Giải Phẩu
Chương tám: HỆ MẠCH BẠCH HUYẾT
Ngày : 14-12-2015 Lượt xem : 5238
CÁC MẠCH BẠCH HUYẾT
Hệ bạch huyết hay mạch bạch huyết gồm có các mạch bạch huyết, các cơ quan và mô dạng lymphô rất chuyên hóa bao gồm : tuyến ức, lách và amiđan .
Các mạch bạch huyết nhỏ, nhỏ nhất được gọi là các mao mạch bạch huyết, chạy dọc theo các động mạch và tĩnh mạch của cơ thể. Chúng tập hợp chất dịch dư thừa từ các mô được gọi là bạch huyết. Các thành mao mạch bạch huyết rất mỏng và có độ thẩm thấu rất cao, sao cho các phân tử và các hạt lớn, kể cả vi trùng không thể đi vào các mao mạch máu mà còn được đưa đi trong bạch huyết.
Một số mạch bạch huyết có cơ ngoại ý, cơ này co bóp nhịp nhàng theo một hướng, đẩy bạch huyết về phía trước. Chúng cũng có các van để ngăn bạch huyết khỏi chảy ngược trở lại.
Các mạch bạch huyết được thấy ở mọi bộ phận của cơ thể ngoại trừ hệ thần kinh trung ương, xương, sụn và răng. Các thành phần của bạch huyết chứa đựng trong các mạch phụ thuộc vào vị trí của chúng. Thí dụ, các mạch dẫn lưu tay, chân chứa đựng chất dịch dư thừa đối với nhu cầu cơ thể được thoát ra từ các tế bào hay các mạch máu ; vì thế bạch huyết rất giàu protein. Tuy nhiên, bạch huyết trong các ruột thì đầy chất béo, được gọi là dịch dưỡng mà nó đã hấp thụ từ ruột trong thời gian tiêu hóa. Bạch huyết này có màu như sữa.
Ở các điểm khác nhau dọc theo đường đi của chúng, các mạch bạch huyết nối với một cụm mô được gọi là hạch bạch huyết ( đôi khi được ám chỉ như một tuyến bạch huyết). Chính từ đây, các bạch cầu được coi là các lymphô bào tuần hoàn khắp cơ thể trong cả mạch máu lẫn mạch bạch huyết. Các hạch bạch huyết được thấy chung quanh các động mạch quan trọng và có thể sờ thấy ở các điểm đó, nơi mà các động mạch chạy sát bề mặt da. Thí dụ, chúng xuất hiện ở bẹn, nách và cổ.
Trong các hạch bạch huyết, vi trùng và các vật thể lạ khác có mặt trong bạch huyết đi vào hạch được lọc hết và phá hủy. Khi bạch huyết rời khỏi hạch, nó thu nhận lymphô bào và các kháng thể - các chất protein để khử hoạt tính các vật lạ.
Tất cả các mạch bạch huyết nối với nhau để tạo thành hai ống lớn, ống ngực và ống bạch huyết phải, hai ống này dẫn lưu vào các tĩnh mạch vô danh gần tim. Vì vậy, bạch huyết được dẫn lưu từ các mô đi vào máu bằng hệ bạch huyết.
CÁC CƠ QUAN VÀ MÔ
Lách là một bộ phận không thể thiếu của hệ bạch huyết. Chức năng chính của nó là thực hiện vai trò một bộ lọc máu và sản xuất các kháng thể, thêm vào đó một lá lách bị to ra, các bác sĩ có thể khám bằng cách sờ nắn thành bụng, thường là dấu hiệu của bệnh đâu đó trong cơ thể và cần thực hiện thêm bằng xét nghiệm.
Lách nằm ngay bên dưới cơ hoành ở phía trên bên trái bụng. Bình thường nó dài khoảng 13cm và nằm dọc theo đường xương sườn thứ 10. Ở những người trưởng thành, lách thường nặng khoảng 200g, nhưng trong những trường hợp bị sưng, lách có thể nặng đến 2kg hoặc hơn nữa.
