rất quan trọng – thần kinh phế vị - cung cấp cho các cơ quan tiêu hóa, tim và không khí đi vào phổi. Một số dây thần kinh sọ như dây thần kinh thị giác cung cấp cho mắt chỉ chứa các sợi cảm giác.
       Các dây thần kinh tủy sống xuất hiện ở khoảng giữa của dây cột sống và luôn chứa đựng cả hai sự vận động và cảm giác.Chúng cung cấp tất cả các khu vực cơ thể bên dưới cổ. Mỗi dây thần kinh tủy sống được gắn vào dây cột sống bằng hai rễ, một rễ mang các sợi vận động còn rễ kia mang sợi cảm giác.Ở bên kia rễ các sợi cảm giác và vận động gộp lại để tạo thành dây thần kinh, tuy vậy mỗi sợi hoạt động độc lập với nhau, giống như dây trong một dây dẫn điện (trong khi các dây thần kinh sọ cũng được gắn vào bên dưới não bằng các rễ, thì các sợi cảm giác và vận động tạo thành các dây thần kinh riêng rẽ).
       Tại một khoảng cách nhỏ của dây cột sống mỗi dây thần kinh tủy sống tách ra thành các nhánh, các nhánh lần lượt chia ra thành các nhánh nhỏ hơn, tạo thành một mạng lưới tỏa ra toàn bộ cơ thể.
       Cả hai sợi cảm giác và vận động là bộ phận của các nơrôn cảm giác và vận động. Các sợi vận động và cảm giác của hệ thần kinh ngoại biên chỉ là các sợi dài nhất thuộc các nơrôn riêng của chúng. Thí dụ, một sợi thần kinh vận động từ một nơ rôn ở dây cột sống có thể kéo dài không gián đoạn đến một cơ ở bàn chân.
 
HỆ THẨN KINH SOMA VÀ TỰ TRỊ
 
 
       Hệ thần kinh ngoại biên có hai nhóm chính : Hệ thần kinh soma có ý thức kiềm soát và hệ thần kinh tự trị không có ý thức kiểm soát.
       Hệ thần kinh soma có một vai trò hai mặt. Thứ nhất, nó tập hợp các thông tin về thế giới bên ngoài từ các cơ quan cảm giác như là mắt, có chứa các tế bào thụ thể đặc biệt. Các tín hiệu từ các thụ thể này sau đó được chuyển đến hệ thần kinh trung ương theo các sợi thần kinh cảm giác. Thứ hai, nó truyền tín hiệu qua các sợi vận động từ hệ thần kinh trung ương đến các cơ xương, như vậy sự chuyển động bắt đầu.
       Hệ tự trị chủ yếu liên quan đến việc duy trì các chức năng tự động mà không có chủ ý của chúng ta hay nỗ lực khác của bộ phận cơ quan tim, phổi, bao tử, ruột, bàng quang, các cơ quan sinh dục và các mạch máu. Nó hoàn toàn gồm có các dây thần kinh vận động được sắp xếp theo kiểu chuyển tiếp từ dây cột sống đến các cơ quan khác.
       Hệ thần kinh tự trị được chia thành hai phần, được gọi là hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Mỗi hệ dùng một hóa chất dẫn truyền khác nhau ở nơi mà sợi thần kinh đi đến cơ quan mục tiêu của nó, mỗi hệ được tạo nên khác nhau và mỗi hệ có một ảnh hưởng khác nhau đối với cơ quan nó cung cấp. Thí dụ, các dây thần kinh phó giao cảm cung cấp các đường thông khí phế quản dẫn vào và ra khỏi phổi, làm cho chúng co khít lại hay hẹp dần. Các dây thần kinh giao cảm dẫn đến cùng một khu vực làm cho mở rộng, nghĩa là làm giãn nở các đường phế quản.
       Toàn bộ hệ tự trị được một khu vực của não kiểm soát gọi là cấu tạo dưới đồi. Thí dụ, khu não này nhận thông tin về bất kì sự biến đổi nào trong cấu tạo hóa học của cơ thể và điều chỉnh hệ tự trị để đưa cơ thể trở lại sự cân bằng thích hợp. Ví dụ,nếu mức oxy giảm xuống dom tập luyện, cấu tạo dưới đồi ra lệnh cho hệ thần kinh tự trị tăng thêm nhịp tim đề cung cấp thêm nhiều máu có oxy.
 
HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG
 
 
       Hệ thần kinh ngoại biên chỉ giữ nhiệm vụ chuyển tiếp các thông tin vận động và cảm giác giữa hệ thần kinh trung ương và các cơ, tuyến, cơ quan cảm giác của cơ thể. Nó hầu như chẳng có vai trò gì trong việc phân tích các tín hiệu cảm giác, hoặc khởi đầu các tín hiệu vận động. Cả hai hoạt động này và ngoài ra còn nhiều hoạt động khác nữa xảy ra trong hệ thần kinh trung ương.
 
 
       Não và dây cột sống tạo thành đơn vị xử lý trung ương của hệ thần kinh. Chúng nhận thông tin qua các sợi cảm giác từ cơ quan cảm giác và các thụ thể của cơ thể, lọc và phân tích thông tin, sau đó chuyển đi các tín hiệu theo sợi vận động, tạo ra phản ứng thích hợp ở các cơ và tuyến.
 
 
       Khía cạnh phân tích hoặc xử lý có thể tương đối đơn giản đối với những nhiệm vụ nào đó được tiến hành trong cột sống, nhưng sự phân tích trong não thường rất phức tạp, liên quan đến sự tham gia của hàng ngàn nơrôn khác nhau. Mặc dù, nhiều nơrôn cảm giác kết thúc trong não và nhiều nơrôn vận động bắt nguồn từ não, nhưng phần lớn các nơrôn của não là những nơrôn trung gian, công việc của nó là lọc, phân tích và lưu trữ.
       Toàn bộ hệ thần kinh trung ương phải được nuôi bằng sự cung cấp đầy đủ máu, cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng. Nó còn được bảo vệ bằng hai loại bao bọc. Thứ nhất là xương : hộp sọ bao bọc não và xương sống bao bọc dây cột sống. Thứ hai bao gồm ba lớp màng mô sợi được gọi là màng não. Các màng này bao bọc toàn bộ não và dây cột sống.
       Dịch não tủy là một chất dịch trông giống như nước chảy xung quanh màng não và tủy sống (dây cột sống) và đi qua các não thất (các khoang). Dịch não tủy có tác dụng như một chất đệm vì thế giúp bảo vệ mô não quan trọng khỏi tổn hại.
 
 
       Chất dịch đượ tạo ra liên tục từ máu do các tế bào chuyển hóa của đám rối màng mạch trong não thất. Không giống như các tâm thất – có tên gọi, các não thất có số. Sự đánh số đi từ phần cao nhất đến phần dưới cùng các thất thứ nhất và các thất thứ hai ( được gọi là các não thất bên) là não thất lớn nhất.
       Dịch não tủy chảy từ các thất bên, qua một lỗ hẹp vào trong não thất nhỏ thứ ba và sau đó qua một ống hẹp đều – cống não, vào não thất thứ tư hơi rộng hơn. Từ đây, nó thoát ra qua các lỗ trong vòm của não thất vào trong các khoảng chứa đầy dịch (các bể chứa) bao quanh cuống não tại đáy não. Sau đó chất dịch chảy ngược lên phía trên của não (hai bán cầu não) và được hút lại bởi các chồi lông đặc biệt, được gọi là nhung mao nhện, trên màng nhện, một trong ba màng của màng não.
 
A. DÂY CỘT SỐNG (TỦY SỐNG) :
 
 
       Dây cột sống là một cột hình trụ gồm các mô thần kinh ước chừng dài khoảng 40cm, chạy bên trong xương sống từ não đến dưới lưng. Nó được cấu tạo bởi sư tập hợp các nơrôn và bó sợi thần kinh. Chất xám là sự tập hợp tế bào thần kinh – có hình dạng chữ H trong hình cắt ngang, với một sừng sau và trước (chỗ lồi lên) ở mỗi một nửa. Sừng trước gồm có các nơrôn vận động, trong khi sừng sau chứa đựng các thân bào của nơrôn cảm giác và chỗ nối các nơrôn.
       Chất xám được chất trắng bao bọc. Chất trắng này được chia thành ba cột và chứa đựng các dây thần kinh đi lên và đi xuống, chúng nối liền não và dây cột sống theo cả hai hướng. Các dây thần kinh đi xuống đưa xung lực vận động từ não đến hệ thần kinh ngoại biên, trong khi đó các dây thần kinh đi lên chuyển các xung lực cảm giác đến não.
 
