0913 840 746
Thứ ba, ngày 19 tháng 03 năm 2024
TÌM KIẾM
TIN MỚI Y HỌC
80% BỆNH NHÂN UNG THƯ VN ĐẾN BỆNH VIỆN Ở GIAI ĐOẠN CUỐI
Mỗi năm VN có 200 ngàn bệnh nhân ung thư mới, 70 ngàn người bệnh ung thư tử vong. Trong đó, đến 80% bệnh nhân ung thư ở VN đến bệnh viện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Việt Nam có 160.000 ca ung thư/năm: Vì sao ăn bẩn, độc
Mỗi năm Việt Nam có từ 130 nghìn đến 160 nghìn trường hợp mắc mới, trong đó có khoảng 85 nghìn đến 115 nghìn người tử vong do căn bệnh này.
Công bố danh sách “làng ung thư”
Theo dự án Điều tra, tìm kiếm nguồn nước hợp vệ sinh phục vụ cấp nước sinh hoạt cho một số làng ung thư của VN, các nguồn nước ăn uống, sinh hoạt tại 37 làng ung thư đều ô nhiễm nặng.
Triclosan trong kem đánh răng Colgate: vạch trần hàm lượng nguy hiểm sức khỏe
Từ sau khi Triclosan được nhiều nghiên cứu khoa học công bố là làm tăng nguy cơ ung thư, nhiều hãng sản xuất hóa mỹ phẩm đã loại bỏ nó trong thành phần sản phẩm. Chất này bị cấm ở nhiều nước Âu Mỹ. Tại Việt Nam, Triclosan cũng không còn được sử dụng trong các sản phẩm kem đánh răng, trừ Colgate. Đáp lại mối lo ngại của người tiêu dùng, Bộ Y tế cho biết Triclosan được phép sử dụng nếu hàm lượng không vượt ngưỡng 0,3%.
Cung cấp thuốc kém chất lượng, công ty dược của Mỹ bị rút giấy phép
Ngoài việc bị rút giấy phép hoạt động, Công ty Ronbinson Pharma, Inc (Mỹ) phải nộp phạt 80 triệu đồng vì sản xuất thuốc kém chất lượng, trong đó có nhiều lô glucosamine
HOANG MANG VỚI VỎ THUỐC-GELATINE
Gelatin có trong mô liên kết, xương, da của động vật và là sản phẩm được sản xuất từ da heo, da bò. Từ da heo, bò, collagen được thủy phân hóa một phần để biến thành gelatin. Như vậy để bào chế thuốc là viên nang phải có vỏ nang được chế tạo từ nguyên liệu là gelatin. Và gelatin dùng trong ngành dược sản xuất thuốc phải là gelatin dược dụng.
Kem đánh răng nào ở VN có chất gây ung thư triclosan?
Khảo sát của Kiến Thức về các sản phẩm kem đánh răng hiện nay: đều ghi rõ thành phần, không ghi hàm lượng. Câu hỏi đặt ra: chất triclosan gây ung thư chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

ĐƯỜNG DÂY NÓNG

0913 840 746

GĐ : NGUYỄN CÔNG KHUÔNG

[email protected]

TƯ VẤN TRAO ĐỔI

Phuongtd Thao

TƯ VẤN - HỖ TRỢ
THỐNG KÊ TRUY CẬP
3627
Đang online: 2
Truy cập hôm nay: 15
Truy cập hôm qua: 13
Truy cập trung bình: 3627
Tổng số truy cập: 3627
Your IP : 54.81.185.66
Giải Phẩu

Chương sáu: HỆ HÔ HẤP

Chương sáu: HỆ HÔ HẤP
 
       Oxy là chất riêng biệt quan trọng nhất mà sự sống của chúng ta phụ thuộc vào nó cần thiết cho mọi tế bào và mô trong cơ thể, tế bào và mô dùng oxy để sản sinh năng lượng cần thiết để cung cấp cho sự sống. Oxy được đưa vào cơ thể khi chúng ta hít vào và các sản phẩm phụ của nó được tỏa ra khi chúng ta thở ra. Quá trình này gọi là hô hấp có liên quan đến phổi và cơ hoành và đường hô hấp trên – mũi, miệng, thanh quản, hầu và khí quản.
 