Nếu lá lách được quan sát bằng mắt thường, nó sẽ trông giống như một nang xơ bao bọc một khối tủy đỏ không có nét gì đặc biệt. Nó có khả năng tạo nên các mô hạt nhỏ được gọi là các tiểu thể Malpighi, trên thực tế, các hạt mô này thực sự là các tập hợp lymphô bào.
Lách được cung cấp bằng máu qua động mạch lách, động mạch này giống như bất kì động mạch nào, đầu tiên tách thành các động mạch nhỏ hơn và sau đó thành các tiểu động mạch nhỏ bé. Tuy nhiên, các tiểu động mạch lách là khác thường, bởi vì chúng được bao bọc trong mô bạch huyết khi chúng đi qua tủy lách. Các tiểu động mạch chỉ có một con đường khác duy nhất : thay vì được nối vào mạng lưới các mao mạch thì chúng dường như là chảy trực tiếp vào chính chất tủy của lách.
Trong cách bất thường mà lách được cung cấp máu là cái làm cho lách có khả năng thực hiện hai trong số các chức năng cơ bản của nó. Thứ nhất, thực tế là các tiểu động mạch được bao bọc bằng các mô bạch huyết, có nghĩa là hệ bạch huyết tiếp xúc trực tiếp với bất kỳ protein khác thường nào có trong máu và hình thành các kháng thể đối với nó. Thứ hai, cách mà máu trực tiếp chảy vào tủy lách cũng cho phép các tế bào lưới của lách tiếp xúc trực tiếp với máu phải được loại bỏ. Đồng thời lách lọc máu có các tế bào già.
A. CÁC CHỨC NĂNG CỦA LÁCH:
Lách là một trong những bộ lọc máu quan trọng nhất. Các tế bào lưới không những loại bỏ các hồng cầu già cũ, mà chúng còn loại bỏ bất kì tế bào khác thường nào. Bộ lọc này đặc biệt có hiệu quả đối với các hồng cầu, nhưng các bạch cầu và tiểu cầu cũng được lách lọc kỹ khi cần thiết.
Lách cũng sẽ loại bỏ các vật thể khác thường lơ lửng trong dòng máu. Vì vậy, nó đóng góp phần quan trọng trong việc tống khứ những vi trùng có hại. Nó còn là phương tiện để sản xuất các kháng thể - các protein lưu thông trong máu này trói buộc và giữ chặt một protein lạ, để cho các bạch cầu được gọi là các thực bào có thể tiêu diệt nó. Các tiểu thể Malpighi sản xuất ra kháng thể.
Trong một vài tình huống, lách có một vai trò rất quan trọng trong việc sản xuất các hồng cầu mới. Điều này không xảy ra ở người trưởng thành bình thường, mà xảy ra ở những người bị bệnh về tủy xương, lách và gan là các địa điểm chính sản xuất hồng cầu. Ngoài vấn đề này ra, lách còn sản xuất rất nhiều máu cho bào thai trong lúc nó ở trong tử cung suốt thai kỳ.
B. KHÁM LÁCH:
Lách không thể sờ mó được ở những người khỏe mạnh bình thường, nhưng có rất nhiều bệnh khiến cho lách to lên, vì thế lúc đó có thể khám qua thành bụng. Cách thức rất đơn giản : cho bệnh nhân nằm ngửa, bác sĩ bắt đầu sờ nắn phần dưới bụng và sao đó di chuyển hướng lên trên góc trái. Lách di chuyển khi bệnh nhân hít thở, vì thế bệnh nhân được yêu cầu hít thở sâu để sự chuyển động này có thể được sờ thấy.
Sự lớn lên của lách cũng có thể được phát hiện bằng X-quang hoặc bằng cách sử dụng máy nội soi đồng vị phóng xạ.
