0913 840 746
Thứ sáu, ngày 29 tháng 03 năm 2024
TÌM KIẾM
TIN MỚI Y HỌC
80% BỆNH NHÂN UNG THƯ VN ĐẾN BỆNH VIỆN Ở GIAI ĐOẠN CUỐI
Mỗi năm VN có 200 ngàn bệnh nhân ung thư mới, 70 ngàn người bệnh ung thư tử vong. Trong đó, đến 80% bệnh nhân ung thư ở VN đến bệnh viện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Việt Nam có 160.000 ca ung thư/năm: Vì sao ăn bẩn, độc
Mỗi năm Việt Nam có từ 130 nghìn đến 160 nghìn trường hợp mắc mới, trong đó có khoảng 85 nghìn đến 115 nghìn người tử vong do căn bệnh này.
Công bố danh sách “làng ung thư”
Theo dự án Điều tra, tìm kiếm nguồn nước hợp vệ sinh phục vụ cấp nước sinh hoạt cho một số làng ung thư của VN, các nguồn nước ăn uống, sinh hoạt tại 37 làng ung thư đều ô nhiễm nặng.
Triclosan trong kem đánh răng Colgate: vạch trần hàm lượng nguy hiểm sức khỏe
Từ sau khi Triclosan được nhiều nghiên cứu khoa học công bố là làm tăng nguy cơ ung thư, nhiều hãng sản xuất hóa mỹ phẩm đã loại bỏ nó trong thành phần sản phẩm. Chất này bị cấm ở nhiều nước Âu Mỹ. Tại Việt Nam, Triclosan cũng không còn được sử dụng trong các sản phẩm kem đánh răng, trừ Colgate. Đáp lại mối lo ngại của người tiêu dùng, Bộ Y tế cho biết Triclosan được phép sử dụng nếu hàm lượng không vượt ngưỡng 0,3%.
Cung cấp thuốc kém chất lượng, công ty dược của Mỹ bị rút giấy phép
Ngoài việc bị rút giấy phép hoạt động, Công ty Ronbinson Pharma, Inc (Mỹ) phải nộp phạt 80 triệu đồng vì sản xuất thuốc kém chất lượng, trong đó có nhiều lô glucosamine
HOANG MANG VỚI VỎ THUỐC-GELATINE
Gelatin có trong mô liên kết, xương, da của động vật và là sản phẩm được sản xuất từ da heo, da bò. Từ da heo, bò, collagen được thủy phân hóa một phần để biến thành gelatin. Như vậy để bào chế thuốc là viên nang phải có vỏ nang được chế tạo từ nguyên liệu là gelatin. Và gelatin dùng trong ngành dược sản xuất thuốc phải là gelatin dược dụng.
Kem đánh răng nào ở VN có chất gây ung thư triclosan?
Khảo sát của Kiến Thức về các sản phẩm kem đánh răng hiện nay: đều ghi rõ thành phần, không ghi hàm lượng. Câu hỏi đặt ra: chất triclosan gây ung thư chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

ĐƯỜNG DÂY NÓNG

0913 840 746

GĐ : NGUYỄN CÔNG KHUÔNG

[email protected]

TƯ VẤN TRAO ĐỔI

Phuongtd Thao

TƯ VẤN - HỖ TRỢ
THỐNG KÊ TRUY CẬP
3844
Đang online: 1
Truy cập hôm nay: 18
Truy cập hôm qua: 44
Truy cập trung bình: 3844
Tổng số truy cập: 3844
Your IP : 3.238.195.81
Y học Tuệ Tĩnh

TUỆ TĨNH, QUYỂN 7 - CÁC BỆNH NỘI NHÂN

QUYỂN VII. CÁC BỆNH NỘI NHÂN
 
I - NỘI THƯƠNG
 
Nội thương là khí huyết tạng phủ bị thương tổn bên trong. Thận thể con người nhờ khí huyết mà sinh trưởng, nhờ tạng phủ mà nuôi dưỡng. Cho nên khéo bồi bổ thì có ích,không khéo gìn giữ thì có hại.
Khéo bồi bổ là gì?
Là: Lo nghĩ vừa phải, mừng giận có chừng, ăn uống dè dặt, làm lụng điều độ.. như thế là có ích.
Không khéo giữ gìn là gì?
Là ham muốn quá độ, tửu sắc không dè, thất tình dồn ép, làm lụng quá sức, tinh thần và hình thể đã bị mệt mỏi ắt gặp phải tai hại mà sinh bệnh tật.Cho nên biết giữ gìn thân phải hết sức cẩn thận, biết phòng bệnh hơn là chãư bệnh.
Bệnh nội thương lúc mới phát cũng giống như bệnh ngoại cảm, người chãu bệnh phải xét cho rành, nôi thương là do nguyên nhân khí suy yếu mà sinh bệnh, ngoại cảm la do tà khí quá thịnh mà phát sinh, nếu nguyên khí suy yếu mà còn công tả, hoặc tà khí quá thịnh mà còn bổ còn liễm thì sai 1 ly đi 1 dặm. Tục ngữ có cuâ, thuốc có thể cứu người mà cũng có thể giết người. Lời nói đó thật không phải là quá đáng, cho nên người chữa bệnh hễ giỏi về mạch thì xem mạch để đoán bệnh như thế mới tránh khỏi cái vạ “giết người không dao”
Bệnh nội thương thì nóng rét xen nhau không cùng phát 1 lúc, ngoại cảm thì cùng phát 1 lúc mà không gián đoạn. Nội thương tuy không sợ rét nnhưng hễ được ấm thì đỡ, ngoại cảm thì sợ rét, mặc dù gặp nóng dữ cũng không đỡ, Nội thương chỉ sợ gió, nhưng chỉ sợ 1 thứ gió độc nào đó, ngoại cảm sợ gió và mọi thứ gió lạnh, nội thương miệng ăn không biết mùi vị, mà trong bụng  ăn không điều hoà, ngoại cảm thì mũi ngửi không biết mùi vị, như bị nghẹn bí tắc, nội thương thì vì nguyên khí không đủ, thường nhác nói, tiếng nói, trước nặng sau nhẹ, ngoại cảm thì tà khí có thừa, tiếng nói mạnh bạo, trước nặng sau nhẹ, nội thương thì lòng bàn tay nóng mà lưng bàn tay mát, ngoại cảm thì lòng bàn tay mát mà lưng bàn tay nóng. Nội thương thì đầu lúc nhức lúc không, ngoại cảm thì đầu nhức liên miên. Phải dựa vào các phép so sánh  trên đây của Nội kinh mà xét kỹ tình trạng nội thương hay ngoại cảm, xem lại bệnh ở vào tạng nào, kinh nào để chiếu theo các phương mà chữa.
1. Kinh trị hư tổn lâu năm không khỏi.
Hột bí đao óc vỏ phơi khô, tán nhỏ, mỗi lần uống 2đ/c với rượu nóng lúc đói, uống lâu thì kiến hiệu.
2. Kinh trị lao tổn, nóng hầm hập, các thứ thuốc không chuyển.
Thanh hao dùng cả cây hoa và lá, sắc đặc, hoặc cô thành cao hoà với nước tiểu trẻ em thường uống thì công hiệu.
3. Kinh trị người nguyên khí hư yếu, ăn uống không biết ngon, hình dáng vàng gầy, đái đục, tai ù, mắt mờ, thường hay xây xẩm, đi tả đi lị, ăn vào mửa ra.
Hột sen bỏ vỏ, bỏ tim, tẩm rượu, sao vàng tán nhỏ, dồn vào cái bao tử heo đực, buộc chặt lại nấu chín giã nát, luyện mật làm viên bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 100 viên với nước trà vào lúc đói, thật là phương thuốc tiên.
4. Kinh trị người huyết hư, nóng hầm trong xương, đổ mồ hôi trộm hình dáng khô gầy, chảy máu cam, đại tiện ra huyết, mọi chứng huyết nhiệt nói chung
Thịt trâu và tuỷ trâu, thường dùng làm món ăn, ăn nhiều rất bổ.
5. Truyền trị nội thương, trong bụng có hòn báng.
Trùn khoang cổ, lấy dao tre rạch bỏ dất trong ruột, rửa sạch, ngào với mật ong, mỗi lần dùng 4,5 con uống với nước trà vào lúc đói, uống 3 buổi sáng thì kiến hiệu, nếu nhiều đờm thì lấy dầu mè tẩm trùn, sao cho khô rồi mới ngào với mật ong mà uống.
6. Truyền trị bệnh nội thương hư tổn người khô khan gầy róc, tiểu tiện không ngăn giữ được hoặc đại tiện đi lỏng.
Bong bóng heo đực, 1  cái, Hột sen bóc vỏ, bỏ tim, tán nhỏ, rưới rượu ngon chút ít cho đều, bỏ vào đầy bong bóng buộc chặt cho vào nồi nấu chín, đợi nguội mang ra cắt nhát cho ăn tuỳ thích, ăn được 4,5 lần là kiến hiệu.
Chi tử sao vàng tán nhỏ, mỗi lần uống 1,2 đồng với nước gừng.
7. Kinh trị chứng lao nhiệt (hễ làm mệt thì sốt) và chứng sốt từng cơn.
Lá mướp đắng, lá câu kỷ, 2 vị bằng nhau giã nhỏ, hoà với chảy về phía đông, lọc bỏ bả mà uống, hết cơn mệt 1 lúc thì hoà với 1 chén mật mía, ho tức ngực thì hoà với 1 chén mật ong, eo lưng đau, tai điếc thì hoà với 1 chút muối .
8. Truyền trị chứng sốt do nội thương hay ngoại cảm.
Lá và dây mướp đắng nấu thành cao dự trữ lại để dùng lúc dùng pha nước sôi hoà mà uống.
 