B. CHỨC NĂNG CỦA DÂY CỘT SỐNG :
       Dây cột sống có hai chức năng chính. Thứ nhất, nó làm nhiệm vụ như một hệ thống dẫn hai chiều giữa não và hệ thần kinh ngoại biên. Đạt được điều này là do các sợi của nơrôn cảm giác và vận động kéo dài theo các bó dài từ các bộ phận của não. Chúng chạy nhiều khoảng cách khác nhau xuống dây cột sống và tại các đầu mút cách xa não nhất chúng tiếp xúc với các sợi hoặc thân bào của nơrôn cảm giác và vận động thuộc về hệ thần kinh ngoại biên. Các thông tin có thể được chuyển qua các liên hợp thần kinh, giữa nơrôn ngoại biên và nơrôn cột sống.
       Chức năng thứ hai của dây cột sống là kiểm soát các hoạt động phản xạ đơn giản.. Điều này đạt được là nhờ các sợi của nơrôn mở rộng các khoảng cách ngắn lên và xuống dây cột sống và nhờ các nơrôn trung gian chuyển tiếp thông tin trực tiếp giữa các nơrôn cảm giác và vận động.
       Thí dụ, nếu bạn tình cờ đặt tay lên một chiếc lò nóng, các thụ thể đau ở da đưa thông tin theo các sợi cảm giác đến dây cột sống. Một số thông tin này được chuyển tiếp ngay lập tức bằng các nơrôn đến nơrôn vận động điều khiển chuyển động của cánh tay và cơ bàn tay và bàn tay tự động nhanh chóng rút lại. Các thông tin khác đi lên dây cột sống và được chuyển tiếp bằng các nơrôn trung gian đến nơrôn vận động điều khiển chuyển động của cổ. Theo cách này đầu được tự động xoay về hướng nguồn gây đau. Các thông tin thêm nữa được đưa qua toàn bộ khoảng cách lên đến não và tạo ra cảm giác ý thức về sự nóng và đau.
 
C. NÃO :
 
       Về cơ bản não có thể được chia thành ba vùng khác nhau : não sau, não giữa và não trước. Mỗi vùng não này lần lượt được chia thành các khu riêng rẽ chịu trách nhiệm về những chức năng hoàn toàn khác biệt, tất cả đều được kết nối một cách phức tạp vào các bộ phận khác của não.
       Cấu trúc lớn nhất của não là tiểu não. Đây là khu có liên quan chủ yếu với hoạt động vận động. Nó đưa ra các tín hiệu tạo ra các chuyển động vô thức trong cơ sao cho tư thế và sự thăng bằng được duy trì và nó có nhiệm vụ hợp tác với các khu vận động của não bộ để phối hợp các chuyển động của cơ thể.
       Cuống não – nối liền não với dây cột sống, gồm có một phần của não sau, toàn bộ não giữa và một phần não trước. Chính tại cuống não này toàn bộ thông tin đi vào và ra đến cùng một lúc và đi ngang qua, đối với phần bên trái của cơ thể được phần não bên trái chi phối và ngược lại.
       Các cấu trúc khác nhau trong cuống não – bao gồm cấu trúc có tên là hành tủy và cầu não của não sau và cấu tạo lưới (đôi khhi được cho là hệ lưới hoạt hóa) của não giữa – tự đảm trách cuộc sống của nó. Chúng điều khiển nhịp tim, huyết áp, sự nuốt, ho, thở và bất tỉnh.
       Sự kiểm soát mức độ ý thức là một trong những chức năng quan trọng nhất của não. Nó là cấu tạo lưới sàng lọc kỹ khối thông tin đi vào và quyết định thông tin nào đủ quan trong để báo cho não. Các lộ trình của dây thần kinh từ khắp cơ thể phân nhánh đến cấu tạo lưới và nuôi nó bằng một luồng tín hiệu điện liên tục xuất hiện trong các tế bào thần kinh. Hoạt động này lần lượt tạo ra cấu tạo lưới để bắn tín hiệu đến các mục tiêu ở khắp cả não, đến các trung tâm thích hợp mà tín hiệu được tập hợp, đối chiếu và làm theo. Nếu lực thúc đẩy này chậm lại hoặc bị ngăn cản không cho xảy ra thì bộ phận của não được gọi là vỏ não trở nên không hoạt động và người ta sẽ bị bất tỉnh.
 
D. NÃO BỘ VÀ CẤU TẠO DƯỚI ĐỒI :
 
 
       Bộ phận lớn nhất của toàn bộ não là não bộ, nằm trong não trước. Não bộ của con người phát triển hơn não bộ của bất kì động vật nào khác và chủ yếu cho suy nghĩ, trí nhớ, ý thức và các quá trình trí tuệ cao hơn. Đây là nơi mà các bộ phận khác của não đưa thông tin vào để có một quyết định.
       Não bộ được chia thẳng xuống chính giữa thành hai nửa gọi là hai bán cầu não. Chúng được nối ở đáy bằng một bó sợi thần kinh dày đặc gọi là thể chai. Mặc dù hai bán cầu là hình phản chiếu của nhau (giống nhau về hình thức) nhưng chúng có những chức năng hoàn toàn khác nhau và cùng nhau hoạt động thông qua thể chai.
       Tại trung tâm của hai bán cầu não là nơi tập trung chất xám ( các tế bào thần kinh gọi là hạch đáy). Các tế bào này tạo thành một hệ thống điều khiển phức tạp phối hợp hoạt động cơ cho phép cơ thể thực hiện các kiểu chuyển động đặc biệt tự do và không ý thức. Loại hoạt động cơ này có liên quan đến sự vung vẩy hai cánh tay trong khi bước đi, đến sự biểu lộ nét mặt và liên quan đến vị trí của tay chân trước khi đứng hoặc đi.
       Cấu tạo dưới đồi nằm ở đáy của não, dưới hai bán cầu não. Nó ở trực tiếp bên dưới một cấu trúc quan trọng khác trong não trước – đồi não – có nhiệm vụ như một tổng đài giữa dây cột sống và các bán cầu não. Cấu tạo dưới đồi thật sự là nơi tập trung các trung tâm thần kinh chuyên hóa, liên kết với các khu vực quan trọng khác của não, cũng như các tuyến yên. Nó là vũng não có liên quan đến sự kiểm soát các chức năng quan trọng như ăn, ngủ và kiểm soát thân nhiệt. Nó còn liên kết chặt chẽ với hệ nội tiết (hoócmon ) (xem chương 5).
       Cấu tạo dưới đồi có những đường thần kinh nối liền với hệ bản tính, được liên kết chặt với trung tâm khứu giác của não. Phần não này cũng có mối quan hệ với các khu vực liên quan đến các giác quan khác, thái độ và sự tổ chức ghi nhớ.
Đ. VỎ NÃO :
       Vỏ não là lớp chất xám nhăn, dày 3mm gấp lên phía ngoài não bộ. Phần não này rất phát triển ở con người đến nỗi nó phải gấp nhiều lần để khớp với bên trong hộp sọ. Nếu trải ra, nó sẽ bao phủ một diện tích lớn bằng 30 lần khi được gấp lại.
       Giữa tất cả các nếp gấp có những rãnh có phần rất sâu chia mỗi bán cầu của vỏ não thành bốn khu vực được gọi là các thùy. Mỗi thùy phục vụ một hay nhiều chức năng riêng biệt. Các thùy thái dương liên quan đến sự nghe và cũng liên quan đến sự ngửi, các thùy đính với sự sờ và nếm, các thùy chẩm với sự nhìn và các thùy trán với sự chuyển động, ngôn ngữ và suy nghĩ phức tạp.
       Bên trong mỗi thùy này có những phần riêng biệt dành để nhận các thông tin cảm giác từ một khu vực của cơ thể. Thí dụ, cảm giác sờ có một khu vực rất nhỏ trong thùy đính chẳng dành cho cái gì ngoài cảm giác từ đầu gối và một khu vực lớn cho ngón tay cái. Đây là lí do vì sao các khu vực giống nhau như ngón tay cái nhạy hơn các khu vực như đầu gối, và nguyên tắc tương tự áp dụng cho các bộ phận cảm giác khác của vỏ não và cũng như cho các bộ phận vận động.
       Tuy nhiên, ở vỏ não các thông tin nhận được từ năm giác quan – thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác và khứu giác. Được phân tích và xử lý để các bộ phận khác của hệ thần kinh có thể thực hiện theo thông tin nếu cần thiết. Ngoài ra, các khu vực tiền vận động và vận động của vỏ não hoạt động với các khu vực khác của hệ thần kinh trung ương và ngoại biên để tạo ra các chuyển động phối hợp, các chuyển động này rất quan trọng đối với mỗi hoạt động ý thức mà cơ thể thực hiện.
 