MŨI
 
 
       Ngoài việc là cơ quan khứu giác ra, mũi còn là đường tự nhiên, nhờ đó không khí đi vào cơ thể bình thường trong lúc thở. Hơn nữa, mũi có tác dụng như một thiết bị bảo vệ chống lại những chất kích thích như bụi bặm, chúng thường được tống ra bằng sự hắt hơi và vì vậy không có cơ hội gây tổn hại cho phổi.
       Mũi bao gồm có một xương và một phần sụn. Hai xương mũi,mỗi bên một xương, nhô xuống và cũng tạo thành sống mũi giữa hai mí mắt. Bên dưới chúng, các sụn mũi giũa hai mí mắt. Bên dưới chúng, các sụn mũi và các sụn của lỗ mũi tạo cho mũi sự vững chắc, hình dáng và tính mềm dẻo.
       Bên trong, mũi được chia thành hai xoang hẹp bằng một vách ngăn chạy từ trước ra sau. Vách ngăn này được tạo nên bằng xương và sụn. Nó được bao phủ bằng một màng mềm, mỏng manh được gọi là màng nhầy (hay niêm mạc), màng này tiếp tục với lớp lót lỗ mũi. Bản thân hai lỗ mũi được lót bằng những sợi lông cứng mọc trở xuống và bảo vệ lối vào. Chúng rất dễ nhìn thấy ở một số người, đặc biệt là đàn ông.
       Hai xoang được tạo ra bằng vách ngăn được gọi là hố mũi. Chúng rất hẹp, rộng chưa tới 6mm. Ở phía trên các hố là các đĩa xương mỏng với vô số thụ thể nhỏ từ dây thần kinh khứu giác. Khi chúng ta bị cảm, các thụ thể này bị bao phủ trong dịch nhầy sền sệt, làm giảm bớt cảm giác mũi cũng như cảm giác vị.
 
A. CÁC NGÁCH MŨI:
 
       Xoang ở phía sau mũi được chia thành các phần do ba gợn xương được gọi là các xoăn mũi. Chúng dài, mảnh và chạy theo chiều dài, dốc xuống ở phía sau. Lối đi giữa mỗi xoăn mũi được gọi là một ngách. Nó được lót bằng niêm mạc được cunng cấp rất nhiều máu và chính nơi đây làm ẩm và ấm không khí được hít vào.
       Màng niêm mạc này tiết ra 0,5 lít dịch nhầy cho mỗi ngày và được bao phủ bằng hàng ngàn lông nhỏ bé gọi là lông rung. Dịch nhầy và lông rung chặn các hạt bụi bẩn, số bụi này được lông rung cho đi tiếp và thường thường được nuốt vào.
       Các xoang, những khoảng trống ở phía trước sọ - được nối liền với bên trong mũi. Chúng có vị trí ở phía sau lông mày và phía sau má, trong vùng tam giác giữa hai mắt và mũi. Các xoang sẽ giảm bớt sự va đập của bất kì cú đấm nào vào mặt.
       Hai lối đi khác bắt đầu các ngách mũi. Các ống dẫn lệ đưa nước mắt ra khỏi mắt (điều này giải thích vì sao chúng ta phải hỉ mũi khi chúng ta khóc). Lối kia, ống thính giác, ở phía sau mũi gần chỗ gặp nhau với họng.
 
HỌNG
 
 
       Họng là một thuật ngữ phổ biến dùng để mô tả khu vực dung để dẫn vào các đường hô hấp và tiêu hóa. Nó thường được xem xét để mở rộng từ các xoang miệng và mũi đến thực quản và khí quản. Về mặt giải phẫu học, khu vực này được mô tả như hai phần riêng biệt, hầu và thanh quản. Ở đây, nó sẽ được xem xét như thanh quản, hầu và khí quản, ba phần này cùng với mũi và miệng tạo thành các đường hô hấp trên.
       Bởi vì họng là một tập hợp nhiều thành phần khác nhau nên nó có nhiều chức năng. Rõ nhất trong các chức năng này là chuyển thức ăn và chất lỏng vào đường tiêu hóa và không khí vào phổi, nhiệm vụ này được hầu thực hiện. Vai trò của thanh quản trong sự thở được tập trung chủ yếu vào dây thanh, chúng có thể được họp lại nhờ hoạt động của cơ thể tạm thời đóng chặt đường khí, thí dụ khi đang ho.
 