 
 
 
II – HƯ LAO
Hư lao không phaỉ là 1 chứng riêng biệt, các bệnh lâu ngày không khỏi đều thành hư lao, hư lao lâu ngày không khỏi mà thành lao trùng, thì dẫu thầy thuốc giỏi đời xưa cũng khó trở tay. Đó là nói bệnh đã thành hình rồi mới uống thuốc thời cũng như đợi đến khát nước mới đào giếng thì đã muộn.
Ngày thường, ăn ở mất chừng mực, ham muốn quá độ, cũng có người bẩm thụ yếu kém, nhân đó mà sinh bệnh, nhưng trong 2 yếu tố kể trên tổng quát cũng là hư kém cả.
Có lúc vì thất tình, lục dâm, ăn uống nhọc mệt, tổn hại khí huyết, tinh hao, thuỷ kiệt, hoả bốc nóng trong ngủ tạng, nung nấu giãư tam tiêu, làm cho thân khô ráo không có chút tư nhuận nên sinh ra chứng ngũ tâm phiền nhiệt tai điếc, mắt mờ ho hen, tức thở, thổ huyết, khạc ra máu, ỉa ra máu, chảy máu mũi, đổ mồ hôi trộm, di mọng tinh thần sắc tối tăm, hơi thở đoản, chân tay yếu đuối, tân dịch khô kiệt, ăn uống ngày 1 kém, bệnh không phải 1 sơm1 chiều mà phát ra như thế, thì việc dùng thuốc không phải là 1 muỗng, một viên mà chãư khỏi.
1. Cao bổ âm: Kinh nghiệm dùng chữa tất cả chứng lao tổn, 5 chứng lao, 7 chứng thương, tinh ít tuỷ khô, thận suy huyết kém, tất cả mọi chứng âm hư bất túc.
Yếm rùa 10 cân, ngâm nước lạnh 7 ngày, thấy vỏ đen đã tróc nát thì đem cạo sạch cho trắng, nướng qua cho vào cối đá, giã nát ra, cho vào nồi đất đổ đầy nước bịt kín miệng lại, đặt vào nồi bung nấu cách thuỷ, cạn nước thì chuyền nước sôi vào dưới nồi đun lửa luôn không hề tắt, nấu luốn 1 ngày 1 đêm, xem yếm rừa nát mềm và nước đặc thì lấy ra bỏ xác, lóng lấy nước đổ vào cái chảo,dùng lửa củi dâu, đun lửa vừa vừa, đủa cả quấy liền tay, khi nào nhỏ 1 giọt vào nước lạnh mà không tan ra là được, đổ vào lọ cất kín, mỗi lần uống không kể nhiều ít, hoà vào nước sôi mà uống lúc đói, uống lâu ngày thì người mạnh, các bệnh tiêu tan.
2. Cao bổ dương: Kinh nghiệm chữa chứng dương hư thân thể, tay chân, khí lực yếu ớt, ăn uống kém sút, tinh lạnh không thể có con, tất cả mọi chứng dương bất túc và hư hàn thì dùng cao này làm chủ
Gạc hương không kể nhiều ít, cắt ra từng khúc, ngâm vào nước vài ngày cạo bỏ da ngoài nấu cách thuỷ như nấu cao bổ âm, và cách uống cũng giống như cao bổ âm, nếu khiíhuyết đều hư thì nên hoà lẫn cả 2 thứ cao mà uống gọi là cao bổ âm dương thì công hiệu không kể hết được.
3. Kinh trị chứng hư lao nóng rét chân tay mình mẩy rủ mỏi và bị bệnh lao trái nóng âm ỉ trong xương.
Rau má tía, thanh hoa (cả cành, lá, hoa hột) mỗi vị dùng 5 cân, cắt nhỏ, nước tiểu trẻ con 5 thăng, nước 5 thăng đổ vào nồi đất to, sắc lấy 1 nửa lọc bỏ bả, lấy nước, nhỏ lửa, ngào còn 1 đấu dùng 40 cái mật heo, trích lấy nước mật hoà vào, cô lại thành cao, đưa ra đợi nguội, lại dùng cam thảo 2,3 lạng, nướng chín tán nhỏ, trộn vào cao, giã cho đều, làm viên bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 20 viên, tăng dần đến 30-40 viên, uống với nước cơm vào lúc đói rất hay.
4. Một phương thuốc cao kinh nghiệm
Thanh hao cả rễ, cành, hoa, lá, hột, 1nắm cắt nhỏ, nước 3 thăng, nước tiểu trẻ em 5 thăng, cùng sắc lấy 1 thăng rưỡi bỏ bã, cô thành cao, viên bằng hột ngô đồng mỗi lần uống 20 viên với rượu vào lúc đói và lúc đi ngủ rất hay. Hoặc chỉ dùng độc vị thanh hao nấu cô thành cao, khi uống thì hoà vào nước tiểu trẻ em mà uống cũng được.
5. Một phương thuốc rất haychữa bệnh hư tổn.
Hột sen già nửa cân, bóc vỏ bỏ tim, tẩm rượu 2 đêm, lấy 1 cái bao tử heo đực rửa sạch, dồn hột sen vào, lấy dây buộc lại, bỏ vào nồi đất đổ nước nấu cho chín, lấy ra phơi khô, tán nhỏ, dùng rượu khuấy hồ làm viên bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 50 viên với nước ấm trước lúc ăn, rất hay.
6. Kinh trị chứng lao tổn, và người già suy nhược, ung thư, phong hủi, sống lở loét, uống vào thì da tróc, trùng da, uống lâu thì bổ trung khí, làm cho không đói, thân thể nhẹ nhàng và sống lâu:
Thiên môn đông phơi khô, tán nhỏ, mỗi lần uống 1 đ/c với nước nóng, ngày uống 3 lần, kiêng ăn cá gáy.
7. Kinh trị chứng lao tổn, đổ mồ hôi trộ, di tinh, phương này có tác dụng bồi bổ, ích khí, mạnh chỉ:
Củ súng, nấu chín, bóc vỏ 10 lạng, củ mài, nấu chín, bóc vỏ 20 lạng, phơi khô tán nhỏ, mỗi lần dùng 2 đ/c, nấu lẫn với cháo mà ăn lúc đói, ăn lâu sẽ thấy khá dần.
8. Kinh trị người khí huyết suy kém, nóng hầm hập hư lao quá sức, mặt bùng đen xám, đau lưng không ngồi lâu được, tóc rụng, răng khô, haynhổ vặt.
Gạc hương 2 lạng, ngưu tất, tẩm rượu, kiêng đồ sắt, sấy khô, 1 lạng rưỡi. đều tán nhỏ, luyện mật làm viên, bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 50 viên với nước muối và ít rượu vào lúc đói rất hay.
9. Kinh trị mọi chứng lao tổn.
Tuỷ bò ăn được nhiều thì thêm sức sống lâu và cá diếc ăn được nhiều cũng bổ ích.
10. Kinh trị bệnh lao sốt nóng hầm hập, tự đổ mồ hôi trộm, chứng này sốt liên miên thì khó chữa, sốt cách quãng thì dễ chữa.
Linh dương giác, chẻ vụn tán nhỏ, mỗi lần uống 2 đ/c với nước ấm  lúc đói, thì khỏi.
Nước tiểu trẻ em 5 bát, nấu lấy 1 bát, đổ mật ong vào 3 chén hoà đều mỗi lần uống 3 chén, bệnh nhẹ thì uống 20 ngày, bệnh nặng thì 30 ngày.
Cá lạc bỏ ruột, rữa sạch đổ vào 2 chén rượu cho muối và giấm vào mà ăn nhiều thì sẽ kiến hiệu.
11. Kinh trị chứng âm hư hoả bốc ra máu, và chữa được chứng tích tụ phong đờm, có tác dụng dưỡng 5 tạng, giết được trùng nấp trong cơ thể, trừ được ôn dịch, bổ khí, nhẹ người, không hay đói.
Cao thiên môn: Dùng củ tóc tiên leo rửa nước sôi bỏ lõi, giã vắt lấy nước 10 thăng, nhỏ lửa nấu đến còn 3 thăng, đổ vào 4 lạng mật ong cô đến độ nhỏ vào nước không tan thì đem rót vào lọ sành, đậy kín chôn xuống đất 3 ngày lấy lên để dành dùng, liều dùng 1 muỗng, ngày 2 lần sáng sớm và tối đi ngủ hoà tan với nước sôi mà uống. Nếu đại tiện đi lỏng thì uống với rượu.
12. Kinh trị chứng cấp lao ho hắng khó chịu.
Đào nhân 3 lạng, ngâm nước, bóc bỏ vỏ và đầu nhọn, gan heo 1 cỗ, nước đái trẻ con 2 bát, cùng nấu đến cạn, cho vào cối giã nát bét, làm viên bằng hạt ngô đồng, liều dùn 30 viên uống với nước nóng vào lúc đói.
13. Truyền trị chứng lao thương ho mất tiếng bụng to lòi gân xanh và trị chứng ngộ độc.
Gỗ mun hoa cho nước nóng vào mài lấy nước sệt cho uống rất hay.
14. Kinh trị chứng hư lao, ho hen đờm suyễn, tự đổ mồ hôi.
Phổi heo đực không cho dính nước, chẻ chọc thủng từng lỗ, mỗi lỗ dồn vào vài đồng cân hạt dền đồ chín, sang canh năm cho ăn, chỉ ăn 3,5 lần kiến hiệu.
15. Kinh trị chứng lao tổn lâu ngày, thành lao trùng, và chữa cả bệnh ho lao truyền nhiễm.
Cật heo đực 1 đôi, nước đái trẻ em 2 bát, rượu 1 chén. Đều cho vào nồi đất mà ngâmnhỏ lửa nấu kỹ, sang đầu canh năm hâm nóng cho ăn và uống cả cái lẫn nước. Ăn liên tục 1 tháng thì kiến hiệu, hoặc có bệnh thổ huyết thì gia thêm mầm cỏ may, rất hay.
16. Kinh trị ho lao thổ huyết, chảy máu cam, nóng rét, ho do đổ mồ hôi:
Thịt ếch nấu chín nhừ, rút bỏ xương, cho hành muối vào lại ninh kỹ thường ăn, có tác dụng giáng hoả và đại bổ.
17. Kinh trị bệnh lao truyền nhiễm.
Gan mèo đen đừng cho dính nước, thái sống, phơi khô, tán bột, mỗi lần uống 1 đ/c với rượu nhạt vaà lúc đói rất hiệu nghiệm.
18. Kinh trị bệnh lao gần chết.
Mạch môn đông 2 lạng, chích cam thảo 2 lạng, gạo tẻ nửa vốc, lá tre 15 lá, nước 2 thăng, sắc lấy 1 thăng, chia làm 3 lần rất hay.
 
