0913 840 746
Thứ ba, ngày 19 tháng 03 năm 2024
TÌM KIẾM
TIN MỚI Y HỌC
80% BỆNH NHÂN UNG THƯ VN ĐẾN BỆNH VIỆN Ở GIAI ĐOẠN CUỐI
Mỗi năm VN có 200 ngàn bệnh nhân ung thư mới, 70 ngàn người bệnh ung thư tử vong. Trong đó, đến 80% bệnh nhân ung thư ở VN đến bệnh viện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Việt Nam có 160.000 ca ung thư/năm: Vì sao ăn bẩn, độc
Mỗi năm Việt Nam có từ 130 nghìn đến 160 nghìn trường hợp mắc mới, trong đó có khoảng 85 nghìn đến 115 nghìn người tử vong do căn bệnh này.
Công bố danh sách “làng ung thư”
Theo dự án Điều tra, tìm kiếm nguồn nước hợp vệ sinh phục vụ cấp nước sinh hoạt cho một số làng ung thư của VN, các nguồn nước ăn uống, sinh hoạt tại 37 làng ung thư đều ô nhiễm nặng.
Triclosan trong kem đánh răng Colgate: vạch trần hàm lượng nguy hiểm sức khỏe
Từ sau khi Triclosan được nhiều nghiên cứu khoa học công bố là làm tăng nguy cơ ung thư, nhiều hãng sản xuất hóa mỹ phẩm đã loại bỏ nó trong thành phần sản phẩm. Chất này bị cấm ở nhiều nước Âu Mỹ. Tại Việt Nam, Triclosan cũng không còn được sử dụng trong các sản phẩm kem đánh răng, trừ Colgate. Đáp lại mối lo ngại của người tiêu dùng, Bộ Y tế cho biết Triclosan được phép sử dụng nếu hàm lượng không vượt ngưỡng 0,3%.
Cung cấp thuốc kém chất lượng, công ty dược của Mỹ bị rút giấy phép
Ngoài việc bị rút giấy phép hoạt động, Công ty Ronbinson Pharma, Inc (Mỹ) phải nộp phạt 80 triệu đồng vì sản xuất thuốc kém chất lượng, trong đó có nhiều lô glucosamine
HOANG MANG VỚI VỎ THUỐC-GELATINE
Gelatin có trong mô liên kết, xương, da của động vật và là sản phẩm được sản xuất từ da heo, da bò. Từ da heo, bò, collagen được thủy phân hóa một phần để biến thành gelatin. Như vậy để bào chế thuốc là viên nang phải có vỏ nang được chế tạo từ nguyên liệu là gelatin. Và gelatin dùng trong ngành dược sản xuất thuốc phải là gelatin dược dụng.
Kem đánh răng nào ở VN có chất gây ung thư triclosan?
Khảo sát của Kiến Thức về các sản phẩm kem đánh răng hiện nay: đều ghi rõ thành phần, không ghi hàm lượng. Câu hỏi đặt ra: chất triclosan gây ung thư chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

ĐƯỜNG DÂY NÓNG

0913 840 746

GĐ : NGUYỄN CÔNG KHUÔNG

[email protected]

TƯ VẤN TRAO ĐỔI

Phuongtd Thao

TƯ VẤN - HỖ TRỢ
THỐNG KÊ TRUY CẬP
3632
Đang online: 1
Truy cập hôm nay: 20
Truy cập hôm qua: 13
Truy cập trung bình: 3632
Tổng số truy cập: 3632
Your IP : 54.81.185.66
Giải Phẩu

Chương bảy: HỆ TIM MẠCH – HỆ TUẦN HOÀN

Chương bảy: HỆ TIM MẠCH – HỆ TUẦN HOÀN
 
 
 
 
       Hệ tuần hoàn gồm có tim và mạng lưới các mạch máu. Hầu như hoàn toàn được cấu tạo bằng cơ, tim chịu trách nhiệm bơm máu đi khắp cơ thể. Máu không những vận chuyển các chất dinh dưỡng và các chất khí từ bộ phận cơ thể này đến bộ phận cơ thể khác mà còn có nhiệm vụ như một phương tiện liên lạc bằng cách truyền đạt các thông tin hóa học trong các nhóm hoócmon từ các tuyến nội tiết đến cơ quan và mô.
MÁU
 
 
       Máu cần thiết cho hoạt động của cơ thể. Nó được tim bơm đi khắp mạng lưới các động mạch và tĩnh mạch ở trong, từ trước khi sinh cho đến khi chết, phân phối oxy, chất dinh dưỡng và các chất cần thiết khác đến các mô và trong lúc trở lại, thu hút carbondioxide và các chất thải khác nếu không có thể làm tổn hại hệ thống. Máu còn giúp tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh và nhờ khả năng đông lại, máu có nhiệm vụ như một bộ phận quan trọng trong cơ cấu bảo vệ tự nhiên của cơ thể.
 
