0913 840 746
Thứ sáu, ngày 19 tháng 04 năm 2024
TÌM KIẾM
TIN MỚI Y HỌC
80% BỆNH NHÂN UNG THƯ VN ĐẾN BỆNH VIỆN Ở GIAI ĐOẠN CUỐI
Mỗi năm VN có 200 ngàn bệnh nhân ung thư mới, 70 ngàn người bệnh ung thư tử vong. Trong đó, đến 80% bệnh nhân ung thư ở VN đến bệnh viện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Việt Nam có 160.000 ca ung thư/năm: Vì sao ăn bẩn, độc
Mỗi năm Việt Nam có từ 130 nghìn đến 160 nghìn trường hợp mắc mới, trong đó có khoảng 85 nghìn đến 115 nghìn người tử vong do căn bệnh này.
Công bố danh sách “làng ung thư”
Theo dự án Điều tra, tìm kiếm nguồn nước hợp vệ sinh phục vụ cấp nước sinh hoạt cho một số làng ung thư của VN, các nguồn nước ăn uống, sinh hoạt tại 37 làng ung thư đều ô nhiễm nặng.
Triclosan trong kem đánh răng Colgate: vạch trần hàm lượng nguy hiểm sức khỏe
Từ sau khi Triclosan được nhiều nghiên cứu khoa học công bố là làm tăng nguy cơ ung thư, nhiều hãng sản xuất hóa mỹ phẩm đã loại bỏ nó trong thành phần sản phẩm. Chất này bị cấm ở nhiều nước Âu Mỹ. Tại Việt Nam, Triclosan cũng không còn được sử dụng trong các sản phẩm kem đánh răng, trừ Colgate. Đáp lại mối lo ngại của người tiêu dùng, Bộ Y tế cho biết Triclosan được phép sử dụng nếu hàm lượng không vượt ngưỡng 0,3%.
Cung cấp thuốc kém chất lượng, công ty dược của Mỹ bị rút giấy phép
Ngoài việc bị rút giấy phép hoạt động, Công ty Ronbinson Pharma, Inc (Mỹ) phải nộp phạt 80 triệu đồng vì sản xuất thuốc kém chất lượng, trong đó có nhiều lô glucosamine
HOANG MANG VỚI VỎ THUỐC-GELATINE
Gelatin có trong mô liên kết, xương, da của động vật và là sản phẩm được sản xuất từ da heo, da bò. Từ da heo, bò, collagen được thủy phân hóa một phần để biến thành gelatin. Như vậy để bào chế thuốc là viên nang phải có vỏ nang được chế tạo từ nguyên liệu là gelatin. Và gelatin dùng trong ngành dược sản xuất thuốc phải là gelatin dược dụng.
Kem đánh răng nào ở VN có chất gây ung thư triclosan?
Khảo sát của Kiến Thức về các sản phẩm kem đánh răng hiện nay: đều ghi rõ thành phần, không ghi hàm lượng. Câu hỏi đặt ra: chất triclosan gây ung thư chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

ĐƯỜNG DÂY NÓNG

0913 840 746

GĐ : NGUYỄN CÔNG KHUÔNG

[email protected]

TƯ VẤN TRAO ĐỔI

Phuongtd Thao

TƯ VẤN - HỖ TRỢ
THỐNG KÊ TRUY CẬP
4321
Đang online: 2
Truy cập hôm nay: 32
Truy cập hôm qua: 37
Truy cập trung bình: 4321
Tổng số truy cập: 4321
Your IP : 18.191.181.231
Phản biện y học

Ý KIẾN VỚI CHÍNH PHỦ

Ý KIẾN VỚI CHÍNH PHỦ

 

Kính gửi: -  Ông         THỦ TƯỚNG - NGUYỄN TẤN DŨNG

 

      - Ông   PHÓ THỦ TƯỚNG -  NGUYỄN THIỆN NHÂN

 

      - Ông   CHÁNH VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ - VŨ ĐỨC ĐAM

 

      -      BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ - NGUYỄN THỊ KIM TIẾN

 

      - Bà      THỨ TRƯỞNG BỘ Y TẾ - NGUYỄN THỊ XUYÊN

 

Thưa Quý Ông, Bà !