 
III -  GIUN SÁN (Sến dãi)
Các loại giun sán sinh ra là do ăn uống vào bao tử những đồ sống sít, hoặc đồ ngọt béo, hoặc rượu thịt tanh tao, dạ dày không vận chuyển được, đình trệ lâu ngày, mà hoá sinh ra.
Muôn vật ở trong trời đất, có 4 cach1 sinh để:
  1. Là thai sinh (đẻ con)
  2. Là noãn sinh (đẻ trứng)
  3. Là thấp sinh (đẻ ở nước)
4.Là hoá sinh (hoá ra con) giun sán ở đây là loại hoá sinh, cho nên tuỳ từng loại mà hoá sinh ra các thứ sên lãi khác nhau. Nó có giống khác nhau, lúc phát bệnh thì bụng đầy trướng, nôn mửa, nuốt chua, nhổ ra nước trong, mặt vàng, người gầy không muốn ăn uốnghoặc khi tích thành cục ấn vào không chuyển động đau nhức không ngớt… chính là bệnh sên lãi. Nuế không chữa ngay, để cho nó chạy vào tim vào phổi thì ắt phải chết.
Nên theo các phương sau đây mà chữa.
1. Kinh trị các loại giun sán chòi, quấy trong bụng sinh đau nhức vùng tim, hoặc nhổ nhiều nước trong:
Cá lạc nấu nhạt cho ăn no, ăn 3,5 lần thì khỏi.
Cỏ nụ áo phơi khô tán nhỏ, luyện mật làm viên bằng hạt ngô đồng liều dùng 40 viên, dần tăng đến 50 viên, nấu nước với mật làm thang uống lúc đói, kiêng rượu thịt.
San khô sao cháy tán nhỏ, luyện mật làm viên bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 10 viên với nước nóng, ngày uống 3 lần rất hay.
2. Kinh trị bị giun chòi mà đau tim.
Mật gấu 1 cục bằng hạt đậu, hoà tan với nước mà uống rất công hiệu.
3. Kinh trị bị giun đũa chòi quấy, đau nhói trong bụng nhổ ra nước miếng trong.
Long đờm thảo 1 lạng, bỏ gốc cắt nhỏ, đổ 2 chén nước, sắc lấy 1 chén, nhịn đói 1 đêm, sáng mai uống hết là kiến hiệu.
4. Kinh trị bạch thốn trùng (sán xơ mít)
Hột ngút (chua ngút) tán nhỏ 3 đồng, tuần đầu tháng, tối hôm trước không ăn cơm, chỉ ăn thịt nướng đến 4 giờ khuay, lấy rượu hoà vào bột hột ngút mà ăn, đến 9,10 giờ trưa sau, thì sán chết hết. Sau đó nên ăn cháo để bảo vệ tạng khí và khỏi hại tỳ vị, không được ăn cơm.
Rễ lựu 1 nắm rửa sạch, hạt cau khô 5 hạt, bốc thành thang sắc đặc, sáng sớm dùng 1 miếng thịt heo nướng vàng ngậm vào miệng, để cho sán ngoi đầu lên, 1 lúc nhả thịt ra thật hết thì lại uống thêm như trên, hễ sán ra hết mới thôi.
Cành dâu, dùng dao tre cạo vỏ lấy vỏ trắng 3 nắm, nước 3 bát, chớ ăn bữa cơm tối, sáng mai đang đói bụng là uống, thì sán xuống hết, uống 2,3 lần thì dứt nọc,. Rau xanh sắc lấy 1 bát nước, cho ít muối và giấm vào mà uống lúc đói, thì sán ra hết mà lành, nên uống 2,3 lần sán xuống hết thôi.
5. Kinh trị chứng sán và giun đũa đều công hiệu.
Tổ ong đốt tán nhỏ, dùng 1đ/c uống với rượu vào lúc đói, sán đều xuống chết hết.
Chì đen bỏ vào xanh đồng, đốt lửa chảy tan, lấy que tre quấy cho nổi phấn lên, hớt lấy 4 đ/c, lúc đi ngủ ăn 1 miếng thịt heo, sáng mai đầu canh 5 lấy nước đường hoà với phấn chì đó mà uống thì sán xuống hết, rồi ăn cháo 1 ngày là đứt nọc.
6. Kinh trị chứng giun đũa, bụng đau như giùi đâm miệng ứa ra nước giải trong:
Lá ngải cứu 1 nắm, nước 2 thăng, sắc còn 1 thăng cho uống, thì sẽ ra trùng hoặc ỉa ra.
Thịt nướng ăn 1 miếng vào lúc gà gáy canh đầu, 1 lúc lâu uống 1 bát nước cốt lá ngãi cứu vò ra, sẽ trục sán ra.
Rễ ý dĩ cắt nhỏ, nửa cân, nước 3 thăng, sắc lấy phần nửa, uống vào lúc đói, thì sán chết mà ra hết, rất công hiệu.
Lá ngải cứu tươi giã vắt lấy nước 1 bát, đến đầu canh năm trước ăn 1 miếng thịt nướng, hồi lâu uống nước ngãi vào thì sán tự ra.
Hột cau khô 2 lạng, thái nhỏ, rượu 2 bát, sắc  lấy nửa chia ra uống, sán ra hết là khỏi.
 
Cà dại mổ lấy hột, phơi khô tán nhỏ luyện mật làm viên bằng hòn đạn, mỗi lần uống 3 viên vào lúc đói sán ăn hết mật là chết, tự khỏi.
Mỗc nhĩ cây hoè đốt tồnt tính tán nhỏ, uống với nước nóng vào lúc đói độ 2,3 đ/c thì sán ra hết.
7. Kinh trị chứng giun chòi ra bằng miệng mà mũi.
Ô mai sắc lấy nước thường uống là yên ngay.
Cá chết nổi 3,4 con, dùng mở heo rán cá, bỏ vào 10 hạt ba đậu cùng nghiền nhỏ lấy bùn ngoài ruộng luyện dẻo làm viên bằng hạt đậu xanh, phơi khô uống với nước lạnh, đi đại tiện ra đỉa là khỏi.
 
