0913 840 746
Thứ ba, ngày 19 tháng 03 năm 2024
TÌM KIẾM
TIN MỚI Y HỌC
80% BỆNH NHÂN UNG THƯ VN ĐẾN BỆNH VIỆN Ở GIAI ĐOẠN CUỐI
Mỗi năm VN có 200 ngàn bệnh nhân ung thư mới, 70 ngàn người bệnh ung thư tử vong. Trong đó, đến 80% bệnh nhân ung thư ở VN đến bệnh viện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Việt Nam có 160.000 ca ung thư/năm: Vì sao ăn bẩn, độc
Mỗi năm Việt Nam có từ 130 nghìn đến 160 nghìn trường hợp mắc mới, trong đó có khoảng 85 nghìn đến 115 nghìn người tử vong do căn bệnh này.
Công bố danh sách “làng ung thư”
Theo dự án Điều tra, tìm kiếm nguồn nước hợp vệ sinh phục vụ cấp nước sinh hoạt cho một số làng ung thư của VN, các nguồn nước ăn uống, sinh hoạt tại 37 làng ung thư đều ô nhiễm nặng.
Triclosan trong kem đánh răng Colgate: vạch trần hàm lượng nguy hiểm sức khỏe
Từ sau khi Triclosan được nhiều nghiên cứu khoa học công bố là làm tăng nguy cơ ung thư, nhiều hãng sản xuất hóa mỹ phẩm đã loại bỏ nó trong thành phần sản phẩm. Chất này bị cấm ở nhiều nước Âu Mỹ. Tại Việt Nam, Triclosan cũng không còn được sử dụng trong các sản phẩm kem đánh răng, trừ Colgate. Đáp lại mối lo ngại của người tiêu dùng, Bộ Y tế cho biết Triclosan được phép sử dụng nếu hàm lượng không vượt ngưỡng 0,3%.
Cung cấp thuốc kém chất lượng, công ty dược của Mỹ bị rút giấy phép
Ngoài việc bị rút giấy phép hoạt động, Công ty Ronbinson Pharma, Inc (Mỹ) phải nộp phạt 80 triệu đồng vì sản xuất thuốc kém chất lượng, trong đó có nhiều lô glucosamine
HOANG MANG VỚI VỎ THUỐC-GELATINE
Gelatin có trong mô liên kết, xương, da của động vật và là sản phẩm được sản xuất từ da heo, da bò. Từ da heo, bò, collagen được thủy phân hóa một phần để biến thành gelatin. Như vậy để bào chế thuốc là viên nang phải có vỏ nang được chế tạo từ nguyên liệu là gelatin. Và gelatin dùng trong ngành dược sản xuất thuốc phải là gelatin dược dụng.
Kem đánh răng nào ở VN có chất gây ung thư triclosan?
Khảo sát của Kiến Thức về các sản phẩm kem đánh răng hiện nay: đều ghi rõ thành phần, không ghi hàm lượng. Câu hỏi đặt ra: chất triclosan gây ung thư chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

ĐƯỜNG DÂY NÓNG

0913 840 746

GĐ : NGUYỄN CÔNG KHUÔNG

[email protected]

TƯ VẤN TRAO ĐỔI

Phuongtd Thao

TƯ VẤN - HỖ TRỢ
THỐNG KÊ TRUY CẬP
3625
Đang online: 3
Truy cập hôm nay: 13
Truy cập hôm qua: 13
Truy cập trung bình: 3625
Tổng số truy cập: 3625
Your IP : 52.90.181.205
SẢN PHẨM : Gừng
Gừng

Gừng có tên khoa học là Zinggiber officinal, được khẳng định là cây thuốc tốt nhất trên thế giới, được người châu Âu cho là cây trong vườn Trời, người Châu Á dùng chữa 35 loại bệnh khác nhau, hầu như thang thuốc đông y nào cũng có gừng. Gừng giải độc và kháng khuẩn rất mạnh, Gừng bảo vệ Tim, Thận, tuyến thượng thận và chống viêm, điều hòa miễn dịch. Đại Danh Y Hải Thượng Lãn Ông coi Gừng là thuốc Thánh chống nôn.

