0913 840 746
Thứ ba, ngày 19 tháng 03 năm 2024
TÌM KIẾM
TIN MỚI Y HỌC
80% BỆNH NHÂN UNG THƯ VN ĐẾN BỆNH VIỆN Ở GIAI ĐOẠN CUỐI
Mỗi năm VN có 200 ngàn bệnh nhân ung thư mới, 70 ngàn người bệnh ung thư tử vong. Trong đó, đến 80% bệnh nhân ung thư ở VN đến bệnh viện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Việt Nam có 160.000 ca ung thư/năm: Vì sao ăn bẩn, độc
Mỗi năm Việt Nam có từ 130 nghìn đến 160 nghìn trường hợp mắc mới, trong đó có khoảng 85 nghìn đến 115 nghìn người tử vong do căn bệnh này.
Công bố danh sách “làng ung thư”
Theo dự án Điều tra, tìm kiếm nguồn nước hợp vệ sinh phục vụ cấp nước sinh hoạt cho một số làng ung thư của VN, các nguồn nước ăn uống, sinh hoạt tại 37 làng ung thư đều ô nhiễm nặng.
Triclosan trong kem đánh răng Colgate: vạch trần hàm lượng nguy hiểm sức khỏe
Từ sau khi Triclosan được nhiều nghiên cứu khoa học công bố là làm tăng nguy cơ ung thư, nhiều hãng sản xuất hóa mỹ phẩm đã loại bỏ nó trong thành phần sản phẩm. Chất này bị cấm ở nhiều nước Âu Mỹ. Tại Việt Nam, Triclosan cũng không còn được sử dụng trong các sản phẩm kem đánh răng, trừ Colgate. Đáp lại mối lo ngại của người tiêu dùng, Bộ Y tế cho biết Triclosan được phép sử dụng nếu hàm lượng không vượt ngưỡng 0,3%.
Cung cấp thuốc kém chất lượng, công ty dược của Mỹ bị rút giấy phép
Ngoài việc bị rút giấy phép hoạt động, Công ty Ronbinson Pharma, Inc (Mỹ) phải nộp phạt 80 triệu đồng vì sản xuất thuốc kém chất lượng, trong đó có nhiều lô glucosamine
HOANG MANG VỚI VỎ THUỐC-GELATINE
Gelatin có trong mô liên kết, xương, da của động vật và là sản phẩm được sản xuất từ da heo, da bò. Từ da heo, bò, collagen được thủy phân hóa một phần để biến thành gelatin. Như vậy để bào chế thuốc là viên nang phải có vỏ nang được chế tạo từ nguyên liệu là gelatin. Và gelatin dùng trong ngành dược sản xuất thuốc phải là gelatin dược dụng.
Kem đánh răng nào ở VN có chất gây ung thư triclosan?
Khảo sát của Kiến Thức về các sản phẩm kem đánh răng hiện nay: đều ghi rõ thành phần, không ghi hàm lượng. Câu hỏi đặt ra: chất triclosan gây ung thư chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

ĐƯỜNG DÂY NÓNG

0913 840 746

GĐ : NGUYỄN CÔNG KHUÔNG

[email protected]

TƯ VẤN TRAO ĐỔI

Phuongtd Thao

TƯ VẤN - HỖ TRỢ
THỐNG KÊ TRUY CẬP
3665
Đang online: 5
Truy cập hôm nay: 53
Truy cập hôm qua: 13
Truy cập trung bình: 3665
Tổng số truy cập: 3665
Your IP : 44.197.251.102
Thảo dược

150 Thảo dược Việt Nam

TUỆ TĨNH

 NAM DƯỢC THẦN HIỆU

Lời tựa

Xua vua Phục Hy (1) ngẩng lên xem trời, cúi xuống xét đất, lượng lặt cái gần, tìm kiếm cái xa, phỏng theo hình dáng vạn vật mà vạch ra tắm quẻ (2); vua Thần Nong (1) chế ra roi Trinh tiên dùng đánh vào cây cỏ để nếm thử, có ngày gặp phải 72 thứ cỏ độc mà vẫn không ngại gian khổ. Đến vua Hiện Viên (1) làm ra sách Tô vần, Linh khu, sai triều thần là Kỷ Bá, Lôi Công, Quỷ Du Khu cùng nhau thảo luận những điều khó, thầm cứu kinh mạch, xét tìm huyệt vị mà định ra phép châm cứu. Trải qua các đời Hán, Tần, Đường Tống, các nhà danh y như Cát Hồng, Đào Hoằng Cảnh, Tôn Sư Mạo đều có đóng góp bổ sung. Nhờ vậy, đạo y được sâu chừng nào thì phép sinh dược gần chừng ấy.

      Tôi từng đọc 10 quyển sách của Quỳ Công tập thành đã lâu, nhưng gặp lúc loạn lạc, bản khắc cháy mất, mọi người muốn tìm mà không có gốc. Vậy tôi đã hiệu đính bản khắc gia truyền của Vương Thiên Trí, Hàm Chiêm sự viện ở xã Liễu Chàng, quyên tiền khắc lại bản in lưu truyền làm của quý trong nhà và bán ra xa gần. tuy tiền bỏ ra có han nhưng cứu giúp vô cùng. Mong rằng sách này được truyền bá trong nước để mọi người thấu rõ tấm lòng của tiền nhân và giúp ích cho thân quần xã hội, thì cái đức sáng lưu truyền trăm đời gội nhuần ơn giáo hóa. Như vậy đã lợi cho mình và lợi cho người, việc nghĩa ấy sẽ sáng chói mãi mãi vô cùng.