       Máu không phải là một chất lỏng đơn giản. Độ sệt của nó ai cũng biết là do có mặt hàng triệu tế bào mà các hoạt động của nó làm cho cũng chẳng khác gì một mô cơ thể như xương hoặc cơ. Máu gồm có một chất lỏng không màu được gọi là huyết tương, trong đó các hồng cầu, bạch cầu lơ lửng và các tế bào rất nhỏ được gọi là tiểu cầu.
       Giống như phần lớn cơ thể, huyết tương gồm có chủ yếu là nước. Bởi vì nó là một chất lỏng nên nó có thể khuếch tán qua các thành của những mạch máu nhỏ, chẳng hạn như các mao mạch. Vì thế, nó liên lạc trực tiếp với các dịch ngoại bào, chất dịch mà thật sự bao quanh bề mặt tất cả các tế bào của cơ thể. Điều này có nghĩa các chất khoáng và các chất khác có thể được đưa từ tế bào này sang tế bào khác khắp cơ thể theo đường huyết tương.
A. HUYẾT TƯƠNG:
 
       Huyết tương là một phương tiện vận chuyển các nguyên liệu quan trọng trong cơ thể, thí dụ như glucose và các chất béo cơ bản. Các chất béo khác được vận chuyển trong huyết tương gồm có : chất sắt, chất cần thiết để tạo thành haemoglobin sắc tố vận chuyển oxy và nhiều hoócmon quan trọng chẳng hạn như hoócmon tuyến giáp. Ví vậy, huyết tương gồm có một dung dịch nước khoáng, chất dinh dưỡng và số lượng nhỏ các hợp chất quan trọng như các hoócmon cùng với một thành phần thiết yếu khác protein chất có nhiều nhất trong huyết tương.
       Mỗi lít huyết tương chứa đựng khoảng 75gr protein. Hợp chất này được chia thành hai loại chính : albumin và globumin được chế tạo trong gan. Cũng giống như là một nguồn thực phẩm cho các mô, albumin cung cấp áp suất thẩm thấu giữ cho phần chất lỏng của máu bên trong các mạch máu và ngăn máu tràn ra vào trong các mô và sau đó vào các tế bào. Albumin có thể được tưởng tượng như một loại xốp hút nước lưu thông, giữ lượng nước cần thiết trong dòng máu và ngăn cơ thể thoái hóa thành một khối như thạch nhão nhoẹt.
       Có lẽ quan trọng nhất trong các globumin là những globumin có nhiệm vụ như các kháng thể chống nhiễm trùng. Ngoài ra, một số protein globumin hoạt động dưới hình thức các cục máu, cùng với các tế bào.
B. TIỂU CẦU:
 
       Tiểu cầu là những tế bào nhỏ bé nhất trong cơ thể. Một mililit máu chứa khoảng 250 triệu tiểu cầu và mỗi tiểu cầu rộng khoảng 3 micrômet ( 1 micrômet = khoảng 1/1000 milimet).
       Tiểu cầu có một chức năng cơ bản : làm cho máu đông lại khi bị chảy máu. Gần đây các bác sĩ rất chú trọng đến cách thức hoạt động của tiểu cầu vì ngày càng nhận thấy chúng có thể rất quan trọng trong hiện tượng co cứng động mạch – làm cứng các động mạch – một chứng bệnh thường thấy ở thế giới phương tây.
       Bởi vì có quá nhiều tiểu cầu trong máu, nên lúc nào cũng sẽ có nhiều tiểu cầu ở gần bất kì vị trí chảy máu nào mà có thể xảy ra.
       Các thành mạch máu thường được lót bằng lớp lót mềm của các tế bào được gọi là các tế bào tiểu mô. Một khi lớp lót này bị vỡ - tức sự chảy máu xảy ra – các phần tử của máu tiếp xúc với các phần khác của thành mao mạch. Sự tiếp xúc này kích thích các tiểu cầu dính vào thành và dính vào nhau, để tạo thành một cái phích ngăn chảy máu. Sau giai đoạn này, các phần tử khác của máu tác động lẫn nhau để tạo thành tơ huyết, đem lại sự hồi phục vết thương vĩnh cửu hơn.
       Khả năng máu đông lại và như vậy ngăn chặn sự chảy máu đến chết nếu một mạch máu bị cắt đứt, xuất phát từ hoạt động liên kết của các tiểu cầu và nhiều chất hóa sinh, được gọi là các yếu tố đông máu. Trong số này chất quan trọng có tên là prothrombin. Các nhân tố này được thấy trong phần chất lỏng của máu – huyết tương. Các nhược điểm của quá trình đông lại thuộc hai loại – thiếu các cục để hình thành và chứng huyết khối, trong đó các cục máu hình thành trong mạch máu.
C. HỒNG CẦU: 
 