HẦU
 
 
       Hầu là khu vực ở phía sau miệng, kéo dài một đoạn ngắn xuống bên trong cổ. Được lót bằng các cơ rất sâu, nó có hình dáng rất gồ ghề giống như một hình nón lộn ngược, kéo dài tronng khoảng 12cm đằng sau hình cung ở phía sau miệng đến nơi mà nó nối liền với thực quản.
       Phần trên và rộng hơn của hầu được cho là cứng nhắc do các xương của sọ, trong khi ở đầu dưới và hẹp các cơ của nó được nối với các sụn đàn hồi của thanh quản. Lớp mô ngoài cùng của hầu, liên tiếp với lớp lót của miệng, chứa đựng nhiều tuyến sản xuất dịch nhầy, các tuyến này giúp giữ cho miệng và họng trơn tốt trong khi ăn và nói.
       Về mặt giải phẩu học, hầu được chia thành ba phần theo vị trí và nhiệm vụ của chúng, mỗi phần được thiết kế để thực hiện. Phần trên cùng, mũi hầu, đặt tên từ thực tế là nó nằm ở trên mức của vòm mềm (khẩu cái mềm) và tạo thành mặt sau của mũi. Phía dưới, mũi hầu tiếp giáp với chính vòm mềm, sự chuyển động hướng lên của vòm miệng này đóng kín mũi hầu khi bạn nuốt để ngăn ngừa thức ăn bị ép lên và ra ngoài mũi. Kết quả khó chịu về sự thiếu phối hợp của cơ cấu này thỉnh thoảng có thể cảm thấy khi bạn hắt hơi.
       Trong vòm mũi hầu là hai khóm mô đặc biệt dễ thấy ở trẻ em, được gọi là hạch hạnh nhân hầu. Mũi hầu còn bao gồm cả hai bên đầu, một lối vào đến vòi Eustache, đường đi giữa tai giữa và họng. Điều này có thể gây ra những vấn đề như các vi sinh vật gây bệnh của miệng, mũi và họng có cơ hội để dễ dàng tiếp cận tai và thường gây ra nhiễm trùng tai giữa.
       Phần hầu ở phía sau miệng – miệng hầu, là phần đường khí giữa miệng và phổi. Cơ động hơn mũi hầu rất nhiều, các hoạt động ép nén cơ của miệng hầu giúp uốn nắn các âm thanh lời nói khi chúng đến từ thanh quản. Cùng với sự trợ giúp của lưỡi, các cơ này cũng giúp đẩy thức ăn xuống phía lối vào thực quản. Hai cơ quan quan trọng nhất thuộc miệng hầu là amiđan nổi tiếng, hai gò mô thường liên can đến bệnh đau họng phổ biến ở trẻ em.
       Phần thấp nhất hay phần thanh quản thuộc hầu, có liên quan toàn bộ đến sự nuốt. Gọi là thanh hầu. Các chuyển động của hầu phải được phối hợp để đảm bảo các khí hô hấp kết thúc trong phổi và thực phẩm chấm dứt trong thực quản. Sự phối hợp này được hoàn thành nhờ một đám rối hay mạng lưới dây thần kinh – đám rối thần kinh hầu. Hoạt động của đám rối thần kinh hầu được kiểm soát trong não dưới, nó tập hợp thông tin từ cả hệ hô hấp lẫn các trunng tâm nuốt cao hơn trong não.
A. KHÍ QUẢN:
 
       Phần trên của khí quản ở phía trước họng và gồm có các sụn giữa cho mô đàn hồi mở rộng. Bạn có thể sờ phần khí quản này rất dễ dàng bằng ngón tay qua da ở đáy cổ. Ở phần trên của cổ, khí quản được bao bọc bằng sụn giáp, hay trái cổ. Từ đây nó kéo dài đến phế quản. Khí quản giống như mũi, được lót bằng một màng nhầy chứa đựng các tế bào có lông rung, các lông rung này đưa nhẹ các vi trùng xâm nhập và bụi bặm trở ngược vào họng để bị nuốt vào.
 