                            Ngày Phúc sinh, tháng 8 mùa thu Năm Tân Tỵ, niên hiệu Cảnh Hưng Nhà Lê. Khắc bản in

                           Đề tựa tại chùa Hồng Phúc, phường Hòe Nhai Trung Độ

                                                      HÒA THƯỢNG BẢN LAI

PHÀM LỆ

1.   Sách này lấy Nội kinh lam cương chỉ về cách xét bệnh và tìm nguyên nhân bệnh, lấy bản thảo cương mục chính tông để khảo dược tính và kê cứu các vị thuốc chữa bệnh. Lại tìm trích các phương kinh ngiệm của các y gia trong nước hễ có sản sinh được thứ gì đều góp nhặt hết. Và còn tim các phương gia truyền xa gần, bí truyền xưa nay, hễ nghe tin ai có gì chảng quản công lao hay tốn kém, lặn lội tìm đến tận nơi lấy cho kỳ đươc, đem về dùng thử, tháng ngày tích lũy không ngờ tới 500 phương; có cái gì kỳ diệu chuyển họa làm phúc, cứu tử hoàn sinh, không nỡ cất dấu, đem in sách ngõ hầu làm trọn đạo lành.    

2. Tên các thuốc trong sách này theo các tiên hiền gọi còn có nhiều chỗ lẫn lộn tên này ra tên kia, nhập nhành sai suyễn. Nay khảo cứu theo sách Tập giải về chưng loại, tên gọi và khí vị khác nhau, hình thái và dược tính cũng trái nhau. Nếu nói rằng đã đủ và đúng thì sợ chưa được, nhưnh quen dùng đã lâu, trị bệnh đã nhiều, nên không dám sữa chữa, miễn đủ mách bảo cho người là được, nên hãy tạm để vậy cứ chép đủ các khoa, các loại, xem như xương mùa thu và tuyết mùa đông chảng khắc xa cho nhau lắm.

 3. Trong sánh có chép”kinh trị” và “tuyền trị”: Kinh trị góp nhặt các phương đã kinh nghiệm, truyền trị là thu thập các phương đo các nhà truyền miệng. Dù trong đó có một đôi vị thuốc bắc cũng như mái cheo của thuyền, tay lái của xe, các vị ấy cũng là những giống thường có, nên không bỏ được.                 

  4.  Tiếp sau mỗi môn có để trống mấy trang là muốn đợi các bậc quân tử sau này, hoặc ai có phương gì lạ, thuốc hay, thì bổ sung vao, để viện cứu chữa bệnh tật được rộng rãi hơn.                                                

5. Sách này phương thuốc giản tiện, lý luận thông thường, ý muốn các nhà nho trong hương thôn, các sư sãi ở chùa chiền, chỉ xem qua một lời là đủ rõ được bệnh, chỉ cho một thứ thuốc mà giảm được thể bệnh, mới hay là trông hẹp mà ý rộng, giản tiện và cô đọng. Còn như các bậc tài giỏi, các vị danh sư thuốc Bắc thì cũng không phải nhọc mắt xem đến.

(Khắc theo bản của Vương Thiên Tri, Chiêm sự viện tại gia ở xã Liễu Chàng).

 

QUYỂN ĐẦU

 

TÊN GỌI, VỊ KHÍ VÀ CHỦ TRỊ CỦA CÁC VỊ THUỐC NAM

 

I – MỘT LOẠI CỎ HOANG

1. Quán chúng: rể củ cây Ráng, khí hơi lạnh, ít độc, ít hoạt tràng, thanh nhiệt, trị các chứng xuất huyết, trừ tà, giết các loại trùng, tiêu các trứng tích bác. Cạo bỏ vỏ ngoài phơi khô mà dùng.

2. Hoàng tinh: Củ Hoàng tinh vị ngọt, lành, tính hoãn bình, bổ trung ích khí, thêm tân dịch tinh túy; Xưa các nhà tu tiên thường ăn được sống lâu. Ngọt vỏ, đồ lên và phơi khô lại đồ. 9 lần để dùng.

3. Sài hồ/Nam/ (1): rễ cây chỉ thiên(Lưỡi chó), vị đắng, khí hơi lạnh, trị các chứng bệnh cảm sốt bí đầy khó chịu, hay thực nhiệt, đau đầu, ho đờm, uống đều cho đỡ.

4.Tiền hồ/Nam/ (1): rễ cây lứt (Nghệ An gọi là cây sơn năng mọc ở bờ biển nước mặn), vị ngọt, tính lành, không độc, chữa cảm sốt, sốt cơn, gan uất nhiệt nóng trong xương và gân co rút.

5.   Long đờm /Nam/ (1) cỏ Thanh ngâm(thăm ngăm), vị đắng chát, tính hàn, an tạ, sát trùng trừ độc, chữa ngan nóng, đau mắt, lấy dao tre cắt bỏ rễ con, phơi râm cho khô mà dùng.

6. Sơn tam nại: củ địa liền (Thiền liền) vị cay tính ấm, tuyên thông các khiếu, trừ khí độc của rừng núi (Lan chướng) sốt rét cơn, làm ấm bụng, trị lạnh dạ thổ tả(Hoắc loạn); tán xỉa sâu răng.

  7. Cao lương khương: Củ riềng ấm, vị cay khí nóng vừa, tính lành, chữa bệnh phong tê, bán hơi, tả ly lâu ngày do độc rượu, dạ dày lạnh, khí uất  tính thì nên dùng.

