0913 840 746
Thứ sáu, ngày 19 tháng 04 năm 2024
TÌM KIẾM
TIN MỚI Y HỌC
80% BỆNH NHÂN UNG THƯ VN ĐẾN BỆNH VIỆN Ở GIAI ĐOẠN CUỐI
Mỗi năm VN có 200 ngàn bệnh nhân ung thư mới, 70 ngàn người bệnh ung thư tử vong. Trong đó, đến 80% bệnh nhân ung thư ở VN đến bệnh viện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Việt Nam có 160.000 ca ung thư/năm: Vì sao ăn bẩn, độc
Mỗi năm Việt Nam có từ 130 nghìn đến 160 nghìn trường hợp mắc mới, trong đó có khoảng 85 nghìn đến 115 nghìn người tử vong do căn bệnh này.
Công bố danh sách “làng ung thư”
Theo dự án Điều tra, tìm kiếm nguồn nước hợp vệ sinh phục vụ cấp nước sinh hoạt cho một số làng ung thư của VN, các nguồn nước ăn uống, sinh hoạt tại 37 làng ung thư đều ô nhiễm nặng.
Triclosan trong kem đánh răng Colgate: vạch trần hàm lượng nguy hiểm sức khỏe
Từ sau khi Triclosan được nhiều nghiên cứu khoa học công bố là làm tăng nguy cơ ung thư, nhiều hãng sản xuất hóa mỹ phẩm đã loại bỏ nó trong thành phần sản phẩm. Chất này bị cấm ở nhiều nước Âu Mỹ. Tại Việt Nam, Triclosan cũng không còn được sử dụng trong các sản phẩm kem đánh răng, trừ Colgate. Đáp lại mối lo ngại của người tiêu dùng, Bộ Y tế cho biết Triclosan được phép sử dụng nếu hàm lượng không vượt ngưỡng 0,3%.
Cung cấp thuốc kém chất lượng, công ty dược của Mỹ bị rút giấy phép
Ngoài việc bị rút giấy phép hoạt động, Công ty Ronbinson Pharma, Inc (Mỹ) phải nộp phạt 80 triệu đồng vì sản xuất thuốc kém chất lượng, trong đó có nhiều lô glucosamine
HOANG MANG VỚI VỎ THUỐC-GELATINE
Gelatin có trong mô liên kết, xương, da của động vật và là sản phẩm được sản xuất từ da heo, da bò. Từ da heo, bò, collagen được thủy phân hóa một phần để biến thành gelatin. Như vậy để bào chế thuốc là viên nang phải có vỏ nang được chế tạo từ nguyên liệu là gelatin. Và gelatin dùng trong ngành dược sản xuất thuốc phải là gelatin dược dụng.
Kem đánh răng nào ở VN có chất gây ung thư triclosan?
Khảo sát của Kiến Thức về các sản phẩm kem đánh răng hiện nay: đều ghi rõ thành phần, không ghi hàm lượng. Câu hỏi đặt ra: chất triclosan gây ung thư chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

ĐƯỜNG DÂY NÓNG

0913 840 746

GĐ : NGUYỄN CÔNG KHUÔNG

[email protected]

TƯ VẤN TRAO ĐỔI

Phuongtd Thao

TƯ VẤN - HỖ TRỢ
THỐNG KÊ TRUY CẬP
4300
Đang online: 2
Truy cập hôm nay: 11
Truy cập hôm qua: 37
Truy cập trung bình: 4300
Tổng số truy cập: 4300
Your IP : 18.223.32.230
Sách Linh Khu