PHỔI
 
 
       Hai lá phổi chiếm hầu hết ngực. Trong hai lá phổi, phổi phải rộng hơn phổi trái vì tim chiếm nhiều chỗ hơn ở phía trái của ngực. Mỗi lá phổi được chia thành các thùy. Phổi phải có ba thùy, trên, giữa và dưới. Phổi trái có hai thùy, trên vá dưới. Các thùy riêng rẽ với nhau được biểu thị bằng các rãnh trên bề mặt còn gọi là khe.
       Phổi tự hình thành một mạng lưới ống dày đặc nhỏ hơn. Lớn nhất trong các ống này là hai phế quản, phế quản ở trên đầu phổi, chúng được chia ra từ khí quản về bên trái và phải. Mỗi phế quản đi vào từng lá phổi tương ứng. Bên trong phổi, phế quản phân nhánh thành các phế quản cấp hai và cấp ba và các phế quản này phân nhánh thêm nữa thành các ống nhỏ hơn được gọi là các tiểu phế quản. Các tiểu phế quản tận cùng bằng các túi khí được gọi là các phế nang.
       Một hệ thống ống thứ hai được các động mạch phổi hình thành, hệ thống này đi vào phổi dọc theo phế quản phải và trái. Chúng cũng phân nhánh thành các ống nhỏ hơn hay các mạch máu, các mạch này chạy dọc theo các tiểu phế quản. Tại các phế nang chúng hình thành các mao mạch nhỏ.
A. PHỔI HOẠT ĐỘNG RA SAO?
 
       Nếu như phổi được lấy ra khỏi ngực chúng sẽ co lại giống như những quả bóng xì hơi. Chúng được giữ mở rộng nhờ áp lực bề mặt được tạo ra do chất dịch được sản xuất bởi một lớp lót mỏng xung quanh phổi và thành ngực, màng phế mạc (màng phổi). Để hình dung ra điều này, hãy nghĩ đến hai tấm kính. Nếu khô và được chồng lên nhau, chúng có thể được tách ra dễ dàng, nhưng nếu làm ướt áp lực bề mặt của nước làm dính hai tấm kính lại với nhau. Cách duy nhất ở đây chúng có thể được tách rời là trượt chúng rời ra. Tương tự, chỉ cần một lớp chất dịch mỏng tách phổi ra khỏi thành ngực là phổi được giữ mở rộng. Khi ngực phồng ra phổi được kéo ra và không khí được đưa vào phế nang.
       Khi chúng ta thở ra, các cơ sườn giãn ra từ từ. Nếu như bạn phải nới lỏng hoàn toàn, phổi sẽ bật trở lại nhanh chóng, trừ khi bạn cố ý giữ cho phổi trống rỗng. Nếu không khí xen vào giữa hai lá phổi và thành ngực, áp lực bề mặt bị phá vỡ và phổi xẹp xuống.
       Có hai loại phế mạc ở phổi, phế mạc trong hay phế mạc tạng và phế mạc ngoài hay phế mạc vách. Phế mạc vách lót toàn bộ phía ngoài phổi, kể cả các rãnh. Phế mạc tạng lót bên trong ngực. Hai lớp này chỉ gặp nhau ở cuống phổi, điểm mà phổi được nối liền với khí quản bằng phế quản của nó và với tim bằng các mạch máu phổi. Ở tất cả các vùng khác chúng hoàn toàn tách biệt.
       Ở những người khỏe mạnh lớp phế mạc tạng và vách luôn luôn chạm vào nhau và chúng lướt qua nhau khi phổi chuyển động trong lúc thở. Dĩ nhiên, có một khoảng cách nào đó giữa hai lớp. Ở những người khỏe mạnh khoảng cách “tiềm tàng” này là rất bé : vừa đủ để chứa đựng những số lượng dịch nhỏ bé giúp bôi trơn hai lớp khi chúng lướt qua nhau. Tuy nhiên, ở khía cạnh viêm phế mạc, khoảng cách có thể tràng ngập với số lượng dịch lớn : trường hợp này được gọi là tràng dịch màng phổi.
       Không giống như phổi, phế mạc được trang bị cảm giác đau và chính sự đau này là đặc điểm của bệnh viêm phế mạc. Bất kỳ loại viêm nào cũng làm bề mặt của phế mạc thô nhám và sự đau đớn sẽ tăng lên khi phế mạc vách và tạng trượt qua nhau trong quá trình hô hấp.
 
