0913 840 746
Thứ năm, ngày 28 tháng 03 năm 2024
TÌM KIẾM
TIN MỚI Y HỌC
80% BỆNH NHÂN UNG THƯ VN ĐẾN BỆNH VIỆN Ở GIAI ĐOẠN CUỐI
Mỗi năm VN có 200 ngàn bệnh nhân ung thư mới, 70 ngàn người bệnh ung thư tử vong. Trong đó, đến 80% bệnh nhân ung thư ở VN đến bệnh viện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Việt Nam có 160.000 ca ung thư/năm: Vì sao ăn bẩn, độc
Mỗi năm Việt Nam có từ 130 nghìn đến 160 nghìn trường hợp mắc mới, trong đó có khoảng 85 nghìn đến 115 nghìn người tử vong do căn bệnh này.
Công bố danh sách “làng ung thư”
Theo dự án Điều tra, tìm kiếm nguồn nước hợp vệ sinh phục vụ cấp nước sinh hoạt cho một số làng ung thư của VN, các nguồn nước ăn uống, sinh hoạt tại 37 làng ung thư đều ô nhiễm nặng.
Triclosan trong kem đánh răng Colgate: vạch trần hàm lượng nguy hiểm sức khỏe
Từ sau khi Triclosan được nhiều nghiên cứu khoa học công bố là làm tăng nguy cơ ung thư, nhiều hãng sản xuất hóa mỹ phẩm đã loại bỏ nó trong thành phần sản phẩm. Chất này bị cấm ở nhiều nước Âu Mỹ. Tại Việt Nam, Triclosan cũng không còn được sử dụng trong các sản phẩm kem đánh răng, trừ Colgate. Đáp lại mối lo ngại của người tiêu dùng, Bộ Y tế cho biết Triclosan được phép sử dụng nếu hàm lượng không vượt ngưỡng 0,3%.
Cung cấp thuốc kém chất lượng, công ty dược của Mỹ bị rút giấy phép
Ngoài việc bị rút giấy phép hoạt động, Công ty Ronbinson Pharma, Inc (Mỹ) phải nộp phạt 80 triệu đồng vì sản xuất thuốc kém chất lượng, trong đó có nhiều lô glucosamine
HOANG MANG VỚI VỎ THUỐC-GELATINE
Gelatin có trong mô liên kết, xương, da của động vật và là sản phẩm được sản xuất từ da heo, da bò. Từ da heo, bò, collagen được thủy phân hóa một phần để biến thành gelatin. Như vậy để bào chế thuốc là viên nang phải có vỏ nang được chế tạo từ nguyên liệu là gelatin. Và gelatin dùng trong ngành dược sản xuất thuốc phải là gelatin dược dụng.
Kem đánh răng nào ở VN có chất gây ung thư triclosan?
Khảo sát của Kiến Thức về các sản phẩm kem đánh răng hiện nay: đều ghi rõ thành phần, không ghi hàm lượng. Câu hỏi đặt ra: chất triclosan gây ung thư chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

ĐƯỜNG DÂY NÓNG

0913 840 746

GĐ : NGUYỄN CÔNG KHUÔNG

[email protected]

TƯ VẤN TRAO ĐỔI

Phuongtd Thao

TƯ VẤN - HỖ TRỢ
THỐNG KÊ TRUY CẬP
3822
Đang online: 3
Truy cập hôm nay: 40
Truy cập hôm qua: 17
Truy cập trung bình: 3822
Tổng số truy cập: 3822
Your IP : 44.221.43.88
Giải Phẩu

Chương năm: HỆ NỘI TIẾT

Chương năm: HỆ NỘI TIẾT
 
 
       Nhiều chức năng trong các chức năng của cơ thể được kiểm soát bởi các tuyến nội tiết, các tuyến này giúp những bộ phận khác nhau của cơ thể tiếp tục hoạt động hài hòa với nhau. Bằng cách tiết ra các hóa chất được gọi là hoócmon vào trong máu chúng có khả năng chuyển tiếp các thông tin đến các cơ quan và kích thích chúng thực hiện những quy trình đặc biệt bao gồm các hoạt động có tính quyết định như sự tăng trưởng và sinh sản. Vì tất cả những hoócmon điều liên quan đến sự chuyển hóa nên chúng có khuynh hướng tương tác lẫn nhau dẫn đến một kết cục mong muốn.
 
HOÓCMON
 
 
       Hoócmon là những sứ giả khoa học của cơ thể. Chúng được hình thành trong những tuyến đặc biệt nằm ở các vị trí khác nhau trong cơ thể và được lưu thông trong máu đến các tế bào cơ thể khác được gọi là các mục tiêu – nơi mà tác động của chúng được xảy ra. Các tuyến chịu trách nhiệm chủ yếu tạo ra và phóng thích hầu hết các hoócmon của cơ thể, là sự tập hợp của cái gọi là các tuyến nội tiết. Bởi vì chúng tiết ra các sản phẩm trực tiếp vào trong máu và không qua ống dẫn như các tuyến ngoại tiết.
 
A. HOÓCMON HOẠT ĐỘNG RA SAO ? 
 
 
       So sánh các dây thần kinh, hoócmon có khuynh hướng tác động chậm hơn và còn kéo dài hoạt động của chúng qua một thời gian lâu hơn nhiều. Không phải tất cả các hoócmon đều hoạt động chậm như thế, nhưng nhiều hoócmon trong số đó hoạt động chậm có liên quan đến các hoạt động cơ bản suốt cả đời, chẳng hạn như sự tăng trưởng và sinh sản. Thường thường, các hoócmon có khuynh hướng liên quan đến sự kiểm soát hay ảnh hưởng đặc tính hóa học của các tế bào mục tiêu. Thí dụ : bằng sự xác định tỉ lệ tại nơi mà chúng tiêu thụ các chất thực phẩm và phóng thích năng lượng, hoặc dù các tế bào này phải tạo ra sữa, lông / tóc hay vài sản phẩm khác của các quá trình chuyển hóa của cơ thể hay không. Vì chúng có những tác động phổ biến nhất, các hoócmon được tạo ra bởi các tuyến nội tiết quan trọng được gọi là các hoócmon phổ biến ; các hoócmon này bao gồm insulin và các hoócmon sinh dục. Cơ thể sản xuất ra nhiều hoócmon khác tác động gần hơn nhiều so với điểm sản xuất của chúng.
 