LINH KHU 1-2

HOÀNG ĐẾ NỘI KINH LINH KHU

黄 帝 内 经 灵 枢

Người dịch: Hoàng Minh Đức



THIÊN 1: CỬU CHÂM THẬP NHỊ NGUYÊN

Hoàng Đế hỏi Kỳ Bá: “Ta xem vạn dân như con, ta nuôi dưỡng trăm họ, thu tô thuế của họ. Ta chỉ buồn là nuôi họ không đủ để rồi họ bị bệnh tật. Ta không muốn để cho họ bị uống phải độc dược, cũng không muốn dùng đá để biếm. Ta muốn dùng loại kim vi châm để thông kinh mạch cho họ, điều hòa khí huyết cho họ, làm thế nào để cho khí huyết vận hành theo nghịch hay thuận đều có chỗ hội nhau. (Những ước muốn trên) phải có cách nào có thể truyền lại cho hậu thế. Muốn truyền được ắt phải có những phương pháp rõ ràng, ắt phải đạt được kết quả cuối cùng mà không bị hủy diệt, tuy dùng lâu đời mà vẫn không bị tuyệt, dễ làm, khó quên, đáng làm khuôn mẫu có cương kỷ, tách riêng bằng những phạm vi, chương trình, phân biệt biểu và lý, có thỉ có chung. Biết được một cách cụ thể bệnh nào châm kim nào. Vậy trước hết phải viết ra quyển sách CHÂM KINH. Ta mong được nghe thầy trình bày rõ ràng hơn”.
Kỳ Bá đáp: “Thần xin được theo thứ tự mà trình bày rộng ra, làm sao cho vấn đề có cương, có kỷ, bắt đầu ở Nhất và chấm dứt ở Cửu. Trước hết, Thần xin nói về (Châm) Đạo. Việc quan trọng trong khi sử dụng tiểu châm là dễ trình bày nhưng rất khó thực hành. Phương pháp vụng về là chỉ lo giữ về mặt hình thái (của bệnh), phương pháp khéo léo là phải lo lưu ý đến thần khí. Thần ư! Thần và khách đều gặp nhau ở cửa của các kinh. Chưa thấy được bệnh ở đâu, làm sao biết được nguyên gốc của bệnh?. Sự vi diệu của phép châm là ở chỗ nhanh hay chậm. Phương pháp vụng về là chỉ lo giữ lấy tứ chi, phương pháp khéo léo là lo giữ cơ. Khi nói đến cái động của cơ là ý nói người châm không được rời sự chú ý của mình đối với huyệt khí.
Cơ của huyệt khí vận hành một cách thanh tĩnh, cho nên chúng ta phải chú ý một cách tinh vi. Không nên đón gặp khi nó đến, không nên rượt theo khi nó ra đi. Người biết được con đường vận hành của cơ thì không để sai sót dù là việc nhỏ bằng một sợi tóc. Người không biết con đường vận hành của cơ thì dù có đánh vào nó, nó cũng không phát ra vậy. Biết được con đường vãng lai của khí thì sẽ biết được lúc nào có thể thủ huyệt để châm. Thực là tối tăm thay không những kẻ không biết được (sự vi diệu của cơ)!. Thực là khéo léo thay người nào hiểu rõ châm ý đó. Khí vãng gọi là nghịch, khí lai gọi là thuận. Biết được sự thuận hay nghịch thì sẽ thực hành việc châm bằng con đường chính đạo, không còn thắc mắc gì nữa!.
Khí nghịch mà chúng ta dùng phép đoạt, làm sao tránh khỏi sẽ gây cho khí bị hư thêm?. (Khi khí đã ra đi) mà ta rượt theo để thêm cho nó, làm sao tránh khỏi gây cho khí bị thực thêm?. Phép châm theo đúng “nghênh, tùy”, lấy ý để điều hòa nó. Được vậy thì đạo của phép châm mới tròn vẹn vậy”. Phàm khi dụng châm: hư thì áp dụng phép châm thực, mãn thì áp dụng phép châm tiết. Khi tà khí bị tích tàng lâu ngày thì phải trừ đi, khi tà khí thắng thì phải áp dụng phép châm hư. Thiên “Đại Yếu” nói rằng: Châm theo phép “chậm rồi nhanh” gọi là châm thực. Châm theo phép “nhanh rồi chậm” gọi là châm hư.
Khi nói đến “thực và hư” là muốn nói đến một cái gì như “có”, như “không có”. Khi nói đến “xét sau và trước” là muốn nói đến một cái gì như “còn” như “mất”. Khi nói đến “hư và thực” là muốn nói đến một cái gì như “được”, như “mất”. Việc trị hư và thực rất quan trọng, dùng phép ‘Cửu châm’ là hay nhất, nhưng phải đợi đúng thời thích hợp cho việc bổ hoặc tả để mà châm.
Khi dùng phép tả, tức là dùng phép “nghênh chi”, “nghênh chi” có nghĩa là bắt buộc kim phải được nắm cho chắc, và bên trong phải thật bén nhọn. Đợi lúc khí đến thì phải rút kim thật nhanh và án phải thật chậm, nhờ đó có thể mở được con đường dương đạo giúp cho tà khí tiết ra ngoài. Khi rút kim ra (trong phép tả) mà án huyệt, như vậy sẽ làm cho tà khí bị đẩy trở vào và chất chứa bên trong, huyết sẽ không tán được, khí sẽ không xuất được.