 

 NƯỚC ÉP GỪNG CÓ TÁC DỤNG

 

-     Bổ dưỡng, giải độc, kháng khuẩn mạnh, chống nấm, làm tăng Corticoid. Bảo vệ: Tim, mạch, Thận,tuyến thượng thận, hệ thần kinh.
-     Chống các bệnh Tim mạch, Thận, Tụy, Phổi, điều hòa huyết áp, chống huyết áp cao và huyết áp thấp.
-     Chống nôn khi đi tàu xe, đi máy bay, cho người điều trị ung thư.
-     Chống cảm cúm, đau đầu, đau bụng, sổ mũi, ho, hen,  giảm đau, giảm nhiệt.
-     Chống nhiễm độc khi thai nghén, chống nôn và chống phù khi mang thai.
-     Chữa viêm Thận, viêm khớp, chống loét dạ dày, loét đường tiêu hóa, lỵ
-      Chữa viêm rễ dây thần kinh, đau mắt,
-      Kích thích sinh lực, làm hồi tỉnh khi bị ngất.
-     Chống ung thư, diệt tế bào ung thư tử cung, giảm tác dụng phụ của thuốc tây.
 
 
GỪNG
 
 
Danh pháp khoa học: Zingiber officinale Roscoe
Tên khác: Khương, co khinh (Thái), sung (Dao)
Tên nước ngoài: Zingiber (Anh), gingembre, amome des Indes (Pháp)
Họ: Gừng (Zingiberaceae)
 
I. Bộ phận dùng.
 
Thân rễ, thu hái vào mùa thu động, dùng tươi là sinh khương, phơi hoặc sấy khô là can khương. Còn dùng tiêu khương (gừng khô thái lát dày, sao sém vàng, đang nóng, vẩy vào ít nước, đậy kín. Để nguội); bài khương (gừng khô đã bào chế); thán khương (gừng khô thái lát dày, sao cháy đen tồn tính).
Có thể cất tinh dầu từ gừng với hiệu suất 1- 2,7% hoặc điều chế nhựa dầu gừng tự bột gừng khô với các dung môi hữu cơ, hiệu suất 4,2 – 6,5%
 
II. Thành phần hoá học.
 
Gừng chứa 2 – 3% tinh dầu với thành phần chủ yếu là các hợp chất hydrocarbon sesquiterpenic: zingiberen (35%), ar-curcumenen (17%), farnesen (10%) và một lượng nhỏ các hợp chất alcol monoterpenic như geraniol, linalol, borneol.
Nhựa dầu gừng chứa 20 – 25% tinh dầu và 20 – 30% các chất cay. Thành phần chủ yếu của nhóm chất cây là zingeron, shogaol và zingerrol, trong đó gingerol chiếm tỉ lệ cao nhất. Đó là một chất lỏng, màu vàng, tan trong cồn 50 độ, ether, cloroform, benzem, tan vừa trong ether dầu hoả nóng.
Ngoài ra, trong tinh dầu gừng còn chứa camphen, phelandren, cucalyptol và các gingerol.
 