THỞ
 
 
       Đang thức hay ngủ chúng ta thở trung bình 12 lần trong một phút và trong 24 h chúng ta hít vào và thở ra nhiều hơn 8000 lít không khí. Trong lúc tập luyện thể thao nặng, nhịp độ thở sẽ tăng lên đáng kể : lên đến 80 lần trong một phút.
       Mục đích di chuyển quá nhiều không khí vào và ra khỏi cơ thể làm cho phổi có thể thực hiện hai việc : thu hút oxy để duy trì sự sống và tống ra khỏi cơ thể carbon dioxide chất thải của quá trình hóa học bên trong.
       Không khí mà chúng ta thở có khoảng 20% oxy và công việc của phổi, tim và các mạch máu chủ yếu là liên quan đến việc vận chuyển oxy từ không khí đến các mô của cơ thể, nơi oxy được cần để sản xuất năng lượng mà cơ thể đòi hỏi để tiếp tục tồn tại.
       Giống như một chiếc xe hơi đốt xăng dầu với oxy và lửa than để sử dụng cả than lẫn khí oxy trong phòng để tạo ra nhiệt, các tế của cơ thể cũng vậy sử dụng oxy theo một cách giống chính xác : chúng đốt sạch nhiên liệu của chúng (nhiên liệu này thường thấy dưới dạng đường) với oxy để tạo ra năng lượng. Các chất thải của phản ứng hóa học này cũng giống với cả các tế bào cơ thể lẫn xe hơi – có tên là carbon dioxide (khí cacbonic) và nước. Mặc dù một số tế bào cơ thể có khả năng hoạt động trong một lúc không có oxy, nhưng não thì không thể.
       Khi chúng ta thở phần lớn công việc được cơ hoành thực hiện, một tấm cơ và một mô sợi tạo nên một thành vách trọn vẹn giữa ngực và bụng. Các xương sườn cung cấp phần khung trên bao bọc tim và phổi còn cơ hoành tạo thành phần đáy.
       Nếu như bạn nhìn vào cơ hoành từ trên, bạn sẽ thấy một phần sợi trung tâm lớn, được nối liền bằng các sợi cơ đến phía trong của sáu xương sườn dưới. Hình ảnh này trông khá giống như mặt trời có các tia tỏa ra hướng về khung sườn để giữ chặt cơ hoành. Nhìn từ phía trước, cơ hoành hiện ra như một mái vòm, được gắn bằng các giải cơ vào phía trong các xương sườn.
       Các sợi cơ của cơ hoành co lại khi chúng ta hít vào và làm phẳng “mái vòm” của cơ hoành, kéo phần trung tâm cao nhất xuống vào trong bụng. Điều này làm tăng thêm thể tích phổi và hút không khí vào trong phổi qua khí quản, mũi và miệng. Ngay khi ở trong phổi, không khí đi đến các phế nang, nơi mà sự trao đổi oxy và carbon dioxide xảy ra. Oxy được hacmoglobin trong máu thu nhận và các hồng cầu thải ra carbon dioxide vào trong các phế nang để được phổi trút ra. Sự thở xảy ra do sự nới lỏng bình thường của các cơ, cùng với không khí bị ép ra ngoài tương tự như khi bạn thả cho bong bóng xì hơi ra.
       Giống như bất kì cơ nào khác, cơ hoành nhận mệnh lệnh để co lại hay giãn ra từ hệ thần kinh. Các dây thần kinh mà cung cấp cho cơ hoành được gọi là dây thần kinh hoành trái và phải. Thật khá kì lạ, các dây thần kinh này xuất phát từ diểm cao trong dây cột sống và vì điều này phải thực hiện một quảng đường khá dài từ cổ xuống đến đáy ngực. Các dây thần kinh hoành có thể bị tổn hại do bị thương hoặc bệnh. Ngáp, thở dài, ho và nấc cụt vẫn liên quan đến các kiểu hô hấp khác. Cười và khóc, cả hai hơi thở kéo dài được tiếp theo bằng sự dốc sức thở từng đợt, lá những thay đổi về hô hấp do sự kích thích xúc cảm.
       Sự nín thở, có thể là cố ý (khi bơi lặn dưới nước) hoặc không cố ý (do cơn thần kinh) cũng thay đổi kiểu thở. Mức carbondioxide giảm xuống sau một vài hơi thở sâu đầu tiên, hơi thở sau đó bị nén lại và não ngừng kích thích. Điều này có thể dẫn đến một sự hoa mắt và khi lặn dưới nước sự chết đuối có thể xảy ra nếu người đó không thể trở lên mặt nước.
 
Các bài viết liên quan
Thiết kế website chất lượng cao NAM VIỆT IT