0913 840 746
Thứ ba, ngày 19 tháng 03 năm 2024
TÌM KIẾM
TIN MỚI Y HỌC
80% BỆNH NHÂN UNG THƯ VN ĐẾN BỆNH VIỆN Ở GIAI ĐOẠN CUỐI
Mỗi năm VN có 200 ngàn bệnh nhân ung thư mới, 70 ngàn người bệnh ung thư tử vong. Trong đó, đến 80% bệnh nhân ung thư ở VN đến bệnh viện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Việt Nam có 160.000 ca ung thư/năm: Vì sao ăn bẩn, độc
Mỗi năm Việt Nam có từ 130 nghìn đến 160 nghìn trường hợp mắc mới, trong đó có khoảng 85 nghìn đến 115 nghìn người tử vong do căn bệnh này.
Công bố danh sách “làng ung thư”
Theo dự án Điều tra, tìm kiếm nguồn nước hợp vệ sinh phục vụ cấp nước sinh hoạt cho một số làng ung thư của VN, các nguồn nước ăn uống, sinh hoạt tại 37 làng ung thư đều ô nhiễm nặng.
Triclosan trong kem đánh răng Colgate: vạch trần hàm lượng nguy hiểm sức khỏe
Từ sau khi Triclosan được nhiều nghiên cứu khoa học công bố là làm tăng nguy cơ ung thư, nhiều hãng sản xuất hóa mỹ phẩm đã loại bỏ nó trong thành phần sản phẩm. Chất này bị cấm ở nhiều nước Âu Mỹ. Tại Việt Nam, Triclosan cũng không còn được sử dụng trong các sản phẩm kem đánh răng, trừ Colgate. Đáp lại mối lo ngại của người tiêu dùng, Bộ Y tế cho biết Triclosan được phép sử dụng nếu hàm lượng không vượt ngưỡng 0,3%.
Cung cấp thuốc kém chất lượng, công ty dược của Mỹ bị rút giấy phép
Ngoài việc bị rút giấy phép hoạt động, Công ty Ronbinson Pharma, Inc (Mỹ) phải nộp phạt 80 triệu đồng vì sản xuất thuốc kém chất lượng, trong đó có nhiều lô glucosamine
HOANG MANG VỚI VỎ THUỐC-GELATINE
Gelatin có trong mô liên kết, xương, da của động vật và là sản phẩm được sản xuất từ da heo, da bò. Từ da heo, bò, collagen được thủy phân hóa một phần để biến thành gelatin. Như vậy để bào chế thuốc là viên nang phải có vỏ nang được chế tạo từ nguyên liệu là gelatin. Và gelatin dùng trong ngành dược sản xuất thuốc phải là gelatin dược dụng.
Kem đánh răng nào ở VN có chất gây ung thư triclosan?
Khảo sát của Kiến Thức về các sản phẩm kem đánh răng hiện nay: đều ghi rõ thành phần, không ghi hàm lượng. Câu hỏi đặt ra: chất triclosan gây ung thư chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

ĐƯỜNG DÂY NÓNG

0913 840 746

GĐ : NGUYỄN CÔNG KHUÔNG

[email protected]

TƯ VẤN TRAO ĐỔI

Phuongtd Thao

TƯ VẤN - HỖ TRỢ
THỐNG KÊ TRUY CẬP
3651
Đang online: 4
Truy cập hôm nay: 39
Truy cập hôm qua: 13
Truy cập trung bình: 3651
Tổng số truy cập: 3651
Your IP : 54.242.75.224
Thảo dược

Các nhóm chất trong thảo dược

 Công dụng của dược phẩm của thực vật được hiểu biết rõ ràng. Ví dụ giống cúc của Đức (german chamomile) được dùng để chữa trị các chứng bệnh về tiêu hóa hàng ngàn năm nay, nhựa cây lô hội (Aloe Vera ) được nữ hoàng cleopatra sử dụng như một phương thuốc dưỡng da. Dù vậy, những thành phần hoạt tính của các loại thực vật có công dụng làm thuốc đó mới được chiết tách và nghiên cứu gần đây. Một ít hiểu biết về những thành phần hóa học chứa trong những thực vật sẽ giúp bạn hiểu được chúng hoạt dộng như thế nào bên trong cơ thể con người.