      Các hồng cầu có vai trò như những người chuyên chở, đưa ooxy từ phổi đến các mô. Sau khi thực hiện việc này, chúng không trở về trống không mà nhận carbondioxide, một chất thải của hoạt động tế bào và đưa nó trở về phổi, từ đây chất thải được đưa ra ngoài. Chúng có khả năng thực hiện được điều này bởi vì chúng có chứa hàng triệu phân tử của chất có tên là haemoglobin.
       Ở trong phổi, oxy kết hợp rất nhanh với haemoglobin để làm cho các hồng cầu có màu đỏ tươi từ đó phát sinh ra tên của chúng. Hồng cầu hay hồng huyết cầu. Được đưa vào các động mạch, máu “đã oxy hóa” này đi đến các mô. Với sự giúp đỡ của các enzyme trong hồng cầu carbondioxide và nước – chất thải khác của hoạt động tế bào, được bao bọc trong các hồng cầu và được đưa trở lại phổi bằng các tĩnh mạch.
       Sự sản xuất các hồng cầu bắt đầu trong vài tuần đầu tiên sau khi thụ thai và trong ba tháng đầu tiên sau khi thụ thai và trong ba tháng đầu tiên, sự sản xuất xảy ra trong gan. Chỉ sau sáu tháng phát triển bào thai thì sự sản xuất được chuyển qua tủy xương, nơi nó tiếp tục trong khoảng thời gian còn lại của cuộc đời. Cho đến tuổi thanh niên (13-17) tủy trong tất cả các xương tạo ra hồng cầu, nhưng sau khoảng tuổi 20, sự sản xuất hồng cầu bị giới hạn vào tủy xương trong cột sống, xương sườn và xương ức.
       Các hồng cầu bắt đầu cuộc sống của chúng như các tế bào hơi tròn, không đều có tên là huyết nguyên bào, có nhân to lớn. Các tế bào này sau đó trải qua một loạt sự phân chia nhanh chóng, suốt thời gian đó nhân càng ngày càng trở nên nhỏ hơn và sau đó mất hẳn. Để sản xuất ra hồng cầu, cơ thể cần sắt – thành phần quan trọng của chất : haemoglobin, vitamin B12, Folic acid và các protein.
       Trong những chuyến đi vòng quanh dòng máu của chúng, các hồng cầu phải chịu đựng sự hư hỏng to lớn và vì vậy cần sự phục hồi liên tục. Mỗi hồng cầu có tuổi thọ trung bình là 120 ngày. Sau thời gian này các tế bào được tạo ra trong tủy xương và lá lách tấn công các hồng cầu đó, các hồng cầu già cỗi. Một số hóa chất còn lại lập tức được trả lại cho huyết tương để tái sử dụng, trong khi số khác kể cả haemoglobin được đưa đến gan để phá hủy thêm nữa.
       Cơ thể có một khả năng đặc biệt về kiểm soát số lượng hồng cầu đang tuần hoàn, theo các nhu cầu của nó. Nếu bị mất máu nhiều, nếu nhiều phần tủy xương bị hư hỏng hoặc nếu lượng oxy đến các mô bị giảm xuống do suy tim hoặc bởi vì một người đang ở một độ cao quá mức thì tủy xương lập tức bắt đầu gia tăng sự sản xuất hồng cầu. Và ngay cả sự tập luyện thể thao căng thẳng hàng ngày cũng kích thích thêm năng suất hồng cầu, bởi vì cơ thể có nhu cầu cân đối thêm oxy. Sự đếm các tế bào máu cho thấy rằng các vận động viên thần kinh có số hồng cầu nhiều gấp đôi hồng cầu của những người có cuộc sống ít vận động.
D. BẠCH CẦU:
 