III. Tác dụng dược lý.
 
Trong thực nghiệm, gừng có tác dụng gây giãn mạch và tăng tỉ lệ protein toàn phần và gamma globulin trên động vật thí nghiệm, đồng thời, có khả năng ức chế hoạt tính của histamin và acetylcholin thể hiện trên sự giảm mức độ co thắt cơ trơn ruột cô lập. Gừng có tác dụng làm giảm cơn dị ứng của chuột lang đã được gây mẫn cảm bằng cách tiêm kháng nguyên và sau đó 3 tuần được đưa kháng nguyên vào đường hô hấp trong buồng khí dung để gây phản ứng phản vệ.
Cineol trong gừng có tác dụng kích thích khi sử dụng tại chỗ và có tác dụng diệt khuẩn trên nhiều vi khuẩn. Bột rễ gừng có tác dụng trị bệnh mắt hột tốt hơn nhiều thuốc khác. Nó làm giác mạc bị biến đổi trở nên trong, làm giảm sự thẩm thấy dưới niêm mạc và tăng hoạt tính sống của mô mắt.
Cao cồn gừng có tác dụng kích thích các trung tâm vận mạch và hô hấp mèo gây mê, và kích thích tim. Trong gừng có yếu tố kháng histamin.
Nói chung gừng có những tác dụng dược lý như sau:
.Ức chế thần kinh trung ương, làm giảm vận động tự nhiên và tăng thời gian gây ngủ của thuốc ngủ barbituric. Cao chiết gừng khô, ginerol và shogaol đều ức chế sự vận động tự nhiên của chuột nhắt.
-  Hạ nhiệt: shogaol và gingerol làm giảm sốt trên chuột đã được gây sốt bằng tiêm men bia.
-  Giảm đau và giảm ho.
-  Chống co thắt: shogaol và gingerol có tác dụng này.
-  Chống non: dịch chiết gừng khô có tác dụng trên chó gây nôn bằng đồng sulfat.
-  Chống loét đường tiêu hoá: dịch chiết nước gừng tươi, tiêm phúc mạc cho chuột, có tác dụng ức chế loét dạ dày thực nghiệm do gò bó.
-  Kích thích sự vận chuyển trong đường tiêu hóa: dịch chiết gừng khô cho chuột nhắt uống làm tăng sự vận chuyển bari sulfat.
-  Tác dụng chống viêm: dịch chiết gừng khô tiêm dưới da cho chuột nhắt ức chế sự tăng tính thẩm thấu của các mao quản trong phản ứng viêm thực nghiệm.
-  Ức chế sự tổng hợp prostaglandin PGE2.
-  Cường tim: trên tim cô lập, thành phần có vị cay của gừng ức chế hoạt tính men ATPase.
Gừng đã được thử nghiệm tác dụng gây tê cục bộ và thấy dung dịch 2% của cao gừng có tác dụng gây tê bằng 0,73 lần so với tác dụng của dung dịch 0.5% procain. Gingerol và shogaol có trong gừng có tác dụng kích ứng da mạnh, gây ban đỏ, nhưng không gây phồng rộp da, nên gừng có thể dùng làm thuốc sung huyết da.
Gừng đã được thử nghiệm bằng phương pháp của Tổ chức Y tế thế giới và chứng minh có tác dụng diệt động vật thân mềm và diệt sán máng có nhiều triển vọng.
Nhiều chất có tác dụng ức chế mạnh sự sinh tổng hợp prostaglandin đã được phân lập từ gừng.
Chuột cống trắng ăn thức ăn trộn với 30% gừng thì nồng độ cholesterol huyết thanh giảm và mức đường máu tăng một cách có ý nghĩa; nếu ăn gừng cùng với cholesterol thì gừng sẽ ngăn cản sự tăng cholesterol máu. Ở chuột cống trắng có cholesterol máu cao, gừng làm giảm cholesterol huyết thanh và choresterol trong gan. Gừng có tác dụng ức chế những tổn thương dạ dày ở chuột cống trắng.