 

 1.  Nhóm chất phenol

Phenol là một nhóm những thành phần hoạt chất khác nhau của thực vật bao gồm acid salixilic, một loại phân tử tương tự chất aspirin (acid acetylsalicilic ), chất phenolic glycosic có chứa đường phức hợp. Các chất phenol thường có đặc tính kháng viêm và kháng khuẩn , người ta cho rằng các loại cây nào mà có khả năng chống lại sự lây nhiễm bệnh và côn trùng thì sẽ tạo ra các chất này. Các chất acid Phenolic , chẳng hạn như acid Rosmarinic có tính chất oxy hóa rất mạnh, kháng viêm và cũng có các đặc tính kháng virus. Cây lộc đề và cây liễu (Salix alba ) đều chứa Salicilat. Nhiều cây thuộc họ bạc hà chứa phenol-ví dụ chất chống nhiễm khuẩn mạnh thymol, được tìm thấy ở cây húng tây( Thymus vulgaris)

 

2.  Các loại dầu dễ bay hơi

Các loại dầu dễ bay hơi – được chiết xuất từ thực vật để sản xuất các loại tinh dầu-là một trong những thành phần hoạt tính quan trọng nhất, được sử dụng phổ biến trong công nghiệp sản xuất nước hoa. Chúng là hỗn hợp của 100 hợp chất hoặc nhiều hơn, chủ yếu được cấu thành từ phân tử monoterpenes chứa 10 nguyên tử các bon. Tinh dầu có nhiều công dụng. Tinh dầu trà ( Melaleuca alternifolia) là chất chống nhiễm khuẩn mạnh, trong khi đó tinh dầu cây dầu thơm ( myrica gale) là chất diệt côn trùng có hiệu quả .Khi chưng cất, một số loại tinh dầu chứa những hợp chất không có trong loại dầu dễ bay hơi- ví dụ chất chamazulene, được tìm thấy trong tinh dầu cây cúc của Đức ( chamomilla recitita) là chất kháng viêm và chống dị ứng. Nhựa cây – những chất nhờn dính như dầu, rỉ ra từ vỏ cây thông scotlan ( piruts sylvestris), thường kết hợp với tinh dầu ( nhựa Macgarin) và chất gôm ( thuộc nhóm cacbon – hydrat phức), mặc dù chúng không phải rễ bay hơi.

 

 4. Nhóm chất Flavonoid

Được tìm thấy ở hầu hết các loại thực vật, Flavonoid là những hợp chất polyphênolic hoạt động như những sắc tố, đem lại màu sắc cho hoa quả, thường là màu vàng và màu trắng. Chúng có nhiều tác dụng đối với các cơ quan của cơ thể và nhiều công dụng làm thuốc. Chúng là chất oxy hóa và hữu ích trong việc duy trì sự lưu thông máu tốt. Một số flavonoid là chất kháng viêm, kháng vius và bảo vệ hoạt động của gan. Các chất Falavonoid hesperidin và rutin, được tìm thấy trong nhiều loại thực vật, đặc biệt có nhiều trong kiều mạch- cây kiều mạch ( Fagopyrum esculentum) và trong chanh tây ( Citrus limon) có tác dụng làm mạnh các mao mạch, ngăn chặn sự xuất huyết và các mô xung quanh, có giá trị trong việc điều trị các triệu trứng thời kì mãn kinh.

 

    5. Nhóm chất Tanin

Tất cả các thực vật đều tạo ra một phần chất tanin, hoặc ít hoặc nhiều. Vị chát và se của tanin có trong vỏ cây, lá cây khiến cho chúng kém hấp dẫn   đối với côn trùng và động vật ăn cỏ. Tanin là những hợp chất polyphenolic có tác dụng làm se và làm co các mô của cơ thể, bằng cách kết hợp và làm kết tủa các protêin. Vì vậy công dụng của chúng là để ‘thuộc’ da. Chúng cũng làm ngưng chảy máu và ngăn ngừa sự nhiễm trùng. Các loại thảo dược có chứa chất tanin được dùng để thắt chặt các mô bị co giãn ra như trong chứng giãn tĩnh mạch; làm khô những chất tiết lỏng quá mức như trong bệnh tiêu chảy, bảo vệ mô bị tổn thương và khi da gặp vấn đề do bệnh chàm hoặc bị phỏng. Vỏ cây sồi( Querus robur) và cây xiêm gai đen( Acacia catechu) cả hai đều chứa lượng tanin cao.

   

6. Nhóm chất proanthocyanin

Coa quan hệ gần với chất tanin và chất polyphenolic này là những sắc tố làm cho hoa và trái cây có màu sắc xanh, tím hoặc đỏ. Chúng là chất chống oxy hóa mạnh và là chất bảo vệ hệ thống lưu thông máu qua tim, tay chân và mắt. Qủa mâm xôi ( Rubus fruticasus), nho đỏ ( Vitis vinifera) và táo gai ( Crataegus oxycantha) tất cả đều chứa một lượng đáng kể chất proanthocyanin.