Khi dùng phép bổ, tức là dùng phép “tùy chi”. “Tùy chi” có nghĩa là phải làm sao cho người bệnh ít bị kích thích, giống như không có chuyện gì xẩy ra, giống như đang châm, đang dừng (tiến hành thật chậm), giống như con muỗi đang đậu lên, giống như đang giữ lại, đang lấy về. Khi rút kim ra phải thật nhanh như dây đàn bị đứt, vừa làm công việc bên tả, lại lo việc bên hữu, như vậy khí sẽ bị dừng lại, cửa ngoài bị đã bị bế thì khí bên trong mới thực. Điều quan trọng là không làm cho huyết bị lưu giữ (bên trong). Nếu huyết bị lưu giữ, phải châm xuất cho thật nhanh.
Đạo giữ kim phải giữ cho vững mới thật quý, ngay thẳng như ngón tay châm thẳng xuống, không nên nghiêng tả hoặc nghiêng hữu. (Phép giữ) thần khí (phải tinh vi) chính xác như sợi lông mùa thu, phải theo dõi kỹ lưỡng tình trạng bệnh của bệnh nhân. Xét kỹ, xem kỹ huyết mạch, khi châm vào sẽ không còn lo lắng. Trong lúc vừa châm xong, việc theo dõi thần khí là quan trọng nhất, sau đó là để ý đến vệ khí (tại biểu) và tỳ khí (tại tạng phủ). Nếu thần khí còn, chưa mất thì mới có thể đoán được bệnh sống hay chết. Huyết mạch liên lạc chiều ngang với các kinh du, phải nhìn rõ một cách sáng suốt, phải trừ bỏ nó một cách vững vàng. 
Tên gọi của 9 loại kim châm, mỗi loại đều có hình dáng khác nhau. Một gọi là Sàm châm, dài 1 thốn 6 phân; Hai gọi là Viên châm, dài 1 thốn 6 phân; Ba gọi là Đề châm, dài 3 thốn rưỡi; Bốn gọi là Phong châm, dài 1 thốn 6 phân; Năm gọi là Phi châm, dài 4 thốn, rộng 2 phân rưỡi; Sáu gọi là Viên lợi châm, dài 1 thốn 6 phân; Bảy gọi là Hào châm, dài 3 thốn 6 phân; Tám gọi là Trường châm, dài 7 thốn; Chín gọi là Đại châm, dài 4 thốn.
Sàm châm đầu to mũi nhọn, dùng làm tiết tả dương khí. Viên châm mũi hình như quả trứng, dùng như để xoa chùi trong khoảng phận nhục, không để cho thương tổn phần cơ nhục, dùng để châm cho khí ở giữa khoảng phận nhục tiết ra. Đề châm nhọn như mũi nhọn của hạt lúa thử, chủ về việc án lên mạch không cho bị hãm vào, nhằm làm cho kim tiếp xúc được với khí. Phong châm là loại kim 3 mặt có cạnh sắc, dùng để phát tiết tà khí, trừ cố tật. Phi châm là loại kim thân và mũi nhọn như lưỡi kiếm, dùng để châm lấy mủ. Viên lợi châm to như sợi lông dài, vừa tròn vừa nhọn, giữa thân hơi to ra, dùng để châm lấy bạo khí. Hào châm mũi nhọn như mũi con muỗi, khi châm thì khí sẽ đến một cách yên tĩnh, chậm chạp và nhẹ nhàng cho nên có thể lưu kim thật lâu nhằm dưỡng chính khí và trừ được tà khí đã gây nên chứng thống tý. Trường châm mũi nhọn mà thân mỏng, có thể dùng để lấy khí tý ở xa. Đại châm hình như cây côn mũi nhọn, phần mũi nhỏ, tròn, dùng để tả thủy ở các nơi quan tiết. Cửu châm đến đây là hết”.
Ôi! Khí ở tại mạch: tà khí trúng thì ở trên, trọc khí trúng thì ở giữa, thanh khí trúng thì ở dưới. Cho nên châm vào hãm mạch thì tà khí bị xuất rất, châm vào trung mạch thì trọc khí xuất ra, châm vào quá sâu thì tà khí ngược lại, trầm xuống, bệnh càng nặng hơn. Cho nên nói rằng: Bì, phu, cân, mạch, mỗi bộ phận đều có chỗ “xứ: ở” của nó, còn các bệnh đều có chỗ “tạm trú” của nó. Tất cả đều biểu hiện không giống nhau và đều có vai trò riêng của nó, không thể quy định đâu là thực đâu là hư. Nếu ta bớt đi cái “bất túc” để thêm vào cho cái: hữu dư” thì đó gọi là làm cho bệnh nặng hơn. Bệnh càng nặng, nếu châm vào các du huyệt của ngũ tạng thì sẽ chết, nếu châm vào mạch của tam dương thì sẽ làm cho tình trạng suy kiệt hơn. Châm “đoạt âm” thì phải chết, châm “đoạt dương” thì sẽ cuồng. Sự hại của việc châm trị như vậy là rất đầy đủ rồi vậy.
Khi châm mà khí chưa đến thì không thể kể đến bao lâu. Khi châm mà khí đã đến thì thôi, không nên châm tiếp trở lại. Phép châm có những nguyên tắc thích hợp, có những cách châm không giống nhau, có những phép châm tùy theo bệnh, đó là những điểm quan trọng của phép châm. Khi nào khí đến đó là châm có kết quả tốt. Dấu hiệu của kết quả tốt ví như gió thổi tan đám mây che, sẽ sáng tỏ như thấy được trời xanh. Đạo của việc châm như vậy là đầy đủ rồi vậy.
Hoàng Đế nói: “Ta mong nghe được trình bày về nơi xuất ra của ngũ tạng, lục phủ”. 
Kỳ Bá đáp: “Ngũ tạng có ngũ du, ngũ ngũ là nhị thập ngũ du. Lục phủ có lục du, lục lục là tam thập lục du. Kinh mạch có thập nhị, lạc mạch có thập ngũ, tất cả là nhị thập thất khí, nhằm để (làm đường) đi lên và đi xuống.