 8.  Ích trí tử bằng trái tré (Quả Ré) vị cay tính ấm, không độc, điều hòa tì vệ, an tâm dưỡng thận, lợi tam tiêu, bổ tủy thêm tinh khí. Khi  dùng bỏ vỏ

9.   Tất bát: lá lốt, vị rất cay thấu tận xương, tính rất ấm, chữa đau lưng, trừ chướng khí, thổ tả hàn ly, khí rừng tích bám trong bụng, đau âm nang.

10.  Khương hoàng: nghệ vàng, vị cay đắng, khí hơi lạnh, tính mãnh liệt, phá tan hòn cục, tiêu ung nhọt, hạ khí, thông máu ứ khỏi đau tim.

11.  Uất kim: củ nghệ rừng vị cây đắng khí lạnh vừa, tính thuần hậu, khai uất kết, thông kinh nhiệt, chữa đau bụng, bôi nhọt ra da non. Thái miếng phơi khô mà dùng.

12.  Nga truật: ngải xanh(nghệ đen), vị cay đắng tính hơi ấm, phá hòn cục, tiêu thức ăn chữa nôn nước chua, đau bụng, thông kinh nguyệt. Thái miếng tẩm dấm, sấy khô để dùng.

13.  Hương phụ củ cỏ gấu, vị ngọt đắng, tính lạnh ít, không độc, khai uất, lợi tam tiêu, khoan khoái trong lòng, là vị thuốc quý của phụ nữ. Rang xém, giã với trầu tro tróc hết vỏ đen, thành mạnh vụn, rồi tùy chứng mà tẩm hoặc rượu hoặc dấm, hoặc muối, hoặc đồng tiện, rồi sao lên mà dùng.

 14.  Mạch lị hoa: hoa lài(nhài), vị cay khí thơm, tính nóng, không độc, mát da thịt, nhuận táo, làm đen tóc, dùng nước trà uống cho sảng khoái.

15.  Mao hương cay sả dùng cả hoa lá, vị đáng tính ấm, chữa đau bụng, lạnh dạ dày, nôn ói, trừ tà, bạt hôi thối.

16.  Bạch mao hương: (hương bài trắng) vị ngọt, khí ấm, thơm dịu, khử mùi hôi, chữa đau bụng lạnh, nấu nước tắm cho trẻ em bị lở ngứa.

17.   Hoắc hương: cây hoắc hương, vị đắng cay, tính hơi ấm, rất lành, giúp tính khí trừ từ khí, chữa nôn ói, thổ tả thần hiệu. Lấy cây lá phoi khô mà dùng.

18.   Lan diệp: lá lan, vị cay, tính bình, không độc, có tác dụng sát trùng, trừ độc, tiêu ung nhọt, lợi tiểu tiện, sinh tinh dịch, đẹp nhan sắc.

19.   Trạch lan: cây mần tưới vị đắng, tính hơi ấm, thông hoạt, phá hòn cục, tiêu ung nhọt, lợi tiểu tràng, trị máu xấu chóng mặt và phụ nữ hư lao.

20.   Hương nhu: cỏ hương nhu vị cay tính hơi ấm, để lâu được, chữa thổ tả rút gân và giải cảm nắng, trừ phiền nhiệt rất tốt. Tháng 8.9 có hoa hái về phơi khô cất dùng.

21.   Bạc hà: lá bạc hà, vị cay tính ấm, thanh nhiệt hóa đờm. tiêu thức ăn. Chữa các bệnh phong tà, đau đầu và sốt âm.

22.  Tích tuyết thảo, liên tiền thảo: rau má, vị đắng, khí lạnh, tính lành, chữa mụn nhọt lở ngứa, phong đơn nóng rát, phụ nữ đau tim nóng ruột.

23.   Ngài diệp: lá ngải cứu, vị đắng, tính hơi ấm, nhiều công cụ, là mồi cứu chữa được nhiều bệnh.

24.  Thanh cao: cỏ thanh hao, vị đắng, tính bình, lành, trị các chứng hư tổn, sốt, âm, mồ hôi trộm, sốt rét, đi lỵ, đau bụng, vết thương đâm chém(đắp).

25.   Sung úy: Cây ích mẫu, vị cây ngọt, tính ấm, bổ, an thần sáng mắt, chữa đau tim, rong kinh băng huyết, là vị thuốc quý về thai sản.

26.   Nhân trần/Nam/: có nhân trần (3) vị đắng hơi cay tính hoi lạnh, bình, khử thấp, trừ phong, thanh nhiệt, trị chứng vàng da, đau đầu thì uống nhẹ mình.

27.   Thanh tương tử: hột Duối mang, vị đắng, hơi lạnh, tính rất lành, thanh nhiệt, bổ trung, yên nam tạng, trị thanh măn, tê thấp và lở.

28.    Kê quan hoa: hoa gà(Mào gà), vị ngọt, tính mát, khí thuần hòa, trị chứng tràng phong(loét ruột chảy máu) đi lỵ, trĩ rò và băng huyết.

29.     Chữ ma căn: rễ củ Gai/bắn/, vị ngọt, tính lạnh, ngững động thai chảy máu, giải cảm thời khí sốt nóng, khát nước, trị đái không thông, đắp vết thương trùng cắn hay trúng tên độc.

30.    Thương nhĩ: cây trái ké, vị ngọt, tính hơi ấm, hơi độc, trừ phong khí lở ngứa, tê thấp tay chân co quắp, thanh can sáng mắt, bổ xương tủy, khi uống vị thuốc này thì kiêng ăn thịt lợn.

31.   Đắng tâm thảo: cổ bấc, vị ngọt hơi lạnh tả phế, mát tim, thanh hỏa uất, khỏi đau họng, và lợi tiểu tiện, thông đái gắt, tiêu thủy thũng.