       Các bạch cầu ở trong máu, bạch cầu lớn hơn và rất khác với hồng cầu. Không giống như các hồng cầu, các bạch cầu chẳng giống nhau tí nào cả và có khả năng di chuyển với một chuyển động dần dần. Có liên quan đến sự bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật, các bạch cầu được xếp loại thành ba nhóm chính về mặt kỹ thuật gọi là : bạch cầu đa hình, lymphô bào và bạch cầu đơn nhân.
       Bạch cầu đa hình (còn gọi là bạch cầu nhân đa hình) cấu tạo nên từ 50 – 75% bạch cầu, được chia nhỏ thành ba loại. Nhiều nhất là các bạch cầu có tên là bạch cầu trung tính.
       Khi cơ thể bị vi trùng gây bệnh xâm nhập, các bạch cầu này đi làm nhiệm vụ. Do vi trùng phóng thích các hóa chất thu hút, bạch cầu trung tính “bơi” đến vị trí nhiễm trùng và bắt đầu bao bọc vi trùng. Khi chúng bao vây vi trùng, các hạt nhỏ bên trong bạch cầu bắt đầu tạo ra các hóa chất tiêu diệt các vi trùng bị bắt. Mủ mà chúng ta thường thấy tụ lại ở các vị trí nhiễm trùng là kết quả hoạt động của các bạch cầu đa hình và chủ yếu là được tạo nên từ các bạch cầu chết.
       Loại bạch cầu đa hình thứ hai có tên là bạch cầu ưa cosin, bởi vì các hạt nhỏ của chúng bị nhuốm màu hồng khi máu được trộn với chất nhuộm cosin. Chỉ có từ 1 – 4% trong bạch cầu, bạch cầu ưa cosin chống lại sự tấn công của vi trùng và còn có một vai trò quan trọng khác. Khi có bất kỳ protein hoặc kháng nguyên lạ nào đi vào trong máu, các chất được gọi là kháng thể được tạo ra để kết hợp với kháng nguyên và làm trung hòa tác động của chúng. Khi quá trình này đang tiếp diễn, hóa chất histamine được phóng thích.
       Bạch cầu ưa cosin hãm bớt các tác động của histamine được tạo ra quá nhiều, kết quả có thể là sự phản ứng dị ứng. Và ngay khi các kháng thể và kháng nguyên vừa kết hợp, bạch cầu ưa cosin loại bỏ các hóa chất còn lại.
       Loại bạch cầu thứ ba là bạch cầu ưa kiềm. Chúng có chưa đến 1% trong tất cả các bạch cầu nhưng rất cần thiết cho sự sống, bởi vì các hạt nhỏ của chúng tạo ra và phóng thích heparin, chất hoạt động để ngăn máu khởi động lại trong các mạch.
E. LIMPHÔ BÀO:
       Tạo nên khoảng 25% trong tổng số bạch cầu của máu là các lymphô bào, tất cả lymphô bào đều có nhân đặc, hình cầu. Lymphô bào có một vai trò quan trọng, tạo cho cơ thể sự miễn dịch tự nhiên đối với bệnh. Chúng thực hiện điều này bằng cách tạo ra các kháng độc tố để trung hòa các tác động nguy hiểm tiềm tàng của các độc tố mạnh (chất độc) hoặc các hóa chất do vi trùng nào đó sinh ra. Một nhiệm vụ quan trọng nữa của lympho bào là sản xuất kháng thể và hóa chất giúp ngăn ngừa các tế bào cơ thể khỏi chết vì sự xâm nhập vi trùng. Bạch cầu sau cùng trong số các bạch cầu là bạch cầu đơn nhân, chúng tạo nên 8% trong tổng số bạch cầu. Các bạch cầu đơn nhân lớn nhất có chứa nhân lớn, chúng bao bọc vi trùng và loại bỏ các mảnh vỡ tế bào do sự tấn công của vi trùng gây ra.
       Hoạt động của các bạch cầu đa hình và bạch cầu đơn nhân có liên quan đến vi trùng mang mầm bệnh được gọi là phản ứng viêm – viêm là phản ứng của cơ thể đối với tổn thương ở một mức độ cục bộ. Hoạt động của lymphô bào liên quan đến các vi sinh vật xâm nhập và các chất khác được gọi là phản ứng có miễn dịch. Cả hai phản ứng có thể được làm cho hoạt động cùng một lúc.
F. CÁC BẠCH CẦU ĐƯỢC SẢN XUẤT Ở ĐÂU:
 
       Tủy xương cũng là nơi sản xuất một số loại bạch cầu. Cả ba loại bạch cầu đa hình được sản xuất tại đây, từ các tế bào được gọi là tủy bào, ngoài ra bằng một loạt sự phân chia. Trung bình bạch cầu đa hình sống chỉ 12 giờ và chỉ 2 hoặc 3 giờ khi các tế bào liên quan đến sự chiến đấu chống vi trùng xâm nhập. Trong những hoàn cảnh như thế, sự sản xuất bạch cầu được tăng thêm để đáp ứng những đòi hỏi của cơ thể. Các lymphô bào trung bình sống được 200 ngày, được tạo thành trong lá lách và trong các khu vực như amiđan và các tuyến bạch huyết rải rác khắp cơ thể. Cả bạch cầu đơn nhân lẫn tiểu cầu đều được sản xuất trong tủy xương. Tuổi thọ của bạch cầu đơn nhân vẫn còn là một bí mật, bởi vì dường như chúng trải qua một phần thời gian ở các mô và một phần trong huyết tương, nhưng trong một dây chuyền sản xuất không bao giờ thiếu. Cơ thể tìm được cách thay thế toàn bộ hàng triệu tiểu cầu của nó, tính trung bình chừng mỗi bốn ngày một lần.
       Mặc dù, sự chảy máu bên trong hay bên ngoài, luôn luôn là một tình huống có thể được cho là nghiêm trọng, nhưng các cơ quan tồn tại gắn liền của cơ thể bảo đảm rằng một người có thể mất tối đa một phần tư tổng số máu của mình mà không bị bất kì ảnh hưởng đau yếu lâu dài nào, dù cho không có truyền máu. Và bởi vì máu là dây chuyền cung cấp đi và về các mô, người ta không ngạc nhiên về những rối loạn và bệnh tật cơ thể xuất hiện qua những thay đổi trong máu. Ngoài sự phản ánh tình trạng sức khỏe của cơ thể ra, máu tự nó có thể là vị trí của cả một loạt rối loạn ảnh hưởng đến các hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và huyết tương, mỗi thành phần này đòi hỏi sự phát hiện ra và điều trị.
 