IV - BỔ ÍCH
Con người căn bản là nhờ tinh thần và khí huyết mà duy trì sự sống, nếu thuỷ hoả điều hoà thì sự sống yên lành, thuỷ hoả thiên lệch thì sinh ra đủ thứ bệnh.
Người uống rượu nhiều quá, dâm dục nhiều quá thì hại tinh huyết, lo nghĩ nhọc mệt quá thì hại thần khí, giận dữ quá thì hại can khí, ưu sầu quá hại phế khí, vui mừng quá hại tâm khí, lo nghĩ quá hại tỳ khí, sợ sệt quá hại thận khí, cho nên sách nội kinh có chép “Khéo ăn ở thì khoẻ mạnh, không khéo ăn ở thì chết mất” ý nghĩa là như thế. Lại nói “tỳ là gốc của 5 tạng, vị là gốc của 6 phủ, hễ tỳ vị điều hào thì nuôi dưỡng được khắp các tạng phủ”. Vì vậy phép bỗ dưỡng rất có quan hệ đến tính mạng con người, thuốc thang cũng bổ ích cho đời sống. Cho nên tôi góp nhặt 1 số bài thuốc bổ sau đây để tuỳ từng bệnh mà bồi dưỡng.
1.Bài “ Phù tang chí bảo” phương thuốc kinh nghiệm
Bài thuốc này khí vị hoà bình không nóng, không lạnh, uống liênt ục được 3 tháng thì thân thể nổi đầy mụn, đó là do sức thuốc đẩy ra không nên cho là quái lạ. Sau đó khắp mình tươi sáng, da dẻ mịn màng đến nửa năm thì khí lực trở nên mạnh mẽ, tật bệnh dần thấy tiêu tan, cứ trường kỳ uống mại không ngớt thuốc thì gân cốt trở nên mạnh mẽ, khí huyết dồi dào, tỏ tai sáng mắt, tinh thần khoan khoái, tăng tuổi thọ.
Lá dâu non (dâu vườn) hái lúc mặt trời chưa mọc 20,30 cân mang tới chô3 nước chảy rửa sạch bụi đất, phơi nắng cho khô.
 Vừng (mè) đen phân nữa cho vào nước xát tróc vỏ, rồi 9 lần đồ 9 lần phơi.
Hai thứ cùng tán bột, luyện mật làm viên bằng hạt ngô đồng mỗi lần dùng 100 viên uống với nước nóng lúc đói.
2. Nghiệm phương chuyên bổ hư tổn, điều hoà tâm thận, bền tinh khí sáng tai, mắt, mạnh trường vị.
Hoàng tinh bỏ vỏ nấu chín, phơi gần khô, lại nấu lại phơi  9 lần rồi cất để dùng, hoặc ăn cả củ, hoặc tán nhỏ hoà vào cháo mà ăn, rất tốt.
3. Nghiệm phương thuốc chữa ngũ lao thất  thương, bổ ích tỳ vị, nhuận tim phổi, uống lâu càng tốt.
Hạt sen bóc vỏ bỏ tim, tẩm rượu 3 giờ, phơi khô tán nhỏ, dồn vào bao tử heo nấu chín cho ăn tuỳ thích, hoặc phơi khô tán nhỏ, luyện mật làm viên uống lúc đói, uống càng lâu càng tốt.
4. Lại có phương bổ ngũ tạng, cường chí khí, tỏ tai sáng mắt.
Hạt sen già bóc bỏ vỏ, bỏ tim tán nhỏ, mỗi buổi sáng dùng gạo 2 vốc, nấu cháo bỏ vào nửa lạng,  bột hạt sen ấy, khuấy đều ăn nóng, ăn lâu sẽ thấy công hiệu.
5. Kinh phương có tác dụng bổ trung, ích khí, cường âm, nở da thịt, trừ tà khi nóng lạnh, trừ hư lạnh ở hạ tiêu và tiểu tiện đi luôn, uống lâu sẽ thấy hay.
Củ mài, mài vào chậu sành cho thành bột, tẩm rượu sao thơm, rồi thêm 1 chén rượu khuấy đều, mỗi buổi sáng ăn vào lúc đói, dần dần thấy khá lên nhiều.
6. Kinh trị người trung niên hao tổn có tác dụng bổ dan sáng mắt, làm cho béo,trẻ đẹp, tăng trí nhớ.
Hạt bí đao 7 thang, đựng vào túi lạu, nấu nước sôi 3 dạo thì cho vào, hồi lâu lấy ra phơi khô, lại nấu lại phơi khô 3 lần rồi tẩm giấm thanh 2 đêm, phơi khô tán nhỏ, liều dùng 2 đ/c uống với nước trà, dần dần thấy công hiệu.
7. Kinh trị những người suy nhược, ắn nó có tác dụng bổ ích nhiuề
Gà trống đen 1 con, giết chết, bỏ ruột, ninh nhhừ, cho hành, gừng, muối vào mà ăn càng lâu thì càng bổ ích.
8. Nghiêm phương  có tác dụng tráng thận mạnh chí.
Huyết trong con hổ mới giết được cho uống sống thì hay.
9. Bài thuốc kinh nghiệm, uống vào rất bổ, làm mạnh gân cốt, thêm tinh tuỷ, bổ khí huyết, đen râu đen tóc cường dương, nhẹ người dùng thuốc này phải uống hàng năm mới có công hiệu.
Hà thủ ô trắng và đỏ mỗi thứ dùng nửa đ/c, ng6am nước vo gạo 3 đêm, dao tre cạo bỏ vỏ ngoài, dao đồng thái lát, sao tán nhỏ, luyện mật làm viên bằng hạt ngô đồng, liều dùng 50 viên với rượu lúc đói. Kiêng ăn huyết heo, cá cỏ vảy, rau cải, hành tỏi.
10. Bài thuốc kinh nghiệm làm tỏ tai, sáng mắt, tăng trí nhớ.
Cửu tiết xương bồ lấy về rửa sạch phơi râm 100 ngày, tán nhỏ liều dùng  1 đ/c uống với nước trà, ngày uống 3 lần, uống càng lâu càng công hiệu.