       Một thí dụ về một nhóm hoócmon cục bộ như thế là secretin, một hoócmon được tạo ra trong tá tràng để phản ứng lại sự hiện diện của thực phẩm. Lúc đó hoócmon đi một khoảng cách ngắn vào máu đến tuyến tụy kế bên và kích thích tuyến tụy phóng thích một lượng dịch như nước chứa đựng các enzyme (chất biến đổi hóa học) cần thiết cho sự tiêu hóa.
       Các thí dụ khác về hoócmon cục bộ hay các chất dẫn truyền , bao gồm chất acetyl choline chất được tạo mỗi khi một dây thần kinh truyền thông tin đến một tế bào cơ, ra lệnh cho nó co lại.
B. CÁC PROTEIN VÀ STEROID :            
           
     Tất cả các hoócmon đều hoạt động, trong những lượng rất nhỏ. Trong một vài trường hợp, ít hơn một triệu gram (mg) là đủ cho một nhiệm vụ được tiến hành.
       Về hóa học, hoócmon có thể được chia ra thành hai loại căn bản : các hoócmon là những protein hoặc các chất dẫn xuất protein và các hoócmon có một vòng hoặc cấu trúc steroid. Các hoócmon sinh dục và các hoócmon được phần ngoài hay vỏ của tuyến thượng thận tạo ra đều là các hocmon steroid.
        Insulin là một protein và các hoócmon tuyến giáp được sản xuất từ một bazơ protein và là các chất dẫn xuất protein.
       Khi mỗi hoócmon đi tới mục tiêu của nó, nó chỉ có thể làm việc nếu nó tìm thấy một địa điểm có hình dáng thích hợp trên màng tế bào mục tiêu. Một khi nó vừa được cố định vào trong vào trong địa điểm thụ thể này, hoócmon thực hiện công việc của nó bằng cách kích thích sự tạo thành một chất được gọi là AMP chu kỳ (Adenosine monophosphate). AMP chu kỳ được cho là hoạt động bằng cách kích hoạt một loạt các hệ thống enzyme bên trong tế bào, để cho các phản ứng đặc biệt được kích thích và các sản phẩm yêu cầu được tạo ra.
       Phản ứng của mỗi tế bào mục tiêu phụ thuộc vào đặc tính hóa học của riêng nó. Như vậy, AMP chu kỳ được tạo ra do sự có mặt hoócmon insulin, khiến cho các tế bào thu hút và sử dụng glucose, trong khi hoócmon glucagon cũng được tạo ra bởi tuyến tụy, làm cho glucose bị phóng thích bởi các tế bào và tập hợp lại trong máu để được “đốt hết” như nhiên liệu tạo năng lượng cho hoạt động cơ thể.
       Sau khi chúng làm xong công việc của mình, các hocmon được trả lại không hoạt động bởi chính các tế bào mục tiêu, hoặc được đưa đến gan để khử kích hoạt, sau đó được phân hủy và có thể được bài tiết hoặc sử dụng để tạo ra các phân tử hoócmon mới.
 
C. VAI TRÒ CỦA CẤU TẠO DƯỚI ĐỒI :
 
       Cấu tạo dưới đồi là sự liên kết giữa hệ thần kinh và các tuyến nội tiết. Một trong những chức năng quan trọng nhất của nó là chuyển tiếp các xung lực và sự kích thích giữa não và các cơ quan như thận. Nó thực hiện điều này bằng cách nhận một số trong những chất dẫn truyền hóa học được phóng thích bởi các tế bào thần kinh của não và để phản ứng lại sự khởi phát, phóng thích các hoócmon.
        Hai hoócmon được tạo ra trong thùy sau tuyến hoócmon kháng bài niệu ADH (antidiuretic hormone) và hoócmon oxytocin, được phóng thích khỏi tuyến yên dưới sự kiểm soát trực tiếp của các xung lực thần kinh được phát ra trong cấu tạo dưới đồi. Ngoài ra, còn có một số mối liên kết giữa các tế bào thần kinh của cấu tạo dưới đồi và các phân tiết của thùy trước tuyến yên. Hơn nữa, các tế bào thần kinh đặc biệt ở cấu tạo dưới đồi tạo ra các nhân tố phóng thích phải tác động lên các tế bào của thùy trước tuyến yên trước khi chúng có thể phát ra các hoócmon của chúng.
D. NHỮNG TÁC ĐỘNG LÊN XÚC CẢM:
        Mối liên kết bền vững giữa não và tuyến tụy giúp phần to lớn vào việc giải thích tại sao có một sự liên kết rõ ràng như thế giữa các hoócmon và xúc cảm. Thí dụ, nhiều phụ nữ thấy rằng, nếu họ lo âu hoặc bối rối, sự tính toán thời gian hành kinh của họ có thể bị thay đổi. Và các mức độ hoócmon như nhau : oestrogen và progesterone – kiểm soát kì hành kinh có thể cũng có những tác động rất lớn lên tính khí của phụ nữ.
       Sự sụt giảm đột ngột các mức độ hoócmon xảy ra ngay trước thời gian hành kinh được cho là một vai trò quan trọng trong việc tạo ra các triệu chứng của cái được gọi là căng thẳng tiền kinh nguyệt, trong khi đó các mức độ hoócmon cao ở giữa chu kì được cho là đem lại cho nhiều phụ nữ cảm giác khỏe mạnh. Và điều này không thể là một sự tình cờ, mà đây là thời gian mà phụ nữ vừa có khả năng sinh sản nhất vừa có khả năng đáp ứng tình dục nhiều nhất. Nhưng các mức độ hoócmon cũng có thể bị thay đổi do các nhân tố xúc cảm.
       Thí dụ, trong lúc kích thích các cơ quan sinh dục trước giao hợp, người ta nghĩ rằng mức độ oestrogen và progesterone tăng lên như là kết quả trực tiếp của các xung lực dễ chịu lên não, trong khi đó ý nghĩ “ghê sợ” về sự giao hợp đối với một người nào đó thì nó sẽ hoàn toàn ức chế sự sản xuất hoócmon.
       Ở cuối thời kỳ sinh sản của mình, nói cách khác là thời kì mãn kinh, người phụ nữ có thể trải qua nhiều cảm xúc thăng trầm. Một phần đây là vì buồng trứng của chị ta ngừng phản ứng với hoócmon gây trưởng thành trứng và như vậy ngưng tạo ra oestrogen và progesterone. Những điều lưu ý thú vị là sự thu hồi đột ngột các hoócmon trên hệ nội tiết sau khi người phụ nữ vừa sinh có thể có những tác động về cảm xúc tương tự như những phụ nữ mãn kinh.
 