Chỗ xuất ra gọi là huyệt Tỉnh. Chỗ lưu gọi là Vinh. Chỗ chú gọi là Du. Chỗ hành gọi là Kinh. Chỗ nhập gọi là Hợp. Con đường vận hành của nhị thập thất khí đều ở ngũ du huyệt vậy.
Chỗ giao nhau của tiết có tam bách lục thập ngũ (365) hội. Nếu biết được chỗ quan yếu của nó thì có thể dùng một lời nói mà hiểu được tất cả. Nếu không biết chỗ quan yếu của nó thì sẽ hiểu một cách lưu tán vô cùng. Cái gọi là tiết, chính là nơi du hành, xuất nhập của thần khí, nó không phải là cái thuộc bì, nhục, cân, cốt vậy”.
Quan cái sắc, sát đôi mắt, sẽ biết được bệnh đã hết hay còn trở lại. (Người thầy thuốc) phải chuyên chú vào tâm của mình, vào bệnh hình của bệnh nhân, phải theo dõi sát tình huống động hay tĩnh của bệnh, phải luận đúng về tà phong hay chính phong. Tay mặt đẩy kim vào, tay trái nắm vững kim để giữ gìn cẩn thận, khi nào khí đến thì rút kim ra.
Phàm trong phép dụng châm, trước hết nên chẩn mạch, phải xét thần khí xem tình trạng nguy kịch hay đang bình thường rồi mới trị.
Khi khí của ngũ tạng bị tuyệt bên ngoài, nếu ta dùng phép châm ngược lại, sẽ làm cho bên trong thêm thực, đó gọi là nghịch quyết. Bị nghịch quyết thì phải chết, khi chết thì ở tình trạng sao động, đó là vì người dùng phép châm trị đã châm theo lối tứ mạt.
Cái hại của việc châm, đó là châm trúng khí mà chưa chịu rút kim ra, như vậy sẽ làm cho tinh khí bị tiết ra ngoài, hoặc châm chưa trúng khí mà đã rút kim ra, sẽ làm cho khí huyết bị tích trệ. Tinh khí bị tiết thì bệnh sẽ nặng và suy tàn. Khí huyết bị tích trệ sẽ gây thành bệnh ung và nhọt.
Ngũ tạng có lục phủ, lục phủ có thập nhị Nguyên. Thập nhị Nguyên đều xuất ra ở tứ quan. Tứ quan chủ trị ngũ tạng. Ngũ tạng có bệnh nên thủ huyệt của thập nhị Nguyên. Thập nhị Nguyên là nơi mà ngũ tạng bẩm thụ “khí vị” của 365 tiết. Ngũ tạng có bệnh phải xuất ra ở thập nhị Nguyên. Thập nhị Nguyên đều có chỗ xuất của nó. Nếu chúng ta biết rõ các Nguyên huyệt, và chúng ta thấy được những biến ứng của nó thì chúng ta sẽ biết được tình trạng bị hại (bệnh) của ngũ tạng vậy.
Phế thuộc Thiếu âm trong Dương, huyệt Nguyên của nó xuất ra ở huyệt Thái uyên, có 2 huyệt. Tâm thuộc Thái dương trong dương, Nguyên của nó xuất ra ở huyệt Đại Lăng, Đại Lăng có 2 huyệt. Can thuộc Thiếu dương trong Âm, huyệt Nguyên của nó xuất ra ở huyệt Thái Xung, Thái Xung có 2 huyệt. Tỳ thuộc Chí âm trong Âm, huyệt Nguyên của nó xuất ra ở huyệt Thái Bạch, Thái Bạch có 2 huyệt. Thận thuộc Thái âm trong Âm, huyệt Nguyên của nó xuất ra ở huyệt Thái Khê, Thái Khê có 2 huyệt. Huyệt Nguyên của Cao xuất ra ở huyệt Cưu Vĩ, Cưu Vĩ có 1 huyệt. Huyệt Nguyên của Hoang xuất ra ở huyệt Bột Ương, Bột Ương có 1 huyệt. Phàm tất cả thập nhị Nguyên chủ trị về bệnh của ngũ tạng và lục phủ vậy.
Bệnh trướng thì thủ huyệt của các kinh tam Dương, bệnh tiêu chảy thì thủ các huyệt của các kinh tam Âm.
Nay ngũ tạng có bệnh, thí dụ như đang có 1 cái gì cầm dính vào, như đang có 1 cái gì dơ bẩn, như đang có 1 cái gì kết tụ lại, như đang có 1 cái gì bế tắc.
Cái gì “cầm dính vào” ấy, tuy dính lâu, vẫn có thể nhổ lên được, cái gì “dơ bẩn” ấy, tuy dơ lâu, vẫn có thể rửa sạch được, cái gì “kết tụ” ấy, tuy kết lâu, vẫn có thể cởi mở được, cái gì “bế tắc” ấy, tuy bế lâu, vẫn có thể khai ngòi cho thoát được.
Nay nếu có người cho rằng bệnh lâu, không thể thủ huyệt để chữa trị, lời nói ấy sai. Ôi! Người khéo dụng châm, khi thủ huyệt để trị bệnh, phải giống như một người đang làm công tác “nhổ một vật đang cầm dính vào”, đang “rửa sạch một vật đang dơ bẩn”, đang “cởi mở một vật đang kết tụ”, đang “khai ngòi một vật đang bế tắc”. Bệnh tuy đã lâu, nhưng vẫn có thể trị được. Người nào bảo rằng không trị được, đó là vì họ chưa nắm được (châm) thuật mà thôi.
Khi châm về nhiệt, phải như người đang thọc tay vào nước canh nóng. Khi châm về hàn, phải như có người đang bịn rịn không muốn ra đi. Nếu ở âm phận mà có bệnh thuộc về dương, phải thủ huyệt hạ lăng tam lý. Phải chăm chú một cách đứng đắn, không được lười biếng, cho đến khi tà khí thoát hết mới thôi. Nếu chưa thoát hết phải châm trở lại. Bệnh ở phần trên xâm nhập vào thì phải thủ huyệt Âm lăng tuyền. Bệnh ở phần trên, xuất ra ngoài thì nên thủ huyệt Dương lăng tuyền.
 