 
MẮT
 
 
       Mắt thường được ví như là một máy chụp ảnh được thiết kế thật tuyệt vời, khi người ta muốn giải thích cách mà chúng ta có thể nhìn thấy. Tuy nhiên để hiểu đầy đủ làm sao mà thế giới bên ngoài có thể nhìn thấy ở bên trong hốc mắt nhỏ bé, người ta phải đi trở lại những vấn đề thiết yếu.
       Cách tốt nhất để tưởng tượng ánh sáng nhu một môi trường dẫn truyền. Từ bất cứ nguồn nào, ánh sáng bật lên các vật thể theo mọi hướng, kèm theo khả năng các vật thể được nhìn thấy.
       Một điều quan trọng nữa cần hiểu về ánh sáng là mặc dù ánh sáng thường đi theo các đường thẳng, nhưng nó có thể bị uống cong nếu đi qua những chất nào đó, chẳng hạn như kính định hình của thấu kính máy chụp hình, hoặc thủy tinh thể được tạo nên từ mô trong mắt con người.
       Hơn nữa mức độ uốn cong có thể được điều khiển chính xác nhờ hình dạng mà thấu kính được tạo ra. Thật ra, ánh sáng có thể được uốn cong vào trong, hoặc tập trung để tạo thành những hình ảnh nhỏ bé mà hình ảnh trọn vẹn của vật thể lớn hơn nhiều.
A. GIÁC MẠC :
       Khi gặp một tia sáng đập vào mắt, điều trước tiên nó bắt gặp là một cửa sổ tròn, trong suốt được gọi là giác mạc, là thủy tinh thế thứ nhất trong số hai thủy tinh thể của mắt. Giác mạc tạo thành thấu kính hội tụ cố định mạnh mẽ của mắt. Năng lực thị giác của giác mạc có tỉ lệ định rõ khoảng 2/3 tổng số năng lực của mắt. Tuy nhiên, giác mạc chỉ dày có 1/2mm tại trung tâm và dày 1mm ở nơi mà nó nối liền với tròng trắng của mắt, được gọi là củng mạc.
       Giác mạc gồm có năm lớp. Ở phía ngoài là một lớp năm tế bào gọi là biểu mô, tương đương với da cơ thể. Dưới lớp này là một lớp giống như sợi đàn hồi, được gọi là lớp Bowman. Kế đến là lớp mô đệm cứng được tạo nên từ chất tạo keo (collagen). Lớp mô đệm này là bộ phận dày nhất. Mô đệm giúp cho giác mạc khỏi bị nhiễm trùng, bởi vì trong lớp này có những kháng nguyên chống nhiễm trùng khác nhau : mô đệm còn được cho là giúp kiểm soát sự viêm trong giác mạc.
       Sau mô đệm là đến một lớp được gọi là nội mô chỉ dày có một tế bào. Lớp mỏng này giữ cho giác mạc trong suốt và duy trì sự cân bằng lưu lượng nước từ mắt đến giác mạc. Một khi được hình thành, các tế bào của lớp này không thể tái sinh và vì thế tổn hại hoặc bệnh tật đối với nội mô có thể gây thiệt hại cho thị lực vĩnh viễn. Lớp cuối cùng được gọi là màng Descemet, là một màng đàn hồi.
       Một màng nước mắt bao phủ biểu mô. Không có nước mắt, giác mạc sẽ không che chở chống lại vi sinh vật vi trùng, sự ô nhiễm hay bụi bặm. Màng nước mắt còn cung cấp lớp thị giác và không có nước mắt biểu mô sẽ mất sự trong suốt của nó và trở nên mờ đục.
       Sau khi đi qua giác mạc, tia sáng đi vào phía ngoài của hai khoang bên trong mắt, gọi một cách thích hợp là khoang trước. Khoang này chứa đầy chất dịch như nước được gọi là thủy dịch liên tục được thoát đi và được thay thế.
B. MÀNG MẠCH NHO :
       Màng mạch nho là tên đặt cho khu vực bao gồm ba cấu trúc riêng biệt nằm trong trung tâm nhãn cầu : màng mạch, thể mi và mống mắt, thỉnh thoảng cũng được gọi là màng bồ đào.
       Màng mạch là một miếng màng mỏng ở giữa củng mạc bảo vệ bên ngoài và võng mạc. Màng này có nhiều mạch máu cung cấp cho võng mạc và tạo thành một mạng lưới phức tạp khắp cả mắt. Trong màng lưới này các mô nâng đỡ chưa đựng một số lượng sắc tố khác nhau ; số sắc tố này ngăn ánh sáng đi qua phía sau mắt làm cho hình ảnh bị rối loạn.
       Thể mi gồm có một khu nổi lên thuộc màng bồ đào ngay tại phía trước mắt. Vai trò của nó làm thay đổi hình dạng của thấu kính mắt thông qua chuyển động của cơ mi – cho phép chúng ta tập trung vào các vật thể gần – và cũng làm cho thủy dịch, chất dịch luân chuyển trong khoang giữa thủy tinh thể và mặt trong của giác mạc.
       Gắn liền với thể mi là khu vực chuyển hóa thứ ba – mống mắt – tạo thành phía sau của khoang trước. Đây là bộ phận của mắt mà sắc tố làm cho mắt có màu. Nó có nhiệm vụ giống như cái chặn lỗ ống kính của máy chụp hình, các sợi cơ của nó làm giãn hoặc co con ngươi (đồng tử) và như vậy kiểm soát được cường độ ánh sáng đi đến võng mạc.
      Nếu ánh sáng quá mạnh chiếu vào nó, đồng tử dần dần trở nên nhỏ hơn mà không có bất kỳ ý thức nỗ lực nào của chúng ta. Trong ánh sáng lờ mờ nó, nó dần dần trở nên lớn hơn. Sự kích động, sợ hãi và sự sử dụng những dược phẩm nào đó cũng làm cho đồng tử giãn rộng hay co lại.
       Ngay phía sau mống mắt là thủy tinh thể trong suốt, mềm, đàn hồi. Nó là một bộ phận tương đối ít quan trọng bởi hầu hết công việc được giác mạc thực hiện.
 
C. PHA LÊ DỊCH VÀ VÕNG MẠC :
       Phía sau thủy tinh thể là khoang trong quan trọng nhất của mắt.
       Khoang này chứa đầy một chất được gọi là pha lê dịch, có một kết cấu giống như thạch và làm cho mắt hình như vững chắc và dai như cao su. Chạy xuyên qua trung tâm của nó là ống pha lê, cái còn lại của một luồng mang một động mạch trong suốt sự phát triển của bào thai.
       Bên trong nhãn cầu trong, toàn bộ xung quanh khoang sau được lót bằng một lớp dày nhạy cảm với ánh sáng được gọi là võng mạc. Trên thực tế lớp võng mạc này được cấu tạo bởi hai loại tế bào nhạy cảm ánh sáng gọi là những tế bào hình que và hình nón vì hình dạng của chúng.
       Các tế bào hình que nhạy cảm với ánh sáng có cường độ thấp và không phân biệt được màu sắc mà được phân biệt bởi các tế bào hình nón. Các tế bào này còn chịu trách nhiệm về sự rõ ràng sắc nét và có nhiều nhất ở phía sau mắt trong một khu vực được gọi là hố hay điểm vàng. Ở đây thủy tinh thể còn diễn ra hội tụ hình ảnh sắc nét nhất của nó và đây là nơi mà sự nhìn của chúng ta tốt nhất.
       Bao quanh hố (điểm vàng), võng mạc vẫn nhận ra hình ảnh rõ ràng, nhưng ra phía ngoài rìa của nó. Vùng được gọi là thị lực ngoại vi, thì toàn bộ khu vực đó chúng ta “thấy không rõ”.
       Thị lực trung tâm và thị lực ngoại vi này cùng nhau tạo nên một tầm nhìn trọn vẹn về thế giới bên ngoài.
D. DÂY THẦN KINH THỊ GIÁC :
       Mỗi tế bào nhạy cảm ánh sáng trong võng mạc được nối liền bằng một dây thần kinh đến não, nơi mà thông tin về mô hình, màu sắc và hình dạng được tính toán. Toàn bộ sợi thần kinh này tập trung ở phía sau mắt tạo thành một dây chính được gọi là dây thần kinh thị giác. Dây này chạy phía sau từ nhãn cầu xuyên qua một ống xương trong hộp sọ và nhô lên bên trong xương sọ ngay bên dưới não trong vùng thuộc tuyến yên; tại đây nó được nối bằng dây thần kinh thị giác cùng loại.
       Các dây thần kinh từ mỗi bên sau đó giao nhau để thông tin nào đó từ mắt trái được chuyển qua phía bên phải của não và ngược lại. Các dây thần kinh từ bên thái dương (gần hai thái dương) thuộc mỗi võng mạc không giao nhau và vì thế ở lại cùng một phía của não còn các sợi thần kinh từ bộ phận mắt thực hiện hầu hết sự quan sát chạy đến hai bên của não.
       Dây thần kinh thị giác chỉ là một bó sợi thần kinh mang xung lực điện nhỏ xuống các dây nhỏ bé, mỗi dây thần kinh nhỏ bé được cách ly với các dây kế bên bằng một lớp myelin. Ở chính giữa của dây thần kinh chính là một động mạch lớn hơn chạy theo toàn bộ chiều dài của nó. Động mạch này được gọi là động mạch võng mạc trung tâm. Động mạch này nổi lên ở phía sau mắt và các từ nó tỏa ra khắp bề mặt của võng mạc. Có một tĩnh mạch tương ứng chạy ngược xuống dây thần kinh thị giác dọc theo động mạch võng mạc trung tâm, dẫn lưu võng mạc.
       Các dây thần kinh nổi lên từ võng mạc là dây thần kinh cảm giác, không giống như các dây thần kinh vận động trên đường đến não chỉ có một chỗ nối, các dây thần kinh thị giác tạo nên nhiều chỗ nối hơn. Chỗ nối đầu tiên nằm ngay phía sau điểm mà thông tin cảm giác từ mỗi mắt được trao đổi. Điểm giao nhau này được gọi là giao thoa thị giác và nằm rất sát với tuyến yên. Ngay phía sau điểm giao này là chỗ nối đầu tiên hay trạm tế bào. Tại đây, thông tin từ bên trái và bên phải lại được trao đổi nữa qua đường giữa chức năng của điểm nối này được liên kết với các phản xạ của đồng tử.
       Từ thể cong bên các dây thần kinh tỏa ra trên mỗi bên xung quanh phần thái dương của não tạo thành bức xạ thị giác. Chúng quay lại một chút và tập hợp lại với nhau để đi qua điểm trao đổi quan trọng – nang trong – nơi mà tất cả các thông tin vận động và cảm giác cung cấp cho cơ thể được tập trung. Từ chỗ đó các dây thần kinh đi qua phía sau não đến võ thị giác.
 