11. Bài kinh nghiệm này bổ sung 5 tạng, thêm khí lực, cứng xương, đầy tinh tuỷ, uống lâu thì hết bệnh, sống lâu rất bổ ích.
Vừng đen, 9 lần đồ, 9 lần phơi, cất kín mỗi lần dùng 2 vốc, rưới nước ướt, gói vào khăn vải xát bỏ vỏ, giã nát cùng gạo tẻ trắng, cùng tán bột, mỗi sáng sớm lấy ăn, hoặc luyện mật làm viên bằng hòn đạn, mỗi lần uống 1 viên với rượu, ngày uống 3 lần, uống trong 1 năm thì công hiệu, kiêng ăn thịt chó, cá độc, rau sống.
12. Bài kinh nghiệm này uống vào đẹp nhan sắc.
Hoa sen ngày 7/7 AL, hái lấy 7 phần, củ sen ngày 8/8 hái  lấy 8 phần, hột sen ngày 9/9 hái lấy 9 phần, đều phơi râm tán nhỏ, mỗi lần uống 2 đ/c với rượu nóng, đây là phương thuốc rất hay.
13. Bài “Cam cúc phương” kinh nghiệm.
Mầm cúc lấy vào thượng tuần tháng 3, lá cúc hái vào tháng 6, hoa cúc hái vào tháng 9, đến tháng 12 thì nhổ cả cây. Cả 4 thứ đều phơi râm 100 ngày số lượng bằng nhau, tán nhỏliều dùng 1 đ/c uống với rượu, hoặc luyện mật làm viên bằng hạt ngô đồng, liều dùng 7 viên, uống với rượu ngày uống 3 lần, Uống được 100 ngày thì nhẹ người, da dẻ nhuận mượt, uống 1 năm thì tóc xanh trở lại.
14. Bài “Dị loạn hữu tinh hoàn” kinh nghiệm, có tác dụng bổ khuyết bổ tạng phủ tinh tuỷ, đại bổ hư hao.
Lộc giác sương , quy bản (tẩm mở hoặc váng sữa nướng vàng) Lộc nhung (tẩm mở hoặc váng sữa nướng vàng) mỗi thứ 6 phần, Hổ hỉnh (xương cẳng chân trước hổ tẩm rượu nướng vàng) tuỷ xương sống lợn đực, mỗi thứ dùng 4 phần, cùng tán nhỏ.
Các vị trên luyện mật cho đều, viên bằng hạt ngô đồng mỗi lần uống 50 viên dần dần tăng 70,80 viên uống với nước muối lúc đói.
15. Bài cao thiên môn kinh nghiệm, có tác dụng bổ phổi, chữa ho ra máu, trừ tích tụ phong đờm, nhuận ngũ tạng, sát trùng lao, trừ ôn dịch bổ khí nhẹ mình uống vào không đói.
Cao thiên môn: Dùng củ tóc tiên leo rửa nước sôi bỏ lõi, giã vắt lấy nước 10 thăng, nhỏ lửa nấu đến còn 3 thăng, đổ vào 4 lạng mật ong cô đến độ nhỏ vào nước không tan thì đem rót vào lọ sành, đậy kín chôn xuống đất 3 ngày lấy lên để dành dùng, liều dùng 1 muỗng, ngày 2 lần sáng sớm và tối đi ngủ hoà tan với nước sôi mà uống. Nếu đại tiện đi lỏng thì uống với rượu.
16. Kinh trị chứng phong tê thấp lâu ngày và bổ chính khí, lợi trường vị, tiêu thuỷ thũng, trừ tà khí trong xương, cũng chữa chân co quắp.
Hột ý dĩ tán nhỏ, lẫn với gạo tẻ mà nấu cháo, ăn hàng ngày rất công hiệu.
17.  Phương thuốc uống vào không đói, đã kinh nghiệm
Hột sen già đồ chín bóc bỏ tim, giã lấy nước, nấu nhỏ 5 đấu, đổ mật và rượu vào 1 đấu, hột mè tán nhỏ 2 thăng, cùng nấu đến lúc viên lại được thì rút lửa đi, dùng bột đậu xanh trộn  vào làm bánh ăn, vuông 3 tấc, dày nửa tấc, mỗi lần ăn 1 bánh, ngày 3 lần, 100 ngày trở lên là tốt, kiêng ăn cá gáy.
18. Phương thuốc tịch cốc nhịn cơm không đói.
Nước lụt, đại hạn và sâu keo đời nào mà không có, nhân dân gặp phải tai nạn ấy thì hết của xiêu nhà, thiệt mình, bỏ con, cho nên người đời không thể không biết phương thuốc này.
Đậu đen 5 đấu, xát sạch, đồ 3 lần, bỏ vỏ, mè đen 3 đấu ngâm nước 1 đêm, cũng đồ 3 lần, xát bỏ vỏ, đều giã nát, nắm thành từng cục to bằng nắm tay, bỏ vào chõ mà đồ từ 8 giờ tối đến 12 giờ đêm, 4 giờ sáng sau nhắc chõ ra. 12 giờ trưa đem phơi khô rồi tán nhỏ ăn bột khô đến no thì thôi. Kiêng không ăn qua 1 thứ gì khác. Ăn no lần thứ nhất được 7 ngày không đói, ăn no lần thứ 2 được 49 ngày, không đói, ăn no lần thứ 3 được 300 ngày không đói, ăn no lần thứ tự được 2400 ngày không đói, sau không cần nữa mà vĩnh viễn không đói, không kể già trẻ, cứ theo đúng phép mà ăn thì người mạnh khoẻ, da dẻ đỏ tươi, lâu ngày không khô héo, nếu khát nước thì nghiền mè đen sắc nước mà uống, thì lại nhuần, được tạng phủ, nếu muốn lại ăn được các vật thì dùng Hột quỳ 3 vốc, nghiền nát sắc nước để nguội mà uống với thuốc, uống như vậy rồi thời tửu sắc hay ăn uống các thứ khác đều không hại gì.
 
