0913 840 746
Thứ bảy, ngày 20 tháng 04 năm 2024
TÌM KIẾM
TIN MỚI Y HỌC
80% BỆNH NHÂN UNG THƯ VN ĐẾN BỆNH VIỆN Ở GIAI ĐOẠN CUỐI
Mỗi năm VN có 200 ngàn bệnh nhân ung thư mới, 70 ngàn người bệnh ung thư tử vong. Trong đó, đến 80% bệnh nhân ung thư ở VN đến bệnh viện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Việt Nam có 160.000 ca ung thư/năm: Vì sao ăn bẩn, độc
Mỗi năm Việt Nam có từ 130 nghìn đến 160 nghìn trường hợp mắc mới, trong đó có khoảng 85 nghìn đến 115 nghìn người tử vong do căn bệnh này.
Công bố danh sách “làng ung thư”
Theo dự án Điều tra, tìm kiếm nguồn nước hợp vệ sinh phục vụ cấp nước sinh hoạt cho một số làng ung thư của VN, các nguồn nước ăn uống, sinh hoạt tại 37 làng ung thư đều ô nhiễm nặng.
Triclosan trong kem đánh răng Colgate: vạch trần hàm lượng nguy hiểm sức khỏe
Từ sau khi Triclosan được nhiều nghiên cứu khoa học công bố là làm tăng nguy cơ ung thư, nhiều hãng sản xuất hóa mỹ phẩm đã loại bỏ nó trong thành phần sản phẩm. Chất này bị cấm ở nhiều nước Âu Mỹ. Tại Việt Nam, Triclosan cũng không còn được sử dụng trong các sản phẩm kem đánh răng, trừ Colgate. Đáp lại mối lo ngại của người tiêu dùng, Bộ Y tế cho biết Triclosan được phép sử dụng nếu hàm lượng không vượt ngưỡng 0,3%.
Cung cấp thuốc kém chất lượng, công ty dược của Mỹ bị rút giấy phép
Ngoài việc bị rút giấy phép hoạt động, Công ty Ronbinson Pharma, Inc (Mỹ) phải nộp phạt 80 triệu đồng vì sản xuất thuốc kém chất lượng, trong đó có nhiều lô glucosamine
HOANG MANG VỚI VỎ THUỐC-GELATINE
Gelatin có trong mô liên kết, xương, da của động vật và là sản phẩm được sản xuất từ da heo, da bò. Từ da heo, bò, collagen được thủy phân hóa một phần để biến thành gelatin. Như vậy để bào chế thuốc là viên nang phải có vỏ nang được chế tạo từ nguyên liệu là gelatin. Và gelatin dùng trong ngành dược sản xuất thuốc phải là gelatin dược dụng.
Kem đánh răng nào ở VN có chất gây ung thư triclosan?
Khảo sát của Kiến Thức về các sản phẩm kem đánh răng hiện nay: đều ghi rõ thành phần, không ghi hàm lượng. Câu hỏi đặt ra: chất triclosan gây ung thư chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

ĐƯỜNG DÂY NÓNG

0913 840 746

GĐ : NGUYỄN CÔNG KHUÔNG

[email protected]

TƯ VẤN TRAO ĐỔI

Phuongtd Thao

TƯ VẤN - HỖ TRỢ
THỐNG KÊ TRUY CẬP
4398
Đang online: 1
Truy cập hôm nay: 59
Truy cập hôm qua: 50
Truy cập trung bình: 4398
Tổng số truy cập: 4398
Your IP : 18.222.23.119
Bệnh Gút

TÂY Y KHÔNG CHỮA ĐƯỢC BỆNH GÚT

TÂY Y KHÔNG CHỮA ĐƯỢC BỆNH GÚT 

 

     Người ta cho rằng Gut là căn bệnh của người giàu, nhưng thực tế người nghèo cũng bị bệnh Gut. Nghiên cứu kỹ các tài liệu trong và ngoài nước về bệnh gút ta thấy các chuyên gia gút không thống nhất với nhau về nguyên nhân gây bệnh, ông nói gà, bà nói vịt do đó không có thuốc chữa, không có cách chữa khiến người bệnh lâm vào cảnh tiền mất, tật mang khi rơi vào tay bác sỹ.