THIÊN 2: BẢN DU

Hoàng Đế hỏi Kỳ Bá: “Phàm Đạo của việc châm (thích), ắt phải thông chỗ chung thỉ của “thập nhị kinh lạc”, chỗ ở riêng biệt của lạc mạch, vị trí của ngũ du huyệt, chỗ “hợp” của lục phủ, chỗ “xuất nhập” của tứ thời, chỗ “trôi chảy” của ngũ tạng, mức độ rộng hẹp, tình trạng sâu cạn, con đường mà mạch khí đi từ trên cao xuống thấp. Ta mong được nghe lời giảng giải về vấn đề đó”.
Phế (khí) xuất ra ở huyệt Thiếu Thương, Huyệt Thiếu Thương nằm ở mép ngoài đầu ngón tay cái, thuộc Tỉnh Mộc. Nó “lưu” vào huyệt Ngư Tế, Huyệt Ngư Tế nằm ở chỗ giống hình con cá trên lòng bàn tay, thuộc huyệt Huỳnh. Nó “chú” vào huyệt Đại (Thái) Uyên; Huyệt Đại Uyên nằm ở sau huyệt Ngư Tế 1 thốn, ở giữa chỗ lõm vào, thuộc huyệt Du. Nó “hành” vào huyệt Kinh Cừ, Huyệt Kinh Cừ nằm ở giữa Thốn khẩu, động mà không ngừng lại, thuộc huyệt Kinh. Nó “nhập” vào huyệt Xích Trạch, Huyệt Xích Trạch nằm ở động mạch giữakhủy tay, thuộc huyệt Hợp. (Tất cả) đều chạy trên Thủ Thái âm kinh.
Tâm (khí) xuất ra ở huyệt Trung Xung, huyệt Trung Xung nằm ở đầu ngón tay giữa, thuộc Tỉnh mộc. Nó “lưu” vào huyệt Lao Cung, huyệt Lao Cung nằm ở khoảng giữa ngay gốc khớp (bản tiết) của ngón giữa ở giữa lòng bàn tay, thuộc huyệt Huỳnh. Nó “chú” vào huyệt Đại Lăng nằm ở chỗ thấp xuống giữa hai đầu xương sau bàn tay, thuộc huyệt Du. Nó “hành” ở huyệt Gian Sứ, đường đi của Gian Sứ nằm ở ngay nơi cách (cổ tay) 3 thốn, giữa hai đường gân - Khi nào có bệnh thì mạch nó đến, khi nào không bệnh thì ngưng, thuộc huyệt Kinh. Nó “nhập” vào huyệt Khúc Trạch, huyệt Khúc Trạch nằm ở chỗ lõm vào của mép trong cánh chỏ, co tay lại để thủ huyệt, thuộc huyết Hợp. (Tất cả) đều chạy trên đường Thủ Thiếu âm.
Can (khí) xuất ra ở huyệt Đại Đôn, huyệt Đại Đôn nằm ở ngay đầu ngón chân và nơi chùm 3 sợi lông (tam mao), thuộc huyệt Tỉnh Mộc. Nó “lưu” vào huyệt Hành Gian, huyệt Hành Gian nằm ở khe ngón chân cái, thuộc huyệt Huỳnh. Nó “chú” vào huyệt Đại (Thái) Xung, huyệt Đại Xung nằm ở chỗ lõm vào cách huyệt Hành Gian 2 thốn, thuộc huyệt Du. Nó “hành” vào huyệt Trung Phong, huyệt Trung Phong nằm ở chỗ lõm vào trước mắt cá trong 1 thốn rưỡi - Nếu châm nghịch thì bị uất, nếu châm hòa thì được thông. Nên co duỗi bàn chân để thủ được huyệt, huyệt này thuộc huyệt Kinh. Nó “nhập” vào huyệt Khúc Tuyền nằm ở trên gân lớn, dưới lồi cầu trong xương đùi - Nên co gối để thủ huyệt, thuộc huyệt Hợp. (Tất cả) chạy trên đường Túc Quyết âm kinh.
Tỳ (khí) xuất ra ở huyệt Ẩn Bạch, huyệt Ẩn Bạch nằm ở mép trong đầu ngón chân cái, thuộc huyệt Tỉnh Mộc. Nó “lưu” vào huyệt Đại Đô, huyệt Đại Đô nằm ở chỗ lõm vào và chỗ sau bản tiết, thuộc huyệt Huỳnh. Nó “chú” vào huyệt Thái Bạch, huyệt Thái Bạch nằm ở dưới xương mé trong bàn chân, thuộc huyệt Du. Nó “hành” vào huyệt Thương Khâu, huyệt Thương Khâu nằm ở chỗ lõm vào, nhích về phía dưới mắt cá trong, thuộc Kinh. Nó “nhập” vào huyệt Lăng Tuyền thuộc Âm, huyệt Lăng Tuyền thuộc Âm nằm ở chỗ lõm vào của phía dưới xương ống chân (phụ cốt) - duỗi chân ra để thủ huyệt, thuộc huyệt Hợp. (Tất cả) đều chạy trên đường Túc Thái âm kinh. 