 
TAI
 
 
       Tai không những cung cấp cho chúng ta khả năng nghe mà nó còn cho chúng ta khả năng giữ thăng bằng. Nó là một cơ quan phức tạp được chia thành ba phần : tai ngoài, thu thập âm thanh giống như một máy quét ra đa ; tai giữa có sự lắp ráp các xương như hệ thống truyền động khuếch đại âm thanh chúng nhận được và tai trong chuyển đổi những rung động âm thanh thành các xung lực điện và tính ra vị trí trong đầu.
       Các thông tin đưa đến được truyền vào não theo một cặp dây thần kinh nằm sát bên nhau :dây thần kinh tiền đình dành cho sự thăng bằng và dây thần kinh ốc tai dành cho âm thanh. Các tai ngoài và tai giữa chủ yếu liên quan đến thính giác, nhưng cấu trúc tai trong lý giải vị trí và âm thanh trong đầu thì riêng rẽ, mặc dù chúng được thấy đồng thời trong cùng một cơ quan.
 
A. THÍNH GIÁC / NGHE :
 
       Những gì chúng ta nghe là các sóng âm thanh được tạo ra nhờ những giao động của phân tử không khí. Kích thước và năng lượng của các sóng này xác định độ lớn được đo bằng decibel (db). Số lần giao động hoặc chu kì trong một giây tạo nên tầng số ; càng nhiều giao động thì cường độ âm thanh càng cao. Tần số âm thanh được thể hiện bằng các thuật ngữ chu kì trong một giây, hoặc Hertz (Hz).
       Ở những người trẻ tuổi, phạm vi các tần số có thể nghe thấy 20 đến 20.000hz trong một giây. Tuy vậy tai nhạy cảm tốt nhất đối với các âm thanh phạm vi trung bình khoảng 500 đến 4000Hz. Khi chúng ta già đi hoặc nếu chúng ta bị đặt vào nơi có tiếng ồn quá lớn qua một khoảng thời gian, thính giác của chúng ta sẽ trở nên kém thính nhạy trong những tần số cao hơn. Để đo mức độ tổn hại khả năng nghe, các mức độ nghe bình thường được xác định bằng một tiêu chuẩn quốc tế. Mức độ nghe của một người là sự khác nhau về các decibel giữa nốt nhạc trong trẻo nhỏ nhất được nghe thấy và nốt nhạc tiêu chuẩn được một chiếc máy đặc biệt phát ra được gọi là thính lực kế.
       Tai giữ nhiệm vụ như một ống nghe (tai ngoài), một bộ khuếch đại (tai giữa) và một máy phát (tai trong).
      Ống nghe được tạo thành bởi một bộ phận giống như thịt của tai được gọi là loa tai. Tại điểm giữa của loa tai là một ống xương (ống tai ngoài) dẫn đến màng nhĩ. Một chất giống như sáp được tiết ra từ các thành ống để ngăn ngừa da khỏi bi khô và bong ra.
       Bộ khuếch đại được tạo nên bởi một hệ thống truyền động gồm có ba xương được gọi là các tiểu cốt. Các tiểu cốt này là xương búa, được gắn vào màng nhĩ; xương bàn đạp, là một xương giống như bàn đạp gắn vào tai trong và xương đe – một xương nhỏ nối liền hai xương trên. Sự sắp xếp truyền động này phóng đại chuyển động của màn nhĩ 20 lần.
       Từ tai giữa có một ống hẹp được gọi là vòi Eustache, mở ra phía sau amiđan và vòi này làm cân bằng áp suất không khí trên mỗi bên của màng nhĩ. Tiếng lộp bộp trong hai tai khi chúng ta xuống nhanh trong thang máy được gây ra do những chuyển động của màng nhĩ qua những thay đổi áp suất trong tai giữa.
       Bộ phận máy phát của tai rất phức tạp. Các cơ cấu vừa để nghe vừa để giữ thăng bằng tạo thành một phòng chung chứa đầy chất dịch gọi là nội dịch và các sóng áp suất được truyền qua chất dịch này từ tai giữa đến xương bàn đạp. Bộ phận nghe nằm ở một đầu phòng và tạo thành một vòng cuộn khá giống một vỏ ốc. Nó được gọi là ốc tai và khắp cả chiều dài của nó phủ một màng mỏng được gọi là lá nền, lá này cung cấp hàng ngàn sợi thần kinh nhỏ bé cho dây thần kinh ốc gai. Những thay đổi về cường độ hay độ lớn của âm thanh được cảm giác nhờ các lông li ti trên lá nền qua các sóng áp suất truyền trong nội dịch truyền khắp cả chiều dài của ốc tai.
       Dây thần kinh ốc tai chạy đến một bộ phận chuyên hóa của não được gọi là trung tâm thính giác.
       Cách thức các sóng được biến đổi thành năng lượng điện và được lý giải bởi não không được hiểu rõ. Lý thuyết hiện hành cho rằng các tế bào của ốc tai đo các sóng áp suất nội dịch và biến chúng thành xung lực điện. Nó cũng không rõ ràng cách thức tai phân biệt giữa độ lớn và cường độ.
B. GIỮ THĂNG BẰNG :
 
       Vì là một cơ quan giữ thang bằng, tai chịu trách nhiệm giám sát từng chút một về vị trí và các chuyển động của đầu. Và nếu vị trí đúng của đầu được giám sát phù hợp, thì cơ thể có thể tự nó điều chỉnh để vẩn giữ thăng bằng.
       Các cơ quan mỏng manh giữ thăng bằng nằm ở phần bên trong cùng của tai, được các xương của hộp sọ bảo vệ tốt được gọi một cách thích hợp là tai trong. Ở đây có một mê cung với những ống chứa đầy chất dịch, tất cả ở các mức độ khác nhau và ở những góc độ khác nhau. Trong số những ống này, có một số ống liên quan đến sự giữ thăng bằng được gọi là thông nang, tiểu nang và các ống bán nguyệt.
       Thông nan và tiểu nang có liên quan đến việc nhận ra vị trí cảu đầu. Mỗi khoang trong số hai trong này chứa đựng một đệm tế bào được bao phủ bằng một chất giống như thạch được gắn vào các hạt phấn nhỏ.
       Khi cơ thể thẳng đứng, trọng lực khiến cho các hạt này ép vào các lông nhạy cảm trong chất thạch. Lúc đó, các lông truyền tín hiệu thần kinh đến não cho biết “thẳng đứng”.
       Khi đầu nghiêng tới trước, ra sau hoặc hai bên các hạt phấn đẩy mạnh vào các lông, làm chúng cong theo một hướng khác nhau. Điều này làm phát ra những thông tin mới đến não, mà lúc đó nếu cần thiết có thể đưa ra các lệnh cho cơ thể điều chỉnh vị trí của cơ thể.
       Thông nan cũng hoạt động khi cơ thể chuẩn bị duy chuyển về phía trước hoặc sau. Thí dụ, nếu một đứa trẻ bắt đầu chạy, các hạt phấn đẩy mạnh về phía sau. Ngay khi não nhận được thông tin này nó truyền tín hiệu đến cơ làm cho cơ thể nghiêng về phía trước, khôi phục lại sự thăng bằng của nó. Tất cả các phản ứng này bị đảo ngược nếu đứa trẻ dựa về sau của chiếc ghế.
C. BẮT ĐẦU VÀ DỪNG CHUYỂN ĐỘNG :
       Nhô ra ngay phía trên thông nang của tai là ba ống bàn nguyệt chứa đầy dịch. Tại đáy của mỗi ống là một khối chất thạch hình bầu dục. Bao bọc trong chất thạch này là các đầu lông nhạy cảm, chúng sẽ bị cong do các chuyển động của chất dịch trong ống khi đầu chuyển động.
       Các ống bán nguyệt thụ nhận thông tin khoảng thời gian mà đầu bắt đầu và dừng chuyển động – đặc biệt quan trọng trong lúc chuyển động nhanh, phức tạp.
       Khi đầu bắt đầu chuyển động về một hướng, chất dịch trong các ống có khuynh hướng vẫn đứng yên, làm cho chất dịch đẩy mạnh vào các lông nhạy cảm. Lúc đó, các lông truyền thông tin đến não để não có thể hành động.
       Nhưng khi đầu ngưng chuyển động, đặc biệt là khi đầu ngưng xoay vòng tròn, chất dịch tiếp tục chuyển động bên trong các ống bán nguyệt trong khoảng một phút hoặc hơn làm cho bạn có cảm giác chóng mặt.
D. TRUNG TÂM ĐIỀU KHIỂN :
       Một bộ phận của não chịu trách nhiệm nhiều nhất về hương dẫn hoạt động của các cơ trong việc giữ cơ thể thăng bằng là tiểu não. Đôi mắt cũng thế, có một vai trò rất đặc biệt tham gia vào việc giữ thăng bằng, bởi vì chúng cung cấp thông tin sinh động về mối quan hệ của cơ thể đối với môi trường xung quanh nó. Mắt còn có mối liên quan quan trọng với các ống bán nguyệt. Thí dụ, khi đầu bắt đầu di chuyển về phía bên trái, chuyển động của dịch trong các ống bán nguyệt làm cho mắt di chuyển về bên phải. Nhưng khi ấy cơ thể thăng bằng làm cho chúng di chuyển về bên trái để điều chỉnh đến vị trí giống như của đầu.
       Sự chuyển động mắt này giải thích một phần lý do vì sao người ta có nhiều khả năng bị bồn nôn nếu cố đọc trong khi đang đi trong suốt cuộc hành trình trên xe cộ đang di chuyển như là xe hơi hay xe buýt. Việc đó có khuynh hướng chống lại các chuyển động mắt tự nhiên này, khiến gây ra những cơn bồn nôn khó chịu đó và sự nôn mửa tạo thành chứng say xe.
E. HỌC TẬP GIỮ THĂNG BẰNG :
       Đây là một quá trình lâu dài mất khoảng hai năm đầu đời của một em bé, với một năm nữa để nắm vững nghệ thuật đứng trên một chân. Trước khi có thể đạt được sự thăng bằng hoàn hảo, cả não lẫn các cơ phải đủ hoàn thiện để cung cấp sức mạnh và sự phối hợp cần thiết.
 