 

    Tôi là Nguyễn Công khuông, Giám đốc công ty TNHH SX & TM Phương Thảo, trụ sở tại 30 Trương Văn Bang, TP. Vũng Tàu, Website: www.phuongthaotd.com . Email: [email protected]. Điện thoại: 0913 840 746. Xin gửi Quý Ông Bà lời chào trân trọng.

 

Thưa Quý Ông Bà !

    Quá tải bệnh viện là vấn nạn làm đau đầu Chính Phủ và người dân cả nước trong nhiều năm qua, thực tế cho thấy Chính Phủ và Bộ Y Tế đã có nhiều giải pháp nhằm giải quyết vấn đề này nhưng đến nay vẫn không hiệu quả mà thậm chí ngày càng quá tải nhiều hơn.    Khi đi khảo sát các bệnh viện, Bộ trưởng Bộ Y Tế Nguyễn Thi Kim Tiến đã phải thốt lên: “ Không có đất nước nào tôi đến, kể cả châu Phi, lại có cảnh bệnh nhân phải nằm gầm giường như ở nước ta”.

    Ngày 23/2, tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2012 của Bộ Y tế, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu ngành y tế phải thực hiện quyết liệt các giải pháp để tiến tới không để tình trạng người bệnh phải nằm ghép.

    Ngày 11/1/2012, PGS.TS. Nguyễn Thị Xuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế, đã họp với Ban soạn thảo đề án giảm tải bệnh viện gồm đại diện Cục Quản lý khám, chữa bệnh; Vụ Pháp chế; lãnh đạo các Bệnh viện. Ban soạn thảo và các đại biểu nhất chí cho rằng, hiện trạng quá tải bệnh viện hiện nay là hậu quả tập hợp của năm nhóm nguyên nhân chính:Một là: nhu cầu và ý thức khám chữa bệnh của người dân; Hai là: mô hình bệnh tật thay đổi; Ba là: đầu tư y tế thấp; Bốn là: y tế cơ sở còn hạn chế; Năm là: xây dựng chưa đầy đủ các quy chế, hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật; việc xây dựng chính sách và tác động không mong muốn của một số chính sách. http://www.yhocthuchanh.vn/Detailnew/125/2500/bo-y-te-hop-ban-soan-thao-de-an-giam-tai-benh-vien.htm

   Từ những nguyên nhân trên, PGS.TS. Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh - Bộ Y tế đã phác thảo giải pháp giảm quá tải bệnh viện như sau:

1        Mở rộng và xây mới cơ sở hạ tầng bệnh viện để tăng tỷ lệ giường bệnh trên 1 vạn dân song song với việc đầu tư trang thiết bị và tuyển đủ nhân lực và trình độ chuyên môn để làm việc.

2        Đầu tư mua sắm, bổ sung đủ trang thiết bị có chất lượng, phù hợp để thực hiện các kỹ thuật tại bệnh viện.

3          Nghiên cứu thay đổi giá viện phí cho phù hợp giữa các tuyến để hạn chế người bệnh tự ý chuyển lên tuyến trên.

4         Thực hiện cải cách thủ tục hành chính và xây dựng chế tài, cần phải đổi mới cơ chế quản lý bệnh viện, đẩy mạnh cải cách hành chính.

5         Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát.

6          Nhanh chóng xây dựng cơ chế về tài chính y tế - viện phí - cơ chế thanh toán.

7         Xây dựng và thực hiện các cơ chế chính sách, thu hút và tăng cường nguồn lực cho tuyến dưới.

8         Đẩy mạnh xã hội hoá công tác khám, chữa bệnh, tăng số giường bệnh tư nhân và đa dạng hoá các loại hình khám, chữa bệnh.