Hai thành phần có vị cay của gừng là 6 – gingerol và 6 – shogaol, đều ức chế co bóp dạ dày trong thí nghiệm dạ dày ở nguyên vị trí trong cơ thể. Sự ức chế do 6 – shogaol mạnh hơn.
Cao gừng chiết với aceton, zingiberen (chất terpenoid chính của cao aceton gừng) và hoạt chất cay 6 – gingerol có tác dụng ức chế những tổn thương dạ dày gây ở chuột cống trắng bởi acid hydrocloric/ethenol. Những kết quả thí nghiệm này gợi ý rằng zingiberen và 6 – gingerol là những thành phần quan trọng trong những thuốc làm dễ tiêu có gừng.
Gừng có phổ hoạt tính kháng nấm tương đối hẹp trong thí nghiệm trên 9 loài nấm. Cao gừng có tác dụng ức chế sự phát triển hệ sợi nấm của Epidermophyton floccosum, Microsporum gymseum, Paecilomyces varioto và Trichophyton mentagrophytes.
Tác dụng chống say sóng của gừng đã được nghiên cứu trên học viện Trường sĩ quan hải quân không quen đi biến vào lúc biển động dữ dội. Cho mỗi người uống 1g gừng và theo dõi trong 4 giờ liền sau đó, thấy gừng làm giảm nôn (chỉ số bảo vệ 72%) và giảm ra mồ hôi lạnh.
Bài thuốc “Tiểu sài hồ thang” gồm các dược liệu sài hồ, hoàng cầm, cam thảo, gừng, nhân sâm, bán hạ, táo đã được nghiên cứu chỉ định ở lâm sàng đối với các thể viêm gan và viêm thận mãn tính và làm tăng sức lực đối với suy nhược cơ thể. Bài thuốc có những tác dụng như sau:
-  Làm giảm tác dụng phụ của một số thuốc tây y, kéo dài thời gian sống của chuột nhắt điều trị với liều cao thuốc chống ung thư mitomycin, ngăn cản sự teo tuyến thượng thận ở chuột do tác dụng phụ của thuốc chống viêm prednisolon.
-  Chống lại tác dụng của chất độc gây ung thư ở nhóm chuột cho dùng thuốc, mức độ tổn thương gan, trọng lượng gan và hàm lượng hydroprolin (được dùng làm chỉ số của mức độ xơ gan) thấp hơn nhiều so với nhóm đối chứng.
-  Thuốc làm tăng lượng corticosteron tự nhiên trong cơ thể chuột nhắt, và như vậy có tác dụng kiểu hormon steroid.
-  Ức chế sự sinh tổng hợp prostaglandin PGF2 torng thí nghiệm invitro. Khi thử nghiệm riêng rẽ, gừng cũng có tác dụng này, hoạt chất gingerol của gừng có tác dụng ức chế men cyclooxygenase.
-  Thuốc đối kháng với tác dụng ức chế miễn dịch của steroid, và cùng với tác dụng kiểu steroid, nó được coi là một chất điều hoà miễn dịch.
Ba bài thuốc cổ truyền có gừng của Nhật Bản là Shosaikoto, Daisaikoto, Hochuekketo đã được nghiên cứu đối với hoạt tính kích thích miễn dịch của một số chất kích thích miễn dịch như lipopolysacharid, conca-nacalin A, phorbol myristat acetat, phytohemaglutinin. Những kết quả thí nghiệm chứng tỏ các bài thuốc cổ truyền trên có tác dụng điều hoà miễn dịch hoặc kích thích miễn dịch như trong kinh nghiệm lâm sàng của Nhật Bản và Trung Quốc.
 