CÁC THỤ THỂ KHỨU GIÁC VÀ THỊ GIÁC / THỤ THỂ MÙI – VỊ 
 
       Khứu giác có thể được biết là một giác quan cổ nhất và nhỏ nhất trong số năm giác quan của con người. Trong suốt quá trình tiến hóa, khứu giác đã giữ những liên kết của nó với các bộ phận của não mà phát triển thành ngôi nhà phân biệt đối với những phản ứng xúc cảm, liên kết mật thiết các mùi của sự vật với cảm xúc của chúng ta.
       Khứu giác của chúng ta còn đóng một vai trò quan trọng trong sự hấp dẫn tình dục, mặc dù điều này đã trở nên thầm lặng đáng kể trong suốt sự phát triển tiến hóa loài người. Các vai trò quan trọng nhất của nó là vai trò của một hệ thống báo trước và tập hợp thông tin : báo trước cho chúng ta sự nguy hiểm và cho chúng ta những thông tin giá trị về thế giới bên ngoài.
       Mỗi liên kết chặt chẽ giữa thị giác và khứu giác là một điều gì đó không phải lúc nào ta cũng nhận thấy. Chỉ đến khi bị cảm, ta mới nhận thấy chẳng những ta không ngửi thấy đồ vật, mà vị của thức ăn cũng biến mất.
A. KHỨU GIÁC:
 
 
       Như với nhiều cơ quan trong cơ thể, bộ máy khứu giác gồm hai bộ phận giống nhau, mỗi chu vi hoạt động độc lập.
       Các thụ thể cảm giác về mùi được thấy trong vòm của khoang mũi, ngay bên dưới thùy trán của não. Đây được gọi là vùng khứu giác và được xếp chặt bằng hàng triệu tế bào nhỏ, các tế bào khứu giác. Mỗi tế bào khứu giác có khoảng một chục lông nhỏ - lông rung – nhô ra trong một lớp dịch nhầy. Dịch nhầy giữ cho lông rung ẩm và có nhiệm vụ như một thiết bị bắt các chất có mùi, trong khi đó lông rung mở rộng hiệu quả vùng của mỗi tế bào khứu giác và như vậy tăng thêm tính nhạy cảm của chúng ta đối với các mùi.
       Điều không thể hiểu là làm thế nào cho những số lượng nhỏ chất hóa học cho ta các mùi được gây ra trong tế bào khứu giác, nhưng nó được cho là các chất này hòa tan trong dịch nhầy, dính trên lông rung và sau đó khiến cho các tế bào bắn đi các tín hiệu điện.
       Các sợi thần kinh khứu giác chuyển các tín hiệu này ngang qua xương của hộp sọ đến hai hành khứu giác tronng não, nơi mà thông tin được tập hợp, xử lý và sau đó đua qua một mạch các đầu mút thần kinh phức tạp đến vỏ não. Ở đây thông tin được nhận dạng và mùi trở nên một dữ liệu có ý thức.
       Cơ cấu phân tử chính xác của khứu giác phần lớn vẫn còn chưa được biết. Làm thế nào các tế bào thụ thể có thể nhận ra đầy đủ hàng ngàn mùi khác nhau và việc phân biệt những khác biệt rất nhỏ giữa các mùi vẫn còn là một bí mật.
B. MÙI LÀ GÌ ?
       Để có mùi một chất phải tỏa ra các hóa chất mà nó tạo thành. Loại chất này, nói chung là hóa chất phức tạp. Các hóa chất học đơn giản – chẳng hạn như muối – không có mùi, hoặc chỉ có một chút thoáng qua.
       Các hạt của một chất phải lưu lại trong không khí dưới dạng hơi để được quét vào lỗ mũi và đến dịch nhầy bao vây các lông rung. Ngay khi đó chúng phải có khả năng tan ra trong dịch nhầy cho cơ quan khứu giác nhận ra chúng.
       Các chất mà bốc hơi lên dễ dàng – như là xăng dầu thường rất nặng mùi vì sự tập trung cao hóa chất có khả năng đi đến các tế bào.
       Sự ẩm ướt cũng làm tăng thêm mùi. Khi nước bay hơi từ một chất, nó mang các hạt của chất đó vào trong không khí. Nước hoa được cấu trúc theo cách chúng là hóa chất phức tạp và bốc hơi lên dễ dàng.
C. MÙI, NHỮNG CẢM XÚC VÀ TRÍ NHỚ :
       Một bộ phận của não phân tích các thông tin đến từ các tế bào tiếp nhận trong mũi liên kết chặt chẽ với hệ bản tính, bộ phận đó của não có quan hệ với những cảm xúc, tính khí và trí nhớ. Nó được gọi là não đầu tiên, đôi khi còn được gọi là “não ngửi”. Sự liên kết giải thích vì sao các mùi được phú cho nhiều ý nghĩa cảm xúc. Mùi của một cơn mưa đầu mùa trong một ngày hè thường làm cho người ta cảm thấy hạnh phúc và thêm hăng hái, có thể nó còn gợi lên những kỉ niệm êm đềm. Mùi bánh mì mới ra lò có thể gây ra cơn đói ngay tức khắc, trong khi đó hương thơm của nước hoa có thể đến sự thúc đẩy các ham muốn tình dục.
       Trái lại, những mùi khó chịu – chẳng hạn như trứng muối – tạo ra cảm giác ghê tởm và bồn nôn. Nhưng có những ngoại lệ. Mùi cực kì khó chịu của pho mát Gorgonzola chín (loại pho mát vân xanh nhiều gân của Ý ) thực sự hấp dẫn những người say mê nhiệt thành, càng hồng càng tốt.
       Các mùi nào đó sẽ gợi lại những kỉ niệm đã đi qua về những dịp đặc biệt. Điều này là do chúng ta có khuynh hướng nhớ những thứ đó, những sự vật có nghĩa và cảm xúc đặc biệt, bởi vì các vùng của não xử lý trí nhớ là yếu tố cần thiết, trong sự gợi lại của chúng ta cũng liên quan chặt chẽ với hệ bản tính và lần lượt liên quan đến các trung tâm trong não đối với ý nghĩa của mùi.
D. VỊ GIÁC : 
 