32.  Hy thiêm: Lá Bà a, vị đắng hơi lạnh, ít độc, giải nhiệt, chữa lở ngứa, sốt rét lâu ngày, phong thấp, tê chân tay và phù thũng. Dùng tu7oi hoặc hái về phơi khô, tẩm nửa rượu, nửa mật đồ lên và phơi 9 lần.

33.   Lô căn: rễ lau, vị ngọt, tính lạnh, giải cảm, thời khí phiền nhiệt, khát nước, trúng độc và ngừng nộn ọe nhiệt tả.

34.   Mộc tặc: Cỏ tháp bút, vị ngọt tính bình, không độc, bổ gan, tiêu mộc mắt, ngừng băng huyết, khỏi hoạt tràng, chữa sưng hòn đái và lòi dom (đắp).

35.  Ngưu tất /Nam/: rễ cỏ xước (1), vị chua đắng, tính bình, lành, mặt gân cốt, chữa tê liệt, bổ tinh điều huyết, thông đái gắt, trị sốt rét lâu ngày, kị sắt bỏ gấp tẩm rượu mà dùng.

36.   Huyên thảo: rau /hoa/hiên, vị ngọt tính mát, lợi tiểu tiện, tiêu thức ăn, trừ thấp nhiệt quên lo phiền, an thai, bảo dưỡng sống lâu.

37.    Hoàng quỳ tử: hạt Vông(bông) vang, vị ngọt, khí lạnh, rất hoạt tràng, thông tia sữa, thông đái gắt, tiêu phù thũng, làm dễ đẻ và chữa nhọt lở.

38.    Quyết minh tử: hạt Muồng muồng, (Muồng ngủ), vị mặn tính bình, không độc, ích thanh gan, mát năm tạng, chữa mụn nhọt, mắt lòa và đau đầu đặc hiệu.

39.   Địa phu tử (1): hạt hau hau, vị đắng, tính mạnh, lành, hào hoãn. Lợi tiểu tiện, bổ ích tinh thần, tỏ tai sáng mắt, chữa liệt dương, sa tinh hoàn và lở ngứa.

40.   Đình lịch nam: hạt đay, vị cay tính lạnh không độc, tiêu tính đờm, xọp phù thũng, ngừng hen suyễn, thông kinh nguyệt. Lót giấy trong nồi sao mà dùng.

41.   Xa tiền tử: Hạt mã đề, vị ngọt, khí lạnh, lọi tiểu tiệu, ngừng ỉa tả, thông đái gắt, trừ tê thấp, ích tinh khí, làm dễ đẻ. Xát bỏ vỏ ngoài.

42.  Mã tiền thảo: Cỏ Mã tiền (cỏ Roi Ngựa) , vị đắng, thính hơi lạnh, thông kinh bế, tan tích tụ, chữa nhọt lỡ vết.

43.   Đại Lam: Cây Chàm, vị đắng, ngọt, tính lạnh, thanh ngọt trị xuất huyết, giải độc, sát trùng, trị xuất huyết, chữa bệnh cam trẻ em và sưng lở.

44.   Lam điến: Chàm bột (4) vị ngọt cay, tính lạnh, tan trong nước, cầm máu, giải thuốc độc, khỏi hoảng hốt, sát trùng, trị đơn lở.

45.   Thanh dại: Bột chàm (4) chất trong, vị mặn, tính lạnh, không độc, giải chất độc, bình can hỏa, trị trẻ em kinh giật và cam nhiệt.

46.  Thủy liễu: Rau răm, vị cay tính ấm, không độc, chữa đau bụng lạnh, vết thương rắn cắn (uống và đắp), chàm ghẻ (xát), cước khí sưng chân và mụn trỉ thì nấu nước xông và ngâm rửa.

47.   Mà liễu: Cây cỏ Nghể, vị đắng cay, tính ấm, không độc, chữa nuốt nhầm đỉa vào trong bụng (uống), nấu nước xông rửa lở chàm và các mụn ghẻ chóng khỏi.

48.  Biển súc: (1) Rau Thài lài, vị ngọt tính bình, không độc, sát trùng, thanh nhiệt, chữa đái buốt, hoàng đản (vàng da), lở chàm

 49.  Tất lê tử: Quỷ kiến sầu (gai ma vương), vị đắng tính ấm, bình, chữa các chứng đau mắt, tích khối, phổi lép, dau bụng, mụn nhot, tiết tinh,. Sao cháy hết gai mà dùng.

50.   Tỳ ma tử: Hạt thầu dầu, vị ngọt, tính bình, không độc, chữa các hứng tích hòn, miệng méo (đắp bên không méo), tai điếc (nút vào lỗ tai), mụn sưng (đắp), đẻ khó (rịt dưới bàn chân). Đập dập bỏ vỏ mà dùng. Uống hạt thầu dầu thì kiêng ăn hạt rang, nếu phạm phải thì phát chướng mà chết.

51.   Thường sơn: Là thường sơn, vị đắng, hơi cay, có độc, tính hàn, gây nôn ra đờm, chữa bệnh sốt rét, tiêu thủy thũng. Róc bỏ gân lấy phiến lá, đồ với rượu phơi khô mà dùng.

52.   Nam tinh: Củ Ráy chuột ( Chóc chột), vị đắng/cay/, tính ấm, có độc mãnh liệt (ngứa); chữa trúng phong sùi đờm, tiêu mụn nhọt, phá hòn cục, duỗi gân cốt. Thái miếng, giã Gừng nấu chín, phơi khô mà dùng.