IV. Tính vị, công năng.
 
Gừng tươi có vị cay, nóng, mùi thơm, tính ấm. Gừng khô và tiểu khương có vị cay, mũi thơm hắc, tính nóng. Bào khương vị cay đắng, tính đại nhiệt. Thán khương vị cay, mùi thơm hắc, tính ấm. Tất cả có tác dụng ôn trung, trục hàn, hồi dương, thông mạch.
 
V. Công dụng.
 
Gừng tươi chữa cảm mạo, phong hàn, nhức đầu, nghẹt mũi, ho có đờm, nôn mửa, bụng đầy trướng. Dùng làm thuốc kích thích tiêu hoá, tăng bài tiết, sát trùng, hành thủy, giải độc ngứa do bán hạ, cua cá, chim, thú độc. Ngày dùng 4 – 8g, dạng thuốc sắc uống. Còn dùng làm thuốc xoa bóp và đắp ngoài chữa sưng phù và vết thương.
Gừng nướng chữa đau bụng, lạnh da, đi ngoài.
Gừng khô, gừng sao chữa đau bụng lạnh, đầy trướng không tiêu, thổ tả, chân tay giá lạnh. mạch nhỏ, đàm ẩm, ho suyễn và thấp khớp. Ngày dùng 4 – 20g dạng thuốc sắc hoặc hàn tán. Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác.
Gừng than chữa đau bụng lạnh, máu hàn, tay chân lạnh, nhức mỏi, tê bại, bàng huyết. Ngày dùng 4 – 8g, dạng thuốc sắc.
Kiêng kị đối với gừng: âm hư, nội nhiệt sinh ho, biểu hư làm ra mồ hôi nhiềy hoặc mất máu không nên dùng.
Vỏ gừng có vị cay mát chữa phù thũng.
Lá gừng bọc thức ăn cho đỡ ôi thiu.
Theo kinh nghiệm cổ truyền gừng được dùng ở Trung Quốc làm thuốc chống độc, an thần, chống viêm, kích thích ăn ngon miệng và làm dễ tiêu. Được chỉ định trong bệnh tả (phối hợp với nhiều dược liệu khác), thấp khớp mãn tính, nhức đầu kiễu đau dây thần kinh và co cứng, hen phế quản, buồn nôn, nôn, viêm phế quản. Thân rễ được dùng làm thuốc chống cảm lạnh và chống nhiễm khuẩn trong các chứng ho và sổ mũi. Rễ gừng khô làm tăng trí nhớ, gừng phối hợp với một số dược liệu khác được chỉ định trong bệnh tăng nhãn áp. Dùng rễ tươi dạng thuốc hãm. Rễ khô được dùng dạng nước sắc với liều 2 – 3g cho một lần, hoặc cao lỏng, cồn thuốc.
Ở Ấn Độ, gừng được dùng dưới dạng phơi sấy khô và dạng tươi được bảo quản để giữ lâu. Nó được dùng rộng rãi để làm gia vị, sản xuất oleoresin và cất tinh dầu gừng. Gừng bảo quản để giữ lâu là gừng tươi gọt vỏ, ngâm trong sirô hay mật ong, hoặc chế biến thành gừng trộn đường kính là một thứ mứt ngon. Nó cũng được dùng làm đồ uống. Trong y học, gừng được làm thuốc tống hơi, kích thích tiêu hóa, chữa đầy bụng và đau bụng. Cao gừng được dùng làm chất bổ trợ cho nhiều thuốc bổ và kích thích. Gừng được dùng ngoài làm thuốc kích thích và gây sung huyết tại chỗ. Nó được xếp vào những thuốc chống trầm cảm và là một thành phần của một số chế phẩm chống tác dụng cảu thuốc ngủ. Trong thú y, gừng được dùng làm thuốc kích thích và gây trung tiện trong bệnh khó tiêu do mất trương lực của ngựa bò và trâu bò. Gừng còn là một nguyên liệu mới để chiết xuất enzim thủy phân protein, ngoài đu đủ.
Gừng có trong thành phần một bài thuốc cổ truyền ayurveda dùng rộng rãi ở Nepan để chữa các chứng bệnh cúm, cảm lạnh, kém ăn, khó tiêu, tiêu chảy, viêm khớp và để làm thuốc giảm tiết acid dịch vị, chống co thắt, làm hồi tỉnh.
Nhân dân Indonesia dùng gừng uống để chữa đau bụng, ho và dùng làm thuốc bôi ngoài da cho phụ nữ và trẻ em. Ở Bungari, gừng được dùng dạng chè thuốc để chữa cảm lạnh, ho, sổ mũi, sốt, viêm họng.
 