  Các bác sỹ chưa thống nhất về khái niệm Gut:

 - Tiến sỹ, bác sỹ Đoàn Văn Đệ, Giảng viên Học Viện Quân Y cho rằng: Gút là bệnh do sự lắng đọng các tinh thể monosodium trong tổ chức, hoặc do sự bão hoà axit uric trong dịch ngoại bào.

-   Thạc sỹ Bùi Hải Bình viết trong bài “Tăng acid uric máu và thuốc điều trị” trên báo sức khỏe và đời sống (ngày 29/5/2008) rằng: Hiện nay có một thực tế là rất nhiều người, kể cả các bác sĩ không thuộc chuyên khoa khớp, cho rằng cứ tăng acid uric máu là bệnh gút và chỉ định điều trị gút. Đây là quan niệm sai lầm vì chỉ coi là có bệnh gút khi tăng acid uric máu đi kèm với sự lắng đọng acid uric và gây tổn thương ở khớp hay những tổ chức khác.

-   Một bác sỹ tại Mỹ thì cho rằng: Bệnh thống phong (gout) là một loại đau phong thấp với những cơn viêm khớp xương tái diễn (recurrent arthritis) do sự kết đọng (deposit) của tinh thể (crystals) chất uric acid trong khớp xương.

-   Giáo sư, tiến sĩ Trần Ngọc Ân viết về “ Bệnh Gút” trong Bách khoa thư bệnh học như sau: “ Bệnh gút là một bệnh chuyển hóa, có tăng acid uric trong máu, có nhiều biểu hiện ở khớp, sụn, xương, dưới da, thận”. 

     Như vậy, Giáo sư, tiến sỹ Trần Ngọc Ân; tiến sỹ Đoàn Văn Đệ; thạc sỹ Bùi Hải Bình; chuyên gia Mỹ mỗi người có nhận định về bệnh gut một cách khác nhau:

-   Theo giáo sư tiến sĩ Ân thì cứ lượng acid tăng trong máu, xương, sụn, xương, khớp, dưới da, thận là bệnh gút ?

-   Tiến sỹ Đệ thì cho rằng, sự lắng đọng các tinh thể monosodium trong tổ chức, hoặc do sự bão hoà axit uric trong dịch ngoại bào là gút.

-   Thạc sỹ Bình thì tăng acid trong máu không phải là bệnh gút, chỉ khi tăng acid uric máu đi kèm với sự lắng đọng acid uric và gây tổn thương ở khớp hay những tổ chức khác mới gọi là gút.

-         Chuyên gia người Mỹ lại cho rằng: acit uric kết đọng ở khớp xương gây những cơn viêm khớp tái diễn mới gọi là gut.

 

  Đến các giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ y khoa cả ta lẫn tây mà còn không biết được bệnh thì người bệnh chết là cái chắc.

 

II. Cách chữa gút của tây y.

    Tuy không tìm ra nguyên nhân gây bệnh, không thống nhất được khái niệm bệnh nhưng các bác sỹ đều chung một cách chữa là giảm đau, chống viêm và giảm acid uric. Đồng thời cũng cần để ý để đề phòng những tổn thương, đôi khi nguy hiểm, có thể gây ra vì thuốc chữa. Còn bác sỹ của ta cũng như vậy. 

1. Cách chữa của Mỹ.

-  Chữa bệnh cấp tính: Thuốc chống sưng đau (NSAIDs) như indomethacin, ibuprofene, naproxene. Thuốc colchicine. Thuốc kích thích tố vỏ tuyến thượng thận (glucocorticosteroids) như prednisone.
-  Chữa ngừa bệnh bằng cách làm giảm lượng uric acid trong máu: Allopurinol là thuốc làm giảm sự sản xuất uric acid trong cơ thể. Probenecid làm tăng sự xuất thải uric acid khỏi cơ thể theo đường thận. Những thuốc này có thể gây nhiều phản ứng không thuận lợi (side effects) khá nặng.

2. Cách chữa của Bác sỹ việt nam

- Thuốc Colchicine: viên 1mg. Ngày đầu tiên dùng liều 3-4 mg/24h, không dùng quá 4 mg, chia nhiều lần, các lần cách nhau 6-8 giờ.
+ Giảm liều ở ngày tiếp sau: 2 mg/24h chia sáng chiều, sau đó duy trì liều 1 mg/24h.
+ Thuốc được chỉ định sớm, có tác dụng giảm viêm, giảm đau nhanh và mạnh trong vòng 24-48h sau khi dùng thuốc.
+  Tác hại: Buồn nôn, nôn, đau bụng, ỉa chảy nặng, chảy máu dạ dày - ruột, tổn thương thận, rối loạn về máu, giảm tinh trùng.