9         Tăng cường các hình thức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân, tạo lòng tin của người dân với các cơ sở y tế ở tuyến dưới. http://suckhoedoisong.vn/20120224113912938p61c67/nhung-giai-phap-giam-qua-tai-benh-vien.htm

Thưa Quý Ông, Bà !

 Muốn chữa khỏi bệnh thì phải tìm được nguyên nhân gây bệnh rồi tìm thuốc chữa nguyên nhân thì bệnh sẽ khỏi, muốn chống quá tải bệnh viện thì phải tìm được nguyên nhân gây quá tải rồi mới tìm cách xử lý thì hết quá tải.  Phân tích kỹ nhận định về nguyên nhân gây quá tải bệnh viện tại cuộc họp ngày 11/1/2012 của Bộ Y tế và dự kiến các giải pháp giảm tải của PGS.TS. Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh - Bộ Y tế, tôi cho rằng: Bộ Y tế nhận định nguyên nhân gây quá tải bệnh viện như vậy là không đúng, do đó các giải pháp chống quá tải mà Giáo sư Lương Ngọc Khuê đưa ra sẽ không giải quyết được tình trạng quá tải bệnh viện. 

Vì sao tôi nói Bộ Y tế nhận định nguyên nhân quá tải như vậy là không đúng  ?

Vì quá tải bệnh viện là số người đến khám và điều trị tại bệnh viện nhiều hơn khả năng khám và điều trị hiện có của bệnh viện. Số người đến khám và điều trị nhiều là do nhiều người bị bệnh, nhiều người bị bệnh là do chúng ta không làm tốt khâu phòng bệnh, chứ không phải do nhu cầu và ý thức của người dân, vì không có người dân nào có nhu cầu đi khám và chữa bệnh khi không có bệnh.

 “Phòng bệnh hơn chữa bệnh ”. là câu nói cửa miệng của mọi người trên thế giới. Đảng, Nhà nước và Quốc hội rất quan tâm đến việc phòng bệnh, thế nhưng chúng ta lại coi nhẹ khâu phòng bệnh, hãy xem tác giả Lan Anh viết trong báo Tuổi trẻ như sau: “ Trong phân bổ ngân sách, nghị quyết của Quốc hội đã yêu cầu dành 30% ngân sách y tế cho y tế dự phòng, nhưng theo ông Trịnh Quân Huấn - chuyên gia cao cấp của Bộ Y tế, rất ít địa phương dành ngân sách cho y tế dự phòng đúng quy định này. Năm 2011, dịch tay chân miệng nóng nhất từ trước đến nay, nhưng có địa phương kể từ đầu năm đến tháng 11-2011 chỉ chi có... 150 triệu đồng cho đủ các công việc liên quan đến dự phòng, chống dịch. Và địa phương này đã trở thành nơi có số tử vong/số mắc tay chân miệng cao nhất cả nước “. http://tuoitre.vn/Tuoi-tre-cuoi-tuan/Van-de-Su-kien/470538/Giuong-benh-va-nhung-nhiem-ky-Bo-truong.html .

     Nhiệm vụ duy nhất của ngành Y tế là phòng và chữa bệnh, phòng bệnh tốt sẽ có ít người bị bệnh, ít người bị bệnh thì ít người đến khám và chữa bệnh, ít người đến khám và chữa bệnh thì bệnh viện không quá tải, ít phải chữa bệnh, không phải xây dựng nhiều bệnh viện, không phải mua nhiều thuốc chữa bệnh.Mấu chốt của quá tải và giảm tải bệnh viện là như vậy, thế nhưngkhông hiểu sao Bộ Y tế lại không nhận định phòng bệnh kém là nguyên nhân gây quá tải bệnh viện. Có lẽ do không xác định phòng bệnh kém là nguyên nhân dẫn đến quá tải nên cục trưởng Cục khám chữa bệnh không đưa việc phòng chống bệnh vào giải pháp giảm tải. Có một điều lạ là mọi người chú ý nhiều đến quá tải do lượng người đến khám chữa bệnh nhiều hơn số giường bệnh mà rất ít người để ý đến các nhân viên y tế đang kiệt sức vì phải làm việc quá cường độ từ  4 đến 5 lần.