53.   Quỷ cậu: Củ Nưa, vị cay (ngứa) tính ấm, công hiệu chữa lao trùng truyền nhiễm, sốt rét cơn và hạ thai chết trong bụng.

54.   Xa can: cây rẻ quạt, vị cay tính hàn, iy1 độc, chữa đau họng, đờm khí kết tụ, tiêu hòn cục, báng sốt rét, thông kinh bế.

55.   Phương tiên hoa: Móng tay nước ( Hoa bòng nước ), rễ hạt đều vị ngọt tính ấm, làm thuốc chữa hóc xương và thúc đẻ thì nuốt hạt, thông kinh bế và chữa gãy xương thì nhai rễ.

56. Tường vi căn: Rễ Tầm xuân, vị đắng chát, khí hơi lạnh, trừ thấp nhiệt, trị ly, sát trùng, chữa mụn lở và làm dãn gân.

57.   Nguyệt quý hoa: Hoa hồng, vị ngọt tính ấm, không độc, hoạt huyết, tiêu mụn nhọt, lên da non, trị tràng nhạc, lở chảy nước kiến hiệu.

58.   Mạch môn đồng: củ tóc tiên( Cỏ lan), vị ngọt khí bình, giải phiền nhiệt., nhuận phế thanh tâm, yên tạng phủ, bổ lao tổn, chữa ho và điên cuồng.

59.   Cốt toái bổ: Cây tổ rồng, vị đắng tính ấm, không độc, bổ lao tổn, hàn gắn vết thương gãy xương, trị phong huyết đau nhức và sát trùng.

60.   Toan tương thảo: Cỏ chua me (5)Vị chua, tính hàn không độc, thông máu và tiểu tiện khỏi đái buốt đái giắt, giải khát, chữa mụn lở có giòi và trĩ rò (đắp).

61.   Ngưỡng thiên bì: Rêu xanh mặt đất, vị đắng hơi lạnh, ít độc, chữa trúng nắng đau tim, trúng khí độc nôn ói, đau mắt và lở.

62.    Ốc du: Rêu mọc nóc nhà, vị ngọt tính hàn, không độc, trị nhiệt tà, thông niệu đạo khỏi đái giắt, giải khát, chữa trẻ em giảm sốt và đau răng. 

 

II- LOẠI DÂY LEO

63.   Cẩm địa la: Củ gám ( Ngải máu ) vị ngọt đắng, tính bình không độc, trừ trúng độc, khí độc của rừng núi (sơn lam chướng khí ) và nhọt độc.

64.  Thỏ ty tử: Hột tơ hồng, vị cay khí bình, bổ trung ich khí, thêm tinh tủy, mạch gân cốt, sáng mắt nhẹ mình, chữa đau lưng.

65.    Ngũ vị tử/nam/: Hột nắm cơm, vị ngọt cay lại chua mặn, khí ấm, tính bình, mát phổi, bổ thủy sinh tân dịch, chữa hư lao, ho lâu, háo khát.

66.  Phúc bồn tử: Trái (96) Chúc xôi, vị ngọt tính bình, ích khí, tư âm, hòa 5 tạng, trị hư lao uống lâu sẽ khỏi.

67.   Sứ quân tử: Trái ( giun), vị ngọt tính ấm, không độc, trị 5 chứng cam của trẻ con, sát trùng trừ giun, mạnh tỳ, ngừng đi lị và đái đục.

68.   Mộc tiết tử: hạt gấc, vị ngọt tính ấm, không độc thông bí tắc, làm tan ung nhọt, tiêu sưng, trị đau lưng, nhọt vú, lòi dom.

69.  Khiên ngưu tử: Hột Bìm bìm, vị đắng cay, tính ấm, có độc, lợi tiểu tiện, thông đại tiện, tiêu bách hạnh, xổ đờm, thông bí kết, sát trùng. Khi đùng sao vàng tán nhỏ, rây lấy lớp bột lần đầu, còn bỏ đi. Giống đen thuộc thủy công hiệu chóng, loại trắng thuộc kim công hiệu chậm, người khỏe thì uống, người già yếu hay có thai thì khong dùng.

70. Qua nhân lâu: Nhân hạt dưa trời , vị đắng, tính hàn, hòa hoãn trơn chảy, nhuận phế bổ lao, trị các chứng xuất huyết, đờm hỏa, đau họng. Bỏ vỏ dùng nhân, bọc vài lớp giấy thấm đập ép cho hết dầu mà dùng.

71. Thiên hoa phấn/Qua lâu căn: Củ dưa trời, vị ngọt hơi đắng, khí hàn, tính lành, bổ hư thanh nhiệt, nhuận táo khỏi khát, chữa mụn nhọt, vàng da.

72. Cát căn: Rễ (củ) cây Sắn/dây/, vị ngọt, khí hàn tính lành, phát tán cho ra mồ hôi, giải cảm, mát da thịt, khỏi phiền nhiệt, thông quan (lợi đại tiện), giải độc.

73. Thiên môn dông: /Củ/ Tóc tiên leo, vị ngọt đắng, tính hàn, đại bổ, dáng hỏa, mát phổi, thuận tam tiêu, trị ho lao phổi lép.

74. Bách bộ: Củ Bách bộ (Ba mươi), vị ngọt đắng, tính hơi ấm, không độc, mát phổi, chữa ho lâu, lao truyền nhiễm và bệnh cổ độc.