CÁC TUYẾN NỘI TIẾT
 
       Tuyến yên là tuyến chủ đạo của cơ thể. Nó không chỉ tạo ra các hoócmon của riêng nó, mà nó còn ảnh hưởng đến sự sản xuất hoócmon của các tuyến khác.Tuyến yên được thấy ở đáy não. Nó được nối liền với cấu tạo dưới đồi bằng một cuống mô thần kinh và hoạt động chặt chẽ với khhu vực não này. Đồng thời tuyến yên và cấu tạo dưới đồi kiểm soát nhiều mặt chuyển hóa của cơ thể. Có nghĩa là các quy trình hóa học khác nhau mà chức năng là giữ cho mỗi bộ phận cơ thể con người hoạt động.                                           
   A. CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG :
 
       Tuyến yên nằm bên trong một “yên ngựa” bằng xương bảo vệ được gọi là hố yên (tiếng latinh có nghĩa là “yên ngựa Thổ Nhĩ Kỳ”). Hố yên – hay là yên bướm, như các bác sĩ ám chỉ đến nó – có thể được nhìn thấy rõ ràng trên hộp sọ chụp bằng X-quang thì hố yên phóng to là một sự chỉ dẫn tốt để xem có gì trục trặc với tuyến yên và các xét nghiệm phải được thực hiện.
       Tuyến yên được chia thành hai nửa, mỗi nửa hoàn toàn riêng biệt với nhau theo phạm vi mà nó hoạt động. Một nửa phía sau, hay tuyến yên sau, được nối liền với cấu tạo dưới đồi qua một cuống tuyến yên. Nó có liên quan đến việc sản xuất chỉ hai hoócmon chính, hai hocmon thật sự được tạo ra trong cấu tạo dưới đồi. Từ đó, chúng đi theo các tế bào thần kinh chuyên hóa đến tuyến yên sau và được phóng thích khi cấu tạo dưới đồi nhận được các thông tin thích hợp về tình trạng của cơ thể. Vì vậy, tuyến yên sau và cấu tạo dưới đồi là một đơn vị độc lập rất nhiều.
       Tuyến yên trước tạo ra các hoócmon làm kích hoạt các tuyến quan trọng khác trong cơ thể cũng như sản xuất một hoặc hai hoócmon quan trọng tác động trực tiếp lên các mô. Mặc dù nó không liên kết trực tiếp với cấu tạo dưới đồi, nhưng nó vẫn liên quan rất chặt chẽ với cấu tạo dưới đồi theo phạm vi mà nó làm việc.
 
       Vì tuyến yên trước không có đường dây thần kinh trực tiếp để liên kết nó với cấu tạo dưới đồi, nó phải phụ thuộc vào một loạt các nhân tố phóng thích và ức chế đặc biệt kiểm soát sự phóng thích hoócmon. Một số trong các nhân tố này tự thân chúng là các hoócmon chuyên hóa được phóng thích bởi cấu tạo dưới đồi và tác động lên tuyến yên ở cách một vài milimet. Chúng được đưa vào một tập hợp các mạch máu đặc biệt được gọi là hệ của tuyến yên. Hệ thống này chạy giữa cấu tạo dưới đồi và tuyến yên.
       Mặc dù, nhiều lệnh trong các lệnh phóng thích các hoócmon xuất phát từ cấu tạo dưới đồi, nhưng tuyến yên trước tự nó cũng có nhiều sự kiểm soát độc lập trên sự phóng thích của chúng. Sự phóng thích một số trong các chất tiết bị ức chế bởi các chất đang tuần hoàn trong máu. Một thí dụ về sự kiểm soát độc lập của tuyến yên là hoócmon kích thích tuyến giáp (TSH :Thyroid stimulating hormone ) hoócmon này kích thích tuyến giáp ở cổ để tạo ra hoócmon của nó. Sự phóng thích TSH bởi tuyến yên bị ức chế khi mức độ hoócmon tuyến giáp ở trong máu cao. Đây là một yếu tố cơ bản quan trọng trong sự kiểm soát nhiều hoócmon trong số các hoócmon tuyến yên và được gọi là “hồi tiếp nghịch” . Nó có nghĩa là mức độ hoócmon cuối cùng được sản xuất trong các tuyến tách biệt tuyến yên (nhưng phụ thuộc vào nó) có thể không bao giờ tăng lên quá cao, bởi vì hồi tiếp nghịch trên tuyến yên sẽ ngừng sản xuất các hoócmon kích thích.
 