       Vị giác là một giác quan thô thiển nhất trong số năm giác quan của chúng ta. Nó bị hạn chế về phạm vi lẫn tính linh hoạt và đưa đến chúng ta rất ít thông tin liên quan đến thế giới xung quanh ta hơn bất kì giác quan nào khác. Thực ra, vai trò độc nhất của giác quan này là vai trò của bộ phận lựa chọn và bộ phận thưởng thức thức ăn và thức uống, một vai trò được giúp đỡ đáng kể bởi nhiều giác quan nhạy cảm về mùi. Giác quan này bổ sung thêm màu sắc cho bốn vị căn bản mà các chồi vị giác của chúng ta có thể nhận ra. Vì vậy, mất cảm giác về vị - vì bất cứ lý do gì – không làm mất cảm giác về mùi.
E. CHỒI VỊ GIÁC :
       Giống như khứu giác, bộ máy vị giác được gây nên bởi dung lượng các chất hóa học trong thức ăn và thức uống. Các hoạt hóa chất này được nhận ra trong miệng và biến đổi thành các xung lực thần kinh rồi được truyền bằng các dây thần kinh đến não, nơi mà sau đó chúng được giải thích.
       Chồi vị giác ở tại trung tâm của hệ thống này. Rải khắp bề mặt của lưỡi có nhiều chỗ nhô ra gọi là gai. Bên trong các gai này là các chồi vị giác. Một người trưởng thành có khoảng 9000 chồi vị giác, chủ yếu ở mặt trên của lưỡi, nhưng cũng có một số trên vòm miệng và ngay cả ở họng.
       Mỗi chồi vị giác gồm có những nhóm tế bào thụ thể và mỗi tế bào thụ thể có những chỗ nhô ra giống như lông mảnh – được gọi là nhung mao – nhú ra trong bề mặt của lưỡi qua các lỗ chân lông nhỏ bé trong bề mặt của gai. Ở một đầu đối diện với gai, các tế bào thụ thể liên kết với một mạng lưới sợi thần kinh. Sự thiết kế của mạng lưới này phức tạp, vì có rất nhiều sự nối liền nhau giữa các sợi thần kinh và các tế bào thụ thể. Hai bó dây thần kinh khác nhau, tạo nên thần kinh mặt và thần kinh thiệt hầu, đưa xung lực đến não.
       Các chồi vị giác chỉ phản ứng lại bốn vị căn bản : ngọt, chua, mặn và đắng ; và vị trí cảm thụ đối với các vị này nằm trên các phần khác nhau của lưỡi. Các chồi phản ứng lại với vị ngọt thì ở đầu lưỡi, trong khi các chồi chuyên hóa về vị mặn, chua và đắng và có vị trí tăng dần thêm về phía sau.
       Làm thế nào các chồi vị giác phản ứng lại những hóa chất trong thực phẩm và khởi phát các xung lực thần kinh đến não thì không được hiểu rõ, nhưng để có vị, các hóa chất phải ở dạng lỏng. Thực phẩm khô cho rất ít cảm giác về vị ngay lập tức và chỉ đạt được vị của nó sau khi được hòa tan trong nước bọt.
       Hiện nay, người ta tin rằng các hóa chất trong thực phẩm biến đổi diện tích trên bề mặt các tế bào cảm thụ, các tế bào này lần lượt gây ra xung lực thần kinh để phát vào các sợi thần kinh.
F. PHÂN TÍCH VỀ VỊ GIÁC :
       Hai dây thần kinh mang xung lực cảm giác từ lưỡi (thần kinh mặt hay thần kinh thiệt hầu) đầu tiên đưa qua các tế bào chuyên hóa trong cuống não. Khu vực cuống não này cũng có nhiệm vụ như trạm dừng đầu tiên cho các cảm giác khác đang đến từ miệng. Sau khi xử lý bước đầu ở trung tâm cuống não này, các xung lực vị giác được chuyển vào một tập hợp dây thần kinh thứ hai đi ngang qua mặt kia của cuống não và đi ngược lên đồi não. Ở đây có một sự chuyển tiếp nữa, nơi mà sự phân tích thêm về các xung lực vị giác được thực hiện trước khi thông tin được chuyển qua bộ phận vỏ não tham gia vào sự nhận thức thực sự có ý thức về vị giác.
       Vỏ não cũng có quan hệ với các cảm giác khác như là kết cấu và nhiệt độ đến từ lưỡi. Các cảm giác này có thể được hòa lẫn với các cảm giác phảng phất với các vị mà chúng ta quen khi chúng ta ăn.
       Sự phân tích này, được thực hiện trong phần dưới của thùy đính ở vỏ não, bị ảnh hưởng thêm nữa bởi thông tin mùi đang được phân tích trong thùy thái dương gần bên. Phần lớn sự sành sỏi về cảm giác vị là nhờ có các cảm giác mùi.
       So sánh với các cảm giác khác (đặt biệt là mùi) vị giác của chúng ta không nhạy cảm lắm. Người ta ước lượng rằng một người cần 25.000 lần để nếm một chất trong miệng thì các thụ thể khứu giác cũng cần bấy nhiêu lần để ngửi nó. Tuy nhiên, mặc dù điều này, nhưng sự kết hợp của bốn loại chồi vị giác đáp lại bốn vị căn bản mặn, chua, đắng hay ngọt làm cho đủ loại cảm giác có thể được xác định khi não phân tích nồng độ tương đối của các mùi vị căn bản. Một số vị đậm đặc hơn như là vị “cay” của gia vị xảy ra thông qua sự kích thích của các đầu mút thần kinh nhạy cảm gây đau trong đầu lưỡi.
 
CÁC THỤ THỂ XÚC GIÁC
 
       Bao phủ quanh chân của các lông tơ trên da là các mút thần kinh tự do, chúng phản ứng lại bất kỳ sự kích thích nào của lông. Các thụ thể xúc giác này có cấu trúc ít phức tạp nhất và chấm dứt nhanh chóng các kích động nếu lông liên tục bị kích thích. Các thụ thể được thấy nhiều hơn ở vùng da không có lông, thí dụ trên đầu các ngón tay và môi, được hình thành trên ác đĩa nhỏ bé. Bởi vì các sợi thần kinh gắn sâu bên trong các đĩa này nên chúng phản ứng chậm hơn với áp suất và tiếp tục kích thích mạnh khi áp suất được duy trì.Các thụ thể khác có cấu trúc phức tạp hơn được tạo thành do nhiều màng được bao phủ xung quanh một mút thần kinh giống như một vỏ hành và đem lại các phản ứng đối với áp suất duy trì hơn.
       Ngoài ra, các thụ thể có khuynh hướng bị ảnh hưởng về vấn đề thông tin mà chúng ta đưa vào hệ thần kinh ở nơi chúng đang hoạt động. Điều này giải thích vì sao xúc giác của chúng ta có khuynh hướng giảm sút trong thời tiết lạnh.
A. ĐƯỜNG ĐI CỦA DÂY THẦN KINH :
 
 
       Một số sợi thần kinh truyền thông tin xúc giác đi vào dây cột sống và không dừng lại mà đi thẳng lên cuống não. Các sợi này chủ yếu liên quan với các cảm giác áp suất, đặc biệt là một điểm áp suất riêng biệt rõ ràng. Vì vậy, chúng cần chuyển các thông tin của chúng khá trực tiếp đến các trung tâm não cao hơn, sao cho cảm giác cục bộ này có thể được đánh giá mà không nhầm lẫn với bất kì sự phân tích nào trong dây cột sống.
       Các sợi thần kinh khác mang thông tin xúc giác phân tán hơn vào chất xám của dây cột sống và gặp ở đó một mạng tế bào thực hiện sự phân tích ban đầu về thông tin của chúng. Đây là khu vực tương tụ khi vực tiếp nhận cá c thông tin từ các thụ thể đau trong da và các nơi khác. Sự gặp nhau trong dây cột sống của các thông tin xử lý cả xúc giác và đau cho phép pha trộn hai cảm giác này.
       Sự phân tích trong dây cột sống này lọc các cảm giác mà sau đó được truyền lên não. Chất xám của dây cột sống ở đây có nhiệm vụ như một cổng điện, sao cho thông tin có thể bị chặn do sự đến trong cột sống của hai loại xung lực xúc giác nào đó, hạn chế lượng thông tin không quan trọng phải được truyền đi.
       Sự phân tích các đường xúc cảm đến não này thành hai luồng – một luồng đi khá trực tiếp đến cuống não và luồng kia được phân tích trước bởi các tế bào dây cột sống – làm cho các khía cạnh phân biệt tinh tế của xúc giác có thể được bảo vệ. Vì thế chúng ta có thể đánh giá chính xác lượng sức ép trong một cú va chạm và vị trí của nó, nhưng nếu sức ép quá lớn hay quá gắt cáo bộ phận phân tích đau sẽ bị liên quan qua các mối liên kết trong dây cột sống.
B. BỘ PHẬN PHÂN BIỆT CẢM GIÁC :
       Có thể các cảm giác va chạm từ da được đưa đến bằng một tuyến trực tiếp hơn hoặc sau khi phân tích trong dây cột sống, cuối cùng chúng kết thúc trong túi rắn chắc của chất xám sâu trong đồi não, nơi mà các mẫu tin từ các loại thụ thể khác nhau trong da được tập hợp lại và phối hợp. Điều này làm cho các trung tâm cao nhất của não trong vỏ não có thể gộp chung với nhau một hình ảnh về các cảm giác va chạm mà chúng ta nhận thức được. Từ dưới đồi não dữ liệu chưa xử lý được chiếu tới dãi hẹp ở phía trước của thùy đính.
       Vùng cảm giác đầu tiên này của vỏ não xử lý thông tin trước khi chuyển nó lên các vùng cảm giác cấp hai và cấp ba. Ở các vùng cấp hai và cấp ba này hình ảnh đầy đủ về vị trí, loại và ý nghĩa của các cảm giác va chạm chúng ta cảm thấy được tạo ra và được tương quan song song với những kí ức về các cảm giác trước, cũng như những tác nhân kích thích cảm giác đi qua tai và mắt.
       Các cảm giác va chạm rất quan trọng và cũng được phối hợp tại điểm này với các cảm giác về tay chân, các khớp và các ngón ở vị trí nào :điều này có ý nghĩa quan trọng vì nó làm cho chúng ta có thể xác định kích thước và hình dạng của vật thể và giúp chúng ta phân biệt giữa vật thể này với vật thể kia.
HOẠT ĐỘNG NÓI
       Nói là một trong những hoạt động phức tạp và khéo léo nhất mà cơ thể được yêu cầu đảm trách. Cuối cùng, toàn bộ hoạt động nói, lời nói và sự lãnh hội được kiểm soát và phối hợp bởi não. Trong vỏ não có những khu vực được gọi là các trung tâm ngôn ngữ nơi mà lời nói được giải mã và các tín hiệu, chỉ thị được đưa ra cho hàng trăm cơ trong phổi, cuống họng và miệng có liên quan trong việc tạo ra lời nói.
       Toàn bộ hệ hô hấp và toàn thể cấu trúc các cơ từ bụng cho đến mũi đều có một vai trò nào đó trong việc tạo ra các âm thanh lời nói, nằm trong số các cấu trúc này : thanh quản, lưỡi, môi và vòm mềm là quan trọng nhất.
A. THANH QUẢN :        
                                                              