TIM
 
 
       Tim là một cơ quan lớn bằng cơ ở chính giữa ngực, được cho là ở phần nhiều của tim nằm ở bên trái. Tim nặng khoảng 340g đối với đàn ông và nhỏ hơn một chút đối với phụ nữ.
       Ranh giới bên phải của tim hầu như nằm phía sau ranh giới bên phải của xương ức. Ở phía trái xương ức, tim nhô ra như một kiểu hình tam giác tròn với đỉnh của nó nằm ngay dưới núm vú trái. Tại điểm này có thể cảm thấy tiếng đập với mỗi nhịp tim. Nó được gọi là đỉnh đập.
       Nhiệm vụ của tim là bơm máu đi khắp hai vòng tuần hoàn riêng biệt. Trước tiên nó bơm máu vào các động mạch qua động mạch chủ, động mạch trung tâm của cơ thể.
       Máu này lưu thông qua các cơ quan và các mô phân phối chất dinh dưỡng và oxy cho chúng. Sau đó, máu trở về tim theo các tĩnh mạch sau khi toàn bộ oxy được hút khỏi máu.
       Sao đó, tim bơm máu lên vòng tuần hoàn thứ hai, lần này lên phổi để thay thế oxy. Rồi nó trở lại tim với oxy được thay mới.
       Có bốn buồng chính trong tim có tác dụng sắp xếp sự bơm máu. Mỗi buồng là một túi cơ với các thành có thể co lại để đẩy máu về phía trước. Độ dày của thành cơ phụ thuộc vào công việc mà buồng phải làm. Tâm thất trái có các thành dày nhất vì nó thực hiện phần bơm máu lớn nhất.
       Các buồng tim được sắp xếp theo cặp, mỗi cặp có một tâm nhĩ có thành mỏng nhận máu từ các tĩnh mạch. Mỗi tâm nhĩ bơm máu qua một van vào một tâm thất có thành dày hơn, tâm thất bơm máu vào động mạch chính.
       Hai tâm nhĩ nằm phía sau và trên hai tâm thất. Cả hai tâm nhĩ và hai tâm thất nằm sát bên nhau. Các phần thành chia cắt chúng được gọi là vách ngăn giữa tâm nhĩ và vách ngăn giữa tâm thất.
A. CÁCH THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA TIM:
       Máu từ phổi trở lại tim theo các tĩnh mạch phổi cùng với rất nhiều oxy được thay mới trong máu. Máu đi vào tâm nhĩ trái, sau đó tâm nhĩ trái co lại và đẩy máu qua một van được gọi là van hai lá và tâm thất trái.
       Sau đó, tâm thất trái co lại và khi nó co như thế van hai lá đóng lại để cho máu chỉ có thể đi ra qua van động mạch chủ mở rộng vào trong động mạch chủ. Lúc đó, máu đi tiếp vào các mô nơi mà nó trao oxy.
       Máu từ cơ thể trở về tim theo một tĩnh mạch lớn, tĩnh mạch chủ dưới và từ trên đầu máu trở về theo tĩnh mạch chủ trên. Nó đi vào tâm nhĩ phải. Tâm nhĩ phải co lại và máu đi qua van ba lá vào trong tâm thất phải.
       Tâm thất phải co lại đẩy máu ra đi vào động mạch phổi, qua động mạch phổi và đi qua phổi, ở đó máu được thay mới oxy. Sau đó, máu trở lại tim theo các động mạch phổi sẵn sàng bắt đầu lại chu kì mới.
B. CÁC VAN:
 
 
       Giống như một số máy bơm, tim phụ thuộc vào một loạt van để hoạt động thích hợp. Ở phía bên phải là các van động mạch phổi và van ba lá, ở phía bên trái là các van động mạch chủ và van hai lá. Bốn van đóng và mở tự động để tiếp nhận và tuôn ra máu đi và về các buồng tim, để cho máu có thể chảy chỉ theo một hướng.
       Các van động mạch phổi và van động mạch chủ có cấu trúc tương tự nhau. Chúng có ba mũi nhọn giống như lá và được tạo nên từ mô sợi mỏng nhưng dẻo dai. Các van hai lá và ba lá thì phức tạp hơn, tuy vậy chúng tương tự nhau về cấu trúc. Van hai lá có hai lá nhỏ, van ba lá có ba lá.
 
       Mỗi van trong số các van này nằm trong một vòng tròn giữa tâm nhĩ và tâm thất. Các chân của lá nhỏ được dính chặt vào vòng, trong khi các rìa tự do chạm vào nhau và đóng chặt lối đi giữa tâm thất và tâm nhĩ khi van được đóng. Các rìa tự do này cũng dính chặt vào một loạt dây mảnh – được gọi là dây gân tim. Các dây này đi xuống vào tâm thất và ngăn cho van khỏi bật ngược vào tâm nhĩ khi dưới áp suất.
 
C. HỆ THỐNG ĐIỀU HÀNH:
 
       Với mỗi nhịp tim hai tâm nhĩ co lại cùng một lúc và đẩy máu lên hai tâm thất. Lúc đó, hai tâm thất cùng co lại.
       Chuỗi co bóp có trật tự này phụ thuộc vào một hệ thống điều chỉnh diện phức tạp. Sự kiểm soát cơ bản xuất phát từ nút xoang nhĩ (nút SA ), nút này nằm ở tâm nhĩ phải. Các xung lực truyền từ nút này qua cả hai tâm nhĩ và làm cho chúng co lại. Có một nút khác nữa là nút nhĩ thất ở chỗ gặp nhau của hai tâm nhĩ và hai tâm thất.
       Nút này làm chậm xung lực co lại và sau đó truyền xung lực xuống qua một bó sợi dẫn trong vách ngăn nội tâm thất được gọi là bó His (bó nhĩ thất). Sau khi truyền qua bó, xung lực lan rộng vào các tâm thất làm chúng co lại sau hai tâm nhĩ.
 