B. CÁC HOÓCMON CỦA TUYẾN YÊN :
 
       Tuyến yên sau sản xuất hai hoócmon có tên là hoócmon kháng bài niệu (ADH : antidiurectic hormone ) và hoócmon oxytocin. Nó còn sản xuất một số chất được gọi là neurophysin, mà chức năng và tầm quan trọng của nó không hoàn toàn chắc chắn. Tuy nhiên không có bằng chứng rằng chúng có vai trò như những hoócmon thực sự.
       ADH có liên quan đến sự kiểm soát nước trong cơ thể. Nó tác động lên các tiểu quản của thận, tác động đến khả năng của tiểu quản để giữ lại hay phóng thích nước. Có nghĩa là khi cần, mô thận có khả năng hút nhiều hay ít nước ra khỏi nước tiểu khi nó rời khỏi tiểu quản. Khi ADH được tiết vào máu, thận có khuynh hướng giữ nước. Khi hoócmon không được tiết ra, nhiều nước bị mất khỏi cơ thể theo nước tiểu.
       Vai trò của hoócmon oxytocin thì ít rõ ràng hơn. Nó có liên quan đến sự chuẩn bị sinh đẻ và làm cho tử cung co lại. Nó còn có một vai trò quan trọng trong sự khởi đầu tiết sữa từ vú trong thời gian tiết sữa. Ở nam giới, người ta cho rằng oxytocin có thể liên quan đến sự phát ra cực khoái.
       Tuyến yên trước sản xuất sáu hoócmon chính, bốn trong số này có liên quan đến sự kiểm soát các tuyến quan trọng khác trong cơ thể : tuyến giáp, tuyến thượng thận và các tuyến sinh dục (tinh hoàn ở nam giới và noãn sào ở nữ giới).
       Hoạt động của tuyến giáp được gây nên do hoócmon kích thích tuyến giáp (TSH), trong khi đó vỏ (phần ngoài) của tuyến thượng thận được tác động bởi hoócmon ACTH (adreno cortico trophic hormone). Mức độ toàn thể của hoócmon tuyến giáp và kích thích tố cortisone từ tuyến thượng thận được duy trì bằng sự kết hợp hồi tiếp nghịch tác động lên tuyến yên và các tín hiệu bổ sung xuất phát từ cấu tạo dưới đồi – thí dụ, những thời điểm căng thẳng.
      Tuyến yên trước cũng phóng thích các hocmon gây trưởng thành noãn (FSH : follicle stimulating hormone) và hoócmon tạo hoàng thể (LH: luteinizing hormone). Hai nhóm hoócmon này được gọi là các hoócmon gonadotrophin tác động lên các tuyến sinh dục quan trọng oestrogen và progesterone, ở nữ giới chúng kiểm soát chu kì kinh nguyệt. Ở nam giới FSH và LH kích thích sự tạo ra các hoócmon nam giới và tinh trùng.
       Hoócmon prolactin (hoócmon tiết sữa) là một trong hai hoócmon của tuyến yên trước, hoócmon này có vẻ như tác động trực tiếp lên các mô mà không kích thích mấy tuyến khác. Giống như gonadotrophins, prolactin có liên quan rất nhiều đến sự kiểm soát phương tiện sinh sản. Tương tự, prolactin có một vai trò phức tạp ở nữ giới nhiều hơn ở nam giới. Thực ra, vai trò của nó ở phái nam không rõ ràng, nhưng khi có quá mức prolactin có thể tạo ra những tác động xấu.
       Ở nữ giới, prolactin kích thích vú tạo ra sữa. Khi nó có mặt ở số lượng lớn nó cũng ức chế sự phóng noãn và chu kì kinh nguyệt. Điều này giải thích phụ nữu đang trong thời kì cho con bú không chắc sẽ thụ thai (mặc dù thời kì cho con bú bằng sữa mẹ không phải là một biện pháp tránh thai đáng tin cậy).
 
       Một hoócmon khác mà tuyến yên trước sản xuất được gọi là hoócmon tăng trưởng ; vai trò của nó, như tên của nó gợi ra, là thúc đẩy sự phát triển bình thường. Trong khi điều này là quan trọng nhất trong suốt thời thơ ấu và thời thanh niên, hoócmon tiếp tục có một vài ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống sau này, vì nó xác định phương pháp mà các mô cơ thể điều khiển carbohydrates.
C. TUYẾN GIÁP:
       Tuyến giáp được tìm thấy ở cổ, ngay bên dưới mức ngang của khí quản, tuyến có hai thùy, hai thùy này nằm ngay phía trước và ở hai bên của khí quản khi nó đi xuống phía trước cổ. Một cầu mô nhỏ nối liền hai thùy và có thể có một thùy trung tâm nhỏ hơn được gọi là thùy tháp. Ở người trưởng thành tuyến sẽ nặng khoảng 20gr.
       Chức năng của tuyến tạo ra hoócmon tuyến giáp, thyroxine. Khi tuyến được nhìn dưới kính hiển vi, có thể nhìn thấy nhiều tiểu nang. Đây là các đảo mô chứa đựng các tập hợp chất keo, một chất protein mà ở đó hoócmon tuyến giáp được kết lại với nhau và từ đó hoócmon tuyến giáp có thể được phóng thích bởi các enzyme.
       Ràng buộc hoạt động của thyroxine vào một công việc riêng biệt là điều không thể được. Nó được phóng thích khỏi tuyến giáp và sau đó có thể được thu nhận từ máu vào trong tất cả các tế bào cơ thể. Hình như có một thụ thể trên bề mặt của nhân tế bào phản ứng với hoócmon. Tác động toàn bộ của hoócmon sẽ tăng thêm năng lượng mà tế bào sử dụng, nó còn tăng thêm lượng protein mà tế bào sản xuất.
 