    Thanh quản là hộp tiếng nói của cơ thể, chứa đựng dây thanh âm, cac dây này rung động tạo ra lời nói. Theo đúng nghĩa của từ này, thanh quản là một công cụ cực kì mỏng manh, nhưng nó cũng có một chức năng ít phức tạp hơn – một van bảo vệ lối vào phổi.
       Khi chúng ta ăn hay uống, thanh quản đóng chặt, làm cho thức ăn hay chất lỏng lướt qua nó đi xuống thực quản, dẫn vào trong dạ dày. Khi chúng ta cần hít vào hay thở ra, dĩ nhiên nó mở ra.
       Thanh quản được đặt ở khoảng trung tâm cổ, ở phía trên khí quản, khuất gần “góc” phía sau cuống họng. Về cơ bản, nó là một bộ phận chuyển hóa của khí quản với một bao ngoài bằng sụn. Có vị trí phía trên nó là tiểu thiệt, nắp vang đi xuống để che phủ lỗ mở từ phía sau cuống họng vào thanh quản, được gọi là thanh môn.
       Hoạt động của tiểu thiệt được não điều khiển tự động nhưng thỉnh thoảng nó sai sót và khi đó chất lỏng hay các hạt thức ăn đi xuống “sai đường” trừ khi miếng thức ăn quá lớn đến nỗi nó mắc kẹt trong lối đi bên dưới thanh quản, nó sẽ được khạc trở ra.
       Dây thanh âm có chức năng tương tự chức năng của lưỡi gà trong một nhạc khí thổi như là kèn clarinet. Khi nhạc sĩ thổi không khí lên lưỡi gà, miếng gỗ hay nhựa mỏng rung động, tạo ra âm thanh căn bản mà khi ấy được thay đổi bằng những ống hay lồ của chiếc kèn. Tương tự như vậy, dây thanh âm rung động khi người nào đó phát âm và các âm thanh tạo ra được biến đổi bằng cuông họng, mũi và miệng.
       Dây thanh âm gồm có hai dây chằng, có hình dạng giống như hai môi, mở và đóng khi không khí đi qua chúng. Một đầu được gắn vào một cặp sụn có thể chuyển động được gọi là sun bôi, trong khi đầu kia được giữ chặt vào sụn giáp, là một phần của trái cổ. Sụn bôi biến đổi vị trí sao cho khoảng cách giữa các dây (rãnh) thay đổi hình dạng từ một hình chữ V rộng trong khi nối sang một khe đóng chặt trong lúc nuốt. Sự rung động của dây thanh âm trong lúc nói xảy ra rãnh thu hẹp và không khí từ phổi được tống ra trên các dây và đi qua thanh quản. Điều này được gọi là sự phát âm. Độ lớn của tiếng nói được điều khiển bởi lực mà không khí bật ra và cường độ do độ dài và trạng thái cân bằng của dây. Độ trầm và âm sắc của tiếng nói là do hình dạng và kích thước của cuống họng, mũi và miệng. Điều này giải thích vì sao đàn ông, nói chung là những người có thanh quản to và dây thanh âm dài, chùng có khuynh hướng có giọng nói trầm hơn bà là những người nói chung có thanh quản nhỏ hơn.
       Miệng có liên quan mật thiết đến lời nói bởi vì nó giúp uốn nắn các âm thanh phát ra từ hộp tiếng nói hay thanh quản. Làm cho các âm thuộc phụ âm K hay T chẳng hạn đòi hỏi không khí đi lên từ thanh quản được ngắt rõ ràng bằng lưỡi và vòm miệng, trong khi đó các nguyên âm như A và E không cần phải ngắt cụt mà chỉ cần các vị trí nào đó của lưỡi và răng. Mỗi âm thanh trong bất kì ngôn ngữ nào cũng được xác định bằng sự chuyển động hơi khác nhau của đôi môi, lưỡi và răng Khả năng của người điếc hiểu theo mấp máy môi là bằng chứng về vai trò mà miệng đóng góp tạo ra lời nói.
B. SỰ TẠO RA CÁC ÂM THANH LỜI NÓI :
 
       Để biến các âm thanh đơn giản do dây thanh tạo ra thành các từ dễ hiểu, toàn bộ : môi, lưỡi, vòm mềm và các khoang điều có một vai trò tạo nên sự cộng hưởng cho lời nó các khoang cộng hưởng bao gồm toàn bộ khoang miệng, mũi, họng (phần thuộc cuống họng giữa miệng và thực quản) và một mức độ nhỏ hơn của khoang ngực.
       Sự điều khiển các cấu trúc này được thực hiện nhờ hàng trăm cơ nhỏ bé hoạt động rất chặt chẽ với nhau và với một tốc độ đáng kinh ngạc. Nói một cách đơn giản, lời nói được tạo nên bởi các nguyên âm và phụ âm – nguyên âm là tất cả các âm thanh được phát âm.
       Đặc trưng cộng hưởng của các khoang khác nhau trong miệng và hệ hô hấp cung cấp cho chúng ta tính chất cá nhân của giọng nói riêng mình. Thí dụ, cái gọi là “các âm mũi” như m, n và ng phụ thuộc vào sự phát âm đúng của họ trên sự cộng hưởng thông suốt trong mũi khi bạn nói cái gì đó, thử kẹp mũi bạn khi bạn nói điều gì đó – tác động tức cười cho thấy cách thức mà khoảng không khí của mũi làm cho lời nói của ta tròn trịa và rõ ràng như thế nào. Những người khác nhau có hình dạng mũi, ngực và miệng khác nhau, vì thế người khác nhau có giọng nói nghe khác nhau.
       Hộp sọ cũng cộng hưởng khi chúng ta nói chuyện và chúng nghe phần mà chúng ta nói được truyền qua các xương hộp sọ, cũng như những gì được nghe bằng hai tai. Điều này chẳng những cung cấp cho chúng “phản hồi” quan trọng về những gì chúng ta đang nói, mà còn giải thích lý do vì sao giọng nói của chúng ta nghe quá lạ tai khi nghe lai qua máy thu băng – Những âm thanh chúng ta nghe lúc đó chỉ là những âm thanh được truyền qua không khí.
C. VAI TRÒ CỦA NÃO :
       Hoạt động ngôn ngữ và các chức năng kết hợp của nó thường được tập trung trong một bán cầu não. Ở người thuận tay phải thường được tập trung trong bán cầu trái và ở những người thuận tay trái nó thường ở trong bán cầu phải. Vùng não này được chia thành trung tâm ngôn ngữ vân động, điều khiển các cơ của miệng và cuống họng và trung tâm ngôn ngữ cảm giác giải mã các tín hiệu âm thanh đi vào theo các dây thần kinh từ hai tai. Còn kế bên là các bộ phận của não phối hợp sự nghe (bằng cách nhìn mà chúng ta giải mã chữ viết) và các chuyển động tay phức tạp sử dụng để viết, chơi một nhạc cụ và vv….
    Đàm thoại là một chuỗi hoạt động rất phức tạp và điều trước tiên xảy ra khi chúng ta nghe một người đang nói là các trung tâm thính giác, ở trong vỏ não, nhận ra mớ lộn xộn những tín hiệu thính giác đang đến từ hai tai. Trung tâm ngôn ngữ cảm giác giải mã các lời nói để cho các bộ phận khác của não có liên quan đến việc xử lý, lúc đó có thể nhận ra các lời nói và diễn đạt chính xác câu trả .Ngay khi một câu trả lời vừa được nghĩ ra, trung tâm ngôn ngữ vận động và cuống não tham gia hoạt động. Cuống não vừa điều khiển các cơ gian sườn – giữa các xương sườn, thổi phồng hai lá phổi, vừa điều khiển các cơ bụng, xác định áp suất của không khí đang vào và ra. Khi không khí được tống ra từ phổi, các vùng ngôn ngữ vận động báo hiệu dây thanh âm đồng thời để chuyển thành luồng không khí trong cuống họng, khiến cho dây thanh rung động và tạo ra một âm thanh đơn giản.
       Lượng áp suất áp dụng cho phổi trong lúc thở ra kiềm chế tốc độ mà không khí băng qua dây thanh và không khí băng qua dây thanh và không khí qua càng nhanh âm thanh phát ra càng lớn. Trong lúc nói thì thầm, dây thanh âm được tách rộng ra để chúng không thực sự rung động khi không khí đi qua giữa chúng, chúng chỉ có tác dụng như sự va chạm bề mặt. Nhưng trên tổng thể, sự uốn nắn các lời nói được thực hiện bởi các chuyển động của môi (lưỡi và vòm mềm – được vỏ não điều khiển).
 