Thận (khí) xuất ra ở huyệt Dũng Tuyền, huyệt Dũng Tuyền nằm ở giữa lòng bàn chân, thuộc huyệt Tỉnh Mộc. Nó “lưu” vào huyệt Nhiên Cốc, huyệt Nhiên Cốc nằm dưới xương nhiên cốt, thuộc huyệt Huỳnh. Nó “chú” vào huyệt Thái Khê, huyệt Thái Khê nằm ở chỗ lõm vào của trên xương gót và sau mắt cá trong, thuộc huyệt Du. Nó “hành” vào huyệt Phục Lưu, huyệt Phục Lưu nằm ở trên mắt cá trong 2 thốn - động mà không ngừng nghỉ, thuộc huyệt Kinh. Nó “nhập” vào huyệt Âm Cốc, huyệt Âm Cốc nằm sau xương phụ cốt, dưới gân lớn, trên gân nhỏ, ấn tay vào thấy mạch ứng với tay - Co gối lại để thủ huyệt - thuộc huyệt Hợp. (tất cả) nằm trên đường Túc Thiếu âm kinh.
Bàng quang (khí) xuất ra ở huyệt Chí Âm, huyệt Chí Âm nằm ở đầu ngón chân út, thuộc huyệt Tỉnh kim. Nó “lưu” vào huyệt Thông Cốc, huyệt Thông Cốc nằm ở mép ngoài của xương bản tiết, thuộc huyệt Huỳnh. Nó “chú” vào huyệt Thúc Cốt, huyệt Thúc Cốt nằm ở chỗ lõm ngoài sau xương bản tiết, thuộc huyệt Du. Nó “quá” nơi huyệt Kinh Cốt, huyệt Kinh Cốt nằm ở dưới xương to phía ngoài của chân, thuộc huyệt Nguyên. Nó “hành” vào huyệt Côn Lôn, huyệt Côn Lôn nằm ở sau mắt cá ngoài, trên xương gót, thuộc huyệt Kinh. Nó “nhập” vào huyệt Ủy Trung, huyệt Ủy Trung nằm ở giữa khoeo chân (quắc trung ương), thuộc huyệt Hợp - co chân lại để thủ huyệt. (Tất cả) nằm trên Túc Thái dương kinh.
Đởm (khí) xuất ra ở huyệt Khiếu Âm, huyệt Khiếu Âm nằm ở đầu ngón áp út phía ngón út, thuộc huyệt Tỉnh kim. Nó “lưu” vào huyệt Hiệp Khê, huyệt Hiệp Khê nằm ở khe chân của ngón út và áp út, thuộc huyệt Huỳnh. Nó “chú” vào huyệt Lâm Khấp, huyệt Lâm Khấp nằm ở chỗ lõm, cách trên (huyệt Hiệp khê) 1 thốn rưỡi, thuộc huyệt Du. Nó “quá” nơi huyệt Khâu Khư, huyệt Khâu Khư nằm ở chỗ lõm, trước dưới mắt cá ngoài, thuộc huyệt Nguyên. Nó “hành” vào huyệt Dương Phụ, huyệt Dương Phụ nằm trên mắt cá ngoài, nằm trước xương phụ cốt và ở đầu xương tuyệt cốt, thuộc huyệt Kinh. Nó ‘nhập’ vào huyệt Lăng tuyền thuộc Dương, huyệt Lăng tuyền thuộc Dương nằm ở chỗ lõm, phía ngoài đầu gối, thuộc huyệt Hợp - duỗi chân ra để thủ huyệt. (Tất cả) đều nằm trên đường Túc Thiếu dương kinh.
Vị (khí) xuất ra ở huyệt Lệ Đoài, huyệt Lệ Đoài nằm ở đầu ngón chân trỏ gần ngón chân cái, thuộc huyệt Tỉnh kim. Nó “lưu” vào huyệt Nội Đình, huyệt Nội Đình nằm ở khe của phía ngoài ngón chân trỏ, thuộc huyệt Huỳnh. Nó “chú” vào huyệt Hãm Cốc, huyệt Hãm Cốc nằm ở khe trên ngón giữa, chỗ lõm phía trên (huyệt Nội đình) 2 thốn, thuộc huyệt Du. Nó “quá” nơi huyệt Xung Dương, huyệt Xung Dương nằm ở chỗ lõm, từ nơi bàn chân (ngón chân) lên trên 5 thốn, thuộc huyệt Nguyên - Dao động (bàn) chân để thủ huyệt. Nó “hành” vào huyệt Giải Khê, huyệt Giải Khê nằm trên huyệt Xung Dương 1 thốn rưỡi, thuộc huyệt Kinh. Nó “nhập” vào huyệt Hạ Lăng, huyệt Hạ Lăng nằm dưới đầu gối 3 thốn, phía ngoài xương ống chân, đó là huyệt Tam Lý, thuộc huyệt Hợp. Lại đi xuống dưới huyệt Tam Lý 3 thốn là huyệt Cự Hư Thượng Liêm. Lại đi xuống dưới huyệt Cự Hư Thượng Liêm 3 thốn nữa là huyệt Cự Hư Hạ Liêm. Đại trường thuộc thượng, Tiểu trường thuộc phía dưới (ha)ï, đều là mạch khí của túc Dương minh Vị. Đại trường và Tiểu trường đều thuộc vào Vị nên đều (có ảnh hưởng với) Túc Dương minh vậy.