       Mặc dù, vai trò chính xác của hoócmon trong tế bào không được biết, nhưng nó cần thiết cho sự sống.
       Tuyến giáp chứa đựng iốt (iodine) đó là chất quan trọng đối với hoạt động của nó. Đây là bộ phận duy nhất của cơ thể cần iốt và tuyến giáp thì rất có khả năng về lọc hút tất cả iốt có sẵn trong máu. Thiếu hụt iốt trong bữa ăn hàng ngày dẫn đến trục trặc tuyến giáp và sự tăng trưởng của tuyến, một tình trạng bệnh được gọi là bướu giáp địa phương.
       Giống như bao nhiêu tuyến trong các nội tiết, tuyến giáp nằm dưới sự kiểm soát của tuyến yên. Khi tuyến yên sản xuất TSH, nó làm tăng thêm lượng hoócmon tuyến giáp được phóng thích khỏi tuyến. Số lượng TSH mà tuyến yên sản xuất tăng lên nếu số lượng thyroxine đang lưu trong hệ thống giảm xuống và giảm xuống nếu lượng thyroxine tăng lên, đều này sẽ đưa đến một mức độ hoócmon tuyến giáp tương đối không thay đổi trong máu.
       Tuyến yên tự nó nằm dưới ảnh hưởng của cấu tạo dưới đồi và lượng TSH mà tuyến yên sản xuất sẽ tăng lên nếu có sự phóng thích của một chất được gọi là TRH (TSH: releasing hormone) hoócmon phóng thích TSH từ cấu tạo dưới đồi.
       Tình hình này phức tạp hơn nữa do sự việc hoócmon tuyến giáp có hai dạng đặc biệt, theo số nguyên tử iốt mà nó chứa đựng. Hầu hết hoócmon được phóng thích từ tuyến đều dưới hình thức tetraiodothyronine - một hoócmon có chứa bốn nguyên tử ốt và có tên là T4. Tuy nhiên, hoócmon hoạt động ở mức tế bào là triiodothyronie – một hoócmon có chứa ba nguyên tử và có tên là T3. Mặc dù tuyến phóng thích một số T3 vào máu, nhưng sản phẩm của nó là T4 và sản phẩm này được biến đổi thành T3 trong các mô. Đôi khi các mô chuyển cách mà chúng biến đổi T4 để tạo ra một hợp chất không tác động được gọi là T3 nghịch. Điều này có nghĩa là sẽ có ít hoạt động hoócmon tuyến giáp hơn ở các mô mặc dù mức độ hoócmon trong máu là đầy đủ.
D. CÁC TUYẾN CẬN GIÁP:
       Tuyến cận giáp là bốn tuyến nhỏ bé nằm phía sau tuyến giáp. Chúng đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát chất vôi (calcium) trong cơ thể. Calcium là một chất khoáng quan trọng, không chỉ vì nó là yếu tố cấu trúc chủ yếu trong sự tạo thành xương và răng, mà còn vì nó đóng một vai trò trung tâm trong các hoạt động của các xơ và các tế bào thần kinh. Mức độ calcium của cơ thể phải được giữ trong những ranh giới khá vững chắc, nếu không thì các cơ ngưng hoạt động và các chứng co giật có thể xảy ra. Đây là nơi mà tuyến cận giáp tham gia: chúng giữ cho mức calcium cân bằng.
       Sự hấp thu calcium vào trong máu được vitamin D kiểm soát, chúng ta nhận được calcium từ ánh sáng mặt trời và một số thực phẩm và một hoócmon quan trọng được tuyến cận giáp sản xuất có tên là hoócmon tuyến cận giáp hoặc PTH (parathyroid hormone) . Nếu mức độ calcium quá thấp, thì tuyến cận giáp sẽ tiết ra một số lượng hoócmon tăng lên, hoócmon này thực sự phóng thích calcium từ các xương để làm tăng mức calcium trong máu. Ngược lại, nếu có quá nhiều calcium, tuyến cận giáp giảm hoặc ngừng sản xuất PTH, như thế làm cho mức độ calcium giảm xuống.
       Các tuyến cận giáp quá nhỏ đến nỗi chúng có thể khó thấy hai tuyến nằm trên ở phía sau tuyến giáp. Tuy nhiên, hai tuyến dưới có thể thực sự ở bên trong tuyến giáp hoặc đôi khi ngay dưới phía trong cuống họng.
 
E. TUYẾN TỤY:
 
       Tuyến tụy là một trong những tuyến lớn nhất trong cơ thể, thật ra thì hai tuyến trong một. Hầu hết mọi tế bào của nó đều liên quan đến sự phân tiết. Nó là một tuyến nội tiết ra các hoócmon, mà trong đó insilin là quan trọng nhất. Tuyến tụy cũng là một tuyến ngoại tiết – một tuyến tiết vào trong ruột (hoặc một lỗ hổng nào khác trong cơ thể) hơn là vào trong máu.
       Tuyến tụy nằm ngang phần trên bụng, phía trước xương sống và phía trên động mạch chủ cùng tĩnh mạch chủ (động mạch và tĩnh mạch chính của cơ thể). Tá tràng được bao quanh đầu của tuyến tụy. Phần còn lại của tá tràng gồm có thân và đuôi, chúng kéo dài qua cột sống về bên trái.
       Các cấu trúc căn bản trong tuyến tụy là chùm nang, các tập hợp tế bào tiết ra xung quanh đầu bịt kín của một ống nhỏ. Mỗi ống liên kết với các ống từ chùm nang khác cho đến khi tất cả chúng cuối cùng nối liền với ống chính chạy xuống trung tâm của tuyến tụy. Giữa chùm nang là các nhóm tế bào nhỏ được gọi là các tiểu đảo Langerhans : các nhóm tế bào này tạo thành toàn bộ “cuộc sống khác” của tuyến tụy như một cơ quan nội tiết sinh ra insulin – một hoócmon được cơ thể cần đến để kiểm soát liên tục về mức đường của cơ thể.
       Các tiểu đảo cùng sản xuất một hoócmon được gọi là glucagon có tác dụng làm tăng hơn là làm giảm mức đường trong máu. Vị trí chính xác là glucagon hợp vào cách các sự việc được dự tính trong đời sống hàng ngày thì không rõ ràng.
      Mục đích của insulin là giữ cho mức đường trong máu giảm xuống đến mức độ bình thường. Thiếu hoócmon này gây ra đái tháo đường, một tình trạng có thể điều trị bằng các mũi tiêm insulin từ các động vật hoặc từ các insulin được bào chế.
       Nếu mức đường trong máu bắt đầu tăng lên trên những giới hạn nào đó, các tiểu đảo Langerhans phản ứng lại bằng cách phóng thích insulin vào trong máu. Lúc đó, insulin có tác dụng đối kháng các ảnh hưởng của hoócmon, chẳng hạn như cortisone và adrenalin – là các hoócmon làm tăng mức đường trong máu.
 