CÁC MẠCH MÁU
 
       Các động mạch và tĩnh mạch là hai loại mạch máu lớn trong cơ thể. Các động mạch giống như các ống, vận chuyển máu ra khỏi tim đến các mô, trong khi đó các tĩnh mạch vận chuyển máu trên đường trở về.
       Buồng bơm chính ở bên trái tim, tâm thất trái, tống máu vào động mạch chính của cơ thể - động mạch chủ. Nhánh đầu tiên trong các nhánh của động mạch chủ phát sinh từ động mạch chủ ngay khi nó rời khỏi tim. Các nhánh này là các động mạch vành, cung cấp máu cho chính tim.
       Hầu như ngay khi nó phân nhánh động mạch chủ, động mạch vành trái tách ra thành hai nhánh lớn. Vì vậy, trên thực tế có ba động mạch vành: bên phải và hai nhánh của bên trái. Chúng tiếp tực bao bọc và thâm nhập tim hoàn toàn, cung cấp máu cho mọi bộ phận của tim. Các động mạch còn lại của cơ thể vận chuyển máu đến tất cả các bộ phận khác của cơ thể, sự phân chia đầu tiên thành các nhánh được gọi là các tiểu động mạch và cuối cùng thành các mao mạch.
       Tâm thất trái tạo ra một áp lực đáng kể để ép máu đi qua một mạng lưới động mạch. Sự thắt chặt mà vòng vải quấn quanh cánh tay bạn có thể bơm phồng, được dùng để đo huyết áp, cùng giống như sức ép tối đa trong tâm thất trái cùng với mỗi nhịp tim.
A. CẤU TRÚC CỦA CÁC ĐỘNG MẠCH:
 
 
 
       Bởi vì các động mạch phải chịu đựng sức mạnh này với mỗi nhịp tim, chúng phải có thành dày để đương đầu với sức ép. Thành ngoài của một động mạch là một màng bao mô sợi mềm. Bên trong thành này có một màng bao cơ dày đàn hồi, làm cho động mạch có sức mạnh. Ngoài ra còn có các vòng sợi cơ bao bọc động mạch ở giữa mô đàn hồi (nội mô). Lớp trong của động mạch được tạo nên từ một lớp tế bào trơn cho phép máu chảy qua thoải mái.
       Các thành đàn hồi dày là quan trọng nhất đối với cách mà hệ thống mạch hoạt động. Hầu hết sức ép của mỗi nhịp tim được thu nhận vào các thành đàn hồi của các động mạch lớn. Chúng tiếp tục đẩy máu đi tới trong nhịp ngưng giữa mỗi nhịp tim.
B. CÁC MẠCH CỦA CƠ THỂ:
 
       Khi bác sĩ bắt mạch, ông ta sẽ cảm thấy hoạt động của tim đang bơm máu với mỗi nhịp đập đi khắp cơ thể bằng các động mạch.
       Sức ép của mỗi nhịp tim được truyền theo các thành động mạch giống như một làn sóng lan ra trên mặt hồ. Các thành động mạch co giãn và phồng lên để đón nhận sức ép ban đầu của một nhịp tim. Về sau trong lúc đập chúng co lại và bằng cách này đẩy máu nhẹ nhàng theo hệ thống.
       Mạch này có thể được bắt ở một số động mạch nằm gần bề mặt. Thông thường nhất là động mạch quay ở cổ tay có thể được bắt trong mặt trong cổ tay ngay bên dưới ngón tay cái. Người ta thường bắt mạch này bằng một hoặc hai ngón tay hơn là bằng ngón cái, vì ngón cái có mạch riêng của nó và như vậy có thể gây sự nhầm lẫn nào đó.
       Động mạch cánh tay, trong cánh tay có một mạch cũng có thể bắt được dễ dàng trên mặt trong khớp khuỷu tay gần như thẳng hàng với ngón tay út.
       Bác sĩ cũng có thể xem mạch ở cổ được động mạch cảnh tạo nên. Mạch này có vị trí bên dưới góc hàm khoảng 2,5cm. Ông có thể lắng nghe động mạch quan trọng như động mạch cảnh bằng ống nghe có thể giúp nhận ra “tiếng thổi” – tiếng động ồn ào đều đặn cùng với mỗi nhịp tim. Điều này có thể cho biết sự tắc nghẽn một phần của động mạch mặc dầu mạch cảm thấy rất bình thường.
       Ngoài ra còn có các mạch ở bẹn, phía sau hai đầu gối, trên phía trong mắt cá ở trên bàn chân.
C. CÁC MAO MẠCH:
 