C. TUYẾN ỨC:
Hơn hai thập kỷ qua người ta đã biết rõ rằng tuyến ức có vị trí trung tâm trong mạng đặc biệt của cơ quan và mô liên kết với nhau mà tạo nên hệ bạch huyết và có liên quan đến phản ứng miễn dịch – có nghĩa là bảo vệ chúng ta khỏi sự tấn công do các nguồn bệnh nhiễm trùng.
Vẫn còn nhiều điều chưa biết chính xác về cách thức mà tuyến ức thực hiện nhiệm vụ của nó, nhưng ngày nay người ta biết rằng nó rất cần thiết cho hoạt động thích hợp của hệ bạch huyết và nó đã thực sự thực hiện chức năng quan trọng của nó trong suốt thời gian vài năm đầu đời.
Tuyến ức được thấy ở phần trên của ngực, nơi nó nằm ngay phía sau xương ức. Ở người trẻ tuổi, nó dài khoảng vài centimet và nặng chừng 15g. Tuy nhiên, tuyến ức không giống bất kỳ cơ quan nào khác, là ở thời điểm tuổi dậy thì tuyến ức khi ấy có thể nặng đến 45g.
Ở một em bé, tuyến ức thực sự rất lớn so với phần còn lại của cơ thể và nó có thể mở rộng khá dài xuống ngực phía sau xương ngực. Nó lớn rất nhanh cho đến khoảng 7 tuổi, sau thời điểm này tuyến ức tiếp tục phát triển, nhưng chậm hơn nhiều cho đến tuổi dậy thì.
Sau tuổi dậy thì tuyến ức bắt đầu teo lại kích thước, một quá trình được gọi là thoái triển cho đến lúc tuổi già có thể không còn sự hiện diện của mô tuyến ức, ngoại trừ một mẩu mỡ và mô liên kết.
D. CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG:
Tuyến ức chứa đựng nhiều lymphô bào- loại bạch cầu quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật. Các tế bào này được thấy trong máu, tủy xương, các tuyến bạch huyết và lách và ta có thể nhìn thấy chúng đi vào các mô trong phản ứng viêm.
Lớp ngoài của tuyến ức, được gọi là vỏ, có nhiều lymphô bào. Bên trong lớp này là một khu vực được gọi là tủy, chứa đựng các lymphô bào, ngoài ra còn có các loại tế bào khác của tuyến ức.
Dường như có một chút nghi ngờ rằng trong những năm đầu đời tuyến ức có liên quan đến sự lập trình phương pháp mà cơ thể chống lại sự nhiễm trùng và đặc biệt là tuyến ức dường như chịu trách nhiệm bảo đảm rằng hệ thống không chuyển các hoạt động của nó chống lại các mô của chính cơ thể.
Có hai loại tế bào miễn dịch chính trong cơ thể và chúng là hai loại lymphô bào khác nhau. Lymphô bào T hay tế bào “tuyến ức” nằm dưới sự kiểm soát của tuyến ức và chịu trách nhiệm nhận ra các chất lạ và có nhiều cách để cơ thể tấn công chúng. Loại tế bào miễn dịch khác - lympho bào T – có nhiệm vụ sản xuất kháng thể chống các chất lạ.
Cách thức chính xác mà tuyến ức bắt đầu kiểm soát lymphô bào T của nó thì không được biết, nhưng một cơ cấu qua trọng đã được sáng tỏ. Hình như khoảng 95% loại lymphô bào mới được sản xuất trong tuyến ức thật ra bị phá hủy ở đó, trước khi chúng có cơ hội thoát ra đi vào phần còn lại của cơ thể. Lý do có thể đúng với điều này là vì chúng có khả năng chống lại chính cơ thể và chỉ những tế bào mà tuyến ức cho phép phát triển là các tế bào sẽ tấn công các chất lạ hoặc từ bên ngoài.