       Insulin sử dụng ảnh hưởng của nó bằng cách cho phép đường chuyển từ máu vào trong các tế bào của cơ được sử dụng như nguyên liệu. Nhưng nếu thiếu insulin trong hệ thống, cơ cấu cân bằng mức độ đường huyết bị loại bỏ, bởi vì đường trong máu không thể được biến đổi thành nhiên liệu cho các tế bào, lúc đó dẫn đến đái tháo đường.
       Có hai loại bệnh đái tháo. Loại thứ nhất,đái tháo đường – là loại bệnh chúng ta biết như đái tháo đường bình thường. Loại thứ hai, được gọi là đái tháo lạt, là loại cực kì hiếm do sự trục trặc tuyến yên trong hộp sọ gây ra. Ở hầu hết những người bị bệnh đái tháo đường, sự thiếu insulin là do hỏng tuyến tụy và sự phá hủy các tế bào sản xuất insulin gây ra. Không ai biết chính xác sự phá hủy xảy ra như thế nào, nhưng nó là chủ đề của nhiều cuộc nghiên cứu. Dường như một số người có thể bộc lộ rõ hơn bệnh đái tháo đường và một ít trường hợp – có lẽ là sự nhiễm trùng có thể gây ra sự bộc phát.
       Loại đái tháo đường phát triển đột ngột do sự thiếu hụt nghiêm trọng hoặc hoàn toàn insulin, có khuynh hướng làm khổ những người trẻ tuổi và trẻ em và thường được gọi là đái tháo đường vị thành niên. May mắn thay, bệnh này có thể được điều trị bằng các mũi tiêm insulin được điều chế từ tuyến tụy của trâu, bò hoặc heo.
       Tuy nhiên, đa số người bệnh đái tháo đường đau khổ vì cái được gọi là đái tháo đường lão suy hay đái tháo đường bộc phát hoàn toàn. Trong trường hợp này, tuyến tụy thường sản xuất insulin với số lượng bình thường, nhưng các mô của cơ thể nhạy cảm với hoạt động của tuyến tụy và chính điều này tạo ra mức đường huyết cao.
       Tính trạng thường đi song song với sự tăng cân và vấn đề được điều trị bằng chế độ ăn uống để cho lượng đường giảm xuống. Thường thường có sự hỗ trợ cho chế độ ăn uống dưới hình thức uống thuốc nhằm kích thích tuyến tụy để cho nó sản xuất nhiều insulin hơn.
       Đáng tiếc là hình ảnh về hai loại bệnh đái tháo đường riêng biệt này quá đơn giản. Trên thực tế có hai loại khuynh hướng hòa lẫn vào nhau. Một số người, ngay cả trẻ em dường như có kiểu bộc phát bệnh hoàn toàn, trong khi đó một số bệnh nhân lớn tuổi có thể cần đến insulin để giúp cho mức đường huyết của họ giảm xuống.
Bổ sung
Tụy có hai chức năng chính:
Chức năng ngoại tiết: Tụy sản xuất và bài tiết các dịch tụy chứa các men tiêu hóa, hay enzyme tiêu hóa.
Chức năng nội tiết: Tụy sản xuất và tiết vào trong máu các nội tiết tố hay hormon.
Tụy đôi khi bị nhầm lẫn với tỳ (lá lách). Tên tiếng Anh của tụy là pancreas 
Giải phẫu
Tụy là một cơ quan sau phúc mạc, nằm sau dạ dày sát thành sau của ổ bụng. Tụy nặng khoảng 80 gram, có màu trắng nhạt, một số loài có tụy màu hồng nhạt và mỗi ngày, trung bình tụy có thể tiết ra 0,8 lít dịch tiết.
Ở các loài động vât khác nhau thì tụy có hình dạng khác nhau. Như ở cá, tụy không có hình dạng nhất định, chỉ là một khối nhão. Đến loài ếch nhái và bò sát thì tụy đã thành tuyến nằm ép sát bên thành tá tràng. Đến lớp chim thì tụy nằm ở phần giữa đoạn cong vòng của tá tràng chim. Ở người, tụy là một cơ quan nhỏ và hơi thuôn dài nằm trong ổ bụng.
Tụy gồm có ba phần: đầu tụy, đuôi tụy và thân tụy. Đầu tụy nằm sát đoạn tá tràng D2 và đuôi tụy kéo dài đến sát lách. Ống tụy còn gọi là ống Wirsung là một ống nằm dọc suốt chiều dài của tụy và dẫn lưu dịch tụy đổ vào đoạn D2 của tá tràng. Chỗ ống tụy nối vào tá tràng gọi là bóng VaterỐng mật chủ thường kết hợp với ống tụy tại hoặc gần bóng Vater. Theo một số tài liệu, nơi đổ ra của ống tụy và ống túi mật là cùng một nơi nên vị trí đó gọi là cơ vòng Oddi.
Tụy được cung cấp máu bởi các động mạch tá tụy, các động mạch này là nhánh của động mạch mạc treo tràng trên. Máu tĩnh mạch đổ về các tĩnh mạch lách rồi đổ vào tĩnh mạch cửa. Tĩnh mạch lách chạy sát sau tuyến tụy nhưng không dẫn lưu máu của tụy. Tĩnh mạch cửa được hợp thành bởi hợp thành của hai tĩnh mạch là tĩnh mạch mạc treo tràng trên và tĩnh mạch lách. Ở một số người thì tĩnh mạch mạc treo tràng dưới cũng đổ vào tĩnh mạch lách ở phía sau tuyến tụy. Trong đa số trường hợp tĩnh mạch này đổ vào tĩnh mạch mạc treo tràng trên.