75. Hà thủ ô/Trắng/: Rễ (củ) cây Sữa bò, vị ngọt đắng, chát, tính ấm, nhu nhuận, mạnh gân bổ tỳ, trừ nhọt độc. Uống lâu thì tăng tuổi thọ. Lấy dao nứa cạo bỏ vỏ thô, lấy chày đập nát, ngâm nước vo gạo 1 đêm, phơi khô mà dùng. Khi uống thì ăn kiêng các thứ tiết, cá không vảy, củ cải và tỏi.

76. Tỳ giải: củ Kim cang, vị ngọt chát, tính bình, rất lành, mạch gân cốt, chữa đau lưng, tê bại, các chứng đái cục và mụn lở, củ sắc trắng sức mạnh hơn, thái miếng tẩm rượu phơi khô, hoặc đốt qua, lột vỏ, sắc uống.

77. Thổ phục linh: củ Khúc khắc, vị ngọt nhạt, không độc làm mạnh dạ dày, cứng gân, trị phong thấp và giang mai rất công hiệu.

78. Giải khôi: Củ Bồ nâu (củ nâu), vị ngọt chát, tính bình không độc, chữa các chứng tích tụ trong bụng, sát trùng và cầm ỉa chảy.

79. Mộc thông: cây (dây) ruột gà, vị the tính bình, lưu lợi, thông tiểu tiện, khỏi ứ trệ, tiêu thấp thũng, thanh nhiệt, trị sưng họng, mụn lở.

 

III. LOẠI CỎ MỌC Ở NƯỚC

80. Xương bổ: Rễ xương bổ, vị cay tính ấm, không độc, trừ thấp, an thần tỏ tai sáng mắt, chữa trúng ác, điên cuồng uống thì tỉnh. Thứ sinh ở trên đá, dài 1 tấc 9 đốt, dùng dao nứa cạo vỏ ngoài, đập dập sao hoặc tẩm nước vo gạo phơi khô mà dùng.

81. Bồ hoàng : Bông cây náng (Cỏ nến) vị ngọt tính ấm, không độc, phá khối điều kinh, cầm băng huyết, an thai, khỏi đau, thông tiểu tiện. Pha huyết thì dùng sống, cầm máu thì sao.

82. Giao hồ/Cô/: Cây Niễng niễng, vị ngọt, không độc, tính lạnh, khai vị, mát dạ dày, mát ruột, giải phiền nhiệt, đau bụng, giải độc rượu.

83. Phù bình: cây bèo ván, vị cay khí hàn, không đ6ọc, trừ phong, lợi tiểu tiện, chữa kinh cuồng, tê thấp, nhọt lở. Loại lưng tía lá tốt, ngày 15 tháng 7 lấy về bỏ rễ phơi khô, hoặc dùng tươi.

84. Thủy tần: Cây rau bợ, vị ngọt, tính hàn, trơn chảy, không độc, hạ nhiệt, mát da thịt, lợi tiểu tiện, chữa tiêu khát (đái đường) và vết bỏng.

85. Thủy tảo: ngọn rau rong(Rong nước), vị ngọt, tính hàn, không độc, mát trong lòng, trừ nhiệt lị, tiêu khát, trị bệnh sởi và nổi mẩn đỏ ở trẻ em.

 

IV – LOÀI MỄ CỐC

86. Cánh mễ: Gạo tẻ, mùi thơm ngon, tính mát bình, dưỡng vệ điều vinh, đại bổ cho cơ thể, nhờ đó làm nguồn sống. Một tên gọi là Cương mề, trong trắng ngon thơm, gạo hiến cho nhà vua gọi là Ngự mễ.

87. Đạo mễ: Gạo nếp, một tên gọi là Nhu mễ, một tên gọi là Dư mễ, vị ngọt, tính ấm, thơm mềm, dẻo, bổ, trung ích thận, trị đi tiểu ra chất nhờn ( đái dưỡng trấp : cao lâm ), trị các trứng ẩu thổ đau bụng, tỳ vị hư yếu.

88. Lang vĩ. Hột kê, vị ngọt, tính bình, không độc, ăn cho đỡ đói, chắc ruột mạnh dạ dày, dùng ăn chống đói khi mất mùa, ít dùng làm thuốc.

89. Hồ ma tử (Hột vừng): Hột lòng trứng (mè), có tên chi ma, vị ngọt, hàn, lành, trơn chảy, nhuận trường, giải độc, tiêu nhiệt kết, sát trùng, thúc đẻ, chữa mụn lở.

90. Ma du: Dầu mè, có tên Hương du, vị ngọt, hàn, lành, trơn chảy, nhuận trường, giải độc, tiêu nhiệt kết, sát trùng, thúc đẻ chữa mụn lở.

91. Ý dĩ: Hột ý dĩ, vị hơi ngọt, tính hơi hàn, không độc, trừ phong, thấp, nhiệt, trị co quắp, uống lâu nhẹ mình, tăng trí nhớ.

92. Hắc đậu: Bột đậu đen, vị ngọt, tính hòa, không độc, trị được nhiều bệnh, trừ phong, thấp, nhiệt, giải độc, công hiệu kể không cùng.

93. Xích tiểu đậu: Hột đậu đỏ, vị ngọt chua, tính bình không độc, kiêm cả công và bổ, trị chứng mụn lở, thủy thũng, đi tả, đau buốt, bế chướng, đái tháo và nôn mửa.

94. Lục đậu: Đậu xanh, vị ngọt, hơi tanh, tính hàn, không độc, bổ ích nguyên khí, thanh nhiệt giải độc, thanh tiểu tiện, chữa lở, làm sáng mắt.

95. Bạch đậu: Hột đậu trắng, vị ngọt, tính mát không độc, khai thông, ấm bụng, mạch chân thủy, trừ bệnh truyền nhiễm, giúp 12 kinh, hòa 5 tạng.