 

   7. Nhóm chất Coumarin

Các loại coumarin khác nhau được tìm trong thấy trong nhiều loại thực vật và có những tác dụng khác nhau. Chất coumarin trong cây ngạc hương ( Melilotus officcinalis) và hạt dẻ ngựa ( Aesculus hippocastanum) giúp giữ máu ở dạng lỏng; trong khi những chất furanocoumarin như bergaten, được tìm thấy trong rau cần tây ( Apium graveolens), khích thích da rám nắng ; chất khellin được tìm thấy trong cây cần ami ( Ammi visnaga), là một trong những chất làm giãn cơ mạnh giúp cơ trở nên dễ chịu hơn.

 

   8. Nhóm chất Saponin

Là thành phần hoạt tính chính có trong nhiều loại dược thảo, gọi là chất saponinvì giống như xà phòng, chúng tạo ra bọt khi hòa vào nước. Saponin tồn tại ở hai dạng khác nhau: Steroidal và triterpenoid. Cấu trúc hóa học của steroidal saponin tương tự với nhiều loại hormon của cơ thể ví dụ oestrogen ( Hormon của buồng trứng), cortisol và những loài thực vật chứa chúng đều có hoạt tính như hormon. Khoai mỡ dại ( Dioscorea villosa), được dùng để chế tạo thuốc viên tránh thai đầu tiên, có chứa chất steroidal saponin. Trierpeenoid saponin thường được tìm thấy nhiều hơn-ví dụ trong cam thảo ( Glycyrrhiza glabra) và trong rễ cây anh thảo hoa vàng còn gọi là cây ngọc hoa trâm ( Primula veris) – nhưng có tác động lên hormon kém hơn. Chúng thường dùng làm thuốc long đờm và giúp hấp thu chất dinh dưỡng.

 

     9. Nhóm chất Anthraquinon

Anthraquinon là những thành phần hoạt tính chủ yếu có trong nhiều loại thảo mộc như cây keo ( Casisia Senna) và cây đại hoàng Trung quốc ( Rheum palmatum), cả hai loại này đều được dùng làm giảm chứng táo bón. Anthraquinon là chất kích thích nhuận tràng hiệu quả cho ruột già, tạo ra sự co bóp thành ruột và kích thích bài tiết phân trong khoảng 10 tiếng đồng hồ sau khi dùng. Đồng thời chúng cũng làm phân loãng hơn để giảm đau khi đại tiện.

 

   10.  Nhóm chất Cardiac Glycoside

Được tìm thấy trong các loại dược thảo khác nhau, nhất là cây mao địa hoàng( xem mục cây mao địa hoàng thông thường ( digitalis purpurea) và cây hoa lan chuông ( Convallaria majalis), các chất cordilac glycoxide như digitoxin, digitoxin và convollotoxin có tác động mạnh, trực tiếp lên tim, hỗ trợ động mạch và tỷ lệ co bóp của tim khi bị suy yếu. Cacrdiac glycoside cũng có tính chất lợi tiểu đáng chú ý. Chúng giúp kích thích sự sản sinh nước tiểu, vì thế làm tăng sự di chuyển chất lỏng từ các mô và hệ tuần hoàn.

 

   11. Nhóm chất Cyanogenic Glycoside

Mặc dù những chất glycoside chứa chất liệu chính là chất cyanua, một chất cực độc, nhưng với liều lượng nhỏ thì chúng là một chất giảm đau hữu ích, chất giãn cơ có hiệu quả cho tim và cơ bắp. Vỏ cây anh đào dại ( Prumus serotina, trang ) và lá cây cơm cháy ( Sambucus nigra) đều chứa chất cyanogenic glycoside, góp phần vào công dụng chữa bệnh của thực vật để ngăn chặn và xoa dịu chứng ho khan. Nhiều loại nhân trái cây có chứa lượng cyanogenic glycoside cao, ví dụ như trái mơ ( Prunus armeniaca).

   

12. Nhóm chất Polysaccharide 

Được tìm thấy trong tất cả loại thực vật, polysaccharide là những đơn vị phức tạp của phân tử đường liên kết với nhau. Theo một quan điểm vè thảo mộc, các loại polysaccharide quan trọng nhất là những chất nhầy sánh và những chất keo, được tìm thấy trong gốc cây, lá cây và hạt. Chất nhầy và chất keo nếu được hòa tan trong nước sẽ tạo thành một loại chất keo dính giống như thạch, có tác dụng chữa lành và bảo vệ các mô bị tổn thương. Ví dụ làm khô da, trầy xước và màng nhầy ruột bị đau hoặc bị viêm. Chất nhựa từ các loại dược thảo như cây du trơn ( Ulmus rubra) và cây lanh ( linum usitatissimum), được dùng làm thuốc bằng cách ngâm những chất nhựa nhầy này trong nước lạnh. Một số polysaccharide có khả năng kích thích hệ thống miễn dịch, ví dụ chất acemanman, được tìm thấy trong lá cây lô hội( Aloe vera).