Chức năng
Tuyến tụy sản xuất các men tiêu hóa có khả năng tiêu hóa gần như tất cả các thành phần thức ăn.
Tụy ngoại tiết
Tụy được bao bọc bởi bao tụy. Bao tụy cũng có tác dụng phân chia tụy thành các tiểu thùy. Nhu mô của tụy được cấu tạo bởi các tế bào tụy ngoại tiết. Các tế bào này chứa đựng rất nhiều các hạt nhỏ chứa enzyme tiêu hóa dưới dạng tiền chất (chủ yếu là trypsinogenchymotrysinogenlipase tụy và amylase).
Khi có kích thích thích hợp, các men tụy sẽ được tiết vào ống tụy và sau đó đổ vào ruột non ở đoạn D2 của tá tràng. Tai đây các men enterokinase của tá tràng sẽ xúc tác làm trypsinogen biến thành dạng hoạt động làtrypsin. Trypsin là một endopeptidase lại cắt các amino acid của chymotrypsinogen thành dạnh hoạt độngchymotrypsin. Men này lại cắt các polypeptide trong thức ăn thành các đơn vị nhỏ có thể hấp thu được qua niêm mạc ruột. Việc tụy chỉ tiết các men dưới dạng tiền chất hay dạng không hoạt động có ý nghĩa hết sức quan trọng vì các men hoạt động có khả năng tiêu hủy protein của chính tuyến tụy.
Dịch tụy là nguồn chứa các men tiêu hóa mỡ và protein còn niêm mạc ruột lại có các men tiêu hóa được đường. Dịch tụy cũng chứa các ion bicarbonate có tính kiềm để trung hòa lượng dịch lượng acid trong thức ăn từ dạ dày đi xuống. Việc kiểm soát chức năng ngoại tiết của tụy được thực hiên thông qua các men (enzyme) như gastrincholecystokinin và secretin. Các men này đươch các tế bào của dạ dày và tá tràng tiết ra dưới kích thích của thức ăn hiện diện trong ống tiêu hóa và bởi chính dịch tụy.
Thông thường để đảm bảo cấu trúc cũng như chức năng ngoại tiết bình thường của tụy thì các men được tiết ra dưới dạng tiền chất, nghĩa là chưa có khả năng tiêu hủy protein và mỡ. Tuy nhiên vì một lý do nào đó như sự ứ trệ, nhiễm trùng, chấn thương..., các men này lại được hoạt hóa ngay trong lòng tụy gây nên sự tự tiêu hủy tụy. Trên lâm sàng có thể gặp tình trạng viêm tụy cấp do sỏi, do giun chui ống mật - tụy...
Tụy nội tiết
Nằm trong nhu mô của tụy ngoại tiết là các nhóm nhỏ tế bào gọi là tiểu đảo tụy hay tiểu đảo Langerhans. Các tiểu đảo này là phần nội tiết của tuyến tụy có chức năng tiết các hormone quan trọng là insulinglucagon, và các hormone khác. Các tiểu đảo tụy chứa ba loại tế bào chính là: tế bào alpha , tế bào beta, và tế bào delta . Trong ba loại này thì tế bào beta chiếm số lượng nhiều nhất và sản xuất insulin. Các tế bào alpha sản xuất glucagon vàtế bào delta sản xuất somatostatinSomatostatin có tác dụng làm giảm nồng độ của glucagon và insulin trong máu.
Tuyến tụy nội tiết: là một phần của tuyến tụy, bao gồm một số tế bào hợp thành và chỉ chiếm một phần nhỏ khối lượng tuyến tụy.
Tuyến tụy nội tiết tiết ra các hormonGlucagonInsulinLipocain.
Insulin có tác dụng làm giảm đường huyết. Nếu thiếu sẽ gây rối loạn trao đổi Gluxit, làm tăng đường huyết, gâybệnh đái đường.
Glucagon có tác dụng làm tăng đường huyết, tăng cường phân giải glycogen thành glucose.
Lipocain có tác dụng oxy hóa các chất đặc biệt là axit béo. Nếu nhiều mỡ được đưa về gan, không được oxy hóa, tích tụ gây nhiễm mỡ gan.
Bệnh lý tuyến tụy
Xơ nang tụy: thường chỉ gặp ở người da trắng.
Đái tháo đường: do thiếu hụt tuyệt đối hay tương đối insulin. Đây là một căn bệnh mãn tĩnh có tần suất cực kỳ cao và diều trị khó khăn, tốn kém. Bệnh gây nên rất nhiều biến chứng trầm trọng như tim mạch, suy thận, loét mục, nhiễm trùng, đục thủy tinh thể, bệnh dây thần kinh ngoại biên, liệt dương...
Nang giả tụy: thường là biến chứng của viêm tụy cấp.
Giun chui ống tụy: có thể gặp ở các nước nhiệt đới, có khả năng gây viêm tụy cấp.
 