 
V –  THƯƠNG THỰC
Ăn uống là mạch sống của con người, tỳ vị là nền tảng chủa thân thế. Nền tảng ấy rất quan hệ, muôn vật nhờ đó mà sống, cho nên ăn uống có chừng mực thì tuỳ vị điều hoà, tỳ vị điều hoà thì tạng phủ yên tĩnh thì các bệnh không sinh, nếu ăn uống sai trái 1 chút thì bệnh phát ra ngay. Cho nên nội kinh có nói “ Ăn mà nuôi sống, cái ích đó do ta làm nên, ăn mà hại sự sống, cái hại đó cũng do ta làm nên”. bởi vì bệnh hay phát vào những ngươờitạng phủ yếu ớt mà những người giàu sang, an nhàn, trong tỳ vị đã trở nên hư lạnh, ngoài thân thể lại lười vận động, thì đồ ăn cũng chưa tiêu, đồ ăn mới lại tống vào, tỳ vị yếu không tiêu hoá nổi mới thành chứng tích thực. Lúc bệnh phát sinh thì trương bụng thở gấp, tức ngực thở chua, hơi thối bệnh nặng thì nóng rét dữ dội hoặc đau đầu giống như sốt rét, như thế là đùng chứng.
1. Kinh trị chứng trung khí vốn hư tổn, tỳ vị yếu không tiêu, hoặc sinh các chứng khát nước đi lỵ.
Cá diếc to, bỏ ruột, 5,6  tép tỏi dồn vào bụng cá, ngoài gói vài lớp giấy, nướng chín, bỏ tỏi đi, ăn cá, ngày ăn 2,3 lần tự nhiên sẽ ăn được nhiều, lại chữa chứng bụng bị tắc nghẽn, ăn không xuống phương này công dụng điều hoà được dạ dày, chắc được ruột, không nên khinh thường.
2. Kinh trị chứng vị hư khí nhiệt không ăn được.
Nước gừng nảư chén, sinh địa sắc đặc lấy nước 1 ít, mật 1 muỗng, nước 2 chung, hoà đều mà uống rất hay.
3. Chuyên trị chứng trướng bụng do ăn uống nhiều quá.
Thuốc súng 34 viên, nghiền với nước lạnh uống tức khắc nhuận trường, đồ ăn tiêu hết.
4. Kinh trị chứng tỳ vị hư yếu không muốn ăn.
Củ mài sao, bạch chỉ tẩm mật 1 đêm, sao khô hột se, sao các vị đều nhau tán nhỏ luyện với nước làm viên bằng hột đậu xanh, mỗi lần uống 40-50 viên với nước cơm là kiến hiệu.
5. Kinh trị tỳ hư bụng yếu, ăn kém không tiêu mạt sinh vết đen.
Mứt hồng 5 cân, váng sữa 1 cân mật ong ½ cân. Trước lấy váng sữa và mật hoà đều nấu sôi, rồi cho mứt hồng vào nấu sôi 10 dạo, rót vào lọ sành mà đựng, mỗi ngày ăn 3,5 quả vào lúc đói rất bổ.
6. Kinh phương dùng để an thàn điều khí, ích vị, giải rượu, tiêu thực.
Thanh bì 1 cân, ngâm nước bỏ chất đắng, cạo bỏ xơ trắng, muối 5 lạng, chích cam thảo 6 lạng, hồi hương 4 lạng, nước 2 bát, nấu khuấy liền tay, chờ cạn hết nước thì nhỏ lửa sấy khô, đừng để khô quá, rồi bỏ hết các vị, chỉ dùng thanh bì, cứ sau mỗi bãư ăn, cắn 2,3 vỏ rất hay.
7. Kinh trị đồ ăn tích trong dạ dày khôngtiêu được.
Cuống dưa đá sao vàng, 2 đồng rưỡi, đậu đỏ 2 đồng rưỡi, đều tán nhỏ, lấy đậu sị 1 vốc, nước 7 chung, nấu chín lọc bỏ bả, hoà thuốc tán vào, mỗi lần 1 đ/c, uống thêm ít nữa cho đến lúc mãư ào ra thì thôi.
8. Kinh trị đồ ăn tích đọng không tiêu, hoặc ăn nhầm đồ độc, bụng trướng lên muốn sinh thổ tả.
Nước sôi nửa bát, nước lạnh nảư bát, bỏ vào tý muối cho mữa ra là lành.
Hoắc hương, trần bì, hậu phác tẩm nước gừng sao, các vị đều bằng nhau cho uống là khỏi ngay.
9. Kinh trị chứng nóng trong ngực, phương này có tác dụng tiêu thực hoá bụng,.
Trần bì rửa nước nóng, sao qua nấu làm nước chè uống là tốt.
10. Truyền trị bệnh nặng mới khỏi vội ăn uống bừa bãi sinh đau bụng đầy bụng.
Mai ba ba đốt ra than, tán nhỏ hoà với nước cơm mà uống là yên.
11. Truyền trị chứng yếu bao tử trong ngực bực tức ăn uống không được.
Hạt màng tang phơi khô tán nhỏ, nước gừng giã với thần khúc làm hồ, bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 30 viên, uống với nước gừng hoặc nước nóng.
Cây ké đầu ngựa phơi khô tán nhỏ, luyện mật hoặc hồ thần khúc làm viên bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 10 viên với rượu, ngày uống 3 lần là hiệu nghiệm.
12. kinh nghiệm cách uống rượu không say.
Ăn 1 nhúm muối là uống được gấp bội.
 