E. HẠCH HẠNH NHÂN Ở HẦU (HẠCH VA) VÀ AMIĐAN:
Amiđan là bộ phận của một vòng mô dạng lymphô (vòng Waldayer) bao quanh lối vào thực phẩm và các đường khí trong họng. Mặc dù amiđan có từ lúc trẻ sơ sinh, nhưng tương đối nhỏ và phát triển nhanh trong suốt vài năm đầu đời, chỉ thoái bộ sau tuổi dậy thì. Tuy nhiên, nó không biến mất hoàn toàn.
Chức năng chính xác của amiđan thì không rõ, nhưng nó lại đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sự bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật. Chúng có vị trí lý tưởng để kiểm tra chặt chẽ thức ăn trước khi được đưa vào dạ dày để chống lại các mối đe dọa đối với cơ thể. Sự miễn dịch này được các lymphô bào sinh ra để amiđan xử lý. Ngoài ra, amiđan còn sản xuất các kháng thể đối phó sự nhiễm trùng cục bộ.
Hầu như mọi người ai cũng sẽ bị một cơn viêm amidan ở một thời điểm nào đó trong đời. Sinh vật tạo ra sự nhiễm trùng thường thường là một streptococcus (một loại vi trùng nào đó). Khi amiđan bị nhiễm trùng, chúng trở nên to ra và sưng tấy lên với các đốm mủ rỉ ra từ trên bề mặt của chúng. Thật may mắn, sự nhiễm trùng phản ứng nhạy với các kháng sinh thông thường và sự cải thiện có thể hoàn toàn bình thường trong vòng từ 36 đến 48 giờ. Triệu chứng có thể giảm bớt bằng cách ăn thức ăn mềm, uống nhiều nước và thuốc giảm đau như aspirin, cả hai đều làm giảm đau và hạ nhiệt.
Hạch hạnh nhân ở họng (hạch VA) là các tuyến bạch huyết có vị trí ở phía sau mũi ngay ở nơi mà các đường khí nối với các đường ở phía miệng hay hầu. Bạch huyết có liên quan với hệ thống này là bảo vệ cơ thể chống lại sự nhiễm trùng và các hạch bạch huyết như hạch VA có nhiều tế bào chống nhiễm trùng, các bạch cầu. Các hạch VA được sắp đặt sao cho bất kỳ sự nhiễm trùng nào được hít vào qua mũi đều được chúng lọc và tiêu diệt. Tuy nhiên, đôi khi cũng có những trục trặc.
Các hạch VA hiện diện từ lúc mới sinh ra, nhưng tóm lại chúng biến mất trước tuổi dậy thì. Chúng dễ nhìn thấy nhất từ một tuổi đến bốn tuổi. Điều này là do giữa các tuổi này đứa trẻ liên tục bị đặt vào các loại nhiễm trùng mới do vi trùng và vi rút gây ra.
Người ta không biết nhiều về cách thức mà các hạch VA bị nhiễm trùng, nhưng bất kỳ mầm bệnh nào thuộc về hô hấp cũng có thể tác động đến chúng. Một khi chúng bị tổn hại, sự nhiễm trùng có thể bắt đầu mãn tính. Nếu các hạch VA bị viêm luôn tái phát, chúng có khuynh hướng sưng lên và điều này có thể gây ra những hậu quả xấu.
F. PHẢN ỨNG MIỄN DỊCH:
Phản ứng miễn dịch là phản ứng của cơ thể đối với sự xâm nhập của các chất lạ bằng cách huy động các bạch cầu còn được gọi là các lymphô bào. Trong khi các lympho bào ban đầu được sản xuất trong tủy xương, chúng lưu thông khắp cơ thể bằng cả mạch máu lẫn mạch bạch huyết và còn có mặt ở các hạch bạch huyết. Vì vậy, chúng là các phần tử của hai hệ : tim mạch và mạch bạch huyết.