VI. Bài thuốc có gừng.
 
1.  Chữa trúng phong cấm khẩu:
Uống nước sắc kinh giới hoà với nước cốt gừng, nước măng vòi (lấy vòi tre hơ lửa vắt lấy nước cốt) và rượu, các thành phần với liều lượng bằng nhau.
2.  Chữa hoắc loạn thổ tả nguy cấp:
Gừng sống 7 lát, sắc qua, đun 1 lúc rồi lấy trầm hương, mộc hương, hạt đậu gió (1 hạt), mài vào. Uống khi còn nóng. Có thể sắc tất cả cùng 1 lúc, nhưng bít kín cho đỡ bay hơi.
3.   Chữa hoàng đản, tiểu tiện không lợi, suyễn đầy hoặc bệnh đến giai đoạn nguy cấp.
Gừng sống, củ chóc, mỗi vị 320g. Sắc uống làm 2 lần.
4.   Chữa trúng hàn thổ tả:
Gừng nướng khô tán bột. Uống mỗi lần 12g với cháo.
5.   Chữa ỉa chảy ra máu:
Gừng sống, ngải cứu với lượng bằng nhau. Sắc uống.
6.   Chữa đau ở tim:
Gừng khô tán bột 4g, uống với nước cơm.
7.   Chữa ho lâu ngày và ợ:
Gừng sống giã lấy nước cốt (1 thìa) trộn mật ong (1 thìa). Đun nóng, uống dần ít 1.
8.   Chữa hen:
Nước gừng sống, nước chanh, sữa người, đồng tiện, đều 1 chén. Hâm ấm và uống, cho đến khi khỏi.
9.   Chữa mụn ổ gà ở nách:
Gừng giã 4g, đinh hương 4 nụ, củ gai 4g, giã nhuyễn thêm ít nước và đắp.
10. Chữa phong hủi:
Gừng sống (1280g) giã vắt lấy nước cốt, mật ong (640g). Trộn lẫn, uống với rượu. Ngoài dùng đậu đen và tóc rối đốt thành tro tán nhỏ mà xát.
11. Chữa bị thương do vật nhọn đâm:
Trước tiên lấy cành thị thái nhỏ nấu nước, lấy lá chuối bịt miệng nổi, chọc thủng 1 lỗ để xông. Rồi lấy gừng sống, củ chuối hột, củ ráy, với liều lượng 3 vị bằng nhau, gãi nhỏ, trộn đều. Lấy lá ngải cứu gói thuốc lại, đem nướng chín. Lại dùng lá chuối chọc lỗ để trên vết thương mà đắp thuốc nóng lên. Hễ nguội thì nướng lại mà đắp.
12. Chữa phù khi có mang:
Gừng, hạt dành dành. Sao lẫn với hạt cải củ. Rồi bỏ hạt cải, tán nhỏ. Uống với rượu, mỗi lần 8g. Ngày đầu, uống 1 lần, ngày thứ 2 uống 2 lần, ngày thứ 3 uống 3 lần.
13. Chữa sổ mũi:
Nước gừng, bột bạch chỉ. Trộn lẫn, bôi vào huyệt thái dương.
14.  Chữa nôn oẹ:
Nước gừng sống 10ml, sữa bò 20ml. Đun nóng uống.
15.  Chữa cam tẩu mã:
Gừng khô, quả táo ta (đốt tồn tính), phèn chua, với lượng bằng nhau. Tán nhỏ mà bôi vào lợi.
16.  Chữa phong giản lên kinh:
Gừng sống 4 lát, nam tinh (bán hạ củ to) nướng 2 – 3g, tía tô 5 lá. Sắc rồi hào 1 ít mật lợn, uống.
17.  Chữa sâu bọ vào tai:
Gừng, hành, hẹ, mỗi thứ 1 ít. Giã lấy nước cốt rỏ vào tai.
18.  Chữa nhức đầu, lạnh bụng, nôn oẹ, có đờm:
Gừng khô 10g, trích cam thảo 4g, nước 300ml. Sắc còn 100ml, chia nhiều lần uống trong ngày. Nếu thấy đỡ, uống ít đi.
 19.  Chữa đau bụng, đầy bụng, ỉa phân loãng:
a. Gừng sấy khô tán nhỏ, dùng nước cơm chiêu thuốc, mỗi lần uống 2 – 4g.
b. Gừng nướng, bóc vỏ, thái lát, nhai với vài búp ổi hay búp chè.
  20. Chữa lị ra máu:
Gừng khô thiêu tồn tính. Ngày uống nhiều lần, mỗi lần 2 – 4g, chiêu bằng nước cơm hay nước cháo.
  21. Chữa cảm cúm, nhức đầu, ho, thân thể đau mỏi.
Gừng sống giã nhỏ, bọc vào 1 mớ tóc rối, tẩm rượu xào nóng, đánh khắp người vào chỗ đau mỏi.
  22. Chữa nôn mửa, nấc:
Gừng sống nhai nuốt từng ít một cho đến khi khỏi.
   23. Chữa cảm thấp nhiệt, sốt gai rét, nhức đầu, nghẹt mũi, sổ mũi, ho đờm:
Gừng sống, hành trắng, mỗi vị 15 – 20g. Sắc lấy nước uống nóng và xông cho ra mồ hôi.
  24. Chữa cảm hàn rét run, hoặc đau bụng lạnh dạ, ỉa tóe ra nước, đau bụng thổ tả:
Gừng khô, riềng ấm, mỗi vị 15 – 20g sắc uống.
  25. Chữa tì thấp thủy chướng, tay chân phù, ăn không tiêu, sợ lạnh, sợ nước
Gừng sống 150g, thái mỏng, rang khô giòn, đổ vào bát. Thêm 50ml mật ong, trộn đều, lấy đĩa đậy 1 lát, rồi bệnh nhân ăn hết trong 1 ngày sẽ bớt phù. Ăn tiếp vài lần sẽ khỏi.
  26. Chữa cảm mạo phong hàn:
Tía tô 10g, kinh giới 10g, bạc hà 10g, bạch chỉ 6g, đại liền 6g, vỏ quýt 6g, gừng tươi 3 lát, sắc uống ngày 1 thang trong 3 ngày.
  27. Chữa ho do lạnh:
Tía tô 12g, gừng 8g, bạch chỉ 6g, bách hộ 12g, trần bì 8g, xả 10g, húng chanh 10g. Sắc uống 1 ngày 1 thang trong 5 ngày liền.
 28. Chống khô họng, viêm họng, viêm mũi đối với công nhân lặn:
Kẹo ngậm chữa hỗn hợp các tinh dầu: bạc hà, hương nhung, gừng, quế, và men thol, vitamin C, acid citric.
  29. Viêm ngậm trị họ và hen:
Cao lá táo 5/1 20mg, cao cà độc dược 1mg, cao gừng 0,5mg, cao trần bì 2mg, tá dựơc vừa đủ làm thành 1 viên ngậm 0,4g.
 