       Đo được chỉ khoảng 8/1000 milimet, các mao mạch chỉ rộng hơn một tế bào máu riêng lẻ. Mỗi mao mạch gồm có một lớp mô rất mỏng cuốn thành một ống và được bao quanh bằng một màng mỏng tương tự. Tất cả các thành mao mạch đủ mỏng để cho phép các chất nào đó đi vào và ra khỏi máu. Sự kiểm soát của các mao mạch được các cơ cung cấp.
       Ngoài việc trao đổi các chất ra, các mao mạch có vị trí dưới da đóng một vai trò đặc biệt – chúng giúp điều hòa thân nhiệt.
       Khi cơ thể bị nóng, các mao mạch da trở nên rộng hơn, có thể làm cho một dung lượng máu lớn hơn bình thường đi đến da nơi mà máu có thể được làm nguội.
       Vì có thành mỏng, các mao mạch có thể bị tổn hại, nguy cơ nhiều nhất là các tĩnh mạch dưới da.
       Nếu da bị đứt hoặc xây xát hay bị đánh, các mao mạch chảy máu ra. Vết thâm tím là hậu quả của các mao mạch tích tụ dưới da.
       Các mao mạch có thể bị phá hủy do phỏng, nhưng chúng có một vài khả năng tự hồi phục. Ở người lớn tuổi hoặc do uống rượi quá nhiều trong một thời gian dài, các mao mạch có thể xẹp xuống, để lại nhưng mảng màu tía hay các vạch hơi đỏ.
       Sau khi đi qua các mao mạch máu trở lại tim theo các tĩnh mạch.
D. CÁC TĨNH MẠCH:
 
 
       Tĩnh mạch tương tự như động mạch, bởi vì chúng được phân phối giống nhau. Các động mạch và tĩnh mạch được kết hợp với một cơ quan hoặc mô riêng biệt thường hoạt động cùng với nhau. Tuy nhiên, có những khác biệt lớn. Thí dụ, nhiều tĩnh mạch có van trong mạch mà các động mạch không có và các thành động mạch luôn luôn dày hơn thành tĩnh mạch lại lớn hơn khoảng trống trong động mạch.
 
      Tĩnh mạch là những ống cơ và mô sợi. Thành tĩnh mạch được chia thành một lớp ngoài – có tĩnh mạch ngoài ; một lớp giữa bằng sợi cơ – áo mạch giữa và một lớp lót trong – áo mạch trong. Các tĩnh mạch chỉ có một lớp cơ rất mỏng.
 