F. TUYẾN THƯỢNG THẬN:
 
       Các tuyến thượng thận có vị trí ngay trên hai quả thận ở nơi chúng nằm, giống như chiếc mũ, một tuyến trên đầu một quả thận. Mỗi tuyến gồm có hai phần riêng biệt: tủy bên trong và phía ngoài bao phủ một lớp gọi là vỏ. Các bộ phận này tiết ra các hoócmon khác nhau, mỗi hoócmon có một chức năng riêng biệt.
       Tủy hay lõi của tuyến thượng thận là bộ phận của tuyến tiết ra hocmon adrenalin và chất có quan hệ gần gũi của nó là noradrenalin. Hai chất này có tên là hoócmon “chiến đấu hay bỏ chạy”, vì chúng có tác dụng làm cơ thể hưng phấn hơn để chuẩn bị đương đầu với tình trạng căng thẳng hoặc thực hiện một nhiệm vụ khó khăn, nguy hiểm.
       Tủy thượng thận có quan hệ chặt chẽ với hệ thần kinh. Điều này là chính xác khi bạn cho rằng tuyến chịu trách nhiệm chuẩn bị cho cơ thể sẵn sàng khi hành động cấp bách.
       Ngày nay, những nguy hiểm và căng thẳng mà chúng ta đối mặt có thể sẽ thuộc về tâm lý cũng như có thể, nhưng cả hai phương diện, cơ thể đều có cùng một phản ứng thuộc cơ thể. Sự sản xuất adrenalin dâng lên làm cho tim đập nhanh hơn và mạnh mẽ hơn. Điều này làm tăng huyết áp, trong khi cùng một lúc co khít các mạch máu gần bề mặt của cơ thể và trong ruột, chuyển ngược lưu lượng máu hướng về tim, đó là lý do chúng ta trở nên “tái mặt vì sợ hãi”. Adrenalin còn biến glycogen tích trữ trong gan và các cơ thành glucose cần thiết cho năng lượng thêm.
       Khi nguy hiểm chấm dứt hay tình trạng căng thẳng được loại bỏ, sự sản xuất adrenalin được giảm xuống và cơ thể trở lại bình thường. Tuy nhiên, nếu nguy hiểm hay tình trạng căng thẳng liên tục, hoặc nếu chúng ta liên tục bị kích quá độ hoặc dưới sự thúc bách, thì cơ thể vẫn chuẩn bị để hành động và sớm hay muộn điều này có thể dẫn đến tình trạng căng thẳng có liên quan, chẳng hạn như huyết áp cao.
G. VỎ THƯỢNG THẬN:
       Bao bọc xung quanh lõi thượng thận, vỏ thượng thận tiết ra một loạt hoócmon được gọi là steroid, quan trọng nhất trong các hoócmon là aldosterone và cortisone.
       Hoócmon aldosterone : có ba loại steroid, mỗi loại thực hiện một chức năng hoàn toàn khác nhau. Trước hết, là các hoócmon muối và nước, làm tăng sự giữ nước trong cơ thể.Hoócmon chính trong loại này là aldosterone, có nhiệm vụ như một sứ giả hóa học và báo cho thận biết để giảm bợt lượng muối đang bị mất trong nước tiểu.
       Muối quyết định dung tích máu trong sự lưu thông, lần lượt tác động đến năng suất của tim như là một máy bơm. Mỗi phân tử muối trong cơ thể được kèm theo bằng một số lượng lớn phân tử nước. Điều này có nghĩa là trong sự mất nhiều muối, cơ thể còn mất nhiều nước hơn nữa và điều này làm giảm thể tích và áp suất của máu đang lưu thông. Kết quả là tim gặp khó khăn trong việc bơm đủ máu đi khắp cơ thể.
       Sự tiết ra aldosterone được hoócmon renin kiểm soát, mà renin thì được thận sản xuất. Hệ thống hoạt động khá giống sự chuyển động lên xuống : khi mức aldosterone xuống thấp, thận sản xuất renin và mức độ hoócmon tăng lên ; khi hoócmon tăng quá cao, thận giảm bớt mức độ hoạt động của chúng và lượng hoócmon có mặt trong máu trở lại mức độ bình thường.
       Hoócmon cortisone : Các hoócmon đường, trong đó quan trọng nhất là cortisone, có nhiệm vụ tăng mức đường trong máu. Glucose là nhiên liệu chủ yếu của cơ thể và khi số lượng glucose được tăng thêm, như trong những lúc căng thẳng, cortisone khởi phát sự chuyển đổi protein thành glucose.
       Nhiều hoócmon tác động để làm tăng mức độ đường trong máu, nhưng cortisone là quan trọng nhất. Trái lại, chỉ có một hoócmon làm cho mức đường giảm xuống – insulin. Vì sự không cân đối này, có thể có nhiều khả năng sẽ thiếu hụt, một tình trạng có tên là đái tháo đường và bệnh này được điều trị bằng insulin dưới hình thức thuốc uống hoặc tiêm chích.
       Ngoài vai trò chủ chốt trong sự chuyển hóa (các quy trình duy trì sự sống của cơ thể), cortisone còn quan trọng đối với hoạt động của hệ thống miễn dịch, nó là hệ thống bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật và sự tổn hại. Nhưng nếu mức bình thường của cortisone tăng lên do điều trị theo y học (thí dụ, để ngăn ngừa sự loại thải sau phẫu thuật cấy ghép), sức đề kháng đối với nhiễm trùng bị giảm xuống. Tuy nhiên, cơ thể không sản xuất cortisone quá mức tự nhiên.
       Các hoócmon sinh dục : Nhóm hoócmon cuối cùng do tuyến thượng thận sản xuất là những hoócmon có tên là các hoócmon sinh dục thượng thận. Các hoócmon này do tủy thượng thận tiết ra và chung bổ sung sáu hoócmon sinh dục được sản xuất với số lượng còn nhiều hơn hoócmon được sản xuất bởi các tuyến sinh dục nam nữ.
       Hoócmon sinh dục nam chủ yếu là testosterone, cũng có ở phụ nữ với mức độ ít hơn, testosterone chịu trách nhiệm về làm tăng thêm kích thước của các cơ. Các steroid hợp hóa là các chất dẫn xuất tổng hợp của hocmon sinh dục nam, giữa các thứ khác.
H. SỰ KIỂM SOÁT CORTISONE:
       Cortisone rất quan trọng đối với các chức năng của cơ thể đến nỗi sự phân tiết của nó cần phải được kiểm soát chính xác. Cơ cấu điều hòa sản xuất của cortisone và sự sản xuất của steroid là tuyến yên.
       Tuyến yên tiết ra hoócmon ACTH, hoócmon này kích thích sản xuất cortisone và cũng như với hoócmon renin và aldosterone, hai chất hoạt động theo cơ cấu chuyển động lên xuống được gọi là cơ cấu hồi tiếp. Khi cortisone quá thấp, tuyến yên tiết ra ACTH và mức độ tăng lên, khi cortisone quá cao, tuyến làm chậm sự sản xuất và mức cortisone giảm xuống.
 
Các bài viết liên quan
Thiết kế website chất lượng cao NAM VIỆT IT