Giải pháp mở rộng và xây dựng thêm bệnh viện, trang bị nhiều phương tiện khám chữa bệnh không giảm tải mà làm nghèo đất nước và ép nhân viên y tế phải làm việc đến chết.

-          Về mặt kinh tế:

       Dân số nước ta hiện nay có khoảng 87 triệu dân, nếu tỷ lệ giường bệnh hiện nay là 21/vạn dân thì số giường bệnh là 182 700, nếu nâng tỷ lệ giường bệnh lên 25 giường / vạn dân thì phải xây thêm 34 800 giường bệnh, mỗi giường bệnh giá 1 tỷ thì số tiền chi ra là 34 800 tỷ tương đương 1,7 tỷ USD, mỗi giường bệnh phải mất 50 mét vuông sàn, tương đương 1 740 000 mét vuông ( TCXD VN số 365 – 2007 ), thời gian xây xong tối thiểu là 5 năm. Sau 5 năm số dân nước ta tăng lên 5 triệu ( hệ số gia tăng dân số là 1,08 ) thì phải tiếp tục xây thêm 12 500 giường bệnh, vậy là ta phải triền miên xây bệnh viện, điều này chúng ta không thể làm nổi.

-          Về nhân lực.

     Nếu ta giảm tải bằng cách cơi nới bệnh viện, kê thêm giường bệnh sẽ vi phạm TCXDVN số 365 – 2007, số người bệnh trong bệnh viện sẽ như một cái chợ. Theo Thông tư 08 thì mỗi cán bộ y tế chăm sóc khoảng 0,5 giường bệnh, nếu kê thêm giường trong tình trạng quá tải hiện nay thì một nhân viên y tế phải chăm sóc 5 giường bệnh thì họ sẽ chết vì kiệt sức vì họ làm quá sức gấp 10 lần.

     Nếu giảm tải bằng cách xây thêm bệnh viện, nâng tỷ lệ giường bệnh lên 25/vạn dân. Theo định mức biên chế cán bộ y tế quy định tại Thông tư số 08/2007/TTLT-BYT-BNV ngày 05 tháng 6 năm 2007 của Bộ Y tế, nếu lấy trung bình 1,7 cán bộ / giường bệnh thì chúng ta phải bổ sung 59 160 nhân viên y tế, 5 năm sau dân số tăng thêm 5 triệu người thì phải xây tiếp 12 500 giường bệnh, số nhân viên y tế phải bổ sung là 21 250 người. Điều này chúng ta cũng không làm được bởi quy mô và năng lực đào tạo cán bộ y tế nước ta không đáp ứng được ( giáo trình giảng dạy lạc hậu từ 20 - 30 năm, khả năng đào tạo có hạn và không cân đối ).

http://khamchuabenh.net/vB/forum/upload/archive/index.php/t-2706.html   

 http://www.ven.vn/nhan-luc-nganh-y-te-bao-gio-cung-moi-ducau_t77c440n19957tn.aspx

http://daidoanket.vn/index.aspx?Menu=1425&Chitiet=46352&Style=1

Vì sao ngành y tế không chú trọng phòng bệnh mà thích chữa bệnh ?

Vì Chính phủ cho phép ngành y Tế thực hiện tự chủ theoNghị địnhsố 43/2006/NĐ-CPngày 25/4/2006 của Chính phủ.

     Trong xã hội chỉ có những người làm Giáo dục và Y khoa được tôn là THẦY, thầy thì phải lấy đức làm trọng, tiền là thứ yếu. Đã chọn nghề được tôn làm thầy thì không nên lấy lợi nhuận làm mục đích.