Dùng ở Trung Quốc:
 
1.  Chữa sỏi mật, khó tiêu, mất trương lực và sa dạ dày:
Gừng 8g, phục linh 6g, bạch truật 6g, vỏ quýt 5g, nhân sâm 6g. Sắc với 600ml nước còn 300ml. Chia 3 lần uống trong ngày.
2.  Chữa viêm rễ dây thần kinh thắt lưng – xương cùng, không cần đựơc đái ở người già:
Gừng 8g, phục linh 8g, bạch truật 4g, cam thảo 4g. Sắc với 600ml nước trong 1h, chia 3 lần uống nóng trong ngày.
3.  Chữa viêm thận kèm theo phù thũng ở mạch, chân, và cổ trướng
Gừng 12,5g, ngũ gia bì 6g, kỉ tử 12,5g, cau(vỏ quả) 10g, phục linh 19g, trạch tả 12,5g. Sắc với 800ml nước, còn 450ml. Chia 3 lần uống trong ngày.
4.  Chữa nhiễm độc trong những tháng đầu thai nghén:
Gừng 3g, bán hạ 6g, nhân sâm 3g. Sắc với 500ml nước, còn 200ml. Chia 2 lần uống trong ngày.
Sản Phẩm Khác
Thiết kế website chất lượng cao NAM VIỆT IT