Tam tiêu (khí) lên trên hợp với Thủ Thiếu dương, và xuất ra ở huyệt Quan Xung, huyệt Quan Xung nằm ở đầu ngón tay áp út, về phía ngón út, thuộc huyệt Tỉnh Kim. Nó “lưu” vào huyệt Dịch Môn, huyệt Dịch Môn nằm ở trong khe giữa ngón áp út, thuộc huyệt Huỳnh. Nó “chú” vào huyệt Trung Chử, huyệt Trung Chử nằm ở chỗ lõm ngoài sau xương bản tiết, thuộc huyệt Du. Nó “quá” nơi huyệt Dương Trì, huyệt Dương Trì nằm ở chỗ lõm của cổ tay, thuộc huyệt Nguyên. Nó “hành” vào huyệt Chi Câu, huyệt Chi Câu nằm ở chỗ lõm vào giữa hai xương, cách cổ tay ba thốn, thuộc huyệt Kinh. Nó “nhập” vào huyệt Thiên Tỉnh, huyệt Thiên Tỉnh nằm ở chỗ lõm ngay trên đầu xương mép ngoài khủy tay, thuộc huyệt Hợp - co cánh chỏ lại để thủ huyệt.
Huyệt hạ du của Tam tiêu nằm ở trước ngón chân cái và sau kinh Thiếu dương, xuất ra ở kheo chân ở mép ngoài, gọi là huyệt Ủy dương, đó là huyệt lạc của kinh Thái dương. (Tất cả) các huyệt trên đều nằm trên Thủ Thiếu dương kinh.
Kinh Tam tiêu đặt dưới sự lãnh đạo của Túc Thiếu dương và Thái âm, là biệt mạch của kinh Thái dương, nó lên khỏi mắt cá năm thốn rồi biệt nhập xuyên qua “bắp chuối” chân, ra ở huyệt Ủy Dương, tức là cùng với chi biệt (chính) của kinh Bàng quang nhập vào chỗ nếp nhăn để lạc với kinh Bàng quang.
Hạ tiêu bị thực thì bị chứng lung bế (bí tiểu), hư thì bệnh đái dầm. Bị bệnh đái dầm thì nên châm bổ, bị bệnh lung bế thì nên châm tả.
Kinh Thủ Thái dương Tiểu trường (khí) lên trên hợp với với kinh Thiếu dương, xuất ra ở huyệt Thiếu Trạch, huyệt Thiếu Trạch nằm ở đầu ngón tay út, thuộc huyệt Tỉnh Kim. Nó “lưu” vào huyệt Tiền Cốc, huyệt Tiền Cốc nằm ở mép ngoài bàn tay, ngay xương bản tiết, thuộc huyệt Huỳnh. Nó “chú” vào huyệt Hậu Khê, huyệt Hậu Khê nằm ở sau bản tiết, mép ngoài bàn tay, thuộc huyệt Du. Nó “quá” nơi huyệt Uyển Cốt, huyệt Uyển Cốt ở trước xương cổ tay, mép ngoài bàn tay, thuộc huyệt Nguyên. Nó “hành” vào huyệt Dương Cốc, huyệt Dương Cốc ở chỗ lõm phía dưới của xương nhô lên (nhuệ cốt) thuộc huyệt Kinh. Nó “nhập’ vào huyệt Tiểu Hải, huyệt Tiểu Hải ở chỗ lõm ngoài xương to, phía trong khủy tay, cách đầu khủy tay nửa thốn. (Tất cả) đều nằm trên Thủ Thái dương kinh.
Đại trường (khí) lên trên hợp với Thủ Dương minh, xuất ra ở huyệt Thương Dương, huyệt Thương Dương nằm ở đầu ngón tay trỏ, phía ngón tay cái, thuộc huyệt Tỉnh Kim. Nó “lưu” vào trước xương bản tiết, đó là huyệt Nhị Gian, thuộc huyệt Huỳnh. Nó “chú” vào sau xương bản tiết, đó là huyệt Tam Gian, thuộc huyệt Du. Nó “quá” nơi huyệt Hợp Cốc, huyệt Hợp Cốc nằm ở trong khoảng giữa của xương kỳ cốt, thuộc huyệt Nguyên. Nó “hành” vào huyệt Dương Khê, huyệt Dương Khê nằm ở chỗ lõm vào của xương phụ cốt, phía ngoài khủy tay - co tay lại để thủ huyệt, thuộc huyệt Hợp. (Tất cả) đều nằm trên Thủ Dương minh kinh.
Trên đây gọi là các huyệt du của ngũ tạng, lục phủ. Ngũ ngũ là nhị thập ngũ huyệt du, lục lục là tam thập lục huyệt du vậy.