Các lymphô bào phát triển thành hai loại tế bào. Loại thứ nhất, loại sản xuất kháng thể, được gọi là lymphô bào B, hoặc tế bào B. Loại thứ hai, giống nhau bề ngoài nhưng có chức năng khác nhau, được gọi là tế bào T (tuyến ức), hoặc lymphô bào T. Có hai loại tế bào T khác nhau : các tế bào giúp tế bào B trong việc sản xuất kháng thể, gọi là các tế bào trợ giúp và các tế bào được gọi là các tế bào ức chế - chúng ngăn chặn tế bào B sản xuất kháng thể. Các tế bào B và T tiêu diệt bất kỳ mô hoặc sinh vật xâm nhập nào đôi khi được ám chỉ như các tế bào tiêu diệt.
Bản chất và hoạt động của phản ứng miễn dịch vẫn chưa được biết nhiều, nhưng một số thông tin mới đã sáng tỏ trong những năm gần đây. Hình như, khi một sinh vật xâm nhập vào cơ thể, nó bị phản ứng có thể là đối với một hạch bạch huyết gần đó hoặc đối với lách nhờ cách mạch bạch huyết.
Ở đây các bạch cầu đơn nhân phân biệt, hoặc phát triển thành các tế bào được gọi là các đại thực bào, chúng bao vây và nhấn chìm sinh vật (sự thực bào) và theo cách nào đó đưa nó đến các tế bào T và B. Các tế bào B và T thu được một “bộ nhớ hóa học” của protein hoặc kháng nguyên riêng biệt trong sinh vật xâm nhập. Sau đó các tế bào này được cho biết là có khả năng miễn dịch.
Các tế bào T và B có khả năng miễn dịch. Vì vậy có khả năng nhận ra kháng nguyên lần kế tiếp một sự xâm nhập tương tự xảy ra. Khi điều này xảy ra, các tế bào T và B sinh sôi nảy nở để tạo ra các tế bào T và B – có khả năng chiến đấu với kháng nguyên và làm cho nó vô hại. Bằng cách này có thể dựng lên bằng một sự miễn dịch đối với các chất lạ riêng biệt.
Các lymphô bào B có khả năng đối phó với các sinh vật lạ phân biệt với các tương bào, tương bào sản xuất gamma globulin, hoặc các kháng thể. Các kháng thể này kết hợp với kháng nguyên của sinh vật và tiêu diệt nó. Quá trình này được gọi là các phản ứng miễn dịch thể dịch (hóa học). Sự sản xuất các tế bào T có khả năng đối phó với các sinh vật lạ được gọi là phản ứng miễn dịch tế bào.
J. CÁC DỊ ỨNG VÀ SỰ LOẠI BỎ MÔ:
Phản ứng miễn dịch tế bào có thể tạo ra những tác động có hại trong những trường hợp mà mô của một người khác được ghép hoặc cấy vào cơ thể. Ở đây mô được đưa vào được nhận ra như là xa lạ bởi các lymphô bào, chúng phản ứng bằng cách xâm lấn mô và hủy diệt nó, một quá trình thường được nói đến như là sự loại bỏ mô. Những cố gắng được thực hiện để khắc phục vấn đề này ở các bệnh nhân được cấy mô bằng cách làm cho phù hợp các mô người cho với các mô của người nhận, hoặc bằng cách điều trị bằng các hoócmon.
Tương tự, phản ứng miễn dịch thể dịch cũng có thể hoạt động chống lại cơ thể. Đôi khi nó sẽ gây ra các dị ứng. Trong những trường hợp như thế, các chất vô hại thông thường như phấn hoa kích thích sự sản xuất kháng thể có hại bởi vì chúng dẫn đến sự phóng thích các chất nào đó, chẳng hạn như histamine trong các mô. Ngay khi được phóng thích các chất này có tác động làm vỡ các mạch máu và các mô cơ.