 

    13. Nhóm chất Glucosinate 

Glucosinate được tìm thấy duy nhất trong loại cây mù tạc và họ cải bắp, có tác dụng kích thích da, làm cho da bị viêm và giộp lên. Glucosinate được dùng làm thuốc đắp để trị chứng nhức mỏi và đau khớp, tăng sự lưu thông máu huyết đến những khu vực bị nhiễm bệnh, giúp loại bỏ các chất tích tụ ( một nhân tố góp phần gây ra những chứng bệnh liên quan tới khớp xương). Các loại cây tiêu biểu có chứa chất glucosilinate như củ cải ( Raphanus Sativus) và cải xoong ( Nasturtium oficinate).

 

    14. Nhóm chất đắng

Chất đắng tổng hợp của các chất khác nhau có vị đắng rõ rệt. Vị đắng kích thích ra các chất tiết ra từ tuyến nước bọt và cơ quan tiêu hóa. Những chất tiết như thế có thể giúp chúng ta ăn ngon miệng hơn và làm tăng chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa. Nhờ sự tiêu hóa và hấp thu tốt các chất dinh dưỡng, mà cơ thể được nuôi dưỡng khỏe mạnh. Có nhiều loại thảo mộc chứa những thành phần chất đắng, nhất là cây ngải tây ( Artemisia absinthium), cây hoạt ( Swertia chirata) và cây hoa bia ( Humulus lupulus).

 

     15. Nhóm chất Alkaloid

Là một nhóm hỗn hợp, hầu hết phân tử của các chất alkaloid đều chứa nguyên tố nitơ (- NH2) làm cho chúng có tác dụng dược lý đặc thù. Một vài loài thuốc bào được chế từ  chất Alkaloid là những loài thuốc nổi tiếng có công dụng chữa bệnh đã được công nhận. Chẳng hạn như thuốc Vinenstine, có chứa chất Alkaloid lấy từ cây nhạn lai hồng mọc trên đảo Madagascard, cây dừa cạn ( Vinca rosea), được sử dụng để điều trị một số chứng ung thư. Các loại Alkaloid khác như atropine có trong cây cà độc dược ( Atropa belladonna) có tác dụng trực tiếp lên cơ thể, làm giảm sự co thắt, giảm sự đau đớn và ngưng tiêu chảy.

  

16. Nhóm Vitamin

Mặc dù vitamin thường ít được chú ý đến, nhưng có nhiều loại thực vật dùng là thuốc vẫn chứa một lượng vitamin hữu ích. Một số thực vật được nhiều người biết đến vì lượng viatamin của chúng, ví dụ như chanh ( Citrus limon) có lượng vitamin C cao và cà rốt ( Daucus carota) giàu chất beta- carotene ( tiền tố vitamin A), nhưng nhiều loại cây ít được biết đến. Ví dụ cải xoong ( Nasturtium oficinale) chứa một lượng đáng kể các chất vitamin như B2, B1, C và E cũng như beta – carotene, trong khi đó cây gai biển có quả mọng ( Hippophae rhamnoides) có thể được xem như là một loại cây cung cấp vitamin và chất khoáng bổ sung.

 

    17. Nhóm chất khoáng

Giống như rau xanh, nhiều loài cây thuốc cũng cung cấp những lượng chất khoáng cao. Thực vật có cách tạo ra chất hữu cơ đặc biệt, chúng hút chất khoáng trong đất, biến đổi thành một dạng mà cơ thể có thể hấp thu và sử dụng dễ dàng hơn. Các loại thực vật có dạng rau xanh như cải bắp ( Brasica oleracea) hoặc dùng làm thuốc như tảo biển ( Fucus vesiculasus) thì trong nhiều trường hợp, chất khoáng đóng vai trò quan trọng trong tác dụng chữa bệnh của thực vật đối với cơ thể. Lá bồ công anh ( Taraxacum oficinsle) là một loại thuốc hiệu nghiệm, được lầm cân bằng bởi lượng cali cao của nó, trong khi đó lượng silic dioxyt chứa trong cây mộc tặc ( Equisetum arvense) củng cố sự phục hồi mô liên kết, làm cho nó trở nên hữu ích trong việc chữa trị chứng viêm khớp.

 

 18. Nhóm kháng thể thực vật.

Nhóm kháng thể thực vật rất đa dạng và xuất hiện khi gặp các kháng nguyên xâm nhập.

 

Trích Trong Thảo dược Toàn thư của Andrew chevallier

Các bài viết liên quan
Thiết kế website chất lượng cao NAM VIỆT IT