96. Bạch biển đậu: Đậu ván trắng, vị ngọt, tính mát không độc, hòa các tạng, trừ phong, giải cảm nắng, mạnh tỳ, trị thổ tả, nôn ói, tiêu độc.

97. Đao đậu: Đậu rựa, vị ngọt, tính bình, không độc, ích nguyên khí, ấm trong lòng, khoan khoái ruột, khi bị nấc cục cho uống thì hạ ngay.

98. Đậu sị: Vị đắng, tính hàn, không độc, kiêm cả bổ và công, các trứng lục dâm đều chữa được cả, hơn 40 phương thuốc dùng đến nó.

   99. Trần Thương mễ : Loại thóc lâu năm , chua hơi mặn, tính ấm, không độc, ít khí mạch tỳ, thông huyết mạch, trừ phiền, chữa đi lỵ và đau bụng.

100. Tửa khúc : Bánh men rượu, vị ngot, tính ấm, không độc, khoan khoái trong lòng, khai vị, trừ đàm tính, khi nghịch, hòn cục trong bụng và chữa hoắc loạn (thổ tả ).

101. Mễ thố : giấm tinh (giấm thanh ) cũng gọi là Khổ tửu. Vị đắng, chua, không độc, tính ấm, tính chạy khắp, làm mềm chất rắn, phá hòn cục, thu liễm viết thương, tiêu hạch khỏi đau, tan đinh nhọt sưng tấy.

102. Hảo tửu: Rượu tăm, (rượu đế ) vị đắng, ngọt, cay, tính nhiệt có độc, khử tà, hạ khí, hành huyết, khai uất, trừ phong, dùng để tẩm chế các vị thuốc.

103. Tửu tào : Bã ( Hèm ) rượu, vị ngọt, cay, tính không độc, đẫn tiêu thức ăn, ấm trong lòng, trừ máu ứ, chữa bệnh lở, nẻ, bị đánh ngã và bị trùng thú cắn.

104. Khang tỳ. Cám, vị ngọt nhạt, tính hòa bình, hạ khí, thông ruột, phá tan hòn cục, trị chứng nghẹn, ọe.

 

V- LOÀI RAU

105. Cửu thái: Rau Hẹ, vị cay, chua, chát, tính ấm, lành, bổ dương, hạ khí, trị đau vùng tim, cầm máu, giữ tinh, trừ nhiệt lỵ.

106. Cửu tử: Hột Hẹ, vị cay, ngọt, tính không độc, hay ấm buồng hơi, trị các chứng mộng di tinh, bạch đái, đái ra máu, đau đầu gối, đau lưng.

107. Thông căn: Củ Hành, vị cay, khí ấm, tính bình, giải biểu, trị chứng thương hàn, phong nhiệt, đau đầu, tê thấp, an thai.

108. Giới khiêu: (8) / giới bạch/: Cây rau kiệu, vị cay, đắng, tính ôn hòa, bổ trung, hành khí, nhẹ mình, lợi thủy, chắc ruột, trị bệnh đái gát, đái đục.

109. Đại đoán: Củ tỏi, vị cay hôi, tinh ấm, hơi độc, trừ tà, trừ độc, chữa mụn nhọt, tiêu thức ăn, thông quan trung tiện, phá hòn cục. Ăn nhiều thì tán khí hại người .

110. Giới thái: Rau cải, vị cay, tính ấm không độc, thông lợi khoan khoái trong hông ngực, thông khiếu, an thận, lợi đàm, trừ ho dốc.

111. Giới tử: Hột cải, vị cay, tính nhiệt không độc, khoan khoái, trị các chứng phong hàn, ho đàm suyễn, đau họng, tê dại, mụm nhọt.

112. Bạnh giới tử: Hột cải bẹ trắng, vị cay, tính ấm, không độc, khoan lợi, tiêu đàm, thuận khí, trị lao truyền nhiễm, cước phí, đau phong.

113. La bạc căn: Củ cải bú lú, ( cải củ), vị cay ngọt, lá hơi đắng , tính không độc, lam2long đờm, tiêu thức ăn, tán phong tà, phong ứ, thông đái gắt ( lâm lậu ) trừ bệnh lỵ.

114. La mặc tử: Hột lu bú (cải củ), vị cay ngọt, tính bình, không độc, trị các chứng phong đàm, suyễn đầy, đi ly, mụn lở và đại tiểu tiện không thông.

115. Sinh khương: Củ ngừng / sống / vị cay, tính ấm, không khí, tỉnh thần, thông 9 khiếu, trừ tà khí, phục hồi chính khí rất là hay.

116. Can khương: Củ gừng già chế / khô / vị cay, tính ấm, không độc, chữa được chứng hư nhiệt, phong hàn, đau bụng, các chứng thất huyết, bệnh trầm trọng làm tỉnh táo lại được.

Cách chế: Cuối mùa đông đào củ Gừng già đã có xơ đem ngâm nước chảy về phía đông 7 ngày, lấy ra xắt lát, đồ chín phơi khô mà dùng.

117. Hồ tuy: (rau mùi ta) ngò ri vị cay tính ấm, không độc, tiêu thức ăn, không đại tiểu tiện, trị chứng phong tà và làm cho đậu hãm mọc được.

118. Hồ tuy tử: Hột mùi tui (ngò ri) vị cay tính bình không độc, hay tính độc ra sát trùng trị lỏ, tiêu thức ăn cũ, trị chứng trưởng phong hạ huyết, bệnh trĩ mạch lươn và chứng sưng dái.