    Trong xã hội có 2 nghề mà họ càng thất nghiệp thì đất nước càng phồn vinh đó là nghề chữa bệnh và chữa cháy, nếu cứu hỏa mà quá tải thì đất nước sẽ ra tro, nếu bác sỹ chữa bệnh mà quá tải thì đất nước thành nhà thương hoặc bãi tha ma. Do vậy hai ngành này mới có câu thành ngữ gần giống nhau: “ Phòng cháy hơn chữa cháy” và “ Phòng bệnh hơn chữa bệnh”.

     Việc Chính phủ cho phép nghành y được tự chủ tài chính làm cho các bác sỹ đặt đồng tiền lên trên nhân cách, họ kiếm tiền trên thân xác người bệnh, chính vì vậy mà nhiều bệnh viện không muốn giảm tải, mà muốn càng nhiều người bị bệnh càng tốt, bệnh càng nặng càng kiếm được nhiều tiền, thậm chí họ bịa bệnh cho nạn nhân, bắt người bệnh phải xét nghiệm đủ thứ, họ kê đơn thêm nhiều loại thuốc, biến bệnh nhân thành nạn nhân, họ tranh giành ảnh hưởng với nhau để lôi kéo bệnh nhân, họ sẵn sàng làm quá sức mình, làm đến chết để kiếm tiền.

 http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/39497/nghich-ly--nhieu-benh-vien-thich--qua-tai-.html

http://laodong.com.vn/Tin-Tuc/Benh-vien-Tang-them-thu-nhap-tu-qua-tai/68076

http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120206/benh-vien-an-cap-gio-cong.aspx

http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120207/benh-vien-an-cap-gio-cong-ky-2-huong-loi-tu-co-so-cong.aspx

Nếu  kiếm tiền như vậy ai được lợi ?

    Các hãng dược nước ngoài và các hãng sản xuất thiết bị y tế nước ngoài được lợi, đất nước ta ngày càng nghèo, dân và bác sỹ ta càng khổ vì giá rau, gạo mua càng cao thậm chí không có gạo và rau vì dân bị bệnh nhiều không có người trồng cấy.

    Hãy xem các hãng dược nước ngoài kiếm lợi khủng khiếp đến mức nào: loại thuốc có lợi nhuận cao tới 1183 % là thuốc chữa viêm mống mắt Prednisolon, còn các loại thuốc khác lợi nhuận ước cũng đến 600 %. Một năm nước ta mất khoảng gần 3 tỷ USD mua thuốc tân dược, dược mỹ phẩm, trang thiết bị y tế và đem tiền ra nước ngoài chữa bệnh , nếu chia 3 tỷ USD cho 600 % lợi nhuận của nhà sản xuất và 200 % cho các công ty môi giới thì mỗi năm nước ta biếu không cho các hãng dược, cho các hãng  trang thiết bị y tế và các bệnh viện nước ngoài khoảng 2,4 tỷ USD, trong khi đó số tiền xuất khẩu gạo của cả nước trong 1 năm chỉ có khoảng 3 tỷ USD.

    Điều đáng nói là phần lớn thuốc nhập về là hóa chất tổng hợp giả tự nhiên, và giả thuốc thật - dạng generic. Cho đến nay, thực tế cho thấy tất cả các thuốc tân dược kể cả thuốc bổ đều gây hại và giảm thọ cho người bệnh. Thiết bị y tế hiện đại nhất, đắt nhất là máy chụp cắt lớp do Anh, Mỹ phát minh thì có độ phóng xạ cao gấp 200 lần máy chụp X quang, nên hiệp hội Y khoa nước Anh đã khuyến cáo không nên dùng, vậy mà ta mua khá nhiều để trang bị cho các bệnh viện để các bác sỹ tiêu diệt dân ta. Thật là lợi bất cập hại, bác sỹ ta kiếm được của người bệnh thêm 5 triệu 1 tháng thì biếu không cho nước ngoài 2,4 tỷ USD rồi suốt ngày than vãn nước ta thua kém nước ngoài thì có nên không ?