SỰ TUẦN HOÀN MÁU
 
 
       Máu bắt đầu cuộc hành trình của nó vòng quanh cơ thể bằng việc rời khỏi tâm thất trái qua động mạch chủ. Ở giai đoạn này máu rất giàu oxy, thức ăn được phân hóa thành các phân tử và các chất quan trọng khác chẳng hạn như các hoócmon.
       Sau khi dâng lên đến các động mạch vành, động mạch chủ đưa lên phía trước khi rẽ ngoặc về trên chính vòng cung của nó. Bắt nguồn từ cung này là hai động mạch dẫn lên đầu, động mạch cảnh trái, phải và động mạch đến mỗi cánh tay. Động mạch chủ đi xuống ngực và vào trong bụng.
       Trong bụng có ba động mạch chính đến ruột và gan và một đến mỗi thận trước khi động mạch chủ chia thành động mạch hông trái và phải – cung cấp máu cho khung chậu và hai chân.
       Từ các động mạch, máu chảy vào các tiểu động mạch nhỏ hơn dẫn đến mỗi cơ quan và mô trong cơ thể kể cả chính quả tim và sau đó đi vào mạng lưới mao mạch bao la.
       Trong các mao mạch, các tế bào máu chen lấn dọc theo hàng một, trao hết oxy và các chất khác rồi nhận lại carbon dioxide và các chất thải khác.
       Khi cơ thể nghỉ ngơi, máu có khuynh hướng chảy qua các luồng gọi là ưu tiên. Các luồng này là các mao mạch đã trở nên lớn hơn bình thường. Nhưng nếu máu thêm oxy cho bất kỳ bộ phận riêng biệt nào mà cơ thể cần đến, máu sẽ chảy qua gần như tất cả các mao mạch trong khu vực đó.
       Sau khi đi qua các mao mạch từ các động mạch, máu đi vào hệ thống tĩnh mạch. Trước hết, máu đi vào các mạch rất nhỏ được gọi là các tiểu tĩnh mạch. Sau đó, máu theo các đường của nó vào các tĩnh mạch nhỏ và trở về tim theo các tĩnh mạch, chúng đủ lớn để nhìn thấy dưới da. Các tĩnh mạch thuộc kích thước này có các van để ngăn chặn máu khỏi chảy ngược về mô. Van có các lá hình bán nguyệt nhỏ nhô ra trong lòng ống tĩnh mạch làm cho máu chỉ chảy theo một hướng.
       Toàn bộ các tĩnh mạch từ các bộ phận khác nhau của cơ thể cuối cùng hòa vào hai mạch máu lớn, một được gọi là tĩnh mạch chủ trên và mạch kia gọi là tĩnh mạch chủ dưới. Tĩnh mạch chủ trên tập hợp máu từ đầu, hai cánh tay và cổ, còn tĩnh mạch chủ dưới nhận máu từ phần dưới cơ thể. Cả hai tĩnh mạch cung cấp máu cho phía bên phải của tim và từ đây máu được bơm vào động mạch phổi (động mạch duy nhất vận chuyển máu được oxy hóa) vào bên tái của tim.
       Sự tuần hoàn đến phổi được gọi là tuần hoàn phổi và tuần hoàn đến phần còn lại của cơ thể được gọi là tuần hoàn toàn thân. Có các động mạch phổi và toàn thân vận chuyển máu trở về tim.
A. ĐƯỜNG TẮT:
       Khi rời khỏi ruột, máu không chảy trực tiếp về tim mà được dẫn lưu vào cái có tên là hệ thống tĩnh mạch của gan. Hệ thống này cho phép máu – có thể rất giàu thức ăn được tiêu hóa, được chuyển trực tiếp đến gan.
       Ngay khi máu từ ruột đi đến gan, nó đi vào giữa các tế bào gan, theo các mao mạch đặt biệt được gọi là võng huyết quản và sau đó đi vào hệ thống khác của các tĩnh mạch gọi là tĩnh mạch gan. Các tĩnh mạch này cuối cùng dẫn vào tĩnh mạch chủ dưới và như vậy vào tim. Hệ thống này bảo đảm rằng thực phẩm đi vào hệ thống tĩnh mạch từ ruột đưa đến gan theo con đường hiệu quả nhất.
       Các khu vực khác, nơi mà có các kiểu đặc biệt về cấu trúc tĩnh mạch là những bộ phận xa nhất của cơ thể : bàn tay, bàn chân, tai và mũi. Ở đây có thể thấy các mối liên lạc trực tiếp giữa các động mạch và tĩnh mạch nhỏ nơi mà máu có thể chảy qua từ động mạch này đến động mạch kia mà không phải đi qua một hệ thống mao mạch ở các mô. Chức năng chính của các mối nối động mạch – tĩnh mạch này có liên quan đến sự kiểm soát thân nhiệt. Khi chúng mở rộng, sự mất nhiệt tăng thêm và cơ thể mát mẻ.
B. CƠ CẤU AN TOÀN:
       Ở một số bộ phận của cơ thể như hai cánh tay và chân, các động mạch và các nhánh của chúng được nối nhau để chúng có thể tạo thành cặp đôi chung nhau và hình thành một con đường thay thế để cung cấp máu nếu một mạch bị tổn hại : sự nối nhau của mạch máu này được gọi là tuần hoàn bảng hệ.
       Khi một động mạch bị tổn hại, nhánh của động mạch nối liền vừa sẽ trở nên rộng hơn để cung cấp một lượng máu tuần hoàn lớn hơn. Nếu cơ thể bị đặt trong trạng thái căng thẳng về cơ thể, thí dụ như khi đột ngột ù té chạy, các mạch máu trong cơ chân tăng kích thích lên và các mạch máu trong ruột ngưng làm việc để cho máu trực tiếp đến vị trí mà nó được cần nhất. Khi bạn đang nghỉ ngơi sau một bữa ăn, quá trình ngược lại xảy ra. Điều này được giúp đỡ bởi một chuỗi đường vòng lưu thông được gọi là sự lưu thông của hai mạch.
C. SỰ PHÂN BỐ VÀ LƯU LƯỢNG:
       Máu rãi ra khắp hệ thống không đều nhau. Bất cứ lúc nào cũng có khoảng 12% máu trong các động mạch và tĩnh mạch được chuyển vào ra phổi. Khoảng 59% ở trong các tĩnh mạch, 15% ở trong các động mạch, 5% ở trong các mao mạch và còn lại 9% ở trong tim. Trong tất cả các bộ phận của hệ thống, máu cũng chảy không cùng một tốc độ. Nó vọt ra khỏi tim và đi qua động mạch chủ với tốc độ với vận tốc 33 cm/giây, nhưng vào lúc máu đi đến các mao mạch, nó chuyển động chậm lại ở vận tốc chỉ có 0,3cm/giây.
       Lưu lượng trở về qua các tĩnh mạch tốc độ tăng lên dần dần sao cho máu được cung cấp về tim ở mức 20cm/giây.
D. KIỂM SOÁT SỰ TUẦN HOÀN:
       Có một khu vực trong phần dưới của não, được gọi là trung tâm vận mạch, nó điều khiển sự tuần hoàn máu và như vậy kiểm soát luôn huyết áp. Các mạch máu chịu trách nhiệm về kiểm soát tình hình là các tiểu động mạch, chúng nằm giữa các động mạch nhỏ và các mao mạch trong vòng tuần hoàn máu. Trung tâm vận mạch nhận thông tin về mức huyết áp của bạn từ các dây thần kinh nhạy cảm áp suất trong động mạch chủ và các động mạch cảnh, sau đó đưa ra các mệnh lệnh cho các tiểu động mạch.
Các bài viết liên quan
Thiết kế website chất lượng cao NAM VIỆT IT