 
VI - BỆNH TÌNH CHÍ
Bệnh tình chí là do tình hướng vào cái gì, chí dốc vào cái gì mà sinh bệnh. Người ta do mừng, buồn, giận, vui, lo, nghĩ, sợ, bảy tình đó mà thương tổn mà biến ra mọi bệnh, thì căn bản là bệnh đã ăn sâu, không phải châm cứu hay thuốc thang mà chữa được. Cho nên đời xưa chữa bệnh có nhiều cách: như chính trị tòng trị và nghịch trị. Nay dùng tình chí mà chữa bệnh tình trí tức là tòng trị vậy.
Nội kinh nói: Mừng quá hại tâm khí thì lấy sợ mà chữa, giận quá hại đến can khí thì lấy thương cảm mà chữa, nghĩ hại đến tỳ thì lấy giận mà chữa, lo hại đến phế thì lấy mừng mà chữa, sợ dệt hại đến thận khí thì lấy nghĩ mà chữa, đó cũng giống như khí trời uất thì nhờ có gió mới tan, khí đất đai uất thì nhờ có sấm mới vỡ, do đó biết dụng tâm của thánh hiền, tinh vi trong tinh vi, huyền diệu trong huyền diệu, không thể dòm ngó, đo lường được. Tôi giới thiệu mấy phép tâm thuật cứu người của tiên hiền để cho người sau theo đó mà suy rộng thêm, biến thông thêm, thì tấm lòng muốn cứu sống, có thể dùng mãi không hết.
1. Vì lo nghĩ sinh bệnh lấy giận mà chữa.
Xưa vua Tề vì lo nghĩ quá mà thành bệnh, mọi thứ thuốc không chuyển nghe nói có 1 thầy thuốc giỏi là Văn Chí bèn cho người mời đến, ông Chí nói với thái tử rằng: “Làm cho đức vua tức giận thì sẽ lành bệnh, nếu đức vua có giết tôi thì nhờ Thái tử hết sức cứu cho”. Thái tử nói: “Không can gì, thầy cứ chãư cho”. Văn chí vào yết kiến vua, bước đi ngang tàng xéo bừa lên long sàng. Quả nhiên vua nổi giận, sai kẻ thù hạ bắt ông Chí xuống để xử tử. Thái tử lén đến bên cạnh bày tỏ can ngăn, không bao luâ bệnh vua lành.
2. Vì mừng quá mà thành bệnh thì lấy sợ mà chữa.
Xưa người tỉnh thái nguyên là ông Triệu Tri Tắc, từ lúc đậu tiến sỹ rồi  vì mừng quá mà sinh bệnh âm thầm không dậy được. Mời danh sư là Sào Thị đến xem mạch Sào Thị chỉ chép mồn chép miệng, không nói gì mà phủi áo ra về. Ông Triệu rất lo sợ khóc rống liền gọi con bảo rằng: Thầy thuốc giỏi đã không chữa bệnh, thì mệnh ta rất nguy. Rồi mấy giờ sau là khỏi bệnh.
3. Vì tức giận mà sinh bệnh thì lấy thương xót mà chữa.
Xưa ông Lý Khắc Dụng điều quân tấn công 1 thành đã 2 tuần mà không hạ được, rồi tức giận quá mà sinh oẹ mửa hôn mê, tìm khắp thuốc hay mà vẫn không hiệu . Bỗng gặp được ông sư giỏi thuốc xem mạch rồi ra ngoài nói. “Bệnh tướng quân vì uất giận, không có việc thương cảm thì không giải được:. ông bèn mạo bức thư nhà, sai người hốt hoảng đưa đến nói: “Bà vợ ở nhà bị chết bất ngờ” ông Dụng liền đau thương quá ngã lăn ra, qua hôm sau là khỏi bệnh.
4. Vì lo mà sinh bệnh thì lấy mừng mà chữa.
Xưa có người vì nhỡ tay giết chết người, lo chạy hết gia tài mới khỏi tội, rồi lo lắng quá sinh ra bệnh điên cuồng không biết gì cả. người nhà tìm khắp thầy thuốc mà bệnh vẫn y nguyên, bỗng gặp thầy thuốc bảo rằng “Bệnh này vì quá lo mà sinh ra thì nên làm cho mừng là khỏi bệnh”. Bèn lấy thiếc và đồng đúc thành bảc nén, chôn dưới vũng bùn, rồi đưa người bệnh đến đào, người bệnh thấy được vô số bạc nén, thì mừng quá mà bệnh khỏi bao giờ không biết.
5. Vì sợ quá mà sinh bệnh thì lấy lo mà chữa.
Xưa có 1 người ở kinh đô làm nghề may vá thuê thùa rất khéo, 1 hôm may chiếc áo ngự gần xong, nhỡ tay rơi vào lữa cháy mất, rồi sợ mà sinh bệnh rạo rực mất ngủ, kinh sợ không yên, đã uống nhiều thuốc mà bệnh trơ trơ không chuyển, thầy thuốc thăm dò căn bệnh mà bảo ông chồng rằng: “Bệnh này, vì kinh sợ mà sinh ra, không làm cho lo nghĩ thì khó mà khỏi được”. Liền bày cho cách chãư mẹo, sáng hôm sau, ông chồng sắm sữa hành lý giả cách đi sang ngoại quốc mua gấm về đền cho vua, bà vợ 10 phần lo nghĩ không sao quên được, từ đó bệnh ngày bớt dần, rồi khỏi hẳn..
6. Vì lo nghĩ sinh bệnh thì lấy sợ mà chữa.
Xưa có ông Giám Quân, vì lo nghĩ sinh bệnh, ngực tức cứng, cơm cháo không nuốt vào được, người con mời ông thái y là Hách Doãn chữa cho, Doãn bảo: “ Bệnh này nếu không lừa cho kinh sợ thì khó mà chữa được”. Thời ấy ông Lý Tống khanh làm quan ngự sử, ngay thẳng nghiêm chỉnh, ngày thường ông giám quân rất khiếp sợ người con tới nhà Quan ngự sử  Khanh khóc lóc cầu cứu. Ông khanh đến bừng bừng nổi giận, kể tội trách mắng, ông Giám quân nghe đến run sợ hãi hùng, mồ hôi toát đầy lưng, chốc lát là chứng bệnh tiêu tan. Bởi lo nghĩ thì khí kết lại, kinh sợ thì khí nổi lên, khí nổi thì thoát ra, trong người nhẹ nhỏm.
7. Vì thương nhớ quá sinh bệnh thì lấy ghét mà chữa.
Có 1 cô gái đối với mẹ rất trìu mến, lúc gả chồng thì mẹ mất, cô thương nhớ quá mà sinh bệnh, tinh thần phờ phạc, nằm ngủ li bì, trăm thứ thuốc không chửa nổi. Người chồng mời vị lương y Hàn Thế Lương đến chãư. Ông Hàn bảo: “Cô này thương nhớ mãi không thôi, tất thành bệnh nặng, không thể chãư thành thuốc, mà nên dùng mẹo mới chữa được” bèn thầm đút tiền cho bà đồng bóng mà dặn dò những chuyện kín cho biết rõ ràng. Ngày hom sau chồng bảo vợ rằng  “ Mình thì nhớ mẹ tha thiết, không biết mẹ ở dưới cửu tuyền có nhớ mình không? Sao không tới bà đồng bóng nhờ gọi hồn mẹ lên mà hỏi” vợ nghe lời tới bà đồng bóng, đốt hương khấn vái, hồi lâu bà đồng thượng lên, nghiến răng kèn kẹt, mọi việc trong nhà nói vanh vách, không sai cghút nào, người con gái khóc than nức nở, hồn mẹ quát mắng rằng : “Khóc lóc làm chi, sinh mạng tao vì mày xung khắc mà phải chết non, nay tao ở âm ti muốn báo thù mày, mày sở dĩ ốm đau lôi thôi mãi chính là tao làm đó, khi sống tao với mày là mẹ con, nhưng khi chết thì tao với mày là thù địch”. Nói rồi người con gái không khóc nữa đổi sắc mặt mà nói: “Ta tưởng vì thương nhớ mẹ mà sinh bệnh, lại hoá ra chính mẹ ta làm hại ta, thôi ta cần gì mà thương nhớ nữa”.
 