Nước ta thừa tiền chi cho Y tế nếu làm tốt việc phòng bệnh.

    Năm 2011, chỉ riêng TP. HCM đã khám và điều trị tới 31 triệu lượt người, nếu cộng cả miền Trung và miền Bắc thì số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị sẽ tới 70 triệu, mỗi người đi khám sẽ kèm tối thiểu 1 người, vị chi là 140 triệu. Một năm có 140 triệu người nghỉ việc đi khám bệnh và chữa bệnh thì cả nước sẽ mất rất nhiều tiền. Tạm tính như sau: 60 000 đồng tiền công 1 ngày làm, 100 000 đồng tiền tàu xe, 50 000 đồng tiền ăn, vậy tổng số tiền tiêu tốn là 29 400 tỷ VND. Tiền thuốc và chi phí khám bệnh khoảng 500 000 đồng, 70 triệu người mất 35 000 tỷ, vị chi một năm nước ta mất 64 400 tỷ, tương đương 3,2 tỷ USD. Nếu ta làm tốt công tác phòng bệnh, số người bị bệnh giảm một nửa ta sẽ tiết kiệm được 32 200 tỷ, số còn lại phát lương cho 500 000 nhân viên y tế ( 300 000 nhân viên trực tiếp và 200 000 nhân viên gián tiếp), thì mỗi người  được 26,8 triệu đồng một tháng - nhiều hơn lương nhân viên Y tế nước ngoài ( giá sinh hoạt của ta lại quá thấp ). Làm giàu kiểu này rất sạch, ngon và đẹp, tại sao ngành y ta không làm ?

http://laodong.com.vn/Tin-Tuc/Giam-tai-benh-vien-Van-loay-hoay-tim-giai-phap/75674

Cần xóa bỏ chế độ tự chủ tài chính cho ngành y tế.

     Các bất cập trong việc cho ngành y tế tự chủ tài chính đã được Hội khoa học kinh tế Y tế Việt nam nêu tại đây: http://www.vhea.org.vn/print-html.aspx?NewsID=177 . Để khắc phục tình trạng quá tải bệnh viện, để bác sỹ thật sự là bác sỹ chuyên tâm lo cho sức khỏe nhân dân mà không phải bận tâm tính kế kiếm tiền trên thân xác dân ta thì Chính phủ  nên xóa bỏ chế độ tự chủ tài chính cho ngành y tế như mô hình Y tế của nước Pháp và nước Đức. Như phần trên tôi đã phân tích, nếu ngành Y tế làm tốt công tác phòng bệnh, giảm tải bệnh viện thì mỗi năm nhà nước lợi 32 200 tỷ, không phải dùng đến tiền bảo hiểm y tế, lương của nhân viên y tế sẽ cao hơn cả lương dầu khí và ngân hàng, mà không phải đầu tắt mặt tối kiếm tiền, nhân viên y tế lại là THẦY đúng nghĩa, Y đức vẫn giữ được, dân thì giàu và khỏe sẽ làm ra nhiều tiền của cho đất nước – Dân giàu, nước mạnh.

Trước mắt sẽ phải làm sao để giảm tải bệnh viện giúp người dân đỡ khổ, giúp nhân viên y tế không bị đột qụy vì quá tải ?

     Theo tôi phải khẩn trương tiến hành quyết liệt việc phòng bệnh, tôi dùng từ phòng bệnh chứ không dùng từ Y tế dự phòng như các chuyên gia Y tế đang dùng. Việc này  Bộ Y tế không làm được, nhưng tôi làm được nếu Chính phủ và Bộ Y tế tạo điều kiện giúp tôi về kinh phí, chuyên gia và phương tiện truyền thông.