Lục phủ đều xuất ra ở tam Dương của Túc và lên trên hợp với Thủ. Huyệt nằm giữa Khuyết bồn thuộc Nhậm mạch, gọi tên là huyệt Thiên Đột, đó là hàng mạch thứ nhất. Động mạch nằm ở bên cạnh Nhậm mạch thuộc kinh Túc Dương minh, gọi tên là huyệt Nhân Nghênh, đó là hàng mạch thứ hai. Huyệt thuộc kinh Thủ Dương minh, gọi tên là huyệt Phù Đột, đó là hàng mạch thứ ba. Huyệt thuộc kinh Thủ Thái dương, gọi tên là huyệt Thiên Song, đó là hàng mạch thứ tư. Huyệt thuộc kinh Túc Thiếu dương, gọi tên là huyệt Thiên Dung, đó là hàng mạch thứ năm. Huyệt thuộc kinh Thủ Thiếu dương, gọi tên là huyệt Thiên Dũ, đó là hàng mạch thứ sáu. Huyệt thuộc kinh Túc Thái dương, gọi tên là huyệt Thiên Trụ, đó là hàng mạch thứ bảy. Mạch nằm ở ngay chính giữa cổ thuộc Đốc mạch, huyệt này gọi là huyệt Phong Phủ. Huyệt nằm ở động mạch phía trong nách thuộc kinh thủ Thái âm, gọi tên là huyệt Thiên Phủ. Huyệt nằm ở dưới nách 3 thốn, thuộc kinh Thủ Tâm chủ, gọi tên là huyệt Thiên Trì.
 Khi châm huyệt Thượng Quan, nên há miệng không nên chúm miệng. Khi châm huyệt Hạ Quan, nên chúm miệng không nên há miệng. Khi châm huyệt Độc Tỵ nên co chân không nên duỗi chân. Khi châm 2 huyệt Nội Quan và Ngoại Quan nên duỗi tay không nên co tay.
 Huyệt Du thuộc động mạch của kinh Túc Dương minh áp tựa vào cổ họng đi xuống dọc 2 bên ngực (ưng). Kinh thủ Dương minh nằm ngoài các du huyệt của (kinh Túc Dương Minh) không đến (cách khoảng) dưới quai hàm 1 thốn. Kinh Thủ Thái dương (tức huyệt Thiên song) nằm ngang quai hàm. Huyệt của kinh Túc Thiếu dương ở sau quai hàm và dưới tai (Thiên Dung). Huyệt của kinh Thủ Thiếu dương xuất ra ở sau tai, lên trên ở trên xương hoàn cốt. (Huyệt Thiên Dũ). Huyệt của kinh Túc Thái dương nằm ở mí tóc giữa đường gân lớn áp tựa vào cổ gáy. Huyệt Ngũ Lý nằm ở động mạch trên huyệt Xích Trạch có quan hệ với Âm khí, đây là huyệt cấm trong ngũ du.
Phế Hợp với Đại trường. Đại trường là phủ “truyền đạo”. Tâm hợp với Tiểu trường. Tiểu trường là phủ “chứa đựng”. Can hợp với Đởm. Đởm là phủ “nhận cái tinh khiết”. Tỳ hợp với Vị. Vị là phủ của “ngũ cốc”. Thận hợp với Bàng quang. Bàng quang là phủ của “tân dịch”. Kinh Thiếu dương thuộc Thận, Thận đi lên trên liên hệ với Phế, cho nên (1 mình nó) lãnh đạo (tướng) cả 2 tạng. Tam tiêu là phủ “trung độc”, thủy đạo xuất ra từ đấy, thuộc vào Bàng quang, đó là 1 phủ “có: 1 mình”. Trên đây là những nơi mà lục phủ thuộc vào.
Mùa xuân nên thủ huyệt ở lạc mạch, các huyệt Huỳnh, các huyệt trong khoảng phận nhục và đại kinh. Nếu bệnh nặng châm sâu, nếu bệnh trong khoảng phận nhục nên châm cạn.
Mùa hạ nên thủ huyệt ở các huyệt Du, tôn lạc hoặc trên bì phu, cơ nhục.
Mùa thu nên thủ huyệt ở các huyệt Hợp và còn lại là theo như phép châm của mùa xuân.
Mùa đông nên thủ các huyệt Tỉnh, các huyệt Du, đó là vì muốn lưu kim lâu hơn để thủ khí ở sâu hơn.
Đây là ý nghĩa của thứ tự 4 mùa, của “chỗ ở” của khí, của “chỗ ở tạm” của bệnh, của sự thích nghi của mỗi tạng.
Bệnh về chuyển gân nên cho bệnh nhân đứng để thủ huyệt châm có thể làm cho dễ chịu và lành bệnh. 
Bệnh về nuy quyết nên để người bệnh (nằm ngửa) giang tay chân ra để châm, làm cho bệnh nhân thấy dễ chịu ngay
Các bài viết liên quan
Thiết kế website chất lượng cao NAM VIỆT IT