SỰ PHỐI HỢP
 
       Những động tác mềm dẻo của vận động viên thể dục hay điền kinh vô địch cho thấy trong những động tác của họ não con người có thể điều khiển hàng trăm cơ trong thân mình và tay chân tinh vi như thế nào. Để đạt được các chuỗi động tác phức tạp như thế, não con người đã tiến triển một hệ thống kiểm soát và chỉ dẫn phức tạp, mà điều này làm cho những chiếc máy vi tính tinh vi của chúng ta còn thô sơ.
       Những em bé được sinh ra với nhiều phản xạ. Cũng như một thí dụ về các phản xạ này ở một người lớn, thử nghĩ bạn sẽ rút tay khỏi một cái chảo nóng nhanh như thế nào! Tiếp theo hành động phản xạ đơn giản này được thêm vào các động tác được não hướng dẫn. Đối với mỗi động tác ban thực hiện, một số cơ sẽ co lại, số khác giãn ra và vẫn duy trì thêm sự co lại của chúng để ổn định phần còn lại của cơ thể. Qúa trình mà toàn bộ sự co cơ riêng lẻ được não đồng bộ hóa để tạo ra một trật tự hoạt động trôi chảy được gọi là sự phối hợp.
A. SỰ PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO :
 
 
       Để hiểu điều này, tốt nhất là lấy một hoạt động hàng ngày, như là nghiêng người qua bàn để lấy một tách cà phê. Não điều khiển công việc hình như đơn giản này như thế nào ? Trước khi tách cà phê có thể được nhất lên, một loạt sự kiện phải xảy ra.
       Trước hết, bạn phải “biết” cái tách và tay bạn ở đâu và mối quan hệ giữa chúng. Điều này có nghĩa là não bạn phải có khả năng tạo ra một “bản đồ” về khoảng cách bên ngoài cho sự chuyển động cần thiết để được trù tính. Điều này được gọi là sự nhận thức không gian.
       Bản đồ về thế giới bên ngoài này sau đó phải được não giải mã, sao cho vấn đề đưa tách cà phê từ bàn đến tay bạn được giải quyết. Kế hoạch hành động này lúc đó phải được chuyển dịch thành một loạt chỉ thị chi tiết – các mệnh lệnh được chuyển cho các cơ, sao cho chúng sẽ co lại theo trật tự thích hợp.
       Trong lúc sự chuyển động được bằng những bộ phận trù tính của não, thì các luồng thông tin liên tục đang đổ về từ các bộ phận cảm biến (các dây thần kinh) trong các cơ và các khớp cũng như vị trí và trạng thái của chúng. Toàn bộ thông tin này phải được thiết lập và chuyển tiếp vê để giữ cho bản đồ luôn cập nhật và thực hiện bất kì sự điều chỉnh nào mà lúc đó trở nên cần thiết.                                                                                                    Để di chuyển bàn tay nhằm nâng tách cà phê lên, bạn cũng cần phải hơi nghiêng người tới nó. Điều này làm thay đổi trọng tâm trong cơ thể bạn. Toàn bộ các cơ chế thăng bằng phản xạ phải được điều khiển để đảm bảo rằng những thahy đổi đúng trong trương lực cơ được thực hiện, cho phép sự chuyển động ngang qua bàn mà não bạn vừa ra lệnh. Điều này có nghĩa là trương lực nền của nhiều cơ khác nhau phải được giám sát và được phối hợp.
B. CÁC GIAI ĐOẠN ĐẦU TIÊN CỦA SỰ PHỐI HỢP :
       Tất cả các động tác có chủ ý cần tập luyện trước khi chúng trở nên được phối hợp. Ngay cả các động tác thông thường như bước đi trước kia đã là những vấn đề vận động quan trọng đối với mỗi đứa trẻ đang phát triển. Khi bộ óc của em bé hoàn thiện và những quan hệ nối liền nhau của nó tăng lên, thì các phản xạ ban sơ cùng với phản xạ được sinh ra (chẳng hạn như phản ứng “giật mình”, khiến hai tay duỗi ra ) được che phủ bằng các chuyển động dân dân phức tạp hơn.
       Các phản xạ này xảy đến là do các giác quan của đứa trẻ ngày càng tăng. Đồ chơi có thể lôi cuốn con mắt của trẻ, nhưng bé thấy rằng chìa tay ra thì không đủ tới vật này, vì thế bé bị bắt buộc phải di chuyển về phía đồ chơi. Những cố gắng đầu tiên để di chuyển không được phối hợp, tay chân chỉ đơn giản quẫy đập lung tung. Nhưng các nỗ lực này làm cho những mối quan hệ não cần thiết có thể phát triển đối với một loạt động tác tạo nên sự trườn bò phối hợp. Ngay sự trườn bò vừa được thực hiện, các thông tin di chuyển từ não đến các cơ có thể được cải thiện hơn lên cho đến khi không có gì ngang mặt đất tránh khỏi sự túm lấy của trẻ.
       Khi em bé khám phá rằng nó có thể tự mình đứng thẳng, thì tiểu não phải phân tích một loạt thông tin mới đang đến từ các trung tâm giữ thăng bằng trong cuống não. Đi bộ là một kỹ năng mới phải học, đòi hỏi nhiều cố gắng trong lúc tiểu não hợp tác với vỏ não vận động để phát triển những “giai điệu” có hiệu quả để tiếp tục chơi với các cơ.
       Các phần riêng rẽ của mỗi động tác đã biết theo cách này được lập trình sẵn vào trong dây cột sống, nhưng chúng phải hình thành một kiểu mẫu rõ ràng để tạo ra một sự chuyển động phối hợp, theo cách tương tự như một dàn nhạc phải có một nhạc trưởng trước khi nó có thể tạo ra một âm thanh du dương từ hoạt động có phối hợp của toàn bộ các nhạc cụ.
       Ngay khi các kỹ năng tương đối đơn giản này vừa được hoàn chỉnh, não đã được lập trình rất tốt đến nổi không cần sự tập trung – vỏ tiền vận động nói “đi” và một loạt chỉ thị thích hợp đi vào hoạt động để tạo ra các động tác máy móc rất phức tạp được bao gồm. Tiểu não giám sát sự tiến triển của động tác, nhưng đây là một sự kiện càng ngày càng ít ý thức. Nếu một vấn đề được đưa vào hệ thống, chẳng hạn như thay đổi tư thế bàn chân do mang giày cao gót gây ra, thí sự tái lập trình nào đó là cân thiết và sự tập trung được cần đến trong khi đó vỏ vận động được chỉ dẫn theo “giai điệu” mới này.
C. SỰ PHỐI HỢP CAO CẤP :
       Điều này đòi hỏi phải có sự phối hợp chuyển động của đôi mắt với các trung tâm tiếp nhận thị giác của não và sau đó với chuyển động của phần còn lại của cơ thể.
       Điều kiện tự nhiên là kiểu phối hợp này sử dụng hầu hết bộ não, là mới nhất đối với sự hoàn chỉnh ở tuổi thơ. Nó tạo thành nền tảng cho sự học các động tác phức tạp mà được cần đến trong những môn thể thao hay các kỹ năng khác nhau, như là chơi một nhạc cụ chẳng hạn.
       Một số não người dường như được trang bị tốt hơn từ khi sinh ra để phát triển theo các phương pháp đặc biệt. Tuy nhiên, ở một mức độ lớn, những khác nhau giữa khả năng con người về các kiểu phối hợp phức tạp phụ thuộc vào mức độ mà họ có thể tập trung để xây dựng dần nên những chương trình này.
Các bài viết liên quan
Thiết kế website chất lượng cao NAM VIỆT IT