    Ngày 12 tháng 2 năm 2012, tôi đã gửi thư cho Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đề nghị Bộ giúp tôi làm việc này, tôi cam đoan rằng nếu Bộ tạo điều kiện giúp đỡ, tôi sẽ làm giảm từ 30 đến 50 % tình trạng quá tải bệnh viện hiện nay, thế nhưng cho tới nay vẫn chưa có ý kiến trả lời. Phải chăng Bộ Y tế cho rằng đó là tham vọng hoang tưởng ?

Thưa Quý Ông, Bà !

      Tôi nghiên cứu Y học đã lâu, tôi làm việc này không phải vì danh lợi, không phải hoang tưởng  mà vì Nhân dân, vì ngành Y tế và đất nước. Tại sao số đông người Việt cứ tôn sùng Y học Trung hoa, trong khi ông tổ y học phương đông - Thần Nông là người Việt ? Tại sao ta cứ mang tiền sang Trung Quốc chữa bệnh, cứ vào các bệnh viện Trung Quốc tại Việt nam để chữa bệnh, trong khi trước đây Vua nhà Minh Trung Quốc phải sang tận nước ta bắt Cụ Tuệ Tĩnh sang Trung Quốc chữa bệnh cho họ ? Tại sao ta còn nghèo mà cứ vác tiền cho các hãng dược Phương Tây ? Như tôi phân tích trên đây, nếu ta giảm tải được và chỉ cần dùng nửa số tền giảm tải trả lương thì lương của nhân viên ngành y tế đã là 1300 USD một tháng, tại sao ta không làm giàu cho mình mà cứ làm giàu cho người ở đâu rồi cứ suốt ngày kêu khổ, kêu hèn không bằng người nước nọ, nước kia ? Tôi đã từng lãnh đạo 30 người liên xô suốt 10 năm trời, nhiều người Đức, Pháp, Mỹ, Úc đã từng đến tận nhà tôi để làm việc, nên tôi biết họ không giỏi hơn ta, vậy sao ta cứ phải tôn phục họ ?

   Làm tốt công tác phòng bệnh, ngoài việc chi trả chi phí cho ngành Y tế, mỗi năm ta tiết kiệm được 4 tỷ USD mà ngành Y tế không phải xoay sở kiếm tiền trên người bệnh là một giải pháp hữu ích gấp nhiều lần bài toán tự chủ mà chúng ta đã thực hiện từ năm 2008 đến nay, thiết nghĩ không nên không thực hiện. Việc giảm tải bệnh viện làm giàu cho Nước, cho Dân là bổn phận của mỗi công dân, Bộ Y tế cũng không nên mặc cảm nghề nghiệp mà nên cởi mở cộng tác với mọi tổ chức xã hội và công dân cùng xắn tay khẩn trương làm việc này càng sớm càng tốt. Tôi sẵn sàng cộng tác cùng Bộ để làm việc này, sẵn sàng trình bày phương án và giải đáp mọi thắc mắc trước lãnh đạo Bộ và các chuyên gia Y tế bất cứ lúc nào. “ Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong “. Giải pháp của tôi thật đơn giản, trong 1 năm, tôi sẽ đào tạo cho 25 triệu người mẹ trong 25 triệu hộ gia đình thành 25 triệu bác sỹ gia đình để họ tự phòng bệnh và dùng cây thuốc quanh nhà để chữa bệnh ban đầu cho gia đình họ, tôi sẽ biến 25 triệu hộ gia đình thành 25 triệu bệnh viện, lúc đó chắc chắn sẽ có rất ít người đến bệnh viện, các bác sỹ chính quy sẽ thất nghiệp, nhà nước không phải vất vả lo xây bệnh viện, không phải nhập thuốc Generic từ nước ngoài về làm hại dân ta.

Xin gửi Quý Ông bà lời chào Trân trọng !

                                                                    VŨNG TÀU, NGÀY 4 THÁNG 3 NĂM 2012

                                                                           Kính thư

 

 

                                                                            Nguyễn Công Khuông

 

Các bài viết liên quan
Thiết kế website chất lượng cao NAM VIỆT IT