VII - BỆNH NGƯỜI GIÀ.
Bệnh người già là bệnh suy yếu. Tất cả mọi người lúc đầu chịu khí trời đất mà sinh, lâu ngày cũng chịu khí trời đất mà già, như nhà Phật đã nói: “Sinh, Lão, Bệnh, Tử” 4 chữ ấy từ xưa khó tránh. Trong sách có câu “Nhân sinh bách tuế vi kỳ” nghĩa là người  người  ta sống lâu đến 100 tuổi, nhưng vì ăn ở không chừng độ, hư hỏng mất chân khí đến nỗi mau yếu mau già.
Người đến được tuổi già có 6 điều cốt yếu:
-          Là khí lực phải nhàn rỗi, tay chân phải yên ổn.
-          Là thanh tâm tiết dục, chớ nên mong ước được việc này việc nọ.
-          Là mùa đông phải được ấm, mùa hè phải được mát, phải thích ứng với thời tiết chớ để phong hàn thấp thâm nhập.
-          Là cần ăn nhưng ăn nhiều bữa, chớ ăn ít bữa mà ăn quá no, đồ ăn nên nóng, lỏng, mềm, dẻo, không nên ăn lạnh, cứng, rắn.
Làm được mấy điều cốt yếu kể trên thì giữ gìn được tính mạng yên ổn được sớm hôm, an nhàn thảnh thơi, đủ phương điều dưỡng, thì sống đến tuổi thọ 100 năm cũng không xa.
1. Cháo chim sẽ chữa người già, tạng phủ hư tổn, gầy yếu ngắn hơi.
Chim sẻ 5 con, nhổ lông moi ruột rửa sạch, nấu chín rồi đổ vào 1 chén rượu lại nấu 1 lúc nãư, đổ thêm vào 2 bát nước, cho hành 3 tép thái nhỏ vào, gạo tẻ 2 vốc, nấu cháo, cho ăn mỗi sáng sớm là bổ.
2. Kinh trị người già bị hư hàn đau lưng đau thận, uống nhiều thuốc bổ cũng không khỏi.
Cật dê 1 đôi, bắc đỗ trọng 1 miếng dài 2 tấc, rộng 1 tấc.
Đỗ trọng tán nhỏ cùng nấu với cật dê cho chín rồi ăn bầu dục, vận động, khiến lưng thật mềm nhũn, rồi mới uống thuốc bổ thì khỏi hẳn.
3. Kinh trị người già yếu bao tử ăn uống không biết ngon.
Xương sống dê 1 bộ, đập vỡ nát, nấu nhừ rút bỏ xương, rồi cho hột kê vào mà nấu cháo, thường ăn thì rất tốt.
4. Kinh trị người già yếu đại tiện táo bón.
Cao da trâu sao phồng, Hành 3 củ, cùng nấu cho tan ra, đổ vào 2 chén mật, uống vào lúc đói, rất hay.
5. Kinh trị người già bệnh tiêu khát, nóng bên trong, uống nhiều, đi tiểu luôn, miệng khô, phiền nóng.
Bao tử heo rửa sạch 1 cái, hành 10 củ, Đậu sị 3 nắm, nước 3 bát, cùng nấu chín nhừ, lấy bao tử ấy ăn vào lúc đói, ăn càng nhiều càng tốt.
Gà ri 1 con, nhổ lông bỏ ruột băm nhỏ, thêm hành và muối, cho vào nước cùng nấu thật chín, hễ khát thì uống nước và ăn hết thịt gà, rất hay.
6. Kinh trị người già bị thuỷ thũng, thở gấp không ăn, ngoài da sưng to, tay chân đau buốt co duỗi khó khăn.
Cá chép 1 lạng, hành 10 củ, hột mè 1 thăng, trước giã hột mè đổ vào 2 bát nước, lọc bỏ bã lấy nước, bỏ củ hành, vỏ quýt, hành, muối đều chút ít, đổ nước vào nấu thật chín, tuỳ sức mà ăn, rất hay.
Thịt trâu cho gừng, giấm, vỏ quýt, hành muối đều chút ít, đổ nước vào nấu thật chín, tuỳ sức mà ăn vào lúc đói rất hay.
Rễ dâu 3 nắm, dùng dao tre cạo vỏ ngoài, nước sôi 5 bát, nấu còn 3 bát, đổ hột kê vào 4 vốc, nấu cháo thường ăn vào lúc đói hoặc buổi chiều tối là yên.
Chuột cống 1 con lột bỏ da ruộtchỉ lấy thịt xắt nhỏ, thêm gạo tẻ 3 vốc và gừng, hành mà nấu cháo, ăn vào lúc đói chỉ ăn 3 lần là khỏi.
Vịt cổ tía, 1 con, nhổ lông bỏ ruột, chặt nhỏ cho gạo tẻ vào đổ nước nấu chín, vỏ quýt, gừng, hành trắng, muối đều chút ít, nấu cháo thường ăn, rất công hiệu.
7. Kinh trị người già hay nghẹn, bụng đầy, không ăn được.
Gừng 3 lát, vỏ quýt 1 lạng, đều xắt nhỏ, đổ 2 bát nước sắc lấy nửa, nhắp xuống dần dần, sẽ khai vị, ăn uống được, rất hay.
8. Kinh trị người già hay són đái luôn.
Mẫu lệ 2 lạng, Nhung hươu thui bỏ lông tẩm váng sữa nước 2 lạng, cao da trâu 1 lạng, mỗi lần dùng 5 đ/c nước 1 bát, sắc lấy 6,7 phần uống vào lúc đói, rất hay.
9. Kinh trị người già bí tiểu tiện.
Mã đề cả cành và lá, giã vắt lấy  1 chén nước, hoà vào ít mật ong mà uống là đái thông ngay.
10. Kinh trị người già bí đái tiểu tiện.
Gừng 1 lát, hành 3 củ, muối 1 nhúm, đậu sị 1 nắm cũng giã nát vắt làm bánh tròn, đặt vào lỗ rốn, hồi lâu là thông.
11. Kinh trị người già mình nóng, đái ra máu.
Hột mã đề 3 vốc, giã nát, bọc vào khăn vải, đổ 2 bát nước, sắc lấy nửa, bỏ mã đề đi, đổ hột kê vào 3 vốc cùng nấu cháo, ăn vào lúc đói, rất công hiêu, ăn được nhiều thì sáng mắt trừ nhiệt.
12. Kinh trị người già lạnh đi ỉa lỏng
Hẹ 1 nắm, hành trắng nửa nắm, gạo tẻ 1 vốc, nước 2 bát, cùng nấu, lạicho vỏ quýt, hồ tiêu, gừng, muối đều chút ít làm canh, ăn vào lúc đói, là kiến hiệu.
13. Kinh trị người già hay suyễn thở vì yếu phổi.
Hột tử tô 1 lạng, sao qua, nghiền nhỏ, nước 2 bát hoà đều, lọc bỏ bã lấy nước, đổ gạo 3 vốc cùng nấu cháo, ănv ào lúc đói rất hay.
 14. Kinh trị người già mắt mờ vì can hư.
Đậu sị 1 vốc giã qua, nước 2 bát, nấu sôi dạo lọc bỏ bã lấy nước, dùng gan gà 1 con cùng gạo tẻ nấu cháo, ăn vào lúc đói, ăn lâu sẽ kiến hiệu.
Hạt ké đầu ngựa nảư lạng, giã nát, nước 2 bát, nấu sôi dạo lọc bỏ bã lấy nước, dđổ gạo tẻ 2 vốc, nấu cháo ăn lúc đói rất hay.
15. Kinh trị người già trúng phong, tay chân tê dại, gân cốt yếu sức.
Nõn lá ké đầu ngựa 3 lạng, đậu sị 1 vốc, nước 2 bát, bột gạo 1 vốc, hồ tiêu, gừng, muối, đều chút ít, cùng nấu làm canh, ăn vào lúc đói rất hay.
Các bài viết liên quan
Thiết kế website chất lượng cao NAM VIỆT IT