+   Những bệnh nhân có suy thận, suy gan cần thận trọng vì dễ gây độc do giảm khả năng đào thải, cần phải giảm liều thuốc.
 - Thuốc chống viêm không steroit:
Nhóm thuốc này được dùng để điều trị viêm, đau do gút cấp tính có tác dụng tốt.
Thuốc Indomethacine thường được dùng để điều trị chống viêm, nhưng các thuốc khác cùng nhóm thuốc chống viêm giảm đau không steroid đều có thể được lựa chọn.
 Các thuốc này được dùng liều cao khi có các biểu hiện viêm khớp đầu tiên. Sau đó giảm liều khi các triệu chứng viêm giảm.
- Chú ý các tác dụng phụ của thuốc, đặc biệt các tai biến thuốc trên đường tiêu hoá (viêm, loét, chảy máu, thủng dạ dày-tá tràng).
Cortico-steroid và adenocorticotropic hormon (ACTH):
Cortico-steroid và ACTH có thể chỉ định điều trị gút cấp tính khi colchicine hoặc các thuốc chống viêm không steroid có chống chỉ định hoặc không có tác dụng. Hiệu quả điều trị của các thuốc này tương đương như các thuốc kể trên.
Gút cấp tính dùng liều prednisolon 20-40 mg/24h, sau đó giảm dần liều.
ACTH tiêm bắp liều 40-80 đơn vị. Một số trường hợp có thể sau liều đầu tiên dùng thêm 40 đơn vị cứ 6-12 giờ một lần, trong vài ngày nếu xét thấy cần thiết.
 Điều trị cơ bản, dự phòng cơn gút cấp tính tái phát:

Các loại thuốc - hóa chất chữa gút  

       Điều trị liên tục bằng colchicine liều thấp: 1 mg/24 giờ có tác dụng làm giảm số cơn tái phát, nhất là trong trường hợp bệnh nhân viêm nhiều khớp và có nhiều cơn cấp tính tái phát .

-  Các thuốc làm giảm axit uric máu: gồm 2 nhóm:

+  Thuốc tăng đào thải axit uric qua thận: có tác dụng ức chế sự tái hấp thu urat của ống thận, dễ gây sỏi thận, cần cho liều nhỏ tăng dần, kết hợp uống nhiều nước và natri bicarbonate.
Probenecid (benemid): viên 0,5g; cho liều 2 viên/ngày trong tuần đầu, tăng dần liều 0,5 g/một tuần nhưng không quá 2,0g/24 giờ.
Tác dụng phụ: rối loạn tiêu hoá, dị ứng, ra mồ hôi, hạ huyết áp.
Khi bệnh nhân có suy thận chuyển dùng allopurinol. Không phối hợp với aspirin vì làm giảm tác dụng của thuốc. Sulfilpyrazol (anturan) viên 100mg liều khởi đầu là 100mg sau tăng dần, liều tối đa không quá 600 mg/24 giờ. Thuốc có tác dụng tốt cho các trường hợp khi probenecid không có tác dụng. Khả năng dung nạp tốt, ít gây tác dụng phụ.
Không phối hợp với aspirin và các salisylat vì làm giảm tác dụng của thuốc.
Benziodaron (amplivix): liều 100-300 mg/ngày, có tác dụng thải axit uric nhanh hơn các thuốc trên, ít tác dụng phụ. Nhưng có thể gây cường chức năng tuyến giáp vì trong thành phần cấu tạo có chứa iod. Thuốc có thể chỉ định cho cả những bệnh nhân có suy thận.
Benzobromaron (desuric-labaz): viên 100mg liều dùng 100 mg/ngày, tác dụng tốt cho cả bệnh nhân có suy thận.
Nhược điểm của thuốc tăng thải axit uric là tạo nguy cơ cao gây sỏi thận và niệu quản, nên không dùng cho bệnh nhân có sỏi tiết niệu.