119. Khổ cần: Rau cần, vị ngọt thơm ngon, tính bình, không độc, dưỡng huyết, thông lợi đường ruột, thanh nhiệt độc, chỉ băng huyết, giải khát, ích tâm thần.

120. Tiều hồi hương: Hột thì là, vị cay tính ấm không độc, điều hòa món ăn, bổ thận, mạnh tỳ, trừ trướng, tiêu hòn báng, đau bụng và đau răng.

121. Úng thái: Rau muống, vị ngọt tính hàn không độc, giải các chất độc, và sinh da thịt, làm dể đẻ, tiêu thủy thũng.

122. Quân đạt thái: Quân đạt (củ cải đường), vị đắng ngột, tính hàn, không độc, hoạt lợi, trị chứng nhiệt độc lưu hành, đau đầu, khai vị (ngon miệng)ra da và khải khát.

123. Hiện thái: Rau dền trắng, vị ngọt tính lành không độc, làm dể đẻ, sát trùng, lợi khiếu, trị lở môi, giải độc nọc ong nọc rắn và ngứa do sơn ăn (xát)

124. Mã xỉ hiện: Rau sam, vị chua tính hàn không độc, trị ghẻ lở, sát trùng, tiêu sưng, trị mờ mắt, hòn cục trong bụng và cam ly.

125. Khổ cự: Rau diếp/ đắng/ vị đắng tính hàn không độc, công dụng điều hòa tiếp bổ, khai vị thanh tâm, chữa các chứng ung độc sưng tấy.

126. Bạch cự: Rau vạt (rau Diếp trắng) vị đắng tính hàn không độc, thanh nhiệt, mạnh gân, bền xương thanh thần, trung hòa giải độc rượu, thông huyết mạch.

127. Lạc quỳ: Lá tầm tơi (Dây mồng tơi), vị chua tính hàn không độc, hoạt thai dể đẻ, hoạt trường, thông đại tiểu tiện, hột tán bột với phấn xoa trừ rôm xảy rất tốt.

128. Ngư tinh thái: Rau Dấp (Diếp cá) vị cay, tanh hôi, tính âm , hơi độc, trị chốc đầu, lở ghẻ, lòi trôn trê, đau răng, bệnh sốt rét.

129. Quyết thái: Rau rút, vị ngột tính hàn không độc, ăn nhiều không đói, hòa tạng phủ, thông lợi trường vị, tiêu thũng.

130. Dá vi:Rau vi, vị ngọt tính hàn, không độc, ăn nhiều thì đói, hòa tạng phủ, thông lợi trường vị, tiêu thũng.

131. Vu tử: Củ khoai / sọ/ vị cay tính bình không độc, khoan khoái trong ruột, tiến thực, trừ phiền nhiệt, giải khát, thông kinh, trị động thai.

132. Thổ noãn: Củ từ, vị ngọt cay tính hàn, hơi độc, giải các thuốc độc, no lòng, trị ho nhiệt và khô cổ họng.

133. Sơn dược: (Thự dự) Củ mài, vị ngọt tính bình không độc, bổ tim, nuôi thận, bồi bổ tỳ vị, ích khí, mạnh gân, lớn xương.Cạo bỏ vỏ vàng phơi khô mà dùng.

134. Linh dư tử: Dái khoai mài (củ đeo), vị ngọt tính ấm không độc, đại bổ vinh vệ, tư dương hư tổn, dược lực mạnh hơn sơn dược.

135. Cam thụ: Củ tía (khoai lang) vị ngọt ngon, tính bình, không độc, bổ ích lao thương, mạnh tỳ thận, công dụng như sơn dược.

136. Trúc duẩn: Măng trúc (tre) vị ngọt hơi đắng, tính hàn không độc, bổ trung hòa vị, mát tim, giáng hỏa, tiêu đàm

137. Giả tù: Trái cà, vị ngọt tính hàn, hơi độc, hoạt lợi, chữa chứng lao truyền thi, bệnh ôn, thũng độc, hòn cục, làm thuốc thì dùng thứ cà sắc vàng tốt hơn.Tính hàn ăn nhiều thì đau bụng và động khí, sinh cố tật, đàn bà hay ăn thì đại tử cung.

138. Khổ già (Thủy già) trái cà vàng (cà quánh), vị đắng hơi ngọt, tính lạnh độc, chữa mụn nhọt, lở chốc, chướng khí, đau răng và chó dại cắn.

139. Hồ lô tử:Trái Bầu, vị ngọt tính hàn không độc, trơn chảy, giải nhiệt, trị lở trừ trúng độc, thông dái vặt, tiêu thũng.Phàm người mắc bệnh cước khí, lạnh khí và hư trướng mà ăn vào thì bệnh sẽ không lành, và ăn nhiều sẻ sinh thổ tả.

140. Khổ biều: bầu đắng, vị đắng tính lành, hơi độc, tiêu thũng, thông đái gắt lợi tiểu tiện, trị cam mũi chảy nước hôi thối, vàng da (hoàng đản) và mụn lở.

141. Tây qua: Trái dưa hấu, vị ngột tính hàn, lành, chỉ khát tiêu phiền, trị trúng nắng, thông đái ngắt, trị tê đau, ly ra máu.

 

142. Điềm qua: Trái dưa đá (đính chính là dưa bở) vị ngọt tính hàn hơi độc, giải cảm nắng, giải khát trừ phiền, lợi tiểu tiện, tiêu khí ủng tắc ở tam tiêu.

Các bài viết liên quan
Thiết kế website chất lượng cao NAM VIỆT IT