+  Thuốc ức chế tổng hợp axit uric:
Allopurinol (zyloric): viên 100mg, 300mg. Thuốc có tác dụng ức chế men xanthioxydase là men chuyển hypoxanthine thành xanthine và chuyển thành axit uric. Liều khởi đầu 100 mg sau tăng dần đến liều 300-400 mg/ngày, không nên dùng quá 600 mg/ngày.
Benziodaron (amplivix): liều 100-300 mg/ngày, có tác dụng thải axit uric nhanh hơn các thuốc trên, ít tác dụng phụ. Nhưng có thể gây cường chức năng tuyến giáp vì trong thành phần cấu tạo có chứa iod. Thuốc có thể chỉ định cho cả những bệnh nhân có suy thận.
Benzobromaron (desuric-labaz): viên 100mg liều dùng 100 mg/ngày, tác dụng tốt cho cả bệnh nhân có suy thận.
Nhược điểm của thuốc tăng thải axit uric là tạo nguy cơ cao gây sỏi thận và niệu quản, nên không dùng cho bệnh nhân có sỏi tiết niệu.

 

III. Tác hại của thuốc tân dược dùng chữa gút.

      Tùy từng loại mà gây ra những tác hại sau: đi lỏng, rối loạn tiêu hoá, đau bụng, buồn nôn, nôn, đôi khi gây ức chế tủy xương. viêm, loét, chảy máu, thủng dạ dày-tá tràng, gây cường  chức năng tuyến giáp loét dạ dày tá trang, viêm tuỵ.

- Mắt: đục thuỷ tinh thể, tăng nhãn áp.

- Da : trứng cá, teo da, ban và tụ máu, đỏ mặt, chậm liền sẹo, vết rạn da.

- Nội tiết: hội chứng Cuhsing (béo mặt và thân), chậm phát triển ở trẻ em.

- Chuyển hoá: tăng đường máu, đái tháo đường nhiễm toan ceton, hôn mê tăng áp lực thẩm thấu, giứ nước, mất kali. Đặc biệt các rối loạn chuyển hoá đường rất dễ xuất hiện ở người lớn tuổi.

- Tim mạch: tăng huyết áp, suy tim mất bù.

- Thần kinh- tâm thần: kích thích hoặc trầm cảm.

- Nhiễm trùng và giảm miễn dịch: tăng nguy cơ nhiễm trùng, khởi phát nhiễm trùng tiềm tàng.

- Cơ quan vận động: loãng xương, hoại tử đầu xương, bệnh lý về cơ (yếu cơ, nhược cơ).

- Tai biến do dùng thuốc: cơn suy thượng thận cấp, đợt tái phát bệnh khớp do dụng không đúng cách.

      Tóm lại, y học hiện đại chưa xác định được nguyên nhân chính gây bệnh gút mà chỉ nói lên hiện tượng tinh thể của acid uric lắng đọng tại các khớp gây viêm mà không chứng minh được nơi sinh ra acid uric để loại trừ, do đó Tây y chỉ có một cách chữa duy nhất là dùng hóa chất độc - thuốc tân dược để chống viêm, giảm việc tạo ra acid uric, thanh thải acid uric chứ không ngăn chặn việc tạo thành acid uric ? do đó không chữa khỏi bệnh mà còn gây biến chứng nặng hơn.

 

IV. Chế độ ăn kiêng.

 

 -  Hướng dẫn của bác sỹ Mỹ:

     Tránh ăn thức ăn có nhiều chất purine gan, thận, óc, cá sardines... Uống nhiều nước khoảng 12 ly nước một ngày để làm nước tiểu loãng ra và ngừa sạn thận. Tránh uống rượu nhất là rượu bia hay rượu vang đỏ (red wines). Nếu mập ù hãy cố giảm cân đúng cách. Giảm cân không đúng cách, quá nhanh cũng có thể dễ bị đau thống phong.

-  Hướng dẫn của bác sỹ Việt Nam:

    Các thức ăn cho bệnh nhân chứa ít purin, mỡ và protein. Hạn chế các thức ăn chế biến từ thịt, cá, tôm, cua; cho bệnh nhân uống nhiều nước từ 1,5-2 lít/ngày, nước uống có nhiều sulfat natri và sulfatmagie. Ở bệnh nhân có nguy cơ hình thành sỏi thận cho uống nước có pha 4 gam nabicarbonat/ 1 lít nước uống.

Các bài viết liên quan
Thiết kế website chất lượng cao